Tìm Hiểu Diện Tích Trồng Chè Ở Việt Nam, Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Ngành Chè

Chè đã và đang là mặt hàng xuất khẩu mang lại nhiều hiệu quả đối với nền kinh tế Việt Nam. Chè không những là thức uống, dược liệu cần thiết cho cuộc sống của con người mà còn góp phần mang lại cuộc sống ấm no cho rất nhiều hộ gia đình. Chính vì thế, diện tích trồng chè ở Việt Nam năm 2020 được mở rộng đáng kể. Nhiều vùng chè đã làm nên thương hiệu nức tiếng gần xa.Trong bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về loại cây lâu năm này nhé.

Đang xem: Diện tích trồng chè ở việt nam

*

chất lượng và giá trị sản phẩm chè không ngừng nâng cao tại Thái Nguyên

Sở NN và PTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết, đến hết năm 2020 diện tích chè trên địa bàn ước đạt 22.500 ha, năng suất chè búp tươi đạt hơn 119 tạ/ha, sản lượng 239 nghìn tấn theo báo nhân dân

Tổng Quan Về Cây Chè

MỤC LỤC

Tổng Quan Về Cây ChèTình hình sản xuất chè ở Việt Nam năm 2020Các Vùng Sản Xuất Chè Chủ Yếu Ở Việt Nam

Cây chè hay được gọi với tên khoa học là “Camellia sinensis”. Người ta sử dụng lá và chồi để chế biến ra thành thức uống chè – trà nổi tiếng. Ở Việt Nam chè là một trong những cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao. Cây chè ưa khí hậu mát mẻ, vì thế rất thích hợp khi phát triển trên những vùng trung du và miền núi. Hiện nay có 3 giống chè chủ yếu là: giống Trà Trung Quốc lá nhỏ và lá to, Giống Việt Nam và Giống Ấn Độ. Ở Việt Nam có các Các vùng chè nổi tiếng như:

Vùng chè Thượng du miền núi phía Bắc: cây chè được trồng ở các tỉnh như Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn,Vùng chè Trung du: Chè được trồng ở một số địa phương các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang.Vùng chè Khu 4 cũ: Chè được trồng ở một số huyện của các tỉnh như: Hậu Lộc, Đông Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia và một số huyện của tỉnh Hà Tĩnh như: Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà, Anh Sơn.Vùng chè Thái Nguyên: chè được canh tác chủ yếu ở các địa phương Tân Cương, La Bằng, Trại CàiVùng chè Cao nguyên Lâm Đồng

Từ những vùng chè trên đã sản sinh ra nhiều sản phẩm chè chất lượng, đưa Việt Nam góp mặt trong bảng vàng quốc gia xuất khẩu chè hàng đầu thế giới.

Đặc điểm của cây chè

Về mặt sinh vật học, chè gồm 1 thân chính và nhiều cành toả ra tạo nên khung tán của cây . Thân chè gồm 3 loại: thân gỗ, thân bán gỗ, thân bụi. Trên cành chứa nhiều đốt. Cành chè được hình thành từ các loại mầm sinh dưỡng. Nếu số lượng cành cân xứng, phù hợp với khung tán, không quá nhiều, cũng không quá ít sẽ thu được sản lượng chè cao.

Trên mỗi nách lá phát triển 2 hoặc nhiều hơn 2 mầm sinh thực.

Búp chè là bộ phận đặc biệt nhất của cây chè. Bởi nó được sản sinh từ các mầm sinh dưỡng bao gồm 1 tôm và 2 đến 3 lá non. Kích cỡ của búp không giống nhau. Tuỳ vào thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu, giống, kỹ thuật canh tác, lượng phân bón.

*

Người Nông dân đang thu hoạch chè bằng máy, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Giá trị của cây chè

Đã từ xa xưa chè là nước uống gắn liền với đời sống của tổ tiên, cha ông ta. Trong các dịp đặc biệt, chè phát huy công dụng của mình rất đáng kể. Trong xã hội hiện đại ngày nay, chè không hề mất đi sự riêng biệt, độc đáo của mình mà vẫn hiên ngang cạnh tranh với các loại nước giải khát khác. Giờ đây, con người lại càng thêm trân quý và tìm về với thứ thức uống thiên nhiên lành mạnh này. Bởi quá nhiều những mối nguy hại đến từ những loại thực phẩm phi tự nhiên đe doạ đến sức khoẻ con người.

Không những thế chè còn là dược liệu quý, chữa trị khá nhiều căn bệnh. Ví như: chống xơ vữa động mạch, phục hồi não bộ,phòng chống ung thư, chống lão hoá, tiêu chảy, tả lỵ Từ những giá trị to lớn đó mà chè xứng đáng là loại thực phẩm không thể thiếu của mọi gia đình Việt nói riêng và nhiều nước trên thế giới nói chung.

Chưa hết, loại cây công nghiệp lâu năm này còn mang lại tiềm năng kinh tế đáng kinh ngạc. Chè góp mình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống rửa trôi xói mòn ở những miền núi. Chè cũng đã từng giúp nhiều hộ gia đình trung du vượt qua cái đói cái nghèo. Biết bao nhiêu nhiêu con người ở vùng đồi núi xa xôi đã bám víu lấy cây chè làm kế sinh nhai. Và nhiều người đã tận dụng và phát huy sản vật quý hiếm này thành sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trong nước. Đồng thời là mặt hàng nông sản xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam.

Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam năm 2020

Diện tích

Cây chè đã có mặt ở nước ta từ rất lâu đời nhưng vẫn sự mở rộng sản xuất bắt đầu khi áp dụng các biện pháp thâm canh hiệu quá.Cho đến nay cả nước có hơn 130.000 hecta đất trồng chè. Cây chè cứ thế phát triển và có mặt tại khắp 3 miền tổ quốc, theo đó:

Vùng chè Tây Bắc: các tỉnh có diện tích trồng nhiều nhất vùng là Sơn La và Lai Châu. Lần lượt 1900ha và 590 ha. Trong đó đa phần đất trồng giống chè Shan TuyếtVùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn: Tuyên Quang là tỉnh dẫn đầu trong việc trồng chè chiếm tới 91.6%Vùng chè Trung Du – Bắc Bộ: Điển hình là tỉnh Thái Nguyên với diện tích đứng thứ hai cả nước 18.000ha.Vùng chè miền Trung: Có tổng diện tích trên 5000 ha. Chủ yếu tập trung tại các tỉnh Quảng Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh HoáVùng chè Tây Nguyên: Chè phát triển mạnh ở tỉnh Lâm Đồng, gần 23.9 nghìn ha, chiếm 19 % tổng diện tích chè cả nước.

Xem thêm: Cách Phòng Tránh Virus Máy Tính Là Gì Cách Phòng Ngừa, Virus (Máy Tính)

Năng suất – Sản lượng

Trong suốt những năm qua, ngành chè nước ta không chỉ gia tăng diện tích canh tác mà năng sản thu về cũng đạt kết quả đáng kể. Cả nước có hơn 500 cơ sở sản xuất và cung ứng các sản phẩm từ chè . Trong đó, các vùng trọng điểm cho chuyên canh, chế biến chè đạt sản lượng và chất lượng cao phải kể đến như

Vùng chè Tân Cương – Thái NguyênVùng chè Mộc Châu – Sơn LaVùng chè Bảo Lộc – Lâm Đồng

Giá trị kinh tế mà các vùng chè mang lại là vô cùng to lớn, công suất hằng đạt tới 500.000 nghìn tấn chè khô. Tỉnh Thái Nguyên luôn dẫn đầu cả nước về sản lượng chè thu hoạch. Năng suất bình quân búp chè tươi chạm mốc 100 tạ, với sản lượng 200.000 tấn. Bên cạnh đó Mộc Châu, Sơn La cũng thu về con số khả quan khoảng 9-11 tấn hằng năm. Riêng Lâm Đồng, với điều kiện khí hậu ưu đãi Lâm Đồng kết hợp đầu tư đúng cách đã đạt gần 172 nghìn tấn chè búp tươi trong đó có gần 10.000 tấn phục vụ thị trường ngoài nước.

Nhìn chúng, kể từ khi nước ta đề ra những chính sách thấu đáo trong việc phục hồi và nâng cấp các vùng chè đã mang lại tín hiệu vui cho ngành chè nói riêng, nền nông nghiệp nói chung. Việt Nam hiện đứng thứ 7 trong tổng số các nước sản xuất chè hàng đầu trên thế giới. Rất nhiều những sản phẩm từ chè thu hút sự quan tâm, tin chọn của thị trường ngoại quốc. Ví như chè sao lăn, chè Ô Long, Chè Đinh chè xanh, chè Hương, chè Thảo dược… Từ đây đời sống của người nông dân vùng trung du khấm khá hơn.

Các Vùng Sản Xuất Chè Chủ Yếu Ở Việt Nam

Vùng chè Thái Nguyên

Không hổ danh là “đệ nhất danh trà” Thái Nguyên hiện có diện tích trồng chè dẫn đầu cả nước. Những sản phẩm từ cây chè đã đưa thương hiệu Thái Nguyên lan toả rộng khắp. Không chỉ trong nước và còn trên thế giới. Để có được chỗ đứng như ngày hôm nay, những con người Thái Nguyên đã không ngừng nỗ lực, tìm tòi, học hỏi. Biến vùng đất núi non thành những mảnh hái ra vàng.

Đặc biệt nhất ở Thái Nguyên là vùng chè Tân Cương. Vùng đất chè nổi tiếng chinh phục mọi tín đồ đam mê chè, kể cả thị trường khắt khe, khó tính nhất. Mức giá để sở hữu một búp chè sao thô lên đến 500.000 đồng. Khi thưởng thức đặc sản chè Tân Cương – Thái Nguyên, người ta hoàn toàn bị chinh phục bởi hương vị độc đáo không lẫn vào đâu được Tham khảo bảng giá chè tân cương đặc sản Thái Nguyên https://lingocard.vn/bang-gia-tra-thai-nguyen/

*

Chè Tân Cương vẫn được nhiều người lựa chọn

Càng không có gì quá khó hiểu, bởi muốn có được thành công đó. Biết bao con người nơi đây đã rất cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Từ nguyên liệu, cách chăm bón, thu hái, chế biến, sản xuất,..đều phải tuân thủ quy trình khép kín nghiêm ngặt. Từ sản xuất truyền thống chuyển sang phương thức canh tác hữu cơ. Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại hoá chất dù ở công đoạn nào. Chính vì thế, mà người ta tìm đến chè Thái Nguyên với tất cả sự tin yêu an toàn nhất.

Vùng chè Shan Tuyết – Yên Bái

Nhắc đến Yên Bái người ta sẽ nhớ ngay đến chè Shan Tuyết Suối Giàng. Nơi đây tập hợp những cây chè có tuổi đời lâu nhất trên thế giới, có cây đến 300 tuổi. Trong tổng diện tích trồng chè ở Việt Nam, chè Shan Tuyết chiếm 30%. Với đặc trưng thổ nhưỡng vùng núi cao đã mang lại cho chè Shan Tuyết mùi vị rất đặc trưng. Mọi người hay bông đùa với nhau rằng “chè Shan Tuyết thơm ngon hơn người yêu cũ”.

Nhận thấy tiềm lực kinh tế của cây công nghiệp lâu năm này, mà người dân nơi đây chú trọng phát triển canh tác hơn. Nhiều cơ sở sản xuất chè được thành lập, đầu tư vật tư kỹ thuật cao hơn. Tạo công ăn việc làm cho người dân ở vùng núi cao này. Nhờ đó đời sống đồng bào dần cải thiện, ấm no. Chè Shan Tuyết đã và đang góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương. Những sản phẩm chè Shan Tuyết chất lượng cao không chỉ thu hút thị trường nội địa mà tự tin cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vùng chè Tuyên Quang

Góp mặt trong bảng vàng những vùng chè nổi tiếng ở Việt Nam, chè Tuyên Quang đã tạo ra nhiều sản phẩm chè ngon nức tiếng, đem lại kinh tế cao. Hằng Năm doanh thu từ chè ở Tuyên Quang đạt trên 315 tỷ đồng. Để có được con số ấn tượng đó tỉnh đã rất tập trung nguồn lực, thúc đẩy các cơ sở sản xuất. Nhằm nâng cao năng suất của cây chè. Nếu như trước đây, ở Tuyên Quang chỉ chủ yếu trồng chè theo hộ gia đình. Thì giờ đây họ đã kết hợp thành chuỗi liên kết với nhau biến cây chè trở thành sản phẩm du lịch nổi trội.

*

vùng chè tuyên quang cũng đang phát triển rất tốt trong những năm gần đây

Hàng loạt các sản phẩm chè đen, chè khô, chè bát tiên tại Tuyên Quang sẽ khiến bạn say mê tự lúc nào. Mùi hương thơm thoang thoảng của chè cứ vươn mãi đâu đây. Tương lai chè Tuyên Quang sẽ còn tiến xa hơn nữa. Sự tinh khiết của chè xứ này sẽ đánh gục mọi yêu cầu khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.

Xem thêm: Cách Giới Hạn Vùng Làm Việc Trong Excel : Cực Đơn Giản, Cách Giới Hạn Vùng Làm Việc Trong Excel

Có thể thấy, diện tích trồng chè ở Việt Nam năm 2020 đã mở rộng đáng kể so với trước đây mang lại năng suất cao hơn. Điều đó mở ra một tương lai tràn đầy hy vọng cho ngành chè Việt Nam. Các sản phẩm từ chè Việt Nam nói chung, chè Thái Nguyên nói riêng không chỉ đủ sức cứng ứng thị trường tiêu thụ nội địa mà hoàn toàn có thể tiến sâu hơn trên bản đồ thị trường chè thế giới.

Tham khảo thêm thông tin từ Bộ Nông Nghiệp Việt Nam

http://vufo.org.vn/San-xuat-va-tieu-thu-che-Viet-Nam-40-3558.htmlhttps://www.mard.gov.vn/Pages/thuc-day-phat-trien-san-xuat-che-ben-vung.aspx

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích