bài tập 2 tàu đâm va cùng có lỗi

“Điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi của Gencon 94” nói lên điều gì?

Tôi không hiểu rõ toàn bộ “Điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi của Gencon 94” nói lên điều gì. Đặc biệt trong điều khoản này có đoạn nêu rằng: Điều khoản đâm va 2 tàu cùng lỗi (Both To Blame Collision Clause) trong bảo hiểm

Trả lời:
Đây là một điều khoản thường thấy trong các hợp đồng vận chuyển hàng hóa được sử dụng khi hàng hóa bị tổn thất trong một vụ đâm va và sử dụng quyền tài phán của Mỹ. Để dễ hiểu, có thể lấy ví dụ sau:

Hai tàu A và B đâm va và mỗi tàu chịu 50% lỗi. Giả sử tàu B bị tổn thất 200.000 USD và hàng hóa chở trên tàu A bị tổn thất 100.000 USD.

Để bù đắp tổn thất hàng hóa, chủ hàng có thể đòi bồi thường theo một trong ba cách sau:

(1)100% tổn thất từ tàu A (tàu chở hàng), hoặc

(2)100% tổn thất từ tàu B (tàu không chở hàng), hoặc

(3)50% tổn thất từ mỗi tàu (theo tỷ lệ lỗi đâm va).

Chủ tàu A có thể từ chối khiếu nại theo (1) và (3) vì họ thường được miễn trách theo luật hoặc quy định của hợp đồng vận chuyển, do vậy chủ hàng chỉ có thể thực hiện việc đòi bồi thường theo cách (2). Do giữa chủ hàng và chủ tàu B không bị ràng buộc bởi hợp đồng vận chuyển do vậy chủ tàu B không thể khước từ khiếu nại của chủ hàng. Tuy nhiên, theo luật pháp Mỹ chủ tàu B có thể gộp 50% trách nhiệm của họ đối với chủ hàng vào khiếu nại của họ để đòi chủ tàu A về trách nhiệm đâm va. Như vậy:

-Chủ hàng đòi chủ tàu B tổn thất hàng hóa của mình: 100.000 USD

-Chủ tàu B đòi chủ tàu A 50% củatổn thất của tàu B: 200.000 USD x 50% = 100.000 USD

-Cộng thêm 50% trách nhiệm của chủ tàu B với chủ hàng: 100.000 USD x 50% = 50.000 USD

Tổng cộng chủ tàu A phải chịu trách nhiệm đối với chủ tàu B: 150.000 USD

Vì không có hợp đồng vận chuyển ràng buộc nên chủ tàu A không thể từ chối trách nhiệm của họ đối với chủ tàu B. Do vậy để tự bảo vệ mình chủ tàu A không có cách nào khác là phải đưa thêm điều khoản “Đâm va 2 tàu cùng lỗi” vào hợp đồng vận chuyển.

Đang xem: Bài tập 2 tàu đâm va cùng có lỗi

Xem thêm: Khóa Học May Túi Xách Da Sau Khi Tham Gia Lớp Học Làm Túi Xách Da Chuyên Nghiệp

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Lập Kế Hoạch Bằng Excel Hàng Ngày, Mẫu Kế Hoạch Công Việc Bằng Excel Chuẩn

Theo điều khoản này chủ tàu A yêu cầu chủ hàng phải trả lại cho họ số tiền 50.000 USD mà họ đã phải trả cho chủ tàu B đối với hư hỏng hàng hóa chở trên tàu A. Việc này đã đưa chủ hàng vào một tình thế bất lợi và không công bằng, chủ hàng đã bị thiệt hại 100.000 USD trong khi họ không có lỗi gì nhưng lại chỉ đòi được có 50.000 USD từ những người lỗi (chủ tàu A và B) và số tiền đòi được này cũng thường được người bảo hiểm tàu trả.

Thế thì chủ hàng có thể đòi được 100% tổn thất từ phía người bảo hiểm hàng hóa của họ hay không? Thực tế đơn bảo hiểm hàng hóa thông thường không bảo hiểm đối với bất kỳ trách nhiệm nào (theo hợp đồng cũng như ngoài hợp đồng – còn gọi là trách nhiệm đối với người thứ ba – Third party liability), do vậy họ cũng không thể đòi được từ người bảo hiểm hàng hóa của mình 50.000 USD mà họ phải trả cho chủ tàu A. Chính vì thế nên trong thực tiễn, để tránh thiệt thòi cho chủ hàng, người bảo hiểm hàng hóa đưa thêm vào đơn bảo hiểm một điều khoản theo đó họ đồng ý bồi thường cho chủ hàng số tiền 50.000 USD đã trả cho chủ tàu A.

Cần lưu ý rằng vào năm 1952 Tòa thượng thẩm của Mỹ đã tuyên bố điều khoản “Đâm va 2 tàu cùng lỗi” trong các vận tải đơn là bất hợp pháp, tuy nhiên các Bộ điều khoản bảo hiểm hàng hóa tiêu chuẩn của Hiệp hội bảo hiểm London (Institutle Cargo Clauses) phát hành vào năm 1982 đều bao gồm Điều khoản 3 để bảo hiểm cho trách nhiệm “đâm va” của chủ hàng như đã nói ở trên, như sau:

“3. Bảo hiểm này được mở rộng để bồi thường cho Người được bảo hiểm phần trách nhiệm theo điều khoản “Đâm va 2 tàu cùng lỗi” trong hợp đồng chuyên chở như một tổn thất thuộc phạm vi bồi thường của bảo hiểm này. Trường hợp chủ tàu dựa vào điều khoản đã nói để khiếu nại thì Người được bảo hiểm đồng ý thông báo cho Người bảo hiểm, là người có quyền bảo vệ Người được bảo hiểm chống lại khiếu nại của chủ tàu và tự chịu mọi phí tổn”.

(3. This insurance is extended to indemnify the Assured against such proportion of liability under the contract of affreightment “Both to Blame Collision” Clause as is in respect of a loss recoverable hereunder. In the event of any claim by shipowners under the said Clause the Assured agree to notify the Underwriters who shall have the right, at their own cost and expense, to defend the Assured against such claim”)

Nguồn: Vietnam Shipper

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Bài tập