Cách Tính Hệ Số Lương Cơ Bản Được Tính Như Thế Nào? Cách Tính Và Mức Lương Cơ Bản 2020, 2021

Thực tế, người lao động thường chỉ quan tâm đến mức lương nhận được hàng tháng mà chưa thực sự quan tâm đến cách tính lương này như thế nào có phù hợp và tương xứng với bằng cấp hay hiệu suất làm việc của bản thân người lao động hay không. Tại các đơn vị hành chính sự nghiệp hoặc tại một số doanh nghiệp đặc thù thì hệ số lương quyết định mức lương mà người lao động sẽ nhận được hàng tháng. Vậy hệ số lương là gì? Hệ số lương cơ bản là gì?

Hệ số lương là gì?

Hệ số lương là chỉ số dùng áp dụng tính mức lương cơ bản và một số chế độ khác cho người lao động ở các cấp bậc, trình độ cụ thể, làm việc trong các đơn vị HCSN hay một số doanh nghiệp đặc thù; biểu hiện sự chênh lệch mức tiền lương tương ứng ở từng vị trí công việc trong tổ chức/ doanh nghiệp đó – là một trong các yếu tố cơ bản để xây dựng thang, bảng lương; làm cơ sở để tính tiền lương, tiền làm thêm giờ, chế độ BHXH hay nghỉ việc, nghỉ phép… cho NLĐ ở đơn vị/ doanh nghiệp tương ứng.

Đang xem: Cách tính hệ số lương cơ bản

*

Với các doanh nghiệp ngoài nhà nước, không áp dụng cách tính lương theo hệ số lương nhưng một số nơi cũng dựa vào đó để xác định xây dựng và điều chỉnh thang, bảng lương tương ứng, đảm bảo chi trả mức lương phù hợp, đúng luật và cân đối mức sống, sinh hoạt tối thiểu cho NLĐ.

Hệ sống lương cơ bản là gì?

Từ định nghĩa hệ số lương là gì, luật quy định doanh nghiệp áp dụng chỉ số hệ số lương tương ứng cho từng cấp bậc, bằng cấp, là mức hệ số lương cơ bản khởi điểm cho người vừa tốt nghiệp ra trường ở một trình độ nhất định. Cụ thể:

– Hệ số lương ở trình độ Đại học là 2,34

– Hệ số lương ở trình độ Cao đẳng là 2,10

– Hệ số lương ở trình độ Trung cấp là 1,86

Ngoài ra, hệ số lương này có thể tương ứng tăng lên theo từng cấp bậc công việc, sao cho thỏa mãn mức chênh lệch nhau tối thiểu ở các bậc là 5%.

Cách tính lương cơ bản theo hệ số lương

Lương cơ bản là gì?

Lương cơ bản là khoản tiền lương ghi trong hợp đồng lao động dựa trên sự thỏa thuận đồng ý giữa NLĐ và NSDLĐ (người sử dụng lao động – doanh nghiệp) – dùng làm căn cứ tính đóng các khoản bảo hiểm gồm BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ và không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng hay các khoản bổ sung, phúc lợi khác.

Cách tính mức lương theo hệ số lương được thực hiện theo công thức chung như sau:

Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Trong đó:

Hệ số lương hiện hưởng được quy định theo Pháp luật ở từng nhóm cấp bậc sẽ khác nhau.

Xem thêm: Tên Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Luật Hành Chính, 99 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Luật

Hệ số lương hiện hưởng của công chức, viên chức được xác định theo cách xếp loại công chức, viên chức dựa trên các bảng hệ số lương được quy định trong phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Ngoài ra, tương ứng với mỗi ngành nghề, bên cạnh mức lương cơ bản, NLĐ còn có thể được nhận thêm các khoản phụ cấp theo hệ số tương ứng theo quy định, khi đó, mức thu nhập hàng tháng sẽ tăng lên đáng kể.

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP hiện nay có từ 1 đến 12 bậc lương, hệ số lương tăng dần từ bậc 1 đến bậc 12.

Xem thêm: Khóa Học Nhập Hàng Trung Quốc Tận Gốc, Nhập Hàng Trung Quốc Tận Gốc

Ngoài mức lương chính, các cán bộ, công nhân viên còn được hưởng thêm phần lương phụ cấp căn cứ vào chức vụ, công việc, thâm niên… của từng đối tượng cụ thể và từng trường hợp mà mức lương phụ cấp sẽ được tính khác nhau.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính