Bài Tập Kế Toán Nợ Phải Trả Có Lời Giải, Bài Tập Định Khoản Kế Toán Nợ Phải Trả

 I. Bài tập kế toán liên quan đến nợ phải trả – Phải trả người bán

Bài tập kế toán liên quan đến phải trả người bán đưa ra các ví dụ về nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hoạt động mua hàng và thanh toán tiền hàng của doanh nghiệp gồm cả việc hướng dẫn hạch toán trong trường hợp phát sinh trả lại hàng đã mua.

Đang xem: Bài tập kế toán nợ phải trả có lời giải

Kế tiếp các tình huống kế toán về vay ngắn hạn, dài hạn; chi phí lãi vay tiếp tục đưa ra các tình huống kế toán liên quan đến phải trả người bán. 

Bài Tập 1:

Nhập vật liệu do công ty Z cung cấp, giá mua chưa có thuế là 20 triệu đồng, thuế GTGT 2 triệu và chưa thanh toán trên. Sau đó đã chi tiền mặt thanh toán đầy đủ.

Cách làm:

(1) Nợ TK 152: 20.000.000

Nợ TK 133: 2.000.000

Có TK 331: 22.000.000

(2)

Nợ TK 331Có TK 111 22.000.000

Nếu DN yêu cầu trả lại 50% số hàng mua và được người bán đồng ý: DN đã nhận được tiền mua của hàng trả lại bằng TGNH.

Nợ TK 112: 11.000.000

Có TK 133: 1.000.000

Có TK 152: 10.000.000

– Nếu người bán chưa thanh toán lại:

Nợ TK 331: 11.000.000

Có TK 133: 1.000.000

Có TK 152: 10.000.000

– Nếu DN yêu cầu giảm giá 10% tiền số hàng đã mua, người bán đồng ý và nhận lại bằng tiền mặt:

Nợ TK 111Có TK 152 22.000.00

Bài tập 2:

Doanh nghiệp có số nợ người bán là 5 triệu đồng, số tiền nợ trên không ai đòi và sau khi tìm hiểu đơn vị trên giải thể, DN tính vào thu nhập khác

Cách làm:

Nợ TK 331Có TK 711 5.000.000

Bài tập 3:

Khi doanh nghiệp ứng trước tiền mua hàng cho người bán là 10 triệu bằng tiền mặt:

Cách làm:

Nợ TK 331: 10.000.000

Có TK 111: 10.000.000

Sau đó mua hàng hóa có giá mua chưa có thuế là 15.000.000, thuế GTGT: 1.500.000. DN đã chi tiền mặt thanh toán tiếp khoản tiền mua hàng còn thiếu. dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm

(1) Nợ TK 156: 15.000.000

Nợ TK 133: 1.500.000

Có TK 331: 16.500.000

(2) Nợ TK 331: 6.500.000

Có TK 111: 6.500.000

Bài tập 4:

DN có trao đổi hàng cho người bán: SP xuất bán cho người bán có giá bán chưa có thuế 20.000.000, thuế GTGT 2.000.000 và nhận lại bằng vật liệu có giá bán chưa có thuế là 16.000.000, thuế GTGT: 1.600.000

Cách làm:

(a) Nợ TK 131: 22.000.000

Có TK 511: 20.000.000

Có TK 3331: 2.000.000

(b) Nợ TK 152: 16.000.000

Nợ TK 133: 1.600.000

Có TK 131: 17.600.000

Giả sử DN còn nợ người bán hàng 5.000.000 nên khấu trừ số tiền người bán trao đổi SP còn nợ lại. Số còn lại chi tiền mặt thanh toán đầy đủ cho người bán:

(1) Nợ TK 331: 4.400.000

Có TK 131: 4.400.000

(2) Nợ TK 331: 600.000

Có TK 111: 600.000

Bài tập 5:

Nhập khẩu vật liệu chưa thanh toán trên cho nhà cung cấp là 10.000 USD. Tỷ giá thực tế là 19.010 VND/USD. DN chuyển TGNH để thanh toán khoản tiền trên. Tỷ giá xuất ngoại tệ với ngân hàng là 19.020; Tỷ giá thực tế tại thời điểm thanh toán là 19.018 VND/USD. Kế toán phản ánh: dịch vụ kế toán tại TP HCM

Cách làm:

(1) Nợ TK 152: 10.000 x 19.010

Có Tk 331: 10.000 x 19.010

(2) Nợ TK 331: 10.000 x 19.010

Nợ TK 635: 10.000 x 10

Có TK 1122: 10.000 x 19.020

(3) Có TK 007: 10.000 USD

Tình huống kế toán liên quan đến nợ phải trả – Phải trả người bán

Trong những khoản mục nằm trong nợ phải trả của doanh nghiệp thì có những khoản doanh nghiệp sẽ phải trả phí khi sử dụng, đó là chi phí lãi vay. Khoản lãi này cũng được xếp vào nợ phải trả của doanh nghiệp. Việc ghi nhận khoản lãi này cần lưu ý trong một số trường hợp.

*

II. Tình huống kế toán liên quan đến nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: hạch toán chi phí lãi vay

Chi phí đi vay ghi vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

Bài tập 20:

Trường hợp đơn vị phải thanh toán định kỳ lãi tiền vay cho bên cho vay là 2.000.000 = TGNH, ghi:

Cách làm:

Nợ TK 635 2.000.000

Có các TK 112 2.000.000

Bài tập 21:

Trường hợp đơn vị trả trước lãi tiền vay cho bên cho vay, ghi:

Cách làm:

Nợ TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (Nếu trả trước ngắn hạn lãi tiền vay)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Nếu trả trước dài hạn lãi tiền vay

Có các TK 111, 112,…

– Định kỳ, khi phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ vào chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn.

Bài tập 22:

Trường hợp lãi tiền vay đơn vị trả sau cho bên cho vay (trả gốc và lãi khi hết thời hạn vay theo khế ước):

Cách làm:

+ Định kỳ, khi tính lãi tiền vay phải trả từng kỳ để tính vào chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 335 – Chi phí phải trả

+ Hết thời hạn vay, khi đơn vị trả gốc vay và lãi tiền vay dài hạn, ghi:

Nợ TK 341 – Vay dài hạn (Gốc vay dài hạn còn phải trả)

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (Lãi tiền vay)

Có các TK 111, 112…

Chi phí lãi vay đủ đỉều kiện vốn hóa

Bài tập 23:

Đối với khoản vốn vay riêng biệt, chi phí đi vay được vốn hóa cho tài sản dở dang được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này, ghi:

Cách làm:

Nợ các TK 111, 112 (Các khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời)

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (Tài sản đầu tư xây dựng dở dang)

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Tài sản đang sản xuất dở dang)

Có các TK 111, 112 (Nếu trả lãi vay định kỳ)

Có TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (Chi phí đi vay phải trả trong kỳ – nếu trả trước ngắn hạn chi phí đi vay)

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Phân bổ chi phí đi vay phải trả trong kỳ – nếu trả trước dài hạn chi phí đi vay)

Có TK 335 – Chi phí phải trả (Trích trước chi phí đi vay phải trả trong kỳ – nếu chi phí đi vay trả sau).

Bài tập 24:

Đối với các khoản vốn vay chung, chi phí đi vay được vốn hóa là toàn bộ chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến đầu tư, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào chi phí đầu tư XDCB hoặc chi phí sản xuất sản phẩm mà không phải điều chỉnh các khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời, ghi:

Cách làm:

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có các TK 111, 112 (Nếu trả lãi vay định kỳ)

Có TK 142 – Chi phí trả trước (Chi phí đi vay phải trả trong kỳ – nếu trả trước ngắn hạn chi phí đi vay)

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Phân bổ chi phí đi vay phải trả trong kỳ – nếu trả trước dài hạn chi phí đi vay)

Có TK 335 – Chi phí phải trả (Trích trước chi phí đi vay phải trả trong kỳ – nếu chi phí đi vay trả sau).

– Các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vốn vay chung, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

– Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến tài sản dở dang trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn một cách bất thường hoặc kể từ khi chấm dứt vốn hóa phải tính vào chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có các TK 111, 112, 142, 242, 335

III. TÌNH HUỐNG KẾ TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN NỢ PHẢI TRẢ – VAY NGẮN HẠN, DÀI HẠN

Tình huống kế toán liên quan đến nợ phải trả – Vay ngắn hạn, dài hạn đưa ra các tình huống thường phát sinh trong hoạt động vay ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp, kèm theo các ví dụ để minh họa.

Các tài khoản được sử dụng để xử lý nợ phải trả

– TK 311 “Vay ngắn hạn”

– TK 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả”

– TK 341 “Vay dài hạn”

– TK 343 “Trái phiếu phát hành”

– TK 331 “Phải trả cho người bán”

– TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước”

3331 “Thuế GTGT phải nộp”

3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”

3333 “Thuế XN khẩu”

3334 “Thuế thu nhập DN”

3335 “Thu trên vốn”

3336 “Thuế tài nguyên”

3337 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất”

3338 “Các loại thuế khác”

3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác”

3386 “Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn”

344 “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn”

– TK 352 “Dự phòng phải trả”

– TK353 “Quỹ khen thưởng phúc lợi”

3531 – Quỹ khen thưởng

3532 – Quỹ phúc lợi

3533 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ

3534 – Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty

– TK 356 “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

3561 – “Quỹ phát triển khoa học công nghệ

3562 – “Quỹ phát triển khoa học công nghệ đã hình thành TSCĐ

Bài tập 1:

a) Xuất một viên đá quý tại quỹ có trị giá 100.000.000 đồng đi cầm cố để vay ngân hàng.

Cách làm:

– Nếu cầm cố đi vay dài hạn:

Nợ TK 244: 100.000.000

Có TK 1113: 100 000.000

– Nếu cầm cố ngắn hạn:

Nợ TK 144: 100.000.000

Có TK1113: 100.000.000

b) Đem TSCĐ hữu hình đi cầm cố để vay vốn; TSCĐ hữu hình có NG 120.000.000, đã hao mòn 20.000.000:

Cách làm:

Nợ TK 144 (hoặc 244): 100.000.000

Nợ TK 214: 20.000.000

Có TK 211: 120.000.000

c) Nếu chỉ đem giấy tờ, hồ sơ sở hữu tài sản đi thế chấp:

Không ghi vào tài khoản, theo dõi chi tiết trên sổ riêng

Bài tập 2:

Giả sử khoản vay để thanh toán cho người cung cấp, khoản cho vay được duyệt tỷ lệ là 70% giá trị tài sản thế chấp.

Cách làm:

Vay dài hạn Nợ TK 331Có TK 341 70.000.000
Vay ngắn hạn Nợ TK 331Có TK 311 70.000.000

Khi trả nợ vay ngắn hạn và định kỳ trả nợ vay dài hạn đến hạn trả sẽ ghi:

Nợ TK 311

Nợ TK 341

Có TK 111, 112

Bài tập 3:

Giả sử DN vẫn chưa có khả năng thanh toán NH định giá TS thế chấp 70.000.000 và cấn trừ vào nợ vay:

Cách làm:

Vay ngắn hạn:

Nợ TK 311: 70.000.000

Nợ TK 811: 30.000.000

Có TK 144: 100.000.000

Vay dài hạn:

Nợ TK 341: 70.000.000

Nợ TK 811: 30.000.000

Có TK 244: 100.000.000

Vay ngắn hạn:

Nợ TK 311: 70.000.000

Nợ TK 138: 35.000.000

Có TK 144: 100.000.000

Có TK 711: 5.000.000

Vay dài hạn:

Nợ TK 341: 70.000.000

Nợ TK 138: 35.000.000

Có TK 244: 100.000.000

Có TK 711: 5.000.000

Bài tập 4:

Giả sử đến hạn thanh toán nợ vay. DN dùng TGNH để trả nợ sẽ ghi:

Cách làm:

Nợ TK 311, 341: 70.000.000

Có TK 112 70.000.000

Nhận lại TS cầm cố:

– Nếu TS cầm cố là TSCĐ:

Ngắn hạn:

Nợ TK 211: 120.000.000

Có TK 214: 20.000.000

Có TK 144: 100.000.000

Vay dài hạn:

Nợ TK 211: 120.000.000

Có TK 214: 20.000.000

Có TK 244: 100.000.000

– Nếu TS cầm cố là vàng bạc, đá quý Ngắn hạn:

Ngắn hạn:

Nợ TK 1113Có TK 144 100.000.000
Nợ TK 1113Có TK 244 100.000.000

Bài tập 5:

Nếu khoản vay là ngoại tệ, vay để mở L/C 1.000USD, TGTT = 118.600

Cách làm:

Nợ TK 144: 1.000 x 18.600

Có TK 311: 1.000 x 18.600

Bài tập 6:

Nếu khoản vay để thanh toán cho người cung cấp TGTT = 19.000, nợ người cung cấp do mua 1.000 USD vật liệu (tỷ giá TT: 19.001)

Cách làm:

Nợ TK 152Có TK 331 1.000 x 19.001

– Thanh toán:

Nợ TK 331: 1.000 x 19.001

Có TK 311: 1.000 x 19.000

Có TK 515: 1.000 x 1

Bài tập 7:

Nếu khoản vay là tiền TGNH

Cách làm:

(a) Nợ TK 1122: 1.000 x 19.000

Có TK 311: 1.000 x 19.000

(b) Nợ TK 007: 1.000USD

Bài tập 8:

Khi thanh toán nợ vay bằng TGNH tỷ giá xuất = 19.003, TGTT lúc nhận nợ = 19.000.

Cách làm:

(a) Nợ TK 311: 1.000 x 19.000

Nợ TK 635: 1.000 x 3

Có TK 1122: 1.000 x 19.003

(b) Ghi Có TK 007: 1.000USD

Bài tập 9:

Giả sử doanh thu bán chịu 1.000USD, TGTT 19.003, sau đó khách hàng thanh toán DN yêu cầu khách hàng chuyển tiền trả nợ vay ngắn hạn cho ngân hàng. TGTT: 19.002, tỷ giá thực tế lúc nhận nợ vay là 19.000

Cách làm:

– TGTT: ghi nhận nợ

(a) Nợ TK 131: 1.000 x 19.000

Có TK 511: 1.000 x 19.003

– Trả nợ vay:

(b) Nợ TK 311: 1.000 x 19.003

Có TK 131: 1.000 x 19.001

Có TK 515: 1.000 x 2

Bài tập 10:

Phản ánh số tiền thu về phát hành trái phiếu, ghi:

Cách làm:

Nợ các TK 111, 112 (Số tiền thu về bán trái phiếu)

Có TK 3431 – Mệnh giá trái phiếu.

Bài tập 11:

Nếu trả lãi trái phiếu định kỳ, khi trả lãi tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hóa, ghi:

Cách làm:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang)

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản sản xuất dở dang)

Có các TK 111, 112 (Số tiền trả lãi trái phiếu trong kỳ).

Ví dụ:

– Đơn vị phát hành 500 trái phiếu kỳ hạn 3 năm, có mệnh giá 1.000.000, lãi suất 8%/năm, giá bán là 500trđ đã thu bằng tiền mặt.

Nợ TK 111Có TK 3431 500.000.000

a) Giả sử việc phát hành trái phiếu nhằm xây dựng thêm nhà máy sản xuất và việc trả lãi định kỳ hàng năm; số tiền phải trả:

Nợ TK 241Có TK 111 = 8% x 500.000.000 = 40.000.000

b) Nếu sử dụng cho hoạt động SXKD

Nợ TK 635Có TK 111 40.000.000

Bài tập 12:

Nếu trả lãi trái phiếu sau (khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí SXKD hoặc vốn hóa, ghi: 

Cách làm:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ các TK 241, 627 (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản dở dang

Có TK 335 – Chi phí phải trả (Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).

– Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu)

Nợ TK 3431 – Mệnh giá trái phiếu

Có các TK 111, 112,…

Ví dụ:

– Đơn vị phát hành 100 trái phiếu kỳ hạn 5 năm để tăng vốn kinh doanh, lãi suất 8%/năm, lãi trả khi đáo hạn, mệnh giá 1.000.000, giá bán 1.000.000/trái phiếu đã thu bằng tiền mặt.

+ Số tiền thu được khi phát hành trái phiếu

Nợ TK 241Có TK 111 100.000.000

+ Định kỳ (giả sử cuối năm) trích trước lãi vay phải trả

Nợ TK 111Có TK 3431 = 8% x 100.000.000 = 8.000.000

+ Giả sử sau 5 năm, doanh nghiệp thanh toán

Nợ TK 3431: 100.000.000

Nợ TK 335: 40.000.000

Có TK 111: 140.000.000

Bài tập 13:

Trường hợp trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành, chi phí lãi vay được phản ánh vào bên Nợ TK 242 (Chi tiết lãi trái phiếu trả trước), sau đó phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí.

Cách làm:

– Tại thời điểm phát hành trái phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Tổng số tiền thực thu)

Nợ TK 242 (Chi tiết lãi trái phiếu trả trước)

Có TK 3431 – Mệnh giá trái phiếu.

Xem thêm: Chức Năng Data Analysis Trong Excel 2013, Data Analysis Trong Excel

– Định kỳ, phân bổ lãi trái phiếu trả trước vào chi phí đi vay từng kỳ, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang)

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản sản xuất dở dang

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết lãi trái phiếu trả trước) (Số lãi trái phiếu phân bổ trong kỳ).

Bài tập 14:

Chi phí phát hành trái phiếu:

– Nếu chi phí phát hành trái phiếu có giá trị nhỏ, tính ngay vào chi phí trong kỳ, ghi:

Cách làm:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có các TK 111, 112,…

– Nếu chi phí phát hành trái phiếu có giá trị lớn, phải phân bổ dần, ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết chi phí phát hành trái phiếu)

Có các TK 111, 112,…

Định kỳ, phân bổ chi phí phát hành trái phiếu, ghi:

Nợ các TK 635, 241, 627 (Phần phân bổ chi phí phát hành trái phiếu trong kỳ)

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết chi phí phát hành trái phiếu).

Bài tập 15:

Thanh toán trái phiếu khi đáo hạn, ghi:

Cách làm:

Nợ TK 3431 – Mệnh giá trái phiếu

Có các TK 111, 112,…

Bài tập 16:

Kế toán phát hành trái phiếu có chiết khấu

Cách làm:

Phản ánh số tiền thực thu về phát hành trái phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Số tiền thu về bán trái phiếu)

Nợ TK 3432 – Chiết khấu trái phiếu (Chênh lệch giữa số tiền thu về bán trái phiếu nhỏ hơn mệnh giá trái phiếu)

Có TK 3431 – Mệnh giá trái phiếu.

Trường hợp trả lãi định kỳ, khi trả lãi vay tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hóa, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang)

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản sản xuất dở dang)

Có các TK 111, 112 (Số tiền trả lãi trái phiếu trong kỳ)

Có TK 3432 – Chiết khấu trái phiếu (Số phân bổ chiết khấu trái phiếu từng kỳ).

Trường hợp trả lãi sau (khi trái phiếu đáo hạn):

– Từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ các TK 241, 627 (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản dở dang)

Có TK 335 – Chi phí phải trả (Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ)

Có TK 3432 – Chiết khấu trái phiếu (Số phân bổ chiết khấu trái phiếu trong kỳ).

– Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp phải thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu)

Nợ TK 3431 – Mệnh giá trái phiếu

Có các TK 111,112,…

Bài tập 17:

Trường hợp trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành, chi phí lãi vay được phản ánh vào bên Nợ TK 242 (Chi tiết lãi trái phiếu trả trước), sau đó phân bổ dần vào các đối tượng ghi nhận chi phí.

Cách làm:

– Khi phát hành trái phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Tổng số tiền thực thu)

Nợ TK 3432 – Chiết khấu trái phiếu

Nợ TK 242 (Chi tiết lãi trái phiếu trả trước) (Số tiền lãi trái phiếu trả trước)

Có TK 3431 – Mệnh giá trái phiếu.

– Định kỳ tính chi phí lãi vay vào chi phí SXKD trong kỳ, hoặc vốn hóa, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang)

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản sản xuất dở dang)

Có TK 242 – (Chi tiết lãi trái phiếu trả trước) (Số lãi trái phiếu phân bổ trong kỳ).

Có TK 3432 – Chiết khấu trái phiếu (Số phân bổ chiết khấu trái phiếu từng kỳ).

Ví dụ: Sử dụng lại ví dụ ở TH12 nhưng giả sử trái phiếu được trả lãi ngay khi mua:

+ Số tiền thu được khi phát hành

Nợ TK 111: 60

Nợ TK 242: 40

Có TK 3431: 100

+ Định kỳ phân bổ chi phí lãi vay

Nợ TK 635Có TK 242 8.000.000

Bài tập 18:

Kế toán phát hành trái phiếu có phụ trội

Cách làm:

. Phản ánh số tiền thực thu về phát hành trái phiếu:

Nợ các TK 111, 112 (Số tiền thu về bán trái phiếu)

Có TK 3433 – Phụ trội trái phiếu (Chênh lệch giữa số tiền thực thu về bán trái phiếu lớn hơn mệnh giá trái phiếu)

Có TK 3431 – Mệnh giá trái phiếu.

Trường hợp trả lãi định kỳ:

– Khi trả lãi tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hóa, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Nếu được tính vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư, xây dựng dở dang)

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản sản xuất dở đang)

Có các TK 111, 112 (Số tiền trả lãi trái phiếu trong kỳ).

– Đồng thời phân bổ dần phụ trội trái phiếu để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ, ghi:

Nợ TK 3433 – Phụ trội trái phiếu (Số phân bổ dần phụ trội trái phiếu từng kỳ)

Có các TK 635, 241, 627.

Trường hợp trả lãi sau (khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải ghi nhận trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ.

– Khi tính chi phí lãi vay cho các đối tượng ghi nhận chi phí đi vay trong kỳ, ghi:

Nợ các TK 635, 241, 627

Có TK 335 – Chi phí phải trả (Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).

– Đồng thời phân bổ dần phụ trội trái phiếu để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ, ghi:

Nợ TK 3433 – Phụ trội trái phiếu

Có các TK 635, 241, 627

– Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp phải thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người có trái phiếu, ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu)

Nợ TK 3431 – Mệnh giá trái phiếu

Có các TK 111, 112,…

Ví dụ:

+ Đơn vị phát hành 100 tờ trái phiếu để bổ sung vốn dùng cho hoạt động SXKD kỳ hạn 5 năm, lãi suất 8%/năm, trả lãi định kỳ sau mỗi năm, với giá phát hành 1.100.000đ/tp (mệnh giá 1.000.000đ/tp) đã thu toàn bộ tiền bán trái phiếu bằng tiền mặt.

a) Thu tiền bán trái phiếu:

Nợ TK 111: 110.000.000

Có TK 3431: 100.000.000

Có TK 3433: 10.000.000

b) Định kỳ lãi vay phải trả:

Nợ TK 635Có Tk 335 = 8% x 100.000.000 = 8.000.000

c) Phân bổ phụ trội trái phiếu (giả sử cuối năm)

Nợ TK 635Có TK 335 10.000.000————— = 2.000.0005

Bài tập 19:

Trường hợp trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành, chi phí lãi vay được phản ánh vào bên Nợ TK 242 (Chi tiết lãi trái phiếu trả trước), sau đó phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí.

Cách làm:

– Khi phát hành trái phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Tổng số tiền thực thu)

Nợ TK 242 (Chi tiết lãi trái phiếu trả trước) (Số tiền lãi trái phiếu trả trước)

Có TK 3433 – Phụ trội trái phiếu

Có TK 3431 – Mệnh giá trái phiếu.

Xem thêm: Diện Tích Công Viên Hòa Bình : Biểu Tượng Khát Vọng Vì Hòa Bình Của Hà Nội

– Định kỳ, tính chi phí lãi vay cho các đối tượng ghi nhận chi phí đi vay trong kỳ, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Nếu được tính vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư, xây dựng dở dang)

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản sản xuất dở dang)

Có TK 242 (Chi tiết lãi trái phiếu trả trước) (Số tiền lãi trái phiếu phân bổ trong kỳ).

– Đồng thời phân bổ dần phụ trội trái phiếu ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ, ghi:

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Bài tập