Cách Tính Phí Bảo Lãnh Ngân Hàng, Biểu Phí Bảo Lãnh

Bảo lãnh ngân hàng được xem là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng, thay vì vốn ngân hàng dựa vào uy tín và khả năng tài chính của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cho khách hàng.

Đang xem: Cách tính phí bảo lãnh ngân hàng

Theo Thông tư 07/2015/TT-NHNN bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.

Với ý nghĩa là một loại bảo lãnh đặc thù, bảo lãnh ngân hàng vừa mang tính chất của bảo lãnh nói chung và vừa có những đặc điểm để phân biệt với các loại bảo lãnh khác. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân các doanh nghiệp lựa chọn bảo lãnh ngân hàng cũng như phí bảo lãnh được tính như thế nào.

Về bản chất, bảo lãnh ngân hàng được hình thành từ những bất ổn trong giao dịch và sự không tin tưởng lẫn nhau giữa bên bán và bên mua. Khi hai bên giao dịch mong muốn đảm bảo quyền lợi của mình và ngăn cản các rủi ro thì bên thứ 3 cần thiết sẽ xuất hiện với vai trò bảo kê, đây là khái niệm cơ bản nhất khi nói về bảo lãnh ngân hàng.

Bảo lãnh ngân hàng củng cố niềm tin cho những giao dịch

Bảo lãnh ngân hàng thường được ví như tấm giấy thông hành cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh trả chậm, không những tạo thuận lợi cho kế hoạch của doanh nghiệp nhận bảo lãnh mà các đối tác kinh doanh cũng sẽ có cơ sở để tin tưởng lẫn nhau hơn.

Bảo lãnh đã trở thành loại dịch vụ kinh doanh có nhiều tác động tích cực trong việc thúc đẩy các giao dịch về vốn, các giao dịch kinh doanh không chỉ ở trong lĩnh vực tín dụng mà cả trong dự thầu, bảo đảm chất lượng sản phẩm, thực hiện hợp đồng, …

Ưu điểm bảo lãnh ngân hàng trong giao dịch tài chính.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tính Điểm Học Phần Cao Đẳng, Bỏ Túi Công Thức Tính Điểm Học Phần!

Giải đáp nhanh chóng và tư vấn miễn phí!!!

Đăng ký ngay

Các đối tượng được bảo lãnh ngân hàng

Các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp tại thị trường Việt Nam.Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo luật của các tổ chức tín dụng.Hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện được quy định tại điều 94 Bộ luật dân sự.Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu vào các dự án đầu tư tại thị trường Việt Nam.

Ý nghĩa bảo lãnh ngân hàng trong thời đại công nghiệp 4.0.

Nhiều đối tượng được tham gia bảo lãnh ngân hàng

Công thức tính phí bảo lãnh ngân hàng

Phí bảo lãnh ngân hàng được tính theo công thức sau:

Phí bảo lãnh = (Giá trị bảo lãnh + Mức phí bảo lãnh + Thời gian bảo lãnh)/360

Lưu ý:

Khách hàng tham gia bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng. Mức phí do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 2%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh. Trong trường hợp mức phí bảo lãnh tính theo tỷ lệ này thấp hơn 300.000 đồng thì tổ chức tín dụng/ ngân hàng được thu mức phí tối thiểu là 300.000 đồng.Khách hàng nếu chậm thanh toán phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng/ ngân hàng sẽ chịu lãi suất nợ quá hạn không quá 150% lãi suất các khoản vay được bảo lãnh trong trường hợp vay vốn hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn mà tổ chức tín dụng đó đang thực hiện đối với số phí trả chậm của các loại bảo lãnh khác kể từ ngày đến hạn thanh toán cho thời gian chậm thanh toán số phí này.

Mập mờ mức phí bảo lãnh ngân hàng, người thiệt là ai?

Các điểm cần lưu ý khi tham gia bảo lãnh ngân hàng

Không phải mọi hợp đồng bảo lãnh ngân hàng đều được diễn ra suôn sẻ khi có vấn đề phát sinh. Để hạn chế những rủi ro và tranh chấp không đáng có khi tham gia bảo lãnh ngân hàng các doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau:

Không được chủ quan

Chứng thư bảo lãnh thanh toán từ ngân hàng có giá trị đảm bảo rất lớn là nhiều doanh nghiệp thường tin tưởng một cách chủ quan và dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh. Khi nhận được thư bảo lãnh không được tin ngay mà cần kiểm tra chéo: xác định thư bảo lãnh không phải giả và người ký có đủ thẩm quyền.

Cần cẩn trọng thi tham gia bảo lãnh ngân hàng

Làm việc trực tiếp với ngân hàng

Doanh nghiệp cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng để nắm tình hình thực tế, nhất là hiện trạng của người ký hợp đồng thư bảo lãnh.

Xem thêm: Cách Sử Dụng Excel 2003 Để Tính Toán, Ms Excel 2003

Rõ ràng trong thời hạn bảo lãnh

Nhìn chung, bảo lãnh ngân hàng đóng vai trò khá quan trọng trong các giao dịch kinh doanh ngày nay. Tuy nhiên, để bảo lãnh ngân hàng phát huy đúng vai trò của mình và tránh những tranh chấp không đáng có thì các doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu kỹ càng và cẩn thận trong khi tham gia bảo lãnh.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính