cách tính bát tự hà lạc

Home Kinh Nikaya Kinh A-hàm (Agama) Vinaya Reflection Dịch lý ứng dụng Lean System Phân tích & Thiết kế hệ thống Mobile Apps Lập trình Quản lý CNTT Phần mềm ứng dụng ERP CRM SCM Tản văn & Thơ About
On July 15, 2013April 9, 2019 By donsamaithehung In Lập trình, Phân tích & Thiết kế hệ thống

Thuật toán tổng quát, để tính Mai Hoa Dịch và Bát tự Hà Lạc. Có một số thông tin về Bảng Tiết Khí, Bảng Lục Thập Hoa Giáp (dùng để tính tuổi Can– Chi), Thể cách Hà Lạc có thể dễ dàng tìm được trên Internet…

Chuyển đổi Lịch Dương – Âm – Can Chi

Một số đặc điểm của Dương Lịch

Một năm có 12 tháng, tổng số ngày trong một năm hoặc là 365 hoặc là 366 ngày Tháng 1,3,5,7,8,10,12 có 31 ngày. Tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày. Tháng 2 có 28 ngày đối với năm bình thường, có 29 ngày đối với năm nhuận Năm nhuận là năm chia hết cho 4, cứ 4 năm thì có một năm nhuận

Một số đặc điểm của Âm Lịch

Năm bình thường, có 12 tháng, tổng số ngày trong năm sẽ là 353, 354 hoặc 355 ngày  Năm nhuận là năm có 13 tháng, trong đó có một tháng được lặp lại, gọi là tháng nhuận, năm nhuận thường có 383 hoặc 384 ngày. Tháng nhuận thường xảy ra trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 10. Ngoại trừ năm 2033, tháng nhuận là tháng 11. Số ngày trong một tháng là 29 (gọi là tháng thiếu), hoặc là 30 (tháng đủ). Quy luật 19 năm: Trong khoảng 19 năm thì có 7 năm nhuận. Các năm nhuận Âm lịch là những năm Dương lịch tương ứng, mà số dư của Năm Dương lịch khi chi cho 7, hoặc là: 0, 3, 6, 8, 11, 14, 17.

Một số đặc điểm của Lịch Can-Chi

Năm Can – Chi tuận theo một chu kỳ là 60 năm, gọi là một vòng Giáp Tý (Lục thập hoa giáp). Tháng Can – Chi: Chi được tính như sau: Tháng 1: Dần, 2: Mão, 3: Thìn, 4: Tỵ, 5: Ngọ, 6: Mùi, 7: Thân, 8: Dậu, 9: Tuất, 10: Hợi, 11: Tý, 12: Sửu (Số tháng được tính theo Âm lịch). Can của tháng phụ thuộc vào Can của Năm. Can của Năm là Giáp – Kỷ, thì tháng 1 sẽ là tháng Bính Dần. Tương tự: Ất, Canh, tháng 1: Mậu Dần. Bính, Tân, tháng 1: Canh Dần. Đinh, Nhâm, tháng 1: Nhâm Dần. Mậu, Quý, tháng 1: Giáp Dần. Ngày Can – Chi cũng đi theo chu kỳ 60 ngày, vì vậy chỉ cần chọn một ngày làm gốc thì có thể tính được các ngày còn lại (Dựa vào từng cặp kết hợp Can-Chi, như mô tả ở phần 2, và thứ tự của nó). Giờ Can – Chi: 23-0 giờ: giờ Tý, 1-2 giờ: Sửu, 3-4 giờ: Dần, 5-6 giờ: Mão, 7-8 giờ: Thìn, 9-10 giờ: Tỵ, 11-12 giờ: Ngọ, 13-14 giờ: Mùi, 15-16 giờ: Thân, 17-18 giờ: Dậu, 19-20 giờ: Tuất, 21-22 giờ: Hợi. Can của giờ phụ thuộc vào Can của Ngày. Can Ngày: Giáp-Kỷ, giờ khởi ngày: Giáp Tý. Tương tự: Ất-Canh: Bính Tý. Bính-Tân: Mậu Tý. Đinh-Nhâm: Canh Tý. Mậu-Quý: Nhâm Tý.

Có một số yêu cầu khác, nếu xuất hiện thì Lịch Can Chi sẽ có một số thay đổi nhỏ. Ví dụ liên quan đến vấn đề Tiết Khí. Ví dụ: Tiết Lập Xuân, thường bắt đầu vào ngày 4/2 hoặc 5/2 Dương lịch vì thế, tùy theo từng năm mà tháng Can Chi (Nếu theo Tiết Khí) sẽ có sự thay đổi.

Đang xem: Cách tính bát tự hà lạc

Chuyển đổi Dương Lịch sang Lịch Can Chi (dạng đơn giản, giới hạn theo khoảng thời gian)

Lấy một ngày làm gốc Tính tổng số ngày từ ngày gốc đến ngày cần tính -> tính được năm Âm Lịch cần tính. Đếm tổng số năm nhuận và tổng số tháng nhuận trong khoảng này Lấy tổng số ngày này chia hết cho 29,53845… để tính tổng số tháng từ ngày gốc đến ngày cần tính

Array Thang-Ngay <1..1000> = <29,30,29,30,30,…>; // Kể cả các tháng nhuận

Array Nam-Nhuan <1..100> = <1903,…>

Array Thang-Nhuan <1..100> = <3, 5, 4, 7…>;

Ở ngày gốc, lấy: dd, mm, yy.

For I := 1 to Tổng số ngày do

Begin

if dd < (So ngày <29, 30> của tháng trong Array) thì dd := dd + 1

else

begin

dd := 1;

if mm < 12 then

begin

if mm (không phải là tháng nhuận – Hàm kiểm tra tháng nhuận) then

mm = mm + 1;

end

else

begin

mm := 1;

yy := yy + 1;

end

end

end

Tính Mai Hoa Dịch

Cách tính quẻ Mai hoa (Âm lịch)

Quẻ thượng

Lấy tổng số: Ngày + Tháng + Năm Sau đó chia cho 8, lấy dư: 1: Càn, 2: Trạch,…

Quẻ hạ

Lấy tổng số: Giờ +Ngày+Tháng+Năm Sau đó chia cho 8 lấy dư: 1: Càn, 2: Trạch,…0 là Khôn.

Hào biến:

Lấy tổng số : Giờ + Ngày + Tháng + Năm Sau đó chia cho 6 lấy dư: 1: Hào 1 động,…0 thì hào trên cùng động Giờ: Tý: 1, Sửu: 2,…, Hợi: 12. Ngày: 1: 1, 2 : 2,…30: 30 Tháng: 1: 1, hai: 2, …, mười hai: 12 Năm: Tý: 1, Sửu: 2,…, Hợi: 12

Cách tính quẻ Mai hoa (Dương lịch)

Tương tự cách tính âm lịch, chỉ có khác:

Giờ: lấy từ 0..23 Ngày : 1..31, tùy theo từng tháng Tháng: lấy theo số của tháng Năm lấy theo số dư của năm chia cho 12 (0..11) Tính Bát Tự Hà lạc An Giờ, Ngày, tháng, năm theo CAN-CHI (chú ý: Năm sinh, tháng sinh theo Bát tự là theo tiết khí, năm bắt đầu, khi có  tiết Lập Xuân). Tháng 1 (Dần): Lập xuân Tháng 2 (Sửu): Kinh trập … Tháng 12 (Hợi): Tiểu hàn Lấy số Hà lạc của Can-Chi Trị số của Can: Mậu: 1; Ất, Quý: 2; Canh: 3; Tân: 4; Nhâm, Giáp: 6; Đinh: 7; Bính: 8; Kỷ: 9. Trị số của Chi: Hợi, Tý: 1-6; Tỵ, Ngọ: 2-7 Dần, Mão: 3-8 Thân, Dậu: 4-9 Thìn, Tuất, Sửu, Mùi: 5-10 Âm Nam – Dương Nữ   Đàn ông mà Can và Chi của năm là Dương, Đàn bà Can và Chi của năm là Âm -> Dương-Nam, Âm Nữ  Ngược lại Đàn ông mà Âm : Âm Nam và… thì: Dương Nữ Dương Nam, Âm Nữ thì Dương trên Âm dưới và ngược lại. Tính tổng số Dương và Tổng số Âm.

Xem thêm: Giấy A4 Excel Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất, Giấy Excel A4 70Gsm

Tính Số Dương – Số Âm. TSoD > 25 thì trừ đi 25. Ex: 29 – 25 = 4; 51 – 25 = 26. (Chỉ bớt 1 lần) TsoA > 30 thì trừ đi 30. Ex: 38-30=8; 42-30 = 12 (1 lần) (Số sai biệt: SB) SB Dương hay Âm từ 10 trở lên: bớt hàng chục: Ex: 26 – 20 = 6; 12-10 = 2. SB là bội số của 10: lấy chữ số hàng chục: Ex: 20 lấy 2; 40 lấy 4. TsoD <= 25: bớt hàng chục: 25 – 20 = 5; 19 -10 =9. TsoA = 30: giữ lại: 3. TsoA < 30: bớt hàng chục đi: 28 – 20 = 8. Quá trình tính toán Số Dương, Số Âm cứ tiếp tục cho đến khi đạt được (1..9). Lấy Quẻ Dịch theo Số Dương, Số Âm. 1: Khảm 2: Khôn 3: Chấn 4: Tốn 6: Kiền 7: Đoài 8: Sơn 9: Hỏa

Chú ý: Trong trường hợp tính được số 5.

Sanh vào Thượng Nguyên:  Nam: Cấn; Nữ: Khôn  Sinh vào Hạ Nguyên: Nam: Ly; Nữ: Đoài Sinh vào Trung Nguyên: Dương Nam, Âm Nữ: Cấn; Dương Nữ, Âm Nam: Khôn. Thượng Nguyên: 1864-1923, 2044- 2103. Trung Nguyên: 1924-1983 Hạ Nguyên: 1984-2043. Tìm Hóa Công Sinh sau Đông Chí, trước Xuân Phân: HC: Khảm Sau Xuân Phân trước Hạ Chí: HC: Chấn Sau Hạ Chí trước Thu Phân: HC: Ly Sau Thu Phân trước Đông Chí: HC: Đoài. Tìm TKN (Theo Can) và ĐNK (Theo Chi) Giáp, Nhâm, Tuất Hợi, thuộc Kiền là Thiên Ất, Quý, Mùi, Thân: Khôn Bính Sửu Dần: Cấn Đinh, Dậu: Đoài Mậu, Tý: Khảm Kỷ, Ngọ: Ly Canh, Mão: Chấn Tân, Tỵ: Tốn. Cách tính Nguyên Đường

Nếu Sinh vào giờ Dương thì đếm Số hào Dương. Nếu sinh vào giờ Âm thì đếm số hào Âm. Nếu sinh giờ Dương thì đếm giờ Tý cũng từ Hào Dương và từ dưới lên. Nếu sinh giờ Âm thì đếm từ giờ Ngọ, cũng từ Hào Âm và từ dưới lên.

Xem thêm: Bài Văn Nghị Luận Về Lòng Tự Trọng Trong Cuộc Sống, Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Tự Trọng Lớp 9 Hay Nhất

Trong trường hợp Quẻ có 1, 2, 3 hào Dương, hoặc Âm, thì mỗi Hào của mình được đếm 2 lần (nhưng đếm dần lên chứ một hào không đếm liên tiếp). Đến giờ Sanh ở hào nào thì đặc Nguyên Đường ở đó. Trong trường hợp quẻ có 4, 5 hào Dương hoặc Âm thì mỗi Hào chỉ Được đếm 1 lần.

Chú ý: Cách tính Nguyên Đường cho Thuần Càn và Thuần Khôn.

+ Quẻ Kiền

Nam (không luận ĐC-HC):  sinh giờ Dương, đến từ hào 1 lên (Tý, Sửu…), nếu sinh giờ Âm, đếm từ hào 4 lên (Ngọ, Mùi,…) Nữ: (Có luận ĐC-HC): Sinh giờ Dương, sau ĐC, trước HC (đếm từ trên xuống từ hào 6: Tý, Sửu,…) Sinh giờ Âm, sau ĐC, trước HC, đếm từ hào 3 xuống (Ngọ, Mùi,…) Sinh giờ Dương, sau HC, trước ĐC, đếm từ hào 1 lên, Tý, Ngọ, chỉ đến hào 3 mà thôi. Sinh giờ Âm, sau HC, trước ĐC, đếm từ hào 4 lên (Ngọ, Mùi)

+ Quẻ Thuần Khôn

Nữ: (không luận ĐC-HC): Sinh giờ Dương, đếm từ hào 1 lên(Tý, Sửu) Sinh giờ Âm, đếm từ hào 4 lên (Ngọ, Mùi). Nam: (luận DC-HC): Sinh giờ Dương, sau HC, trước ĐC, đếm từ hào 6 xuống (Tí, Sửu) Sinh giờ Âm, sau HC, trước ĐC, đếm từ hào 3 xuông (Ngọ, Mùi…) Sinh giờ Dương, sau ĐC, trước HC, đếm từ hào 1 lên (Tý, Sửu…) Sinh giờ Âm, sau ĐC, trước HC, đếm từ hào 4 lên (Ngọ, Mùi,…)

Mai Thế Hùng

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính