Luyện Tập Sử Dụng Yếu Tố Nghị Luận Trong Văn Bản Tự Sự

Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9, lingocard.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.

Đang xem: Luyện tập sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận”.

1. SOẠN VĂN LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN SIÊU NGẮN

Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự

Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện trong những câu nào? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn.

Trả lời:

– Câu chuyện kể về hai người bạn cùng đi trên sa mạc.

– Yếu tố nghị luận chủ yếu được thể hiện:

+ “Những điều viết trên cát sẽ mau chóng xóa nhòa …”

+ Câu kết: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.

– Yếu tố nghị luận này làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao. Bài học rút ra từ câu chuyện này thể nêu bằng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là bài học về bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình…

Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Câu 1: Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt lớp, em đã phát biểu ý kiến chứng minh Nam là người bạn rất tốt.

Trả lời:

Gợi ý:

a) Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? (thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao,…).

b) Nội dung của buổi sinh hoạt la gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó?

c) Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn rất tốt như thế nào? (lý lẽ, ví dụ, lời phân tích).

Bài mẫu:

Em vẫn còn nhớ như in buổi sinh hoạt lớp ngày hôm đó. Không khí lớp học căng thẳng, mọi người có nhiều lời bàn tán về sự việc vừa xảy ra trong giờ ra chơi.

Nguyên nhân là do hai bạn Nam và Thành đã cãi vã, đánh nhau vì Thành cho rằng Nam là người lấy cắp tiền trong cặp sách của mình. Đầu giờ sáng, Thành mang tiền đến lớp để đóng học và có nói chuyện với Nam về khoản tiền bố mẹ đưa cho đó. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía Nam, thể hiện thái độ bất bình và rất nhiều người đã lên tiếng kết tội: một người, hai người, rồi ba người… cứ thế, Nam cúi đầu im lặng nghe mọi người phán xét mà không tìm được lí do minh oan.

Trước tình hình lớp học như vậy, cô giáo đã yêu cầu cả lớp trật tự và hỏi Nam về chuyện vừa xảy ra. Nam khẳng định mình không làm việc đó, ánh mắt Nam thật tội nghiệp. Em đã đứng dậy và nói với cô giáo: “Nam là người bạn tốt, em đã học cùng Nam suốt 9 năm học và khẳng định Nam không thể làm chuyện đó”. Em đã đưa ra các lí do để chứng minh Nam không phải là người có lỗi. Tâm trạng của em lúc đó thật xúc động, emtự trấn an mình: Hãy bình tĩnh, bởi lẽ mình đang bảo vệ cho lẽ phải, đang minh oan cho một người tốt thì không có gì run phải sợ”. Em bắt đầu lập luận:

Thứ nhất, Nam là người bạn rất tốt bụng. Thậm chí, Nam còn dành dụm tiền ăn sáng của mình để đóng góp cho quỹ từ thiện của trường. Nam luôn sẵn lòng giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.

Thứ hai, Thành vội vàng kết tội bạn Nam chỉ vì nghĩ rằng Nam biết về khoản tiền đó của mình mà không có bằng chứng. Điều đó đã khiến mọi người trong lớp hiểu lầm Nam.

Thứ ba, Thành nên tìm kĩ lại khoản tiền đó, xem có sơ suất làm rơi hoặc có thể hỏi mọi người trong lớp xem có ai nhìn thấy người lạ vào lớp không.

Sau những ý kiến của em, mọi người yêu cầu Thành cẩn thận tìm lại trong cặp sách và khoản tiền đóng học của Thành đã rơi ra từ một cuốn sách.

Xem thêm: chi phí thẩm định đồ án quy hoạch

Cả lớp thở phào nhẹ nhõm, Nam nhìn em với ánh mắt biết ơn đầy xúc động. Câu chuyện dù đã xảy ra rất lâu nhưng nhắc nhở em rằng, khi phán xét một ai chúng ta cần suy nghĩ cân nhắc để tránh gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.

Câu 2: Viết đoạn văn kể lại những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu.

Trả lời:

Gợi ý:

a) Người em kể là ai?

b) Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?

c) Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào?

d) Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên.

Bài mẫu:

Bà em năm nay đã già, mắt bà đã mờ và đôi chân yếu đi rất nhiều. Với em, bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Những câu chuyện của bà đều giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài học khiến em nhớ nhất đó là tấm lòng nhân ái và biết sẻ chia với mọi người mà bà đã dạy.

Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học.

Và chính từ tấm lòng nhân ái của bà mà ngôi làng như xích lại gần nhau hơn, mọi người chia sẻ cho nhau từ những điều giản dị, đôi khi là củ khoai, củ sắn trồng được hay giúp đỡ nhau mỗi khi gia đình nhà ai có chuyện khó khăn. Mọi người sống với nhau như những người họ hàng thân thiết và em thấy được giá trị của lòng nhân ái qua hành động nhỏ của bà.

Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người.

Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

2. SOẠN VĂN LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN CHI TIẾT

3. SOẠN VĂN LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN HAY NHẤT

Lời giải

THỰC HÀNH TÌM HlỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

Câu 2 (trang 160 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Yếu tố nghị luận thể hiện trong câu:

+ Những điều viết trên cát sẽ nhanh chóng được xóa nhòa

+ Câu kết: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi ân nghĩa lên đá”

+ Các yếu tố đó sẽ làm cho văn bản thêm đặc sắc

THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN

Câu 1 (trang 161 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Cuối tuần lớp tôi thường tổ chức một buổi sinh hoạt lớp để tổng kết lại những điều làm được và chưa làm được, triển khai các nhiệm vụ mới. Bỗng nhiên Vy lên tiếng cho rằng Nam là người bạn xấu, khi đánh cắp số tiền học phí của Vy. Mọi người trong lớp đều biết hoàn cảnh nhà Nam khó khăn nên nghĩ ngay rằng Nam có thể vì thiếu thốn quá nên đã hành động không suy nghĩ. Các bạn nhao vào chỉ trích Nam, tôi thấy bất bình quá bèn đứng dậy. “Các bạn trong lớp có ai nhìn thấy Nam lấy tiền của Vy không, sao các bạn đổ lỗi cho người khác dễ dàng vậy.Bạn ấy lúc nào cũng sẵn lòng giúp đỡ mọi người trong lớp, được thầy cô đánh giá cao về thành tích học tập, bạn ấy còn dạy các em nhỏ trong xóm không có điều kiện tới trường nữa đấy. Còn Vy, hôm trước tớ thấy bạn cho An lớp bên cạnh mượn tiền, Vy có nhớ không?” Lúc này Vy chững lại, ngượng nghịu, ấp úng như chợt nhận ra điều gì. “ Đừng vội kết luận người khác chỉ dựa trên bề ngoài”. Tôi ngồi xuống, cả lớp im lặng như để ngẫm nghĩ.

Câu 2 (trang 161 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Tôi lớn lên trong tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của bà. Từ nhỏ, tôi đã ở với bà để bố mẹ tôi đi làm kinh tế, vì thế bà thay cha mẹ dạy dỗ, nuôi nấng tôi từng ngày. Ở với bà, tôi được bà chăm lo miếng ăn, giấc ngủ, bà thường dậy sớm đi chợ và trở về nhà khi tối muộn. Có nhiều lần, bà dẫn tôi đi cùng. Những món hàng bà bán thường chỉ là những thức quà vặt mà trẻ con và người lớn đều thích như xôi, các loại bánh nếp… Bà rất khéo tay nên mỗi lần bà làm bánh, nấu xôi, bà đều chỉ cho tôi cách làm. Bà dạy tôi rằng “chỉ có lao động mới mang lại niềm hạnh phúc và sống cuộc đời có ý nghĩa”. Chính điều đó nuôi dưỡng ý thức của tôi về tình yêu với lao động , với cuộc sống. Giờ đây bà đã đi xa nhưng tôi luôn biết ơn bà đã hi sinh vì con cháu, để tôi biết cố gắng hơn mỗi ngày.

Lời giải

THỰC HÀNH TÌM HlỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

Câu 2 (trang 160 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

– Yếu tố nghị luận được thể hiện trong câu sau “Những điều viết trên cát …. trong lòng người” → yếu tố này mang dáng dấp một triết lí về cái giới hạn và cái trường tồn trong đời sống tinh thần của con người

– Yếu tố nghị luận được thể hiện trong câu “vậy mỗi chúng ta …. lên đá” → Nhắc nhở con người cách cư xử tốt đẹp trong cuộc sống. Hãy quên đi những thù hận và khắc ghi những ân tình

THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN

Câu 1 (trang 161 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Sáng nay, trong buổi sinh hoạt lớp với chủ đề ” Ai là người bạn tốt nhất?”, lớp trưởng Cẩm Tú sau khi nhận xét chung tình hình của lớp trong tháng, bạn đã thông qua kết quả đánh giá 5 người bạn tốt nhất do các tổ bình bầu. Cẩm Tú vừa dứt lời, cả lớp vỗ tay đồng thanh nhất trí. Nhưng riêng lòng tôi cứ day dứt về trường hợp của Nam. Nam không được Ban cán bộ lớp xét duyệt vì lý do bạn đi học muộn một buổi trong tuần chào mừng ngày NGVN. Sau khi cân nhắc, suy nghĩ, tôi quyết định phát biểu ý kiến của mình về trường hợp của Nam. Tôi nói:

– Thưa các bạn, lớp ta ai cũng biết Nam là một học sinh học giỏi, một cán bộ lớp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nam vốn ít nói, nhưng lại rất chan hoà với bạn, sẵn sàng giúp đỡ các bạn một cách âm thầm như giảng lại bài cho bạn Thanh bị ốm, đưa Vân về tận nhà khi xe bạn bị hỏng giữa trưa hè, chân thành, tế nhị góp ý khi bạn chưa nghiêm túc trong giờ kiểm tra … Lý do Nam đi học muộn cũng bởi sáng hôm đó, trên đường đi học bạn đã giúp em Hà lớp 6B bị ốm bất thường cấp cứu vào bệnh viện. Tôi nghĩ: người bạn tốt là người không những biết chia sẻ khó khăn với bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ người khác mà còn dám thẳng thắn phê bình giúp bạn tiến bộ. Tôi khẳng định: Nam là người bạn rất tốt của chúng ta!

Tôi vừa dứt lời, cả lớp hướng về phía Nam vỗ tay rào rào tán thưởng. Thậm chí có bạn còn đề nghị Nam là đội viên xuất sắc trong đợt thi đua này. Vâng, phẩm chất người bạn tốt phải thể hiện từ ý nghĩ, cử chỉ đến việc làm cụ thể chứ đâu phải chỉ ở lời nói!

Câu 2 (trang 161 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Bà nội là người em yêu quý nhất trong gia đình. Hình ảnh bà luôn gắn với những câu chuyện cổ tích ấu thơ. Bà là người đã đưa em vào những giấc mơ đẹp lạ kì.Bà đã già rồi song vẫn hoạt bát và yêu thương em hết mực. Mái tóc bà bạc trắng như tóc bà tiên và điểm những sợi đen. Không hiểu sao em mãi yêu, mãi nhớ mái tóc ấy, mái tóc đượm mùi bồ kết, đượm mùi hương thơm mát, giản di của đồng quê. Khuôn mặt bà giờ đã có nhiều nếp nhăn, nếp nhăn của thời gian làm cho đôi mắt, khuôn mặt của bà nhăn nheo, yếu ớt dần đi. Em muốn mãi được bé bỏng trong vòng tay thương mến của bà. Em cũng không sao quên được giọng nói ngân nga, ấm áp mà bà dùng để nhắc nhở em:

– Nhà ta tuy không nghèo, nhưng cháu phải biết tiết kiệm. Cháu nên nhớ công ơn các bác nông dân làm ra hạt thóc, hạt gạo, nghe chưa!

Rồi bà cầm chiếc quạt phe phẩy cho em mà hát :

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Và không biết từ bao giờ, nhưng bài ca dao như thế đã đi vào tâm hồn em như suối nguồn cảm xúc, biết bao đạo lí làm người.

Năm em học lớp một, có lần bị bạn cùng lớp bắt nạt, em chạy về vừa khóc thút thít với bà. Bà vột lấy tay lau nước mắt cho em vừa ôm em vào lòng dỗ dành:

– Thôi, nín đi bà cho kẹo

Em đón lấy chiếc kẹo của bà. Vị ngọt của kẹo thấm vào đầu lưỡi. Em cũng nhận ra vị ngọt của tình thương đang thấm dần vào trái tim nhỏ bé của em.

Xem thêm: Mẫu Công Văn Đề Nghị Giảm Giá Hàng Bán? Công Văn Xin Giảm Tiền Thuê Văn Phòng

Tuy bây giờ bà em đã mất, nhưng hình ảnh của bà sẽ mãi in đậm trong tâm trí em. Trong từng hành động, suy nghĩ, em luôn ghi nhớ những gì mà bà đã dặn dò, dạy bảo.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn