tính cách trẻ 2 tuổi

Cảm xúc & Kết nối xã hội – 05/03/2020

2 tuổi là giai đoạn phát triển vàng các kỹ năng của trẻ. Vì vậy, bố mẹ hãy bình tĩnh nắm bắt được tâm lý trẻ 2 tuổi và kiên nhẫn giúp con phát triển khỏe mạnh nhé!

2 tuổi là lúc trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng với nhiều mâu thuẫn trong hành vi và thái độ nổi loạn trong mắt bố mẹ. Trẻ trong giai đoạn này phát triển rất mạnh mẽ về nhiều mặt như tư duy sáng tạo, kỹ năng vận động, cảm xúc và các mối quan hệ xã hội. Tâm lý trẻ 2 tuổi lúc này vẫn còn rất non nớt, nên bố mẹ đừng thấy lạ nếu cảm xúc của bé thay đổi thất thường.  2 tuổi cũng là lúc con đã bi bô biết nói, biết vận dụng ngôn ngữ để giao tiếp với người thân, mặc dù vốn từ của con vẫn còn rất hạn chế.

Để bố mẹ có thể dạy dỗ và tạo điều kiện phát triển tốt nhất thì việc nắm bắt được tâm lý trẻ 2 tuổi có ý nghĩa rất quan trọng. Bố mẹ hãy cùng lingocard.vn tìm hiểu về tâm lý của trẻ 2 tuổi qua bài viết dưới đây nhé!

Những đặc điểm về tâm lý trẻ 2 tuổi

Lên 2 tuổi, khả năng nhận thức cũng như tốc độ học hỏi của trẻ rất nhanh nhạy, đặc biệt là trong việc quan sát, bắt chước những hành động, lời nói và thái độ của những người xung quanh. Lúc này, trẻ như một phiên bản thu nhỏ của bố mẹ, những điều trẻ học hỏi được từ việc bắt chước những người xung quanh chính là những hiểu biết đầu tiên của trẻ về thế giới. Chính vì thế, bố mẹ và người lớn xung quanh trẻ cần cẩn trọng hơn với chính hành vi, lời nói và cách đối nhân xử thế của mình để làm gương cho trẻ, từ đó có thể định hình một lối sống lành mạnh, văn minh cho con.

*

Thích quan sát và bắt chước hành động của người lớn là đặc điểm tâm lý trẻ 2 tuổi.

Đang xem: Tính cách trẻ 2 tuổi

Ở tuổi này, bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy ở trẻ những biểu hiện dưới đây:

Mong muốn thể hiện bản thân

Bố mẹ đừng thấy lạ nếu trẻ tỏ ý muốn tự mình làm mọi thứ, từ việc tự ăn uống, tự lựa chọn và mặc quần áo, giày dép. Thậm chí, trẻ còn ngỏ ý muốn giúp đỡ bố mẹ phụ giúp việc nhà như quét nhà, lọc quần áo bẩn, gấp quần áo sạch,… 

Tuy nhiên, trẻ mới 2 tuổi nên kỹ năng vận động vẫn còn chưa đủ cứng cáp và thành thạo. Chính vì vậy, bố mẹ sẽ thấy sự vụng về đáng yêu của con khi cố gắng hoàn thành công việc của mình. Bố mẹ cũng không nên ngăn cản con làm những điều này, mà hãy hướng dẫn để con học tính tự lập và có thể làm những việc phù hợp với khả năng của con nhé!

*

Tâm lý của trẻ 2 tuổi khi có em cũng sẽ thay đổi rất nhiều nên bố mẹ hãy quan tâm tới trẻ nhiều hơn, cho trẻ thể hiện bản thân bằng cách để trẻ giúp bố mẹ quan tâm, chăm sóc em bé nhé!

Ý thức ham học hỏi và khám phá

Từ khi sinh ra thì não trẻ đã có tới 100 tỷ tế bào thần kinh và có thể phát triển lên tới hàng nghìn tỷ tế bào trong những năm đầu đời. Nghiên cứu khoa học cũng cho biết, khi trẻ lên 2 tuổi thì cấu trúc chức năng não bộ của trẻ đã hoàn thiện được 80% so với người trưởng thành. Với tốc độ phát triển như vậy, trẻ luôn cảm thấy tò mò và muốn học hỏi, khám phá thế giới xung quanh. 

Khi trẻ lên 2, ngôn ngữ của trẻ bắt đầu phát triển nhanh chóng. Trẻ có thể hiểu rõ lời người lớn nói và nhanh nhẹn thực hiện các hiệu lệnh. Tâm lý  của trẻ 2 tuổi rất thích được trò chuyện với người lớn để được thể hiện bản thân, “bắt chước” những câu từ mới để trau dồi khả năng ngôn ngữ.

*

Tâm lý trẻ 2 tuổi luôn tò mò, ưa khám phá và ham học hỏi.

Mọi vấn đề đều có thể thu hút sự chú ý của trẻ, và trẻ cũng có thể dành rất nhiều thời gian để “nghiên cứu” và tìm ra câu trả lời cho mình. Chính vì vậy, lúc này trẻ sẽ có hàng ngàn câu hỏi vì sao dành cho bố mẹ. Thế nhưng thay vì thấy con phiền nhiễu và gạt đi nhu cầu học hỏi của con, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ quan sát và học hỏi, khám phá thế giới xung quanh, bởi vì điều này sẽ góp phần giúp ích cho quá trình học tập của trẻ về sau.

Tâm lý của trẻ 2 tuổi có sự tò mò vô cùng lớn đối với vạn vật xung quanh, đặc biệt là các hiện tượng tự nhiên. Trẻ có thể khám phá thế giới xung quanh thông qua các trò chơi đa dạng và có tính phức tạp tăng dần theo thời gian. Nhờ vậy, trẻ bắt đầu hiểu được các khái niệm về kích thước, hình khối, âm thanh và tính vận động của các sự vật quanh mình. Những kiến thức mới này sẽ kích thích khả năng quan sát, tưởng tượng của trẻ phát triển vượt bậc.

Nhu cầu độc lập tự chủ

Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu hình thành những chính kiến rất riêng, dẫn đến nhu cầu tự chủ và mong muốn tự quyết định làm những việc mà trẻ muốn. Bố mẹ có thể sẽ thấy rằng trẻ muốn tự lựa chọn quần áo mà trẻ muốn mặc, hay đòi ăn những món ăn của bố mẹ thay vì những món bố mẹ đã chuẩn bị riêng cho trẻ. Nếu con thể hiện nhu cầu tự chủ của mình, bố mẹ hãy khoan ngăn cản con, thay vào đó, hãy chuẩn bị cho con một không gian đủ an toàn để có thể cho phép con làm những điều con muốn bất cứ lúc nào nhé!

*

Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu hình thành ý thức độc lập tự chủ nên bố mẹ sẽ thấy trẻ có biểu hiện thích tự mình làm nhiều việc mà không cần bố mẹ giúp đỡ.

Xem thêm: Theo Dõi Tài Sản Cố Định Bằng Excel, File Excel Tính Khấu Hao Tài Sản Cố Định Tự Động

Học cách thể hiện tình yêu thương và quan tâm tới người khác

2 tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu học cách tạo ra các kết nối giữa cảm xúc và hành vi khi tiếp xúc, trò chuyện với người khác. Bé 2 tuổi khá nhạy cảm nên dù đôi khi bố mẹ tỏ ra “không cảm xúc” đến đâu đi nữa, bé vẫn nhận biết được cảm xúc thật sự của bố mẹ là gì. Chính vì thế nên bố mẹ sẽ thấy con hỏi han quan tâm mỗi khi bố mẹ mệt mỏi hoặc đang gặp chuyện khó khăn.

Tuy nhiên, khả năng đồng cảm ở trẻ không tự nhiên mà có. Đó là do quá trình trẻ quan sát và học tập cách bố mẹ thể hiện cảm xúc cũng như dành sự quan tâm cho trẻ và những người xung quanh.

Khủng hoảng tuổi lên 2: Bé tỏ ra bướng bỉnh và không nghe lời

Khủng hoảng tâm lý trẻ 2 tuổi chính là điều mà mọi bố mẹ lo lắng, nhưng đây lại là điều rất bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Lên 2 tuổi, nhiều bé bỗng thay đổi thái độ, thường xuyên lăn lộn, giãy đạp khi gặp chuyện không vừa ý, không được bố mẹ chiều chuộng. Thậm chí bé còn cãi lời bố mẹ hoặc làm trái ngược lại với điều bố mẹ dặn.

Thế nhưng bố mẹ đừng vội nổi nóng, la mắng hoặc đánh đòn nếu con có những phản ứng như vậy. Điều tốt nhất bố mẹ nên làm lúc này đó chính là giữ bình tĩnh và tìm cách giúp con giải tỏa, vượt qua cơn cáu giận của mình.

*

Khủng hoảng tâm lý trẻ 2 tuổi chính là điều mà mọi bố mẹ lo lắng, nhưng đây lại là điều rất bình thường trong quá trình phát triển của trẻ.

Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu?

Khủng hoảng tuổi lên 2 không bắt đầu chính xác vào lúc trẻ tròn 2 tuổi, mà có thể bắt đầu sớm hơn. Trẻ có thể bắt đầu khủng hoảng tâm lý vào tháng thứ 18 và quá trình khủng hoảng có thể kéo dài tới cuối tháng thứ 30. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng khủng hoảng tuổi lên 2, vẫn có một số ít những trẻ không phải trải qua giai đoạn này.

Biểu hiện của khủng hoảng tuổi lên 2

Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, trẻ có thể sẽ có thái độ ngang bướng, và hay đòi hỏi hơn. Trẻ có thể khăng khăng đòi làm những điều bố mẹ đã nhắc nhở và không cho phép làm, hoặc ăn vạ, thậm chí lăn lộn trên sàn nhà quấy khóc nếu không được bố mẹ chiều chuộng theo ý muốn của trẻ.

Những đòi hỏi của trẻ lúc này có thể khiến bố mẹ bực dọc, thất vọng, hoặc đôi khi có những lúc con ngây ngô khiến bố mẹ phải phì cười. 

*

Biểu hiện thường thấy khi trẻ bị khủng hoảng tuổi lên 2 đó là thái độ ngang bướng và hay ăn vạ.

Xem thêm: Tính Cách Đàn Ông Hấp Dẫn Phụ Nữ, Nhất Là Kiểu Đầu Tiên, Đàn Ông Hấp Dẫn

Bố mẹ nên làm gì?

Tâm lý của trẻ 2 tuổi dễ bị ức chế vì ngôn ngữ và kỹ năng vận động còn hạn chế, dẫn đến cáu kỉnh, la hét và ăn vạ nhiều hơn. Thế nhưng, thay vì nổi nóng, la mắng và đánh đòn con, bố mẹ hãy cho con bờ vai và vòng tay ôm để con trở nên bình tĩnh, dễ chịu hơn.

Nhiều bố mẹ cho con đi nhà trẻ từ 2 tuổi, đây là một hành trình mới cũng như thử thách mới đối với trẻ. Chính vì thế, tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học cũng sẽ có những thay đổi bất ngờ và rất cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ. Bố mẹ hãy tâm sự với trẻ nhiều hơn để cho trẻ thấy việc đi học không hề đáng sợ mà đó chính là một hành trình mới với đầy những điều thú vị đang chờ bé khám phá, học hỏi nhé!

*

Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học cũng sẽ có những thay đổi bất ngờ và rất cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ.

Nếu con nổi cơn cáu giận có chủ đích để gây sự chú ý và được bố mẹ quan tâm nhiều hơn, hãy cố gắng phớt lờ và sau đó hỏi han con cần gì, nhờ vậy con có thể biết rằng, nổi cơn cáu giận không phải là cách hay để thể hiện nhu cầu được quan tâm của mình.

Nếu bố mẹ và trẻ đang ở nơi công cộng hoặc ở nhà của người khác, hãy nắm tay và dắt con ra góc riêng để cả bố mẹ và trẻ đều có thể bình tĩnh lại cho đến khi cơn thịnh nộ nguội dần.

Tâm lý trẻ 2 tuổi vẫn còn non nớt và luôn muốn ở bên bố mẹ, được bố mẹ quan tâm, ân cần chăm sóc và yêu thương. Vì vậy, bố mẹ hãy thật kiên nhẫn để giúp con trau dồi thêm kỹ năng nhé!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính