Cách Tính Thiên Can Địa Chi, Ngũ Hành Hợp Xung Và Ảnh Hưởng Tới Bản Mệnh

Những điều bạn có thể chưa biết biết về thiên can và địa chi

Thiên can là từ ngữ chuyên ngành hay được nhắc tới trong phong thủy. Nhìn chung, chỉ có những ai chuyên tìm hiểu phong thủy mới biết tới thuật ngữ này. Vậy thiên can là gì ? Địa chi là gì ? Nguồn gốc và ý nghĩa của chúng ra sao ? Hãy cùng Abc Land tìm hiểu chi tiết về thiên can qua bài viết dưới đây nhé.

Đang xem: Cách tính thiên can địa chi

Định nghĩa thiên can là gì

Trong phong thủy, người ta thường hay nhắc tới cụm từ thiên can và địa chi. Vậy thiên can là gì ? Địa chi là gì ? Thiên can và địa chi là hệ thống số đếm nổi bật và quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Chúng được sử dụng để tính toán lịch sử nghìn năm và ghi lại chuỗi các sự kiện theo thời gian. Nó có tổng cộng 10 thiên can và 12 địa chi.

Từ những dòng chữ được khai quật trên các bộ xương của triều đại nhà Thương (từ thế kỷ 17 trước Công nguyên tới năm 1046 trước Công nguyên). Thiên can đã được dùng để ghi lại ngày trong phong thủy. Giờ đây, nó không chỉ được áp dụng để đếm giờ, ngày, tháng và năm mà còn được sử dụng rất nhiều trong chiêm tinh học để bói toán.

Còn địa chi được phát minh ra để đếm thời gian theo năm, tháng và giờ. Chúng được sử dụng với 12 con giáp của Trung Quốc, như một quy tắc nghiêm ngặt. Địa chi luôn tương ứng với một cung hoàng đạo cố định.

*

Thiên can là gì

Bảng 10 thiên can được sử dụng trong thời Trung Quốc cổ đại

10 thiên can Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Qúy
Chữ cái Trung Quốc

Bảng 12 địa chi tương ứng với 12 con giáp

12 địa chi Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
Chữ cái Trung Quốc

Nguồn gốc của thiên can là gì

Ngay từ đầu những năm 2700 trước công nguyên, Hiên Viên Huỳnh Đế đã yêu cầu Đại Nhiễu tạo ra một hệ thống lịch năm. Vì vậy, Đại Nhiễu đã bắt đầu khám phá quy luật thay đổi giữa bầu trời và trái đất, cũng như sự thay đổi của bốn mùa. Sau đó, ông đã tạo ra 10 thiên can và 12 đại chi để hình thành nên thiên can địa chi. Đây là sự khởi đầu của bộ lịch gốc. Từ đó trở đi, cách tính thời gian này đã được lưu truyền qua hàng ngàn năm.

Ý nghĩa của thiên can là gì

Bốn trụ cột của cuộc sống hay Bát Tự trong tiếng Trung rất phổ biến và được sử dụng trong bói toán. Trong bốn cặp giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh và năm sinh của một người. Mỗi một cặp thời gian bao gồm 1 thiên can và 1 địa chi. Và theo cách tính toán này, thời gian chào đời của con người rất quan trọng. Bởi lẽ nó là điềm báo cho tương lai sau này của người đó.

Thiên can địa chi là gì

Các can kết hợp với các chi theo một trình tự nhất định để tạo thành một chu kỳ thiên can địa chi. Cách tính này được lặp đi lặp lại theo chu kỳ 60 năm tới vô tận.

Xem thêm: Bài Tập Công Thức Heron Tính Diện Tích Tam Giác Lớp 10, Các Công Thức Tính Diện Tích Tam Giác Cần Nhớ

Thiên can và địa chi được tính toán như thế nào

Mười biểu tượng hình thành nên thiên can được kết hợp với các địa chi liên quan. Và mỗi một can được ghép với một chi, tạo thành một “trụ cột”. Trong đó các thiên can hoạt động như thân cây chính và các địa chi tạo thành các nhánh cây.

Theo cách tính toán này, họ sẽ lấy một can từ thiên can làm số đầu tiên và lấy một chi từ địa chi làm số thứ hai. Từ đó hình thành nên hai số đếm “can – chi”. Cách tính như vậy sẽ tạo nên thiên can địa chi, một chu kỳ có bội số chung là 60.

Bảng tính thiên can địa chi theo năm

1 – 10 11 – 20 21 – 30 31 – 40 41 – 50 51 – 60
Giáp Tý Giáp Tuất Giáp Thân Giáp Ngọ Giáp Thìn Giáp Dần
Ất Sửu Ất Hợi Ất Dậu Ất Mùi Ất Tỵ Ất Mão
Bính Dần Bính Tý Bính Tuất Bính Thân Bính Ngọ Bính Thìn
Đinh Mão Đinh Sửu Đinh Hợi Đinh Dậu Đinh Mùi Đinh Tỵ
Mậu Thìn Mậu Dần Mậu Tý Mậu Tuất Mậu Thân Mậu Ngọ
Kỷ Tỵ Kỷ Mão Kỷ Sửu Kỷ Hợi Kỷ Dậu Kỷ Mùi
Canh Ngọ Canh Thìn Canh Dần Canh Tý Canh Tuất Canh Thân
Tân Mùi Tân Tỵ Tân Mão Tân Sửu Tân Hợi Tân Dậu
Nhâm Thân Nhâm Ngọ Nhâm Thìn Nhâm Dần Nhâm Tý Nhâm Tuất
Qúy Dậu Qúy Mùi Qúy Tỵ Qúy Mão Qúy Sửu Qúy Hợi

Bảng tính thiên can địa chi theo giờ

Giờ theo thiên can địa chi Giờ
Giờ Tý 23 giờ – 1 giờ
Giờ Sửu 1 giờ – 3 giờ
Giờ Dần 3 giờ – 5 giờ
Giờ Mão 5 giờ – 7 giờ
Giờ Thìn 7 giờ – 9 giờ
Giờ Tỵ 9 giờ – 11 giờ
Giờ Ngọ 11 giờ – 13 giờ
Giờ Mùi 13 giờ – 15 giờ
Giờ Thân 15 giờ – 17 giờ
Giờ Dậu 17 giờ – 19 giờ
Giờ Tuất 19 giờ – 21 giờ
Giờ Hợi 21 giờ – 23 giờ

Thiên can xung hợp là gì

Thiên can tương hợpGiáp (Dương mộc), Kỷ (Âm Thổ) hợp hóa ThổẤt (Âm mộc), Canh (Dương kim) hợp hóa KimBính (Dương hỏa), Nhâm (Dương thủy) hợp hóa ThủyMậu (Dương thổ) Quý (Âm Thủy) hợp hóa HỏaThiên can tương khắcGiáp, Ất Mộc khắc Mậu, Kỷ ThổBính, Đinh Hỏa khắc Canh, Tân, KimMậu, Kỷ Thổ khắc Nhâm, Quý ThủyCanh, Tân Kim khắc Giáp Ất MộcNhâm, Quý Thủy khắc Bính, Đinh HỏaThiên can tương xung

Giáp Canh tương xung, Ất Tân tương xung, Nhâm Bính tương xung, Quý Đinh tương xung, Mậu Kỷ Thổ ở giữa, do đó không xung.

Canh thuộc Dương Kim (phía Tây), Giáp thuộc Dương Mộc (phía Đông). Kim và Mộc tương khắc, Dương và Dương đẩy nhau do cùng loại. Mặt khác, phương vị của cả hai trái ngược nên tương xung. Các thiên can còn lại có sự suy diễn về tương xung tương tự.

Thiên can tương sinh

Dương sinh Âm, Âm sinh Dương chính là ấn : Giáp Mộc sinh Bính Hỏa, Ất Mộc sinh Đinh Hỏa, Bính Hỏa sinh Mậu Thổ. Đinh Hỏa sinh Kỷ Thổ, Mậu Thổ sinh Canh Kim, Kỷ Thổ sinh Tân Kim. Canh Kim sinh Nhâm Thủy, Tân Kim sinh Quý Thủy, Nhâm Thủy sinh Giáp Mộc. Quý Thủy sinh Giáp Mộc, Quý Thủy sinh Ất Mộc.

Xem thêm: gõ dấu bị mất chữ trong excel

Dương sinh Dương, Âm sinh Âm là Thiên ấn: Giáp Mộc sinh Đinh Hỏa, Ất Mộc sinh Bính Hỏa. Bính Hỏa sinh Kỷ Thổ, Đinh Hỏa sinh Mậu Thổ, Mậu Thổ sinh Tân Kim. Kỷ Thổ sinh Canh Kim, Canh Kim sinh Quý Thủy, Tân Kim sinh Nhâm Thủy. Nhâm Thủy sinh Ất Mộc, Quý Thủy sinh Giáp Mộc

Tóm lại, thiên can và địa chi gắn liền với nhiều lĩnh vực văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Số học theo thiên can và địa chi rất quan trọng với chiêm tinh học bởi chúng có mối liên hệ chặt chẽ với Ngũ hành. Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc thiên can là gì? nguồn gốc của thiên can là gì ? ý nghĩa của thiên can là gì? và những vấn đề liên quan đến thiên can địa chi của bạn.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính