Tương Dương ( Huyện Có Diện Tích Lớn Nhất Việt Nam ), Huyện (Việt Nam)

Top 10 tỉnh rộng nhất Việt Nam hầu hết là các tỉnh miền núi, phía Bắc hoặc Tây Nguyên. Nghệ An là tỉnh rộng nhất.

Đang xem: Huyện có diện tích lớn nhất việt nam

>> Top 10 tỉnh, thành phố đông dân nhất Việt Nam>> Top 10 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới>> Top 10 nước đông dân nhất thế giới năm 2021

Hãy cùng lingocard.vn khám phá các tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam với những thông tin về địa lý, địa hình, dân số…

1 Nghệ An: 16.494 km2

*

Biển Nghệ An

Nghệ An là tỉnh rộng nhất Việt Nam, thuộc vùng Bắc Trung Bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía tây với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển ở phía đông dài 82 km.

Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc – Nam (tuyến quốc lộ 1A dài 91 km đi qua thị xã Hoàng Mai, các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và thành phố Vinh.

Đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1A dài 132 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương và thị xã Thái Hòa; quốc lộ 15 ở phía tây dài 149 km chạy xuyên suốt tỉnh). Tỉnh có tuyến đường sắt Bắc Nam dài 94 km chạy qua.

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam.

2 Gia Lai: 15.511 km2

*

Thác 50 ở Gia Lai

Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ hai Việt Nam và là một tỉnh cao nguyên nằm ở khu vực nửa trên của dãy 5 tỉnh tây nguyên Tây Nguyên (Gia Lai đứng thứ 2, đứng thứ 2 cả về dân số), miền Trung, Việt Nam.

Năm 2020 GRDP năm 2020 đạt 80.000,32 tỉ Đồng, bình quân đầu người 51,9 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,00%. Gia Lai cũng là một địa bàn chiến lược về quốc phòng, là nơi đóng trụ sở Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 và Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15.

Tỉnh lỵ tỉnh Gia Lai được đặt tại thành phố Pleiku. Đến tháng 4/2019, tỉnh Gia Lai có hơn 34 dân tộc cùng sinh sống, và 5 tôn giáo được công nhận, chiếm nhiều nhất là người Kinh với 53,77%. Vùng trung tâm tỉnh Gia Lai như thành phố Pleiku là nơi người Kinh tập trung đông nhất (87,5%).

3 Sơn La: 14.174 km2

*

Cao nguyên Mộc Châu, Sơn La.

Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc, thuộc top 3 tỉnh rộng nhất với diện tích 14.174 km².

Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, Yên Bái; Phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính (1 thành phố, 11 huyện).

Địa hình của tỉnh Sơn La chia thành những vùng đất có đặc trưng sinh thái khác nhau. Sơn La có hai cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản.

Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050 m so với mực nước biển, mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây chè, cây ăn quả và chăn nuôi bò sữa.

Cao nguyên Nà Sản có độ cao trung bình 800 m, chạy dài theo trục quốc lộ 6, đất đai phì nhiêu thuận lợi cho phát triển cây mía, cà phê, dâu tằm, xoài, nhãn, dứa…

4 Đắk Lắk: 13.031 km2

*

Thác Dray Sáp ở Đắk Lắk

Đắk Lắk có diện tích 13.031 km2, dân số toàn tỉnh tính đến năm 2019 đạt 1.869.322 người, mật độ dân số đạt hơn 143 người/km².

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350km.

– Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai– Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà– Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông– Phía Tây giáp Campuchia.

Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana.

Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo…

5 Thanh Hóa: 11.130 km2

*

Thành Nhà Hồ – Thanh Hóa

Thanh Hoá có diện tích 11.120 km2, thuộc top 5 tỉnh rộng nhất cả nước. Về vị trí địa lý, Thanh Hóa tiếp giáp với các tỉnh và nước bạn như sau:

Phía Bắc: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đường ranh giới dài 175km.Phía Nam: giáp Nghệ An với đường ranh giới dài 160 km.Phía Đông: giáp biển Đông với chiều dài đường bờ biển 102 km.Phía Tây: giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 192km.

Thanh hoá nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam. Tỉnh Thanh Hoá nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Với 102 km đường bờ biển ở đây có thể phát triển hoạt động du lịch, khai thác cảng biển; có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt và sân bay Thọ Xuân. Thêm vào đó, Thanh Hóa có quy mô diện tích lớn với nhiều vùng sinh thái khác nhau.

Xem thêm: Bài Tập Về Danh Từ Tập Hợp Thông Dụng, Danh Từ Tập Hợp Phổ Biến Trong Tiếng Anh

6 Quảng Nam: 10.575 km2

*

Phố cổ Hội An – Quảng Nam

Quảng Nam có tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.057.474 ha, với dân số gần 1,5 triệu người. Toàn tỉnh có 2 thành phố (Tam Kỳ, Hội An), 01 thị xã (Điện Bàn) và 15 huyện (Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh).

Quảng Nam có địa lý vô cùng thuận lợi để kết nối các địa phương khác của Việt Nam và thế giới; có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Là địa phương duy nhất của Việt Nam có 2 di sản văn hóa thế giới là Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An.

Quảng Nam có Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đảo Cù Lao Chàm với những vẻ đẹp hoang sơ, nhiều loại sản vật quý hiếm.

Có 125 km bờ biển cát trắng, nắng vàng, nhiều bãi biển với cảnh quan đẹp nổi tiếng, được tạp chí Forbes bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh nên thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Đặc biệt, Quảng Nam có khu kinh tế mở Chu Lai – khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực theo thông lệ quốc tế.

7 Lâm Đồng: 9.783 km2

*

Thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng

Lâm Đồng có diện tích 9.783 km2, là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 – 1.000 m so với mặt nước biển.

– Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận– Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai– Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận– Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc

Địa hình tỉnh tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau vềkhí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật… và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.

Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn.

8 Kon Tum: 9.674 km2

*

Một nhà thờ cở ở thành phố Kon Tum

Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.674 km2, chiếm 3,1% diện tích toàn quốc.

Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142 km); Phía nam giáp tỉnh Gia Lai (203 km), Phía đông giáp Quảng Ngãi (74 km), Phía tây giáp hai nước Lào và Campuchia (có chung đường biên giới dài 280,7 km).

Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, nằm ở phía bắc Tây Nguyên trong toạ độ địa lý từ 107020’15” đến 108032’30” kinh độ đông và từ 13055’10” đến 15027’15” vĩ độ bắc.

Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau.

9 Điện Biên: 9.541 km2

*

Thành phố Điện Biên

Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên: 9.541km2.Có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông.

Nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào.

Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc giaLào và Trung với hơn 455 km. trong đó: đường biên giới tiếp giáp với Lào là 414,712 km; với Trung Quốc là 40,86 km.

10 Lai Châu: 9.070 km2

*

Lai Châu

Lai Châu là tỉnh cuối cùng thuộc top 10 tỉnh rộng nhất Việt Nam với diện tích 9.070 km2.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Làm Đồ Án Biệt Thự Cho Sinh Viên Chuyên Ngành Kiến Trúc Và Xây Dựng

Đây là tỉnh thuộc vùng miền núi Tây Bắc, nơi có địa hình nhìn chung là hiểm trở, nét nổi bật địa hình tỉnh Lai Châu là các dải núi, nhánh núi có độ cao chủ yếu trên 1.500m và xen kẽ giữa chúng là các thung lũng hoặc các lòng.

Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai; phía Đông giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái; phía Tây giáp…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích