Cách Tính Giảm Trừ Gia Cảnh Người Phụ Thuộc Mới Nhất Năm 2021

*

Đăng ký học HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ KẾ TOÁN THUẾ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN MẪU BIỂU – CHỨNG TỪ NGHỀ NGHIỆP – VIỆC LÀM VAN BẢN PHÁP LUẬT MỚI

*

Các khoản giảm trừ thuế TNCN năm 2018 mới nhất như: Khoản giảm trừ bản thân, giảm trừ người phụ thuộc … Mức giảm trừ gia cảnh… theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC và 92/2015/TT-BTC mới nhất hiện nay.

Đang xem: Cách tính giảm trừ gia cảnh

– Giảm trừ gia cảnh- Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện- Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.Quy định cụ thể từng khoản giảm trừ thuế TNCN như sau:1. Giảm trừ gia cảnha) Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.b) Mức giảm trừ gia cảnh: – Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm. – Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.c) Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh:c.1) Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:– Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.

– Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.Ví dụ:- Từ tháng 01/2018 đến tháng 4/2018 bà E không có thu nhập từ tiền lương, tiền công.- Từ tháng 5/2018 đến tháng 12/2018 bà E có thu nhập từ tiền lương, tiền công do ký hợp đồng lao động trên 03 tháng tại Công ty A.

Xem thêm: khóa học giám đốc nhân sự thực hành

Như vậy, trong năm 2018 bà E được tạm tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 5/2018 đến hết tháng 12/2018 (tương ứng với tháng có phát sinh thu nhập). Nếu bà E thực hiện quyết toán thuế thì bà E được tính giảm trừ cho bản thân đủ 12 tháng.c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

– Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

– Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.- Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Ví dụ: Giả sử tháng 3/2018 bà C sinh con, tháng 8/2018 bà C đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN bà C khai chỉ tiêu “thời điểm tính giảm trừ” là tháng 3/2018 thì trong năm bà C được tạm tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ tháng 8/2018.- Khi quyết toán bà C được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc từ tháng 3/2018 đến hết tháng 12/2018 mà không phải đăng ký lại.Ví dụ: Giả sử tháng 3/2018 bà C sinh con, tháng 8/2018 bà C đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN bà C khai chỉ tiêu “thời điểm tính giảm trừ” là tháng 8/2018 thì trong năm bà C được tạm tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ tháng 8/2018.- Khi quyết toán để được tính lại theo thực tế phát sinh từ tháng 3/2018 thì bà C phải đăng ký lại theo thực tế phát sinh tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN và gửi kèm theo hồ sơ quyết toán thuế.Quy trình đăng ký người phụ thuộc, hồ sơ, thời hạn nộp hồ sơ xem tại đây nhé:

Thủ tục đăng ký người phụ thuộc

Chú ý: Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế.– Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

Xem thêm: Khóa Học Đánh Thức Sự Giàu Có Bao Nhiều Tiền, Đánh Thức Sự Giàu Có

2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyệna) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm:Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính