Tham Khảo Cách Tính Ngày Cúng Thôi Nôi Đơn Giản Cho Bé Trai, Bé Gái

Thôi nôi là ngày cha mẹ bé phải chuẩn bị chu đáo một mâm cúng thôi nôi để cúng bái với cầu mong con luôn khỏe mạnh và bình an trong suốt cuộc đời. Và cách tính ngày cúng thôi nôi cũng vô cùng quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn ở bài viết này nhé. Giải thích ngắn gọn cụm từ “thôi nôi” có ý nghĩa là bỏ lại, dừng lại cái nôi, cái giường nhỏ mà bé để qua nằm ngủ cái giường lớn. Điều này cũng là dấu mốc quan trọng trọng cuộc đời bé, bởi vậy cho nên tiệc sinh nhật đầu tiên của bé (đánh dấu bé tròn 1 tuổi) hay còn gọi là cúng thôi nôi cho bé phải thật chu đáo để đánh dấu khoảnh khắc đặc biệt này. Bạn cũng cần phân biệt rõ được thôi nôi và đầy tháng nhé.

Đang xem: Cách tính ngày cúng thôi nôi

Nội dung bài viết

Cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé trai

Theo phong tục dân gian từ xưa đến nay, thì ông bà ta thường lại có cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé trai như sau: Đã tính ngày cúng là phải tính theo ngày âm, bé trai thì chúng thụt lùi lại 1 ngày so với ngày sinh thật của bé. Thí dụ: Bé Trai sinh ngày 28/2 âm lịch thì gia đình sẽ tính ngày thôi nôi là ngày 27/2 âm lịch nhé!

*

Cúng thôi nôi nên chọn ngày âm 

Cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé gái

Đầu tiên mình cũng theo phong tục từ xưa để lại là cách tính ngày cúng thôi nôi bé gái cũng theo âm lịch và thụt lùi lại 2 ngày so với ngày của bé. Nhắc đến mọi người cứ nhớ 1 câu: “Gái thì thụt 2, trai thì thụt 1”. Giả dụ bé sinh vào ngày 03/09 (theo âm lịch) năm nay thì lễ cúng thôi nôi của bé sẽ vào ngày 01/09 năm sau.

Và cách để tính ngày cúng lễ thôi nôi bé gái nếu trúng năm nhuận thì cũng tương tự bé trai. Vẫn được tính theo âm lịch.

Xem thêm: Cách Làm Giảm Dung Lượng File Excel 2013, 7 Cách Giảm Dung Lượng File Excel Cực Hiệu Quả

Lễ vật cần thiết để cúng thôi nôi gồm những gì?

Trong nghi lễ thôi nôi cho bé cần chuẩn bị 3 hoặc 4 mâm cúng thôi nôi chính (tùy gia đình): 1 mâm cúng cho 12 bà Mụ và Đức Ông, 1 mâm cúng ông Thần Tài – Thổ Địa, 1 mâm cúng thôi nôi ông táo ( nếu bạn thờ ông Táo), 1 mâm cúng gia tiên.

Xem thêm: Giải Bài Toán Bằng Cách Lập Phương Trình Chuyen Dong, Bài Toán Về Chuyển Động

Theo truyền thống của Việt Nam, một mâm cúng thôi nôi 12 bà Mụ và Đức Ông gồm có những lễ vật (thường sẽ có gà luộc) như sau:

1 Bình hoa Cát Tường (Bạn có thể dùng hoa Hồng, hoa Lay Ơn, hoa Đồng Tiền)1 Đĩa trái Cây (Ngũ quả: gồm 5 loại quả, ví dụ 1 đĩa gồm có Mãng Cầu, Thanh Long, Cam, Nho, Táo)13 ly đèn cầy nhỏ1 chén gạo1 chén muối1 bó nhang3 ly trà nhỏ (pha 1 bình trà để rót đều vào 3 ly)3 ly rượu nhỏ (nhưng bạn phải mua 1 chai rượu còn nguyên)3 ly nước nhỏ (nhưng bạn phải mua 1 chai nước suối còn nguyên)Bánh kẹo (13 phần)1 bộ giấy cúng (1 mâm hài, áo, giấy cúng mụ)Trầu têm cánh phượng (13 phần)Chè (1 chén chè lớn và 12 chén chè nhỏ)Xôi (1 đĩa xôi lớn và 12 đĩa xôi nhỏ cho bà mụ)Gà luộc (1 hoặc 2 con tất cả đều là gái trống)Heo quay sữa (1 hoặc 2 con)Bánh hỏi (1 đĩa)1 phần đồ chơi em bé (để em bé bốc dự đoán nghề nghiệp tương lai – nghi thức này thực hiện sau khi đã khấn xong bài cúng)

Tùy vào địa phương, vùng miền hay truyền thống thì mâm cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái sẽ có thể có sự khác nhau về lễ vật và số mâm cúng (cúng thổ địa, gia tiên, ông bà,…).

Có thể bạn quan tâm:

Một số bài Cúng khác
Nấu xôi chè cúng đầy tháng Cách cúng thôi nôi bé gái Cúng thôi nôi cho bé Xôi chè cúng thôi nôi Cúng đầy tháng bé gái Thủ tục cúng đầy tháng cho bé trai
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính