Theo dõi hiệu lực VB Chia sẻ qua: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ" />

Đồ Án Quy Trình Kiểm Tra Chất Lượng Sản Phẩm Rong Quá Trình Sản Xuất

Tóm tắt Nội dung VB gốc Tiếng Anh Hiệu lực VB liên quan Lược đồ Nội dung MIX Tải về
Đăng nhập tài khoản lingocard.vn và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Đang xem: đồ án quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm rong quá trình sản xuất

“>Theo dõi hiệu lực VB
Chia sẻ qua:

*
*

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ——-

Số: 24/2018/TT-BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018

Căn cứ Luật Đo đạc và bản đồ ngày 14 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnhThông tư này quy định về kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản, đo đạc và bản đồ chuyên ngành; trừ các sản phẩm đo đạc và bản đồ quốc phòng được quy định tại Điều 24 của Luật Đo đạc và bản đồ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ; chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đo đạc và bản đồ; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu sản phẩm đo đạc và bản đồ.
1. Kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ là quá trình giám sát, xác định khối lượng thực hiện, đánh giá chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật; theo đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đo đạc và bản đồ được phê duyệt và quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Giám sát là một hoạt động của nội dung kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ để theo dõi tiến độ thực hiện, kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đo đạc và bản đồ được phê duyệt.
3. Thẩm định là việc đánh giá, xác định khối lượng, chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ trên cơ sở hồ sơ kiểm tra chất lượng các cấp; hạng mục công việc, sản phẩm đo đạc và bản đồ đã hoàn thành và tài liệu liên quan khác kèm theo.
4. Nghiệm thu là việc xác nhận các hạng mục công việc đã hoàn thành, khối lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ đạt chất lượng trên cơ sở kết quả kiểm tra, thẩm định.
5. Kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ là việc cơ quan nhà nước xem xét, đánh giá lại chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ trong quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ đã được đánh giá chất lượng bởi các tổ chức đánh giá sự phù hợp hoặc đã được áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng khác của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
6. Cơ quan quyết định đầu tư là cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng vốn đầu tư cho nhiệm vụ đo đạc và bản đồ.
7. Cơ quan chủ đầu tư là cơ quan sở hữu vốn hoặc được cơ quan quyết định đầu tư giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư, thực hiện nhiệm vụ đo đạc và bản đồ.
8. Đơn vị thi công là tổ chức trong nước, nhà thầu nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ và được chủ đầu tư giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc ký hợp đồng sau khi trúng thầu thực hiện nhiệm vụ đo đạc và bản đồ.
1. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình sản xuất trên cơ sở tiến độ thi công đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán, nhiệm vụ được giao.
4. Đối với các nhiệm vụ đo đạc và bản đồ có tính chất hợp tác quốc tế, việc kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu thực hiện theo các quy định song phương, đa phương, đề án, dự án được các Bên phê chuẩn. Trường hợp không có quy định cụ thể thì thực hiện theo Thông tư này.
a) Đảm bảo chất lượng, khối lượng sản phẩm hoàn thành; tiến độ thực hiện đối với các nhiệm vụ đo đạc và bản đồ được giao;
b) Tổ chức thực hiện kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu các sản phẩm đo đạc và bản đồ đối với các nhiệm vụ được giao làm chủ đầu tư;
c) Giải quyết những phát sinh, vướng mắc về công nghệ trong quá trình thi công; giải quyết những phát sinh, vướng mắc về định mức kinh tế – kỹ thuật, những phát sinh về khối lượng theo thẩm quyền;
d) Báo cáo kịp thời với cơ quan quyết định đầu tư những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình;
đ) Quyết định đình chỉ thi công, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ sản phẩm đang thi công không đúng đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán được phê duyệt hoặc các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và báo cáo bằng văn bản đến cơ quan quyết định đầu tư;
e) Lập báo cáo gửi cơ quan quyết định đầu tư về tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao, khối lượng, chất lượng sản phẩm đã hoàn thành trong năm và khi kết thúc đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán.
a) Thực hiện thi công đúng đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được phê duyệt, đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và các văn bản điều chỉnh của cấp có thẩm quyền (nếu có);
b) Thực hiện kiểm tra toàn diện và chịu trách nhiệm về tiến độ thi công, khối lượng, chất lượng sản phẩm do đơn vị mình thực hiện. Khi chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu, đơn vị thi công phải thực hiện sửa chữa, bổ sung và tự chịu trách nhiệm về kinh phí;
c) Chịu sự kiểm tra của chủ đầu tư đối với tiến độ thi công, khối lượng, chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ;
đ) Khi có thay đổi về giải pháp công nghệ, khối lượng công việc, tiến độ thi công so với đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được phê duyệt phải báo cáo kịp thời với chủ đầu tư và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của chủ đầu tư hoặc cơ quan quyết định đầu tư.
1. Sau khi được giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc ký hợp đồng sau khi trúng thầu, đơn vị thi công phải lập kế hoạch triển khai trong đó nêu rõ tiến độ thi công, tiến độ kiểm tra chất lượng sản phẩm gửi chủ đầu tư để có kế hoạch kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu.
2. Trên cơ sở kế hoạch triển khai của đơn vị thi công, chủ đầu tư lập kế hoạch kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm phù hợp với tiến độ của đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được phê duyệt, phù hợp với nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng đã ký kết, gửi đơn vị thi công và các đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện.
Điều 7. Kinh phí thực hiện công tác kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ
1. Kinh phí cho hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ do đơn vị thi công thực hiện được tính trong đơn giá, dự toán được phê duyệt theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Kinh phí cho hoạt động kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ do chủ đầu tư thực hiện được xác định trong tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ phải được thực hiện từ tổng thể đến chi tiết ở cấp đơn vị thi công và cấp chủ đầu tư.
2. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ phải được thực hiện trên cơ sở kế hoạch kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này. Quá trình kiểm tra phải tuân thủ theo quy trình sản xuất, sản phẩm của công đoạn trước đạt chất lượng mới được sử dụng cho công đoạn tiếp theo.
3. Công tác giám sát trong quá trình triển khai các đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đo đạc và bản đồ phải được thực hiện kể từ khi bắt đầu triển khai cho đến khi nghiệm thu, bàn giao sản phẩm để đưa vào khai thác sử dụng đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
4. Nội dung, phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ phải tuân thủ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
b) Kiểm tra phương tiện đo được sử dụng trong thi công. Phương tiện đo phải được kiểm định, hiệu chuẩn đầy đủ, đúng thời gian theo quy định, đáp ứng độ chính xác theo yêu cầu;
c) Giám sát việc tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật trong quá trình thi công phù hợp với các quy định trong đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán được phê duyệt;
2. Trong quá trình giám sát, người trực tiếp giám sát phải tiến hành ghi Nhật ký giám sát thi công theo Mẫu số 1 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Kết thúc đợt giám sát, đơn vị thực hiện việc giám sát phải lập Biên bản giám sát thi công theo Mẫu số 2 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong thời gian thi công, nếu có sự thay đổi về chế độ chính sách như: tiền lương, định mức kinh tế – kỹ thuật, đơn giá sản phẩm, đơn vị giám sát phải xác định cụ thể khối lượng các hạng mục công việc đã thực hiện trước và sau thời điểm chế độ chính sách đó có hiệu lực.
1. Nội dung, mức kiểm tra đối với sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản được quy định tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với sản phẩm đo đạc và bản đồ chuyên ngành chưa có quy định cụ thể về nội dung, mức kiểm tra thì thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp tăng, giảm nội dung, mức kiểm tra cho phù hợp với tiêu chí chất lượng phải được quy định trong đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
a) Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm có thể được thực hiện ở nội nghiệp, ngoại nghiệp hoặc cả hai tùy thuộc vào từng hạng mục sản phẩm cụ thể. Trong một số trường hợp phải thực hiện lại nội dung công việc của quá trình sản xuất để so sánh, đối chiếu, đánh giá chất lượng sản phẩm so với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và nội dung đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được phê duyệt;
b) Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm được phép sử dụng thiết bị, công nghệ và các nguồn tư liệu, dữ liệu khác như: ảnh viễn thám, các loại bản đồ chuyên đề mới nhất để thực hiện đánh giá chất lượng sản phẩm. Trường hợp có mâu thuẫn phải kiểm tra tại thực địa;
c) Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, loại hình sản phẩm, phần mềm sử dụng trong thi công, việc kiểm tra có thể được thực hiện bằng phương pháp tự động, bán tự động hoặc thủ công để đảm bảo việc đánh giá chất lượng sản phẩm được khách quan, đầy đủ, chính xác;
d) Đối với các hạng mục công việc kiểm tra mang tính xác suất, phạm vi lấy mẫu kiểm tra phải được phân bố đều trong toàn bộ phạm vi thi công;
đ) Đối với các loại sản phẩm có thể thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng bằng phương pháp tổng hợp thì đơn vị thực hiện kiểm tra cấp chủ đầu tư lập phương án kiểm tra chất lượng trình chủ đầu tư phê duyệt.
a) Kết thúc quá trình kiểm tra phải tiến hành ghi nhận kết quả kiểm tra. Kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng Phiếu ghi ý kiểm tra. Phiếu ghi ý kiến kiểm tra phải được lập riêng cho từng hạng mục theo Mẫu số 4 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này và phải thể hiện được các căn cứ cụ thể để đánh giá, kết luận chất lượng sản phẩm. Đối với các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thông qua phép đo thì phải có số liệu, kết quả đo cụ thể;
b) Trên cơ sở các Phiếu ghi ý kiểm tra, thực hiện tổng hợp đánh giá chất lượng cho từng hạng mục và tiến hành lập Biên bản kiểm tra chất lượng của từng hạng mục theo Mẫu số 5 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Đơn vị thi công sử dụng tổ chức chuyên môn kỹ thuật hoặc giao trách nhiệm cho người phụ trách kỹ thuật để tự kiểm tra chất lượng đối với tất cả các hạng mục công việc, sản phẩm do mình thi công.
2. Trước khi tiến hành kiểm tra chất lượng, phải thông báo về kế hoạch kiểm tra tới chủ đầu tư và tổ chức được chủ đầu tư giao kiểm tra để giám sát quá trình kiểm tra cấp đơn vị thi công theo quy định.
3. Kết thúc việc kiểm tra chất lượng sản phẩm đối với từng hạng mục công việc, đơn vị thi công gửi sản phẩm đã được kiểm tra đạt chất lượng theo quy định, Phiếu ghi ý kiến kiểm tra, Biên bản kiểm tra chất lượng và công văn đề nghị kiểm tra chất lượng sản phẩm theo Mẫu số 16 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này tới đơn vị kiểm tra cấp chủ đầu tư.
4. Kết thúc nhiệm vụ hoặc kết thúc năm tài chính, đơn vị thi công phải lập Hồ sơ kiểm tra chất lượng thành 02 (hai) bộ, 01 (một) bộ gửi chủ đầu tư để phục vụ kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu; 01 (một) bộ lưu tại đơn vị thi công. Hồ sơ bao gồm:
b) Báo cáo kiểm tra chất lượng sản phẩm của đơn vị thi công theo Mẫu số 7 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Báo cáo những thay đổi về giải pháp công nghệ, khối lượng công việc, tiến độ thi công và những vấn đề khác (nếu có) so với đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được phê duyệt và văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền trong thời gian thi công.
1. Sau khi nhận được công văn đề nghị kiểm tra, Hồ sơ kiểm tra chất lượng của đơn vị thi công theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 11 của Thông tư này và sản phẩm kèm theo, chủ đầu tư sử dụng tổ chức chuyên môn kỹ thuật của mình hoặc thuê tổ chức có năng lực kiểm tra để thực hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm cấp chủ đầu tư.
a) Kiểm tra tính đầy đủ, tính pháp lý, tính thống nhất, tính hợp lệ của Hồ sơ kiểm tra chất lượng cấp đơn vị thi công;
b) Phân tích, đánh giá nội dung báo cáo tổng kết kỹ thuật, báo cáo kiểm tra chất lượng sản phẩm và các biên bản kiểm tra chất lượng, phiếu ghi ý kiến kiểm tra, dữ liệu đo kiểm tra của cấp đơn vị thi công;
c) Đánh giá quy cách sản phẩm so với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và các quy định khác trong đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được phê duyệt. Trường hợp chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu, đơn vị thi công có trách nhiệm sửa chữa theo các ý kiến kiểm tra và gửi Báo cáo kèm theo sản phẩm đã được sửa chữa đến đơn vị kiểm tra. Đơn vị kiểm tra thực hiện kiểm tra lại sản phẩm và lập Bản xác nhận sửa chữa sản phẩm theo Mẫu số 11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Xác định khối lượng của các hạng mục công việc, sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng và các hạng mục công việc, sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng (nếu có);
đ) Đánh giá, đề xuất xác định lại mức khó khăn các hạng mục công việc, sản phẩm đã thi công cho phù hợp quy định hiện hành và thực tế sản xuất;
e) Kết thúc nhiệm vụ hoặc kết thúc năm tài chính, đơn vị kiểm tra lập Báo cáo kiểm tra chất lượng sản phẩm theo Mẫu số 9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp chủ đầu tư giao cho 02 (hai) đơn vị thực hiện việc giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm thì lập Báo cáo kiểm tra chất lượng sản phẩm theo Mẫu số 3 và Mẫu số 8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Kết thúc nhiệm vụ hoặc kết thúc năm tài chính đơn vị kiểm tra phải lập Hồ sơ kiểm tra chất lượng thành 02 (hai) bộ, 01 (một) bộ gửi chủ đầu tư phục vụ công tác thẩm định theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này, 01 (một) bộ lưu tại đơn vị kiểm tra. Hồ sơ bao gồm:
a) Quyết định phê duyệt đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán; các văn bản giao kế hoạch, nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền;
b) Hợp đồng kinh tế hoặc văn bản giao nhiệm vụ, đặt hàng;
c) Báo cáo tổng kết kỹ thuật của đơn vị thi công;
d) Báo cáo kiểm tra chất lượng sản phẩm cấp chủ đầu tư;
đ) Các báo cáo về khối lượng phát sinh, những vướng mắc đã giải quyết so với đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán của đơn vị thi công và văn bản giải quyết những phát sinh, giải quyết vướng mắc đó của chủ đầu tư (nếu có);
e) Báo cáo của đơn vị thi công về việc sửa chữa sản phẩm theo Mẫu số 10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này và văn bản xác nhận sửa chữa sản phẩm của Đơn vị kiểm tra cấp chủ đầu tư;
g) Biên bản giám sát thi công và Biên bản kiểm tra chất lượng của từng hạng mục công việc kèm theo Phiếu ghi ý kiến kiểm tra.
Điều 13. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm tra cấp chủ đầu tư
1. Quyền của tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm tra
a) Từ chối kiểm tra trong trường hợp đơn vị thi công chưa giao nộp đầy đủ các sản phẩm, Hồ sơ kiểm tra chất lượng cấp đơn vị thi công hoặc các sản phẩm còn tồn tại lỗi mang tính hệ thống;
b) Từ chối xác nhận các sản phẩm không đạt chất lượng hoặc các sản phẩm đã có ý kiến kiểm tra nhưng không được sửa chữa toàn diện, triệt để;
c) Đề xuất với chủ đầu tư điều chỉnh tiến độ thi công đối với những hạng mục công việc bị kéo dài do yếu tố khách quan hoặc đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán hết thời gian thực hiện nhưng chưa hoàn thành;
d) Đề xuất chủ đầu tư chấp thuận thay đổi mức khó khăn so với đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được phê duyệt;
đ) Cá nhân trực tiếp kiểm tra được bảo lưu các ý kiến kiểm tra của mình đối với tổ trưởng tổ kiểm tra hoặc tổ chức trực tiếp giao nhiệm vụ trong trường hợp ý kiến của mình không được tiếp nhận và xử lý. Tổ trưởng tổ kiểm tra được bảo lưu các quyết định của mình đối với tổ chức thực hiện công tác kiểm tra hoặc chủ đầu tư trong trường hợp quyết định của mình không được tiếp nhận và xử lý.

Xem thêm: Mô Hình Nhà Thông Minh Chọn Lọc

2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm tra
a) Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc nội dung kiểm tra theo quy định;
b) Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công theo thẩm quyền. Báo cáo chủ đầu tư giải quyết những vướng mắc, phát sinh vượt quá thẩm quyền;
c) Báo cáo đầy đủ với chủ đầu tư những vấn đề kỹ thuật ngoài đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được duyệt, khối lượng phát sinh tăng, giảm trong quá trình thi công (nếu có);
d) Kiến nghị với chủ đầu tư xử lý các vi phạm, chấm dứt hợp đồng với đơn vị thi công trong trường hợp đơn vị thi công vi phạm các nội dung nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 5 của Thông tư này;
đ) Kiến nghị với chủ đầu tư hình thức xử lý đối với đơn vị thi công vi phạm tiến độ thực hiện do yếu tố chủ quan của đơn vị thi công;
e) Lập Hồ sơ kiểm tra chất lượng, Hồ sơ nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư;
g) Các ý kiến của từng cá nhân tham gia công tác kiểm tra phải được tổng hợp báo cáo Tổ trưởng tổ kiểm tra. Tổ trưởng có trách nhiệm xem xét thông báo cho đơn vị thi công sửa chữa. Trường hợp không thống nhất được ý kiến giữa Tổ kiểm tra và đơn vị thi công thì Tổ trưởng phải báo cáo lãnh đạo đơn vị thực hiện kiểm tra hoặc chủ đầu tư (đối với các trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết);
h) Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi cố ý làm sai lệch kết quả kiểm tra gây thiệt hại cho chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ
1. Các sản phẩm đo đạc và bản đồ sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đều phải chịu sự kiểm tra nhà nước về chất lượng, bao gồm cả các sản phẩm đo đạc và bản đồ đã được đánh giá chất lượng bởi các tổ chức đánh giá sự phù hợp hoặc đã được áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng khác theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Việc kiểm tra nhà nước về sản phẩm đo đạc và bản đồ được thực hiện theo kế hoạch hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc có khiếu nại, tố cáo, cảnh báo về chất lượng sản phẩm.
3. Nội dung, trách nhiệm kiểm tra nhà nước về sản phẩm đo đạc và bản đồ thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và pháp luật về đo đạc và bản đồ.
Chương IIITHẨM ĐỊNH, NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
Điều 15. Thẩm định khối lượng, chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ
1. Chủ đầu tư sử dụng tổ chức chuyên môn trực thuộc hoặc thành lập hội đồng thực hiện thẩm định khối lượng, chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ.
2. Trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định, chủ đầu tư ra quyết định thành lập, thành phần hội đồng bao gồm: Chủ tịch Hội đồng, Thư ký và một số thành viên thuộc các đơn vị chức năng có liên quan, chuyên gia am hiểu về chuyên môn đo đạc và bản đồ (nếu cần).
3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng thẩm định
a) Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, biểu quyết theo đa số. Phiên họp của hội đồng phải đảm bảo có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số ủy viên Hội đồng thẩm định theo quyết định thành lập;
b) Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm báo cáo kết quả thẩm định, kiến nghị chủ đầu tư các nội dung có liên quan đến nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về sự đúng đắn, khách quan đối với kết quả thẩm định.
4. Căn cứ thẩm định
a) Hồ sơ kiểm tra chất lượng cấp đơn vị thi công;
b) Hồ sơ kiểm tra chất lượng cấp chủ đầu tư;
c) Các hạng mục công việc, sản phẩm đã hoàn thành và các tài liệu liên quan khác kèm theo.
5. Nội dung thẩm định
a) Thẩm định việc tuân thủ các quy định trong đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được phê duyệt và các văn bản kỹ thuật liên quan khác;
b) Thẩm định việc tuân thủ các quy định về công tác giám sát thi công, kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ;
c) Thẩm định việc xử lý các phát sinh, vướng mắc trong quá trình thi công theo yêu cầu của đơn vị kiểm tra, chủ đầu tư và cơ quan quyết định đầu tư;
d) Thẩm định việc xác định khối lượng đạt chất lượng, mức khó khăn của hạng mục công việc, sản phẩm đã hoàn thành. Khi cần thiết có thể yêu cầu kiểm tra lại chất lượng, khối lượng, mức khó khăn dựa trên một số mẫu sản phẩm.
6. Căn cứ kết quả thẩm định, đơn vị được chủ đầu tư giao nhiệm vụ thẩm định hoặc chủ đầu tư (trong trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định) chỉ đạo các đơn vị liên quan sửa chữa, bổ sung hoàn thiện khi chất lượng, khối lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu, mức khó khăn chưa phù hợp, hồ sơ tài liệu chưa hợp lệ.
7. Kết thúc quá trình thẩm định, đơn vị được chủ đầu tư giao nhiệm vụ thẩm định hoặc chủ đầu tư (trong trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định) phải lập Báo cáo thẩm định khối lượng, chất lượng sản phẩm theo Mẫu số 12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 16. Nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ
1. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, thẩm định, chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ đã hoàn thành.
2. Căn cứ nghiệm thu bao gồm:
a) Quyết định phê duyệt đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán;
b) Quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc Hợp đồng kinh tế;
c) Báo cáo thẩm định khối lượng, chất lượng sản phẩm;
d) Hồ sơ kiểm tra chất lượng cấp chủ đầu tư;
đ) Các sản phẩm đã hoàn thành và các tài liệu liên quan khác kèm theo.
3. Nội dung nghiệm thu
a) Nghiệm thu về khối lượng, các hạng mục công việc, sản phẩm đã hoàn thành đạt chất lượng so với đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được phê duyệt;
b) Nghiệm thu về khối lượng các hạng mục công việc, sản phẩm phát sinh (tăng, giảm) so với đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán (nếu có);
c) Xác nhận mức khó khăn đối với các hạng mục công việc, sản phẩm hoàn thành;
d) Kết thúc quá trình nghiệm thu phải lập Biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm theo Mẫu số 13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này và lập Hồ sơ nghiệm thu theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này.
Điều 17. Giao nộp sản phẩm
1. Sau khi có Biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm, đơn vị thi công có trách nhiệm giao nộp sản phẩm tại nơi lưu trữ do cơ quan quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư chỉ định.
2. Danh mục sản phẩm giao nộp bao gồm toàn bộ sản phẩm của các hạng mục công việc đã được nghiệm thu xác nhận khối lượng, chất lượng. Các sản phẩm giao nộp được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hạng mục sản phẩm chưa có quy định, thì giao nộp theo danh mục sản phẩm được quy định cụ thể trong đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán.
Điều 18. Lập Hồ sơ nghiệm thu
1. Kết thúc quá trình nghiệm thu, giao nộp sản phẩm, chủ đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan lập Hồ sơ nghiệm thu. Hồ sơ nghiệm thu bao gồm:
a) Quyết định phê duyệt đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán; các văn bản giao kế hoạch, nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền;
b) Hợp đồng kinh tế hoặc văn bản giao nhiệm vụ, đặt hàng;
c) Báo cáo tổng kết kỹ thuật của đơn vị thi công;
d) Báo cáo kiểm tra chất lượng sản phẩm cấp chủ đầu tư;
đ) Các báo cáo về khối lượng phát sinh, những vướng mắc đã giải quyết so với đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán của đơn vị thi công và văn bản giải quyết những phát sinh, giải quyết vướng mắc đó của chủ đầu tư (nếu có);
e) Báo cáo của đơn vị thi công về việc sửa chữa sai sót và văn bản xác nhận sửa chữa sản phẩm của đơn vị kiểm tra cấp chủ đầu tư;
g) Báo cáo thẩm định khối lượng, chất lượng sản phẩm;
h) Biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm;
i) Biên bản giao nộp sản phẩm theo Mẫu số 15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc phiếu nhập kho đối với sản phẩm đã hoàn thành theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này;
k) Bản tổng hợp khối lượng hạng mục công việc, sản phẩm đã thi công từng năm theo Mẫu số 14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này đối với đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán được thi công trong nhiều năm.
2. Hồ sơ nghiệm thu lập thành 05 (năm) bộ kèm theo bản số: 01 (một) bộ gửi cơ quan quyết định đầu tư, 03 (ba) bộ lưu tại chủ đầu tư, 01 (một) bộ lưu tại đơn vị thi công. Hồ sơ nghiệm thu lưu trong thời gian 20 năm kể từ ngày kết thúc toàn bộ hạng mục công việc.
Chương IVĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, thay thế Thông tư số 63/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.
2. Bãi bỏ khoản 7, Phụ lục số 1 của Thông tư số 46/2017/TT-BTNMT ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính.
Điều 20. Quy định chuyển tiếpĐối với các hạng mục công việc, sản phẩm đo đạc và bản đồ hoàn thành, đã được kiểm tra chất lượng, thẩm định, nghiệm thu trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiến hành lập Hồ sơ nghiệm thu theo quy định tại Thông tư số 63/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.
Điều 21. Tổ chức thực hiện

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:– Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;- Văn phòng Quốc hội;- Văn phòng Chính phủ;- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;- Tòa án nhân dân tối cao;- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Cục kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT Cổng TTĐT Bộ TN&MT;- Lưu: VT, ĐĐBĐVN.

BỘ TRƯỞNGTrần Hồng Hà

PHỤ LỤC 1A

NỘI DUNG, MỨC KIỂM TRA CÁC HẠNG MỤC, SẢN PHẨM ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ CƠ BẢN(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2018/TT-BTNMT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

STT

Nội dung công việc kiểm tra

Đơn vị tính

Mức kim tra %

Kết quả kiểm tra

Đv. Thi công

Chủ đầu tư

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Xây dựng mạng lưới đo đạc quốc gia

 

 

 

 

I.1

Chọn điểm, đúc mốc, chôn mốc, làm tường vây, lập ghi chú điểm và biên bản bàn giao mc (mạng lưới tọa độ, độ cao, trọng lực quốc gia)

 

 

 

 

Chọn điểm: Kiểm tra vị trí so với thiết kế, tầm thông suốt tới các điểm liên quan, thông hướng khi đo:

 

 

 

 

+

Trên bản đồ địa hình;

Điểm

100

20

Phiếu YKKT

+

Thực địa.

Điểm

20

5

Phiếu YKKT

Mốc và tường vây: Kiểm tra quy cách, chất lượng

Mốc

20

5

Phiếu YKKT

Ghi chú điểm và biên bản bàn giao mốc:

 

 

 

 

+

Kiểm tra nội dung, hình thức, tính pháp lý;

Mốc

100

20

Phiếu YKKT

+

Kiểm tra ngoài thực địa.

Mốc

20

5

Phiếu YKKT

I.2

Đo ngắm

 

 

 

 

Tài liệu kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo có liên quan

Tài liệu

100

100

Phiếu YKKT

Sơ đồ đo so với thiết kế

Sơ đồ

100

100

Phiếu YKKT

Sổ đo và các tài liệu liên quan

Quyển

100

20

Phiếu YKKT

Dữ liệu đo: kiểm tra chất lượng số liệu đo, đánh giá, đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật

Tệp

100

20

Phiếu YKKT

Đo kiểm tra:

 

 

 

 

+

Độ cao, trọng lực;

Đoạn

5

2

Kết quả đo, Phiếu YKKT

+

Tọa độ.

Điểm

5

2

Kết quả đo, Phiếu YKKT

I.3

Tính toán, bình sai

 

 

 

 

Mạng lưới tọa độ:

 

 

 

 

+

Kết quả tính khái lược cạnh (baseline);

Điểm

50

20

Phiếu YKKT

+

Kết quả bình sai đánh giá độ chính xác.

Điểm

100

100

Phiếu YKKT

Mạng lưới độ cao, trọng lực:

 

 

 

 

+

Kết quả tính khái lược vòng khép hoặc đoạn, tuyến;

Đoạn, tuyến

50

20

Phiếu YKKT

+

Kết quả bình sai đánh giá độ chính xác.

Điểm

100

100

Phiếu YKKT

II

Dữ liệu ảnh hàng không, ảnh viễn thám

 

 

 

 

II.1

Công nghệ bay chụp ảnh hàng không

 

 

 

 

II.1.1

Kết quả bay chụp và xử lý ảnh

 

 

 

 

II.1.1.1

Thông số ảnh chụp (hoặc thông số bay chụp ảnh)

 

 

 

 

Độ cao bay, tỷ lệ ảnh, độ phân giải ảnh

Đg. bay

100

20

Phiếu YKKT

Góc nghiêng của ảnh

Tờ ảnh

100

20

Phiếu YKKT

Chênh lệch độ cao giữa các tâm ảnh liền kề trên cùng một đường bay

Tờ ảnh

100

20

Phiếu YKKT

Độ phủ giữa các tờ ảnh liền kề

Tờ ảnh

100

20

Phiếu YKKT

Độ cao của tâm ảnh trên cùng một đường bay so với thiết kế

Tờ ảnh

100

20

Phiếu YKKT

Khu vực chụp sót, hở, mây che

P.khu

100

20

Phiếu YKKT

Sơ đồ vị trí tâm ảnh

Sơ đồ

100

20

Phiếu YKKT

Thông số định vị ảnh (EO): độ chính xác của nguyên tố định hướng ngoài được xác định từ trị đo GNSS/IMU

Tờ

100

20

Phiếu YKKT

II.1.1.2

Chất lượng ảnh

 

 

 

 

Thông tin về mức độ đầy đủ của số liệu gốc thu nhận được theo các kênh phổ: đỏ, lục, lam, hồng ngoại gần, toàn sắc

Tệp

100

20

Phiếu YKKT

Ảnh tổ hợp màu

Tờ ảnh

100

10

Phiếu YKKT

Độ mờ, độ tương phản, độ rõ nét và độ phân biệt của hình ảnh

Tờ ảnh

100

10

Phiếu YKKT

Biểu đồ độ sáng – histogram

Tờ ảnh

100

10

Phiếu YKKT

II.1.1.3

Các tài liệu liên quan

 

 

 

 

Tài liệu kiểm định, hiệu chuẩn máy chụp ảnh kỹ thuật số

Tài liệu

100

100

Phiếu YKKT

Ranh giới khu bay

P.khu

100

100

Phiếu YKKT

Báo cáo kết quả bay chụp: thể hiện những nội dung kỹ thuật cơ bản trong mục II.1.1.1 và II.1.1.2

Tài liệu

100

100

Phiếu YKKT

III.1.2

Xây dựng trạm Base: áp dụng quy định tại mục I.2, I.3

 

 

 

 

II.1.3

Khống chế ảnh

 

 

 

 

II.1.3.1

Khống chế ảnh ngoại nghiệp

 

 

 

 

Chọn điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp

Điểm

100

20

Phiếu YKKT

Sơ đồ vị trí điểm khống chế ảnh trên ảnh so với thiết kế

Điểm

100

20

Phiếu YKKT

Tài liệu mô tả vị trí điểm khống chế ảnh rõ ràng, chính xác

Điểm

100

20

Phiếu YKKT

Kiểm tra tại thực địa: Các điểm khống chế ảnh tại thực địa phải đảm bảo khả năng xác định được chính xác trên các tờ ảnh

Điểm

30

5

Phiếu YKKT

Đo nối, tính toán điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp (áp dụng quy định tại mục I.2, I.3)

 

 

 

 

II.1.3.2

Tăng dày khống chế ảnh nội nghiệp

 

 

 

 

Sơ đồ thiết kế khối

Sơ đồ

100

100

Phiếu YKKT

Đo liên kết ảnh, đo điểm tăng dày trong hệ tọa độ ảnh

Mô hình

30

3

Phiếu YKKT

Kiểm tra kết quả chọn và đo tọa độ điểm kiểm tra

Điểm

100

20

Phiếu YKKT

Đo tọa độ điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp trong hệ tọa độ ảnh

Điểm

100

20

Phiếu YKKT

Kết quả định hướng tương đối

Mô hình

30

3

Phiếu YKKT

Kết quả tính toán, bình sai khối

Khối

100

20

Phiếu YKKT

Tiếp biên giữa các khối, tiếp biên với khu đo lân cận

Khối

100

20

Phiếu YKKT

II.1.4

Ảnh nắn trực giao

 

 

 

 

 

Đo kiểm tra độ chính xác tại các điểm kiểm tra (các điểm khống chế, kiểm tra ngoại nghiệp, điểm khống chế tăng dày nội nghiệp)

Điểm

30

3

Phiếu YKKT

Tiếp biên ảnh trực giao

Tờ ảnh

100

10

Phiếu YKKT

Độ phân giải ảnh trực giao

Tờ ảnh

100

10

Phiếu YKKT

II.1.5

Bình đồ ảnh

Mảnh

100

20

Phiếu YKKT

Cơ sở toán học

 

 

 

 

Chất lượng hình ảnh

 

 

 

 

Độ chính xác cắt, ghép ảnh; tiếp biên

 

 

 

 

Trình bày khung và các ghi chú ngoài khung

 

 

 

 

II.2

Công nghệ bay quét Lidar kết hợp chụp ảnh hàng không

 

 

 

 

II.2.1

Xây dựng trạm Base và xây dựng bãi chuẩn hiệu chỉnh

 

 

 

 

II.2.1.1

Xây dựng trạm Base (áp dụng quy định tại mục I.2, I.3)

 

 

 

 

II.2.1.2

Xây dựng bãi chuẩn hiệu chỉnh

Tài liệu

100

20

Phiếu YKKT

Số lượng, vị trí bãi chuẩn, mật độ điểm chi tiết trong bãi chuẩn

 

 

 

 

Kết quả đo đạc tính toán tọa độ, độ cao điểm chi tiết trong bãi chuẩn

 

 

 

 

II.2.2

Kết quả bay quét

 

 

 

 

Độ phủ giữa 2 tuyến quét liền kề

Tuyến

100

20

Phiếu YKKT

Độ phủ của ảnh kỹ thuật số

Tờ ảnh

100

20

Phiếu YKKT

Độ phủ trùm của ranh giới khu bay

P.khu

100

20

Phiếu YKKT

Sơ đồ vị trí tuyến quét

Sơ đồ

100

100

Phiếu YKKT

 

Các thông số như độ cao bay, tốc độ bay, góc quét, tần số quét, độ rộng dải quét, mật độ điểm quét

Tài liệu

100

20

Phiếu YKKT

Kết quả xử lý GNSS/IMU chung toàn khu đo

Tuyến

100

20

Phiếu YKKT

Khu vực chụp sót, hở, mây che

P.khu

100

20

Phiếu YKKT

II.2.3

Xử lý dữ liệu

 

 

 

 

Kết quả bình sai đám mây điểm theo dữ liệu đo đạc bãi chuẩn hiệu chỉnh

Tệp

100

20

Phiếu YKKT

Ảnh cường độ xám

Ảnh

100

Phiếu YKKT

Mô hình số độ cao bề mặt (DSM) phục vụ nắn ảnh trực giao

Mảnh

100

10

Phiếu YKKT

Dữ liệu đám mây điểm ở định dạng LAS (Las fomat)

Tệp

100

Phiếu YKKT

Mô hình số độ cao địa hình (DTM):

 

 

 

 

+

Độ chính xác, độ phù hợp giữa DTM với ảnh nắn trực giao, phân loại và lọc điểm;

Mảnh

100

10

Phiếu YKKT

+

Đo kiểm tra DTM tại thực địa.

Mảnh

3

1

Kết quả đo, Phiếu YKKT

II.2.4

Ảnh nắn trực giao: áp dụng quy định tại mục II.1.4

 

 

 

 

II.2.5

Bình đồ ảnh: áp dụng quy định tại mục II.1.5.

 

 

 

 

II.3

Dữ liệu ảnh viễn thám

 

 

 

 

II.3.1

Kiểm tra các thông số ảnh

Cảnh ảnh

100

20

Phiếu YKKT

Thời gian thu nhận ảnh

 

 

 

 

Bộ dữ liệu ảnh (số lượng kênh ảnh, siêu dữ liệu, các tệp dữ liệu bổ trợ kèm theo)

 

 

 

 

II.3.2

Chất lượng ảnh

 

 

 

 

Khu vực hở, sót ảnh, mây che

Khu đo

100

20

Phiếu YKKT

Độ tương phản, độ rõ nét và độ nhiễu của ảnh

Cảnh ảnh

100

10

Phiếu YKKT

II.3.3

Khống chế ảnh ngoại nghiệp (áp dụng quy định tại II.1.3.1)

 

 

 

 

II. 3.4

Mô hình hóa cảnh ảnh/khối ảnh

 

 

 

 

Đo tọa độ điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp trong hệ tọa độ ảnh

Điểm

100

20

Phiếu YKKT

Đo liên kết ảnh trong hệ tọa độ ảnh

Điểm

100

20

Phiếu YKKT

Kết quả tính toán, bình sai cảnh ảnh/khối ảnh

Cảnh/ Khối

100

20

Phiếu YKKT

Tiếp biên giữa các khối, tiếp biên với khu đo lân cận

Khối

100

20

Phiếu YKKT

II.3.5

Ảnh nắn trực giao (áp dụng quy định tại II.1.4)

 

 

 

 

II.3.6

Bình đồ ảnh (áp dụng quy định tại II.1.5)

 

 

 

 

III

Dữ liệu đo vẽ địa hình

 

 

 

 

III.1

Công nghệ đo ảnh

 

 

 

 

III.1.1

Đo vẽ lập thể

 

 

 

 

Cơ sở toán học

Mảnh

100

10

Phiếu YKKT

Kiểm tra chất lượng kết quả tăng dày thể hiện trên mô hình lập thể trước khi đo vẽ.

Mảnh

100

5

Phiếu YKKT

 

Độ chính xác và mức độ đầy đủ của đối tượng địa lý, đối tượng mô tả địa hình phục vụ lập DTM theo giải đoán hình ảnh:

 

 

 

 

+

Kiểm tra nội nghiệp trên toàn bộ phạm vi đo vẽ; lựa chọn khu vực lấy mẫu;

Mảnh

100

10

Phiếu YKKT

+

Đo kiểm tra chi tiết trên mô hình lập thể tại khu vực lấy mẫu (ghi nhận kết quả để kiểm tra ngoại nghiệp);

Mảnh

20

3

Kết quả đo, phiếu YKKT

+

Kiểm tra tiếp biên đối tượng đo vẽ giữa các mô hình kế cận.

Mảnh

100

3

Phiếu YKKT

Kiểm tra phân lớp đối tượng nội dung đo vẽ theo quy định thi công

Mảnh

100

Phiếu YKKT

III.1.2

Đo vẽ ảnh nắn trực giao (áp dụng cho trường hợp bay quét Lidar)

 

 

 

 

 

Nội dung kiểm tra quy định tương tự mục III.1.1 và chỉ thực hiện với kết quả vectơ hóa trên ảnh nắn trực giao không bao gồm thành phần độ cao

 

 

 

 

III.1.3

Điều vẽ, xác minh, bổ sung ngoại nghiệp

 

 

 

 

Thể hiện các kết quả điều tra, xác minh, bổ sung ngoại nghiệp theo quy định

Mảnh

100

20

Phiếu YKKT

Tiếp biên kết quả điều vẽ

Mảnh

100

20

Phiếu YKKT

Đo vẽ bù (nếu có):

 

 

 

 

+

Tu chỉnh kết quả đo bù dạng số và cách biểu thị trên bình đồ, các bản thuyết minh kèm theo;

Mảnh

100

10

Phiếu YKKT

+

Nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại mục III.2.1.

Xem thêm: Môn Học: Đồ Án Socket C – Cần Giúp Đỡ Đồ Án Socket C++ Về Trò Chơi Bingo

 

 

 

 

Xác định góc lệch nam châm:

 

 

 

 

+

Thành quả đo góc lệch nam châm;

Điểm

100

20

Phiếu YKKT

+

Đo kiểm tra xác định góc lệch nam châm.

Điểm

5

2

Kết quả đo, Phiếu YKKT

 

Mức độ đầy đủ, chính xác và sự phù hợp của kết quả điều tra thu nhận thông tin, xác minh, bổ sung tại thực địa (việc kiểm tra phải được thực hiện đầy đủ đối với từng loại đối tượng địa lý trong mảnh đó)

Mảnh

50

10

Phiếu YKKT

Đo kiểm tra độ chính xác về vị trí tại khu vực lấy mẫu

Mảnh

20

3

Kết quả đo, phiếu YKKT

III.2

Công nghệ đo trực tiếp

 

 

 

 

III.2.1

Đo đạc địa hình

 

 

 

 

Cơ sở toán học

Mảnh

100

20

Phiếu YKKT

Kiểm tra dữ liệu đo đạc, kết quả xử lý dữ liệu

Sổ đo, file đo

100

20

Phiếu YKKT

Sơ đồ trạm đo

Sơ đồ

100

20

Phiếu YKKT

Mức độ đầy đủ, chính xác, sự phù hợp của việc thu nhận và thể hiện kết quả đo đạc địa hình:

 

 

 

 

+

Kiểm tra nội nghiệp trên toàn bộ phạm vi đo vẽ, mức độ phù hợp, tương quan hình học của các đối tượng; xác định khu vực lấy mẫu

Mảnh

100

20

Phiếu YKKT

+

Kiểm tra mức độ đầy đủ, chính xác của kết quả điều tra thu nhận thông tin, dữ liệu tại thực địa (việc kiểm tra phải được thực hiện đầy đủ đối với từng loại đối tượng địa lý trong mảnh đó)

Mảnh

100

10

Phiếu YKKT

+

Đo kiểm tra độ chính xác về vị trí tại khu vực lấy mẫu

Mảnh

20

5

Kết quả đo, phiếu YKKT

III.2.2

Đo đạc địa hình đáy biển

 

 

 

 

Cơ sở toán học

Mảnh

100

20

Phiếu YKKT

Kết quả xây dựng các trạm nghiệm triều

Trạm

100

100

Phiếu YKKT