Cách Làm Bài Toán Tính Nhanh Lớp 3 : Dạng Toán Tính Nhanh, Chuyên Đề Bài Tập Tính Nhanh

Nhằm giúp các bạn học sinh nắm được cách tính nhanh các giá trị của biểu thức, lingocard.vn xin giới thiệu đến các bạn tài liệu Cách giải bài Toán tính nhanh giá trị của biểu thức được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Đang xem: Cách làm bài toán tính nhanh lớp 3

Hướng dẫn học sinh lớp 4 tính nhanh giá trị của biểu thức bao gồm 4 dạng Tính nhanh giá trị biểu thức có kèm theo các ví dụ bài tập minh họa và đáp án chi tiết giúp các bạn học sinh làm quen với những dạng này tự luyện tập nhằm củng cố và nâng cao kiến thức dạng này cho các kỳ thi học sinh giỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

Cách giải bài Toán tính nhanh giá trị của biểu thức

Dạng 1: Nhóm các số hạng trong biểu thức thành từng nhóm có tổng (hoặc hiệu) là các số tròn chục , tròn trăm, tròn nghìn,….rồi cộng (trừ) các kết quả lại.

Xem thêm: cách tính bát tự hà lạc

Ví dụ: Tính nhanh:

VD1: 349 + 602 + 651 + 398

= (346 + 651 ) + (602 + 398)

= 1000 + 1000

= 2000

VD2: 3145 – 246 + 2347 – 145 + 4246 – 347

= (3145 – 145) + (4246 – 246) + (2347 – 347)

= 3000 + 4000 + 2000

= 7000 + 2000

= 9000

* Bài tập tương tự:

a) 815 – 23 – 77 + 185

b) 3145 + 2496 + 5347 + 7504 + 4653

c) 1 + 3 + 5 + 7 + 9+ 11 + 13 + 15 + 17 + 19

d) 52 – 42 + 37 + 28 – 38 + 63

Dạng 2: Vận dụng tính chất: một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu, một tổng chia cho một số….

Khi hướng dẫn học sinh làm dạng bài tập này, giáo viên cần giúp học sinh nắm được các kiến thức về : một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu, một tổng chia cho một số….

Xem thêm: Phần Mềm Tính Tiền Cafe Bằng Excel, Mẫu File Excel Quản Lý Quán Cà Phê,

+ Một số nhân với một tổng: a x (b + c) = a x b + a x c

a x b + a x c = a x (b + c)

+ Một số nhân với một hiệu: a x (b – c) = a x b – a x c

a x b – a x c = a x (b – c)

+ Một tổng chia cho một số: (a + b + c) : d = a : d + b : d + c : d

a: d + b : d + c: d = (a + b + c) : d

Ví dụ: 19 x 82 + 18 x1 9 15 : 3 + 45 : 3 + 27 : 3

= 19 x ( 82 + 18) = (15 + 45 + 27) : 3

= 19 x 100 = 87 : 3

= 1900 = 29

– Với những biểu thức chưa có thừa số chung, Gv gợi ý để học sinh tìm ra thừa số chung bằng cách phân tích một số ra một tích hoặc từ một tích thành một số….

VD 1: 35 x 18 – 9 x 70 + 100

= 35 x 2 x 9 – 9 x 70 + 100

= 70 x 9 – 9 x 70 + 100

= 0 + 100

= 100

Trường hợp này giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh phân tích số 18 = 9 x 2 để làm bài

VD 2: 326 x 78 + 327 x 22

Biểu thức này chưa có thừa số chung, GV cần gợi ý để học sinh nhận thấy: 327 = 326 + 1. Từ đó học sinh sẽ tìm được thừa số chung là 326 và tính nhanh dễ dàng

326 x 78 + 327 x 22

= 326 x 78 + (326 + 1) x 22

= 326 x 78 + 326 x 22 + 1 x 22

= 326 x (78 + 22) + 22

= 326 x 100 + 22

= 32600 + 22

= 32622

VD3: 4 x 113 x 25 – 5 x 112 x 20

Với biểu thức này, GV cần gợi ý giúp học sinh nhận thấy được 4 x 25 = 100 và 5 x 20 = 100. Từ đó học sinh sẽ đặt được thừa số chung là 100 . Cụ thể:

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính