Diện Tích Hình Bình Hành Lớp 4 Trang 104, Bài 1, 2, 3 Trang 104 Sgk Toán 4

Giải bài tập trang 104, 105 SGK Toán 4: Luyện tập diện tích hình bình hành là tài liệu tham khảo với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 4, các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Toán.

Đang xem: Diện tích hình bình hành lớp 4 trang 104

Giải bài tập trang 102, 103, 104 SGK Toán 4: Hình bình hành – Diện tích hình bình hành

Công thức tính chu vi hình bình hành, diện tích hình bình hành

Hướng dẫn giải tiết LUYỆN TẬP (bài 1, 2, 3, 4 SGK Toán lớp 4 trang 104, 105)

Giải Toán lớp 4 Bài 1 trang 104 SGK Toán 4 tập 2

Hãy nêu tên các cặp cạnh đối diện trong: hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK, hình tứ giác MNPQ.

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ các hình đã cho để tìm các cặp cạnh đối diện có trong mỗi hình vẽ đã cho.

Đáp án:

Hình chữ nhật ABCD có:

Cạnh AB đối diện với cạnh DC Cạnh AD đối diện cạnh BC

Hình bình hành EGHK có

Cạnh EK đối diện với cạnh GH Cạnh EG đối diện với cạnh KH

Hình tứ giác MNPQ có

Cạnh MQ đối diện với cạnh NP Cạnh MN đối diện với cạnh QP

Giải Toán lớp 4 Bài 2 trang 105 SGK Toán 4 tập 2

Viết vào ô trống theo mẫu:

Độ dài đáy

7cm

14cm

23cm

Chiều cao

16cm

13cm

16cm

Diện tích hình bình hành

7 × 16 = 112 (cm2)

 

 

Phương pháp giải:

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

S = a × h

(S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành).

Xem thêm: Bài Tập Trắc Nghiệm Vận Dụng Cao Phương Trình Mũ Vận Dụng Cao Mũ

Đáp án:

Độ dài đáy 7cm 14cm 23cm
Chiều cao 13cm 13cm 16cm
Diện tích hình bình hành 7 × 16 = 112 (cm2) 14 × 13 = 182 (cm2) 23 × 16 = 368 (cm2)

Giải Toán lớp 4 Bài 3 trang 105 SGK Toán 4 tập 2

Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b

Công thức tính chu vi P của hình bình hành là:

P = (a+ b) × 2 (a và b cùng một đơn vị đo)

Áp dụng công thức trên để tính chu vi hình bình hành, biết:

a) a = 8cm; b = 3cm

b) a = 10dm; b = 5dm

Phương pháp giải:

Thay chữ bằng số vào biểu thức P = (a + b) × 2 rồi tính giá trị biểu thức đó.

Đáp án:

a) Với a = 8cm; b = 3cm thì chu vi hình bình hành là:

P = (8 + 3) × 2 = 22 (cm)

b) Với a = 10dm; b = 5dm thì chu vi của hình bình hành là:

P = (10 + 5) × 2 = 30 (dm)

Giải Toán lớp 4 Bài 4 trang 105 SGK Toán 4 tập 2

Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều cao là 25dm. Tính diện tích của miếng đất đó?

Phương pháp giải:

Áp dụng cách tính diện tích hình bình hành:

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

Đáp án:

Diện tích của mảnh đất là:

40 × 25 = 1000 (dm2)

Đáp số: 1000dm2

Giải bài tập trang 104, 105 SGK Toán 4: Luyện tập diện tích hình bình hành bao gồm lời giải chi tiết các phần và các bài luyện tập cho các em học sinh tham khảo, luyện tập giải dạng Toán về hình học, tính diện tích hình bình hành biết chiều cao và độ dài đáy, tính chu vi hình bình hành, chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì 2 lớp 4. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán lớp 4 hơn mà không cần sách giải.

Xem thêm: Cách Tính Thâm Niên Công Tác Bằng Excel Mới Nhất 2020, Cách Tính Thâm Niên Công Tác Trên Bảng Tính Excel

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm Giải Vở bài tập Toán 4: Diện tích hình bình hành hay đề thi học kì 1 lớp 4 và đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa, Tin học theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được lingocard.vn sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích