Xin Bác Sĩ Hướng Dẫn Cách Tính Cân Nặng Thai Nhi Bệnh Viện Từ Dũ (Số Liệu Chuẩn)

Việc thường xuyên theo dõi sự thay đổi về cân nặng của thai nhi sẽ giúp cho bố mẹ nắm bắt được quá trình phát triển và tình trạng sức khỏe của bé. Từ đó có biện pháp chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng phù hợp cho cả mẹ và bé. Bảng cân nặng chuẩn thai nhi bệnh viện Từ Dũ là số liệu chuẩn mà các mẹ bầu có thể dùng để theo dõi sự phát triển của bé.

Đang xem: Cách tính cân nặng thai nhi bệnh viện từ dũ

Bảng cân nặng chuẩn thai nhi là gì?

*

Bảng cân nặng chuẩn thai nhi được xem là thước đo mà các mẹ có thể tham khảo, dựa vào đó để biết được thai nhi đang phát triển như thế nào trong bụng mẹ. Khi so sánh với kết quả cân nặng, chiều dài thai nhi thực tế và bảng cân nặng chuẩn thai nhi sẽ cho ra kết quả. Thông qua đó, các mẹ sẽ phải điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ.

Bảng cân nặng chuẩn thai nhi bệnh viện Từ Dũ ( Số liệu mới cập nhật )

Tuần tuổi Chiều dài Cân nặng Tuần tuổi  Chiều dài Cân nặng
Tuần thứ 1 Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành Tuần thứ 21 25,6 cm 360 gam
Tuần thứ 2 Tuần thứ 22 27,8 cm 430 gam
Tuần thứ 3 Tuần thứ 23 28,9 cm 501 gam
Tuần thứ 4 Tuần thứ 24 30 cm 600 gam
Tuần thứ 5 Hệ thần kinh hoàn thành Tuần thứ 25 34,6 cm 660 gam
Tuần thứ 6 Tuần thứ 26 35,6 cm 760 gam
Tuần thứ 7 Phôi thai hoàn thiện Tuần thứ 27 36,6 cm 875 gam
Tuần thứ 8 1,6 cm 1 gam Tuần thứ 28 37,6 cm 1005 gam
Tuần thứ 9 2,3 cm 2 gam Tuần thứ 29 38,6 cm 1153 gam
Tuần thứ 10 3,1 cm 4 gam Tuần thứ 30 39,9 cm 1319 gam
Tuần thứ 11 3,1 cm 7 gam Tuần thứ 31 41,1 cm 1502 gam
Tuần thứ 12 5,4 cm 14 gam Tuần thứ 32 42,4 cm 1702 gam
Tuần thứ 13 7,4 cm 23 gam Tuần thứ 33 43,7 cm 1918 gam
Tuần thứ 14 8,7 cm 43 gam Tuần thứ 34 45 cm 2146 gam
Tuần thứ 15 10,1 cm 70 gam Tuần thứ 35 46,2 cm 2383 gam
Tuần thứ 16 11,6 cm 100 gam Tuần thứ 36 47,4 cm 2622 gam
Tuần thứ 17 13 cm 140 gam Tuần thứ 37 48,6 cm 2859 gam
Tuần thứ 18 14,2 cm 190 gam Tuần thứ 38 49,8 cm 3083 gam
Tuần thứ 19 15,3 cm 240 gam Tuần thứ 39 50,7 cm 3288 gam
Tuần thứ 20 16,4 cm 300 gam Tuần thứ 40 51,2 cm 3462 gam
20 tuần, chiều dài của thai nhi được tình từ đỉnh đầu tới mông Từ tuần thứ 21 trở đi, chiều dài thai nhi được tình từ đầu tới chân thai nhi

*** Bảng cân nặng chuẩn thai nhi bệnh viện từ dũ

Yếu tố nào tác động đến quá trình phát triển và cân nặng của thai nhi?

Có khá nhiều các yếu tố tác động đến quá trình phát triển của thai nhi. Mỗi đứa trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau tùy thuộc chế độ chăm sóc sức khỏe của người mẹ. Một số những yếu tố chính tác động trực tiếp đến sự phát triển cân nặng thai nhi có thể kể đến như:

*

Chế độ dinh dưỡng của mẹ: Người mẹ trong quá trình mang thai cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ dưỡng chất. Bởi trong suốt thời gian mang thai, sức khỏe của mẹ ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến sự phát triển của bé. Chính vì vậy, những bà cần được chăm sóc và theo dõi sức khỏe thường xuyên để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh và đạt cân nặng theo đúng với bảng cân nặng chuẩn thai nhi của bệnh viện Từ Dũ đưa ra.Yếu tố zen di truyền: Yếu tố zen di truyền quyết định một phần lớn đến sự phát triển của thai nhi. Những em bé có bố mẹ cao lớn thì kích thước và cân nặng sẽ vượt trội hơn so với cân nặng thai nhi có bố mẹ nhỏ người. Chính vì vậy, bảng cân nặng chuẩn thai nhi chỉ là thước đo mang tính tương đối giúp mẹ theo dõi sự phát triển của bé, không nên quá phụ thuộc vào nó.Số lượng thai nhi một lần mang thai: Cân nặng của thai nhi cũng phụ thuộc vào số lượng thai mà người mẹ đang mang. Những người mẹ mang thai đôi hay thai ba, các bé sẽ có cân nặng và chiều dài nhẹ hơn so với những bé là thai duy nhất.

Mẹ bầu nên làm gì để quá trình phát triển thai nhi ổn định

*

Để quá trình phát triển của bé luôn ổn định và đảm bảo được các tiêu chuẩn theo bảng cân nặng thai nhi chuẩn. Suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu.

Xem thêm: Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Trang 54 Tập 1, Luyện Từ Và Câu

Thường xuyên luyện tập các bài tập nhẹ phù hợp từng thời kỳ mang thai để đảm bảo tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Đồng thời giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Thường xuyên thăm khám thai, siêu âm tại các cơ sở y tế để theo dõi chi tiết quá trình phát triển, thay đổi của bé.

Xem thêm: Cách Root Xiaomi Redmi Note 4X Không Cần Máy Tính, Hướng Dẫn Cách Root Điện Thoại Xiaomi Redmi 4X

Trên đây là một số những thông tin về bảng cân nặng chuẩn thai nhi bệnh viện Từ Dũ mà các mẹ bầu có thể tham khảo để theo dõi sự phát triển của thai nhi mà lingocard.vn tìm hiểu và chia sẻ đến bạn đọc. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, mẹ bầu nên thường xuyên đến thăm khám tại bệnh viện để có kết quả về sự phát triển chính xác nhất của thai nhi.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính