cách vẽ sơ đồ hiện trường vụ án

Hiện trường các vụ tai nạn giao thông luôn được lực lượng Cảnh sát giao thông, công an trật tự đảm bảo, giữ gìn nhằm đảo bảo có thể tìm kiếm được nguyên nhân chính xác nhất của vụ tai nạn giao thông và đưa ra phương án xử lý hợp pháp:

Mục lục bài viết

Quy trình xác lập hiện trường vụ án TNGT?Về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông:Về việc tạm giữ phương tiệnVề trình tự khiếu nạiThứ hai, về hình phạt và mức phạt:Bồi thường thiệt hại khi xảy ra TNGT?
Thưa luật sư, gia đình chúng tôi ngày hôm qua có gặp vụ va chạm giao thông. Vụ việc được công an quận CG thụ lý giải quyết và hẹn gặp vào 9h sáng ngày 08/01/2019. Ngay trong khi thực hiện các quy trình giải quyết theo quy định của công an quận CG, chúng tôi nhận thấy có những vấn đề không rõ ràng và thiếu thuyết phục. Vậy rất mong quý Công ty tư vấn để chúng tôi được rõ ràng.
Sự việc cụ thể như sau: Việc va chạm giữa taxi hãng ML và xe máy do em vợ tôi điều khiển vào thời gian 15h ngày 27/12/2018 vị trí tại điểm giao cắt giữa đường Nam Trung Yên và Dương Đình Nghệ ( tôi gửi kèm theo sơ đồ hiện trường chụp được ).

Đang xem: Cách vẽ sơ đồ hiện trường vụ án

(Ảnh hiện trường do khách hàng cung cấp)
Sau khi xảy ra sự việc, bên hãng ML đã cử người đưa em tôi ra viện 198 để chiếu chụp và băng bó vết thương. Đồng thời, người gia đình tôi đã gọi điện thông báo cho CAGT quận CG. CAGT sau đó ít phút có mặt và đề nghị 2 bên tự giải quyết, nếu không giải quyết được thì họ sẽ làm theo đúng trình tự. Kết quả là gia đình tôi và ML không thống nhất được cách giải quyết và đề nghị bên CAGT xử lý. Cách xử lý họ thực hiện như sau:
1. Lập sơ đồ, đo vẽ hiện trường (chỉ vẽ, chụp ảnh nhưng không ký gì mặc dù bên gia đình tôi có thắc mắc)
2. Lập biên bản thu giữ phương tiện của 2 bên.
Toàn bộ công việc chỉ có vậy và không thực hiện các bước như: lấy lời khai của 2 bên và người chứng kiến, không ghi các mô tả sự việc tại hiện trường… Vậy rất mong quý Công ty tư vấn cho gia đình tôi cách giải quyết đối với phía CAGT và bên gây tai nạn là Công ty ML về chi phí bồi thường, mức phạt?
Rất mong nhận được sự hồi đáp sớm. Trân trọng!
Người gửi: Lê Anh Tuấn
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông:

Căn cứ quy định tại khoản 4, Điều 38 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông thì:

"Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm cử người tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn."

Về việc nhận tin và xử lý thông tin tai nạn thì cơ quan cảnh sát giao thông sẽ thực hiện các công việc sau:

Bước 1: Nhận tin

Khi nhận được tin báo có vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, cán bộ, chiến sỹ nhận tin phải hỏi rõ và ghi vào sổ nhận tin các thông tin sau:

– Họ tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người báo tin;

– Thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn (ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, tại km, đường, thuộc thôn (phố), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương);

– Phương tiện giao thông có liên quan đến tai nạn (biển số xe, loại xe, màu sơn);

– Họ tên, địa chỉ của người điều khiển phương tiện giao thông liên quan đến tai nạn;

– Họ tên, địa chỉ những người liên quan hoặc người biết vụ tai nạn xảy ra;

– Thiệt hại ban đầu về người, tài sản (số người chết, bị thương và phương tiện bị phá hủy hoặc hư hỏng);

– Những thông tin khác về vụ tai nạn giao thông.

Bước 2: Xử lý tin

Cán bộ, chiến sỹ nhận tin phải báo cáo ngay vụ tai nạn giao thông đường bộ cho lãnh đạo trực chỉ huy đơn vị biết. Lãnh đạo trực chỉ huy đơn vị khi nhận được báo cáo phải xử lý như sau:

– Tổ chức lực lượng cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, giải tỏa ùn tắc giao thông:

+ Trường hợp Cục C26 nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông thì điện cho Phòng Cảnh sát giao thông nơi xảy ra tai nạn để giải quyết;

+ Trường hợp PC26 hoặc Đội, Trạm thuộc PC26 nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến giao thông được phân công tuần tra kiểm soát hoặc gần trụ sở cơ quan thì cử cán bộ đến hiện trường giải quyết;

+ Trường hợp Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông thuộc địa bàn của mình thì cử cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường giải quyết;

– Khi nhận được báo cáo hoặc khi Cảnh sát giao thông xác định:

+ Vụ tai nạn giao thông có người chết tại hiện trường (kể cả chết trên đường đi cấp cứu) thì phải báo ngay cho đơn vị Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thụ lý điều tra theo quy định và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng Cảnh sát nhân dân;

+ Vụ tai nạn giao không có người chết tại hiện trường thì phải cử ngay cán bộ, chiến sỹ hoặc báo ngay cho đơn vị Cảnh sát giao thông thụ lý điều tra theo quy định;

+ Trường hợp liên quan đến người nước ngoài, thì thông báo cho Sở Ngoại vụ; liên quan đến người, phương tiện của Quân đội thì thông báo cho cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền trong Quân đội để biết và phối hợp với lực lượng Cảnh sát thực hiện công tác điều tra ban đầu.

Như vậy, khi nhận tin CSGT phải đảm bảo thực hiện được những nhiệm vụ nêu trên. Nếu CSGT không thực hiện đúng quy trình nêu trên tức là không đảm bảo thực thi đúng quy định của pháp luật, gia đình bạn có thể làm đơn khiếu nại để yêu cầu thủ trưởng đơn vị của cơ quan công an đó để được giải quyết.

Về việc tạm giữ phương tiện

Được quy định tại Điều 125 Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 như sau:

"Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

…"

Như vậy, trước khi tạm giữ phương tiện CSGT phải xác định vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm hay không. Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì việc thực hiện tạm giữ phương tiện phải tuân thủ quy định của Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 và các quy định khác có liên quan. Còn nếu có dầu hiệu phạm tội thì việc xử lý phương tiện được thực hiện theo Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Ngoài thủ tục trên thì việc ghi lời khai, CSGT cũng có thể dựng lại hiện trường cũng được quy định trong trình tự giải quyết vụ tai nạn giao thông để xác định lỗi của người tham gia giao thông theo quy định.

Chính vì vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì CSGT đã không thực hiện đầy đủ thủ tục điều tra, xử lý tai nạn giao thông theo quy định. Bạn có thể thực hiện thủ tục khiếu nại nếu không đồng ý với quyết định hoặc hành vi hành chính này. Thủ tục khiếu nại được quy định cụ thể trong Luật khiếu nại năm 2011 như sau:

Về trình tự khiếu nại

Được quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại năm 2011:

"1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định củaLuật tố tụng hành chính.

Xem thêm: Đồ Án Thiết Kế Nội Thất Chung Cư, Hình Ảnh Workshop Cbs

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính."

Về thời hiệu khiếu nại được quy định tại Điều 9 Luật khiếu nại năm 2011:

"Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại."

Thứ hai, về hình phạt và mức phạt:

Mức và loại hình phạt còn tùy thuộc vào tính chất của vụ tai nạn bao gồm: hành vi, lỗi… của người gây tai nạn và nạn nhân, thêm vào đó là tình trạng sức khỏe của nạn nhân. Cụ thể:

– Nếu hành vi gây tai nạn được xác định có dấu hiệu tội phạm quy định tại Bộ luật hình sựthì sẽ bị xử lý theo quy định của luật này tùy vào tội phạm.

– Nếu hành vi gây tai nạn được xác định không có dấu hiệu tội phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Nguyên tắc bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

"1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Xem thêm: Chỉ Giúp Em Cách Share Dữ Liệu Giữa 2 Máy Tính Win Xp Đơn Giản

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình."