Cách Tính Công Suất Sử Dụng Giường Bệnh Như Thế Nào? Thông Tư Số 28/2014/Tt

Tác giả: Bộ Y tếChuyên ngành: Tổ chức, quản lý y tếNhà xuất bản:Bộ Y tếNăm xuất bản:2006Trạng thái:Chờ xét duyệtQuyền truy cập: Cộng đồng

THÔNG TIN VÀ QUẢN LÝ THÔNG TIN Y TẾ CÔNG CỘNG

Các Khái niệm cơ bản, vai trò, yêu cầu và dạng thức của thông tin trong quản lý y tế

Khái niệm thông tin y tế

Thông tin y tế có 2 nghĩa: Nghĩa thứ nhất: Thông tin y tế là truyền tin/ thông điệp về sức khỏe và công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe giữa các cơ quan/ cơ sở y tế, người bệnh, nhân dân, các cơ quan/ cơ sở khác v.v… với nhau. Nghĩa thứ hai: Thông tin y tế là những tin tức/ thông điệp, số liệu, chỉ tiêu/ chỉ số về sức khỏe, bệnh tật và công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe.

Đang xem: Cách tính công suất sử dụng giường bệnh

Khái niệm chỉ số y tế/sức khỏe

Chỉ số y tế /sức khỏe là “Số đo giúp đo lường và so sánh những sự thay đổi. Sự thay đổi có thể được thể hiện theo chiều hướng (tăng hay giảm), mức độ (ít hay nhiều) và phạm vi (rộng hay hẹp).” về lĩnh vực y tế/ sức khỏe. Như vậy chỉ số thường được hiểu là một số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai hay nhiều mức độ nào đó của một hiện tượng thuộc lĩnh vực y tế/ sức khỏe. Những số đo về y tế/ sức khỏe ở đây được hiểu bao gồm cả những số đo về một khía cạnh y tế nào đó có liên quan đến cộng đồng, liên quan đến nguy cơ sức khỏe, liên quan đến bản thân sức khỏe và liên quan đến phần phục vụ cho sức khỏe.

Khái niệm chỉ tiêu y tế/sức khỏe

Chỉ tiêu y tế/sức khỏe là “thước đo giá trị các mục tiêu, kết quả và hoạt động y tế x∙ hội ” (Theo TCYT thế giới) hoặc “Tiêu chí được biểu hiện bằng số “. Như vậy chỉ tiêu được biểu hiện bằng số về quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của các hiện tượng kinh tế – xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể.

Một số yêu cầu (đặc tính) của thông tin trong quản lý y tếTính sử dụng

Thông tin phải cần thiết và được sử dụng trong việc hoạch định chính sách y tế, xây dựng kế hoạch, quản lý, giám sát và lượng giá các hoạt động y tế v.v… Như vậy thông tin phải đầy đủ và toàn diện.

Tính chính xác, khách quan

Thông tin phản ánh một cách đúng đắn, trung thực bản chất, thực trạng của vấn đề sức khỏe/ y tế của địa phương. 

Thông tin không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của con người. Thông báo thông tin đúng sự thật không thêm bớt, làm sai lệch thông tin. Những người khác nhau khi sử dụng thông tin đều có nhận định tương tự như nhau. Thông tin thu được từ nhiều nguồn khác nhau nhưng vẫn cho kết quả về sức khỏe, bệnh tật giống nhau.

Tính nhạy

Thông tin phải nhạy cảm với sự thay đổi của đối tượng. Thông tin có thể đo lường được những thay đổi rất nhỏ của đối tượng hoặc với lượng rất ít thông tin nhưng vẫn đo lường được sự thay đổi của vấn đề.

Tính cập nhật

Thông tin của vấn đề sức khỏe xảy ra gần nhất với mốc thời gian sử dụng thông tin. Thông tin càng cập nhật càng có ý nghĩa trong quản lý, nhất là khi lập kế hoạch y tế. Ví dụ: Lập kế hoạch y tế năm 2004 cần phải có thông tin y tế năm 2003.

Tính đặc hiệu

Sự thay đổi của thông tin phản ánh sự thay đổi của đối tượng/vấn đề, chứ không phải do ảnh hưởng của các yếu tố khác. Ví dụ tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi thay đổi phản ánh sự thay đổi của mức sinh.

Tính thực thi và đơn giản

Việc thu thập thông tin dễ dàng và có thể tính được các chỉ số/ chỉ tiêu một cách đơn giản trong các điều kiện nguồn lực cho phép.

Tầm quan trọng của thông tin trong công tác quản lý y tế

Trong công tác quản lý y tế không thể thiếu thông tin nói chung và thông tin y tế nói riêng. Thông tin cần cho mọi giai đoạn trong quá trình quản lý cũng như từng chu trình quản lý. Không có thông tin sẽ không xác định được các vấn đề sức khỏe, lựa chọn ưu tiên, lập kế hoạch, theo dõi giám sát và đánh giá. 

Trong công tác quản lý thông tin cần khắc phục một số vấn đề theo “Luật Finagle”:

Thông tin đang có thì không phải là thông tin muốn có.

Thông tin muốn có không phải thông tin cần có.

Thông tin cần có thì không phải là thông tin chúng ta có thể thu thập được.

Thông tin có thể thu thập được thì đắt hơn khả năng có thể chi trả.

Thu thập, lưu trữ, trình bày thông tin là một trong các hoạt động quan trọng trong công tác quản lý thông tin y tế. Vấn đề cơ bản được nêu ra trong công tác quản lý thông tin là thông tin được thu thập và sử dụng như thế nào? trong phạm vi nào, vào thời điểm nào và do ai sử dụng?. 

Nếu ta cần thêm các thông tin để đưa ra quyết định thì những thông tin nào cần được khẳng định, dạng thông tin nào cần có, thông tin được sử dụng thực sự là gì? Thông tin có thể dưới một số dạng như: Số liệu định lượng về các sự việc cụ thể, có thể là số tuyệt đối hay số tương đối, ví dụ như số lượng bác sỹ tại một cơ sở y tế, tỷ lệ bệnh nhân tử vong của một loại bệnh trong năm, hay số liệu định tính như nhận thức của cộng đồng về chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Một số thông tin quan trọng như các trường hợp bệnh mới mắc của một vụ dịch cần phải được cập nhật thường xuyên, trong khi một số chỉ số như cung cấp nước cho hộ gia đình hay trình độ văn hóa ở người lớn thường thay đổi chậm nên cần được báo cáo định kỳ. Một số thông tin có được từ các số liệu ghi chép hàng ngày của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và được báo cáo theo một hệ thống qui định.

Các dạng thức của thông tin y tế

Tỷ số (Ratio): Tỷ số là một phân số, trong đó tử số có thể không thuộc mẫu số:

A

Tỷ số = —— ; (trong đó A khác B)

B

Tỷ trọng (Proportion): Tỷ trọng là một phân số, trong đó tử số là một phần của mẫu số và có cùng đơn vị đo lường như nhau:

A

Tỷ trọng = ——– 

A + B

Tỷ lệ phần trăm (Percentage): Tỷ lệ phần trăm giống như tỷ trọng, nhưng được nhân với 100%. Tỷ lệ phần trăm cho biết số lượng của tử số tính cho 100 đơn vị của mẫu

A

Tỷ lệ % = ——– x 100

A + B

Tỷ suất (Rate): Tỷ suất là một phân số dùng để đo lường tốc độ thay đổi, trong đó tử số là các sự kiện (sinh, chết, bệnh tật… ) và mẫu số là số lượng cá thể có khả năng sinh ra “sự kiện” đó ( dân số chung, số trẻ em

Số “sự kiện” xảy ra trong khoảng thời gian xác định thuộc 1 khu vực

Tỷ suất = ————————————————————————————— Số lượng trung bình cá thể có khả năng sinh ra “sự kiện” đó trong khu vực đó cùng thời gian

Xác suất (Probability): Công thức tính tương tự như tỷ suất, nhưng mẫu số là số lượng cá thể có khả năng sinh ra “sự kiện” đó vào thời điểm bắt đầu quan sát, không phải là số lượng cá thể trung bình của thời kỳ quan sát.

Số “sự kiện” xảy ra trong khoảng thời gian xác định thuộc 1 khu vực

Xác suất = —————————————————————————————-

Số lượng cá thể có khả năng sinh ra “ sự kiện “ đó vào thời điểm bắt đầu quan sát trong khu vực đó cùng thời gian

Số trung bình (Mean): Có công thức tính:

X1+ X2 + X3 +… + Xn

Số trung bình = —————————–

n

Hệ thống phân loại thông tin y tế và các chỉ số/ chỉ tiêu y tế cơ bản

Có nhiều cách phân loại thông tin y tế khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích của người sử dụng, đặc tính của các thông tin và các lĩnh vực y tế/ sức khỏe. Thường có các nhóm thông tin y tế/ sức khỏe sau:

Nhóm thông tin về tình hình sức khỏe và các yếu tố tác động đến sức khỏeNhóm thông tin về dân số

Dân số trung bình giữa năm, số phụ nữ 15-49 tuổi, tổng số trẻ em 0-4 tuổi, tổng số dân số từ 5-14 tuổi, tổng số dân số trên 65 tuổi, tổng số hộ gia đình, tỷ suất sinh thô, tổng tỷ suất sinh, tỷ suất chết thô, tỷ suất tăng dân số tự nhiên, tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi, tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ số chết mẹ, tỷ lệ phát triển dân số hàng năm, tỷ lệ phần trăm dân số người lớn biết chữ theo giới, tỷ lệ dân số phụ thuộc, triển vọng sống trung bình khi sinh v.v… 

Nhóm thông tin về kinh tế- văn hoá – xã hội

Kinh tế (chỉ số phát triển con người – HDI, chỉ số đói nghèo, chỉ số thu nhập v.v… ), trình độ văn hoá, giáo dục, giáo dục sức khỏe, nước sạch và vệ sinh môi trường (tỷ lệ tiếp cận với nước sạch, tỷ lệ dân số có hố xí hợp vệ sinh v.v… ), lối sống (chỉ số về hút thuốc lá và liên quan giữa bệnh tật và hút thuốc lá v.v… ). 

Nhóm thông tin về sức khỏe, bệnh tật

Tuổi thọ trung bình, sức khỏe trẻ em (Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi, tỷ lệ tử vong chu sinh, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tỷ lệ trẻ sơ sinh thấp cân v.v… ), sức khỏe sinh sản (Tỷ lệ tử vong mẹ, tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi, tổng tỷ suất sinh), mô hình bệnh tật, tử vong v.v…

Nhóm thông tin về dịch vụ y tế

Tỷ lệ tiếp cận, sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, nguồn lực và tổ chức quản lý hệ thống y tế v.v… 

Nhóm thông tin đầu vào, hoạt động, tác động, đầu raNhóm thông tin về đầu vào

Gồm các chỉ số phản ánh các loại và số lượng nguồn lực của ngành ( số lượng cơ sở y tế, giường bệnh, nhân lực, kinh phí, trang thiết bị và thuốc men).

Nhóm thông tin về hoạt động

Gồm các chỉ số phản ánh các hoạt động của ngành Y tế (hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hoá gia đình, hoạt động của các chương trình y tế).

Nhóm thông tin về đầu ra

Gồm các chỉ số phản ánh kết quả đầu ra trước mắt của các hoạt động y tế ( các chỉ số mức sử dụng dịch vụ y tế, khả năng tiếp cận, chất lượng dịch vụ y tế, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong) .

Nhóm thông tin về tác động

Gồm các chỉ số phản ánh tác động lâu dài và tổng thể của các hoạt động y tế ( Tuổi thọ trung bình khi sinh, mô hình bệnh tật và tử vong, chiều cao trung bình). Các chỉ số này thường thay đổi chậm, nên cần đánh giá 5 – 10 năm / lần.

Nhóm thông tin định tính và định lượngThông tin định lượng

Khi giá trị của những thông tin được biểu thị bằng các con số (8 % trẻ em sơ sinh có cân nặng Thông tin định tính

Khi giá trị của những thông tin được biểu thị bằng các chữ hoặc ký hiệu (Trình độ văn hoá: mù chữ, biết chữ. Hoạt động của Trạm y tế xã: Tốt, khá, trung bình, kém v.v… ).

Các chỉ tiêu cơ bản y tế cơ sở

Quyết định số 2553/2002/QĐ-BYT ngày 4 tháng 7 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành 121 chỉ tiêu cơ bản ngành y tế Việt Nam và 97 chỉ tiêu cơ bản y tế cơ sở. Những chỉ tiêu y tế này được phân cấp quản lý theo các tuyến y tế khác nhau từ tuyến y tế Trung ương (Bộ Y tế), tuyến tỉnh, tuyến huyện và đến tuyến xã. Dưới đây là cách tính và ý nghĩa của một số chỉ tiêu cơ bản y tế cơ sở:

Các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, tử vong

Tỷ suất mắc, chết các bệnh dịch lây và bệnh quan trọng/10 000 dân.

Tỷ lệ mắc, chết 10 bệnh cao nhất của huyện/10 000 dân.

Cơ cấu bệnh tật và tử vong tại huyện ( % mỗi nhóm bệnh theo ICD-X ).

Các chỉ tiêu này dùng để phân tích mô hình bệnh tật và xác định nhu cầu sức khỏe của nhân dân mỗi vùng trong khoảng thời gian xác định.

Các chỉ tiêu về hoạt động khám chữa bệnh

Các chỉ tiêu chung về hoạt động khám chữa bệnh

Số lần khám bệnh trung bình/ người/ năm: Là số lần khám bệnh trung bình cho 1 người dân trong năm báo cáo. Chỉ tiêu này được tính bằng chia tổng số lần khám của tất cả các loại khám trong trong năm báo cáo cho dân số trung bình của năm đó.

Tỷ lệ lượt BN điều trị nội trú/ 1000 dân.

Tỷ lệ lượt BN điều trị ngoại trú/ 1000 dân.

Các chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình sức khỏe của mỗi quốc gia, mỗi vùng và tình hình hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, tính toán nhu cầu dịch vụ y tế, cân đối nguồn lực phục vụ nhu cầu KCB. 

Các chỉ tiêu về hoạt động ngoại trú bệnh viện

Tổng số lượt người khám bệnh: Một lần khám bệnh là một lần bệnh nhân được thầy thuốc thăm khám về lâm sàng hoặc kết hợp với cận lâm sàng hay với các thủ thuật thăm dò khác nhằm mục đích chẩn đoán bệnh và chỉ định điều trị. Chỉ tiêu này dùng đánh giá lưu lượng bệnh nhân đến bệnh viện, trên cơ sở đó xác định nhu cầu về khám bệnh của từng vùng dân cư.

Tổng số lượt bệnh nhân điều trị ngoại trú: Bệnh nhân điều trị ngoại trú là những BN sau khi đến khám lần đầu được lập hồ sơ bệnh án, có kế hoạch điều trị từng đợt, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà hoặc vẫn làm việc nhưng được thầy thuốc theo dõi định kỳ, tiếp tục khám lại nhiều lần và điều trị theo đơn có ghi chép vào bệnh lịch giữa các lần khám cho đến khi khỏi bệnh hoặc ổn định.

Các chỉ tiêu về hoạt động nội trú bệnh viện

Công suất sử dụng giường bệnh: Là tỷ lệ phần trăm sử dụng giường bệnh so với kế hoạch được giao của một bệnh viện hoặc là số ngày sử dụng bình quân một giường bệnh (Sn) trong năm báo cáo. Cách tính như sau:

 

TS ngày điều trị nội trú thực tế trong một năm xác định của bệnh viện

= ————————————————————————————– x 100% 

Số giường được duyệt theo kế hoạch trong một năm xác định x 365 ngày

Hoặc:

TS ngày điều trị nội trú thực tế trong một năm xác định của bệnh viện

Sn = ——————————————————————————————-

Số giường bình quân trong cùng kỳ báo cáo 

Số ngày sử dụng bình quân một giường bệnh là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của bệnh viện. Nếu số ngày sử dụng giường bình quân tăng lên chứng tỏ rằng số giường bệnh viện đã được sử dụng triệt để không lãng phí. Tuy nhiên không có nghĩa là để đảm bảo đạt chỉ tiêu ngày sử dụng giường mà bệnh viện phải nhận cả những bệnh nhân không đúng tuyến, nhận những bệnh nhân không cần thiết phải điều trị nội trú cũng như kéo dài ngày điều trị của bệnh nhân. Do đó khi phân tích đánh giá hiệu quả của bệnh viện cần kết hợp nhiều chỉ tiêu phản ánh từng mặt hoạt động của bệnh viện.

Số ngày điều trị trung bình của một bệnh nhân được tính bằng cách chia tổng số ngày điều trị trong kỳ báo cáo cho tổng số bệnh nhân điều trị nội trú trong kỳ báo cáo. 

Số ngày điều trị trung bình của một bệnh nhân ra viện được tính bằng cách chia tổng số ngày điều trị của những bệnh nhân ra viện và chết cho tổng số bệnh nhân ra viện và chết trong kỳ báo cáo.

Hai chỉ tiêu này phản ánh chất lượng công tác của bệnh viện. Tuỳ theo từng bệnh, nhóm bệnh, mức độ bệnh, nhóm tuổi hay các đặc điểm khác của người bệnh và chất lượng công tác khám chữa bệnh của bệnh viện mà ngày điều trị trung bình của một bệnh nhân hay ngày điều trị trung bình của một bệnh nhân ra viện được rút ngắn hay kéo dài. Nếu số ngày điều trị trung bình của một bệnh nhân càng rút ngắn thì bệnh nhân càng chóng được trở lại với cuộc sống bình thường. Không phải vì rút ngắn thời gian điều trị mà thầy thuốc cho bệnh nhân ra viện sớm. Ngày điều trị của bệnh nhân phụ thuộc vào chất lượng chẩn đoán chính xác bệnh đến chế độ phục vụ thuốc men ăn uống nghỉ ngơi và chế độ hộ lý. Do đó việc rút ngắn ngày điều trị là rất cần thiết .

Vòng quay giường bệnh: là số bệnh nhân trung bình tính trên 1 giường bệnh của một bệnh viện trong một năm xác định

Tổng số BN điều trị nội trú của 1 BV trong năm xác định

Vòng quay giường bệnh = ——————————————————————– Số giường bệnh kế hoạch trong cùng năm 

Chỉ tiêu này dùng để tính toán khả năng thu dung bệnh nhân và điều trị của bệnh viện

Các chỉ tiêu về sức khỏe sinh sản

Tỷ lệ phụ nữ (PN) 15-35 tuổi được tiêm phòng uốn ván (UV) từ 2 mũi trở lên (%).

PN 15-35 tuổi đã tiêm UV ≥ 2 mũi của một khu vực trong thời gian xác định

= ————————————————————————————- x 100%

Tổng số phụ nữ 15-35 tuổi của khu vực đó cùng thời gian

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá kết quả thực hiện chương trình phòng uốn ván cho trẻ sơ sinh.

Tỷ lệ phụ nữ (PN) có thai được tiêm phòng uốn ván (UV) từ 2 mũi trở lên (%).

PN có thai đã tiêm UV≥ 2 mũi của một khu vực trong thời gian xác định

= ———————————————————————————– x 100%  

Tổng số phụ nữ có thai của khu vực đó cùng thời gian 

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình phòng ngừa uốn ván sơ sinh của một khu vực hoặc địa phương.

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai từ 3 lần trở lên (%).

Phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần của một khu vực trong thời gian xác định

-= ——————————————————————————– x 100%

Tổng số phụ nữ đẻ của khu vực đó cùng thời gian 

Tổng số bà mẹ đẻ trong kỳ báo cáo được cán bộ y tế chăm sóc

= —————————————————————————– x 100 %

Tổng số bà mẹ đẻ của khu vực đó cùng thời gian 

Tỷ lệ phụ nữ sinh tại cơ sở y tế (%)

Tổng số bà mẹ đẻ tại cơ sở y tế trong kỳ báo cáo  

= ————————————————————————————- x 100 %

Tổng số bà mẹ đẻ tại tất cả các địa điểm khác nhau cùng thời gian 

Bốn chỉ tiêu này phản ánh tình hình chăm sóc thai sản của một khu vực hoặc địa phương và dùng để phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đến mẹ và thai nhi. 

Tỷ lệ vị thành niên có thai (%).

Tổng số phụ nữ Các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe trẻ em

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi (%).

Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dùng để đánh giá tình hình kinh tế của một khu vực, quốc gia và tình hình chăm sóc sức khoẻ trẻ em.

Tỷ lệ trẻ đẻ thấp cân (có cân nặng dưới 2500 gam): Là tỷ lệ (%) trẻ đẻ ra có cân nặng dưới 2.500 gam trên tổng số trẻ đẻ sống được cân thuộc một khu vực trong một thời gian xác định.

Tỷ lệ này dùng để đánh giá tình hình kinh tế của một khu vực, quốc gia và tình hình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ khi mang thai.

Tỷ lệ trẻ em Các chỉ tiêu về phòng chống các bệnh xã hội

Tỷ suất mắc (chết) do lao (%).

Tỷ suất mắc (chết) do bệnh sốt rét (%).

Số người nhiễm HIV & AIDS mới phát hiện: Là số người mới được phát hiện nhiễm HIV và AIDS của một khu vực trong thời kỳ báo cáo. 

Số người chết do AIDS: Là tổng số người chết do bị AIDS của một khu vực trong thời gian báo cáo.

Bốn chỉ tiêu này dùng để đánh giá kết quả hoạt động của chương trình phòng chống Lao, phòng chống sốt rét và nguy cơ của HIV/AIDS, đánh giá kết quả công tác tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS.

Nguồn số liệu/ thông tin y tế và phương pháp, công cụ thu thập

Thông tin từ sổ sách báo cáo

Đây là nguồn thông tin thường xuyên, việc thu thập thông tin từ sổ sách thường không khó khăn, tương đối đơn giản và ít tốn kém, có thể thu thập vào bất kỳ thời gian nào.

Khai thác các thông tin từ sổ sách tùy thuộc vào mục đích của người quản lý. Để sổ sách, báo cáo là nguồn thông tin đáng tin cậy thì yêu cầu cơ bản là phải có các mẫu sổ sách báo cáo thống nhất, quản lý việc ghi chép số liệu hàng ngày vào sổ sách đầy đủ, tính toán các chỉ số/chỉ tiêu y tế phải theo công thức thống nhất.

Thông tin từ các cuộc điều tra phỏng vấn

Đây là nguồn thông tin quan trọng vì nó cung cấp các số liệu tương đối chính xác, kịp thời, đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý nhất là quản lý các chương trình y tế.

Các cuộc điều tra phỏng vấn thường tập trung vào các chủ đề cụ thể tùy thuộc mục đích của cuộc điều tra nghiên cứu, đánh giá tình hình sức khỏe bệnh tật hay các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tổ chức các cuộc điều tra nghiên cứu thường tốn kém, cần chuẩn bị nguồn lực và phải chuẩn bị chu đáo các công cụ để thu thập thông tin như các bộ câu hỏi để phỏng vấn cá nhân hay hộ gia đình, các bảng kiểm để quan sát đánh giá thu thập thông tin. Để thu thập thông tin trong các cuộc điều tra người ta dùng hai loại phương pháp:

Phương pháp định lượng: Ví dụ như dùng các bộ câu hỏi bao gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở để phỏng vấn cá nhân hay hộ gia đình.

Phương pháp định tính: Dùng một số câu hỏi gợi ý để thảo luận với một nhóm người nào đó để thu thập thông tin. Sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc để thu thập thông tin sâu của cá nhân các nhà quản lý, lãnh đạo về một vấn đề nào đó cần quan tâm.

Quan sát, bảng kiểm

Quan sát là trực tiếp nhìn thấy bằng mắt, đây là cách thu thập thông tin chính xác. Thường sau khi quan sát thông tin phải được ghi lại vào các bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn hay vào các bảng kiểm.

Bảng kiểm cũng là một bộ câu hỏi nhưng có cấu trúc không như một bộ câu hỏi thông thường mà thường theo một chủ đề chuyên môn nhất định. Các câu hỏi trong bảng kiểm bao quát toàn bộ nội dung một vấn đề chuyên môn cụ thể, theo tuần tự các bước trước sau của vấn đề chuyên môn đó.

Máy vi tính (truy cập thông tin trên mạng; ghi nhận trên thực địa)

Hiện nay trong lĩnh vực quản lý thông tin y tế đã bắt đầu sử dụng đến máy vi tính. Dựa vào các chương trình phần mềm chúng ta có thể xử lý được một lượng thông tin rất lớn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, hình thành được các chỉ tiêu/chỉ số y tế theo các cách tính toán thống nhất, đồng thời có thể truyền thông tin đi hoặc truy cập được thông tin nhanh chóng thông qua mạng. Chúng ta cũng có thể lưu giữ thông tin trên các máy vi tính.

Các nội dung cơ bản trong quản lý thông tin y tế

Thu thập số liệu

Số liệu có thể được thu thập từng ngày từ các hoạt động của các cơ sở y tế. Vấn đề cơ bản trong quản lý thông tin ở đây là phải quản lý thống nhất các biểu mẫu sổ sách ghi chép ban đầu và tính toán đúng các chỉ số theo cách tính đã được thống nhất. Với y tế tuyến cơ sở, nhất là tuyến xã thì việc thu thập và cung cấp cho tuyến trên các số liệu ban đầu chính xác, đầy đủ về tình hình sức khỏe, bệnh tật và các hoạt động y tế sẽ có ảnh hưởng đến hoạch định các kế hoạch hoạt động chung của ngành y tế.

Số liệu có thể được thu thập từ các chương trình y tế. Cần phối hợp các biểu mẫu báo cáo của các chương trình để có thể sử dụng chung một số thông tin cho nhiều chương trình, tránh trùng lặp, lãng phí.

Số liệu có thể được thu thập qua các cuộc điều tra. Vấn đề quản lý thông tin ở đây là xác định rõ các loại thông tin cần thu thập, chuẩn bị tốt các công cụ thu thập thông tin và thử nghiệm công cụ trước khi thu thập chính thức. Tổ chức tập huấn đội ngũ cán bộ tham gia các cuộc điều tra là cần thiết để tránh các sai lệnh do thu thập thông tin. Nhằm đảm bảo tính trung thực, khách quan trong quá trình thu thập thông tin, nhất là các cuộc điều tra lớn cần tổ chức hệ thống giám sát chặt chẽ chất lượng trong quá trình thu thập và xử lý thông tin. Các hoạt động thu thập thông tin thường xuyên của các cơ sở y tế cũng cần được theo dõi, giám sát định kỳ hoặc đột xuất để nâng cao chất lượng thông tin nói chung.

Phân tích số liệu

Phân tích số liệu là một bước hết sức quan trọng nhằm chuyển các số liệu thô thành các chỉ số biểu thị các vấn đề mà nhà quản lý quan tâm, ví dụ như các tỷ lệ về sử dụng các dịch vụ y tế, tỷ lệ tiếp cận, tỷ lệ bao phủ, hoặc các mối tương quan giữa các yếu tố như môi trường và sức khỏe, văn hóa và sức khỏe, tuổi và bệnh tật v.v. Hiện nay máy tính đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc sử lý và phân tích thông tin nhất là các cuộc điều tra nghiên cứu về tình hình sức khỏe và các hoạt động y tế trong phạm vi rộng.

Trình bày số liệu

Trình bày các số liệu là một khâu quan trọng của quản lý thông tin. Số liệu được trình bày rõ ràng, đầy đủ sẽ cung cấp cho người sử dụng những thông tin cần thiết. Thông thường các số liệu có thể được biểu thị dưới dạng các bảng số liệu hay các biểu đồ. 

Bảng số liệu

Bảng thường được dùng để trình bày các số liệu dưới dạng tần suất và tỷ lệ %. Bảng có thể trình bày số liệu của một biến số hoặc một số biến số. Ví dụ bảng trình bày một biến số:

Bảng 6.1. Phân bố số người đến khám bệnh theo trình độ văn hoá

Trình độ văn hoá

Số lượng

Tỷ lệ %

1. Không biết chữ

4

2%

2. Biết đọc biết viết

10

5%

3. Cấp I

36

18%

4. Cấp II

90

45%

5. Cấp III

40

20%

6. Đại học/Sau đại học

20

10%

Tổng số

200

100%

Ví dụ bảng trình bày hai biến số:

Bảng 6.2. Phân bố số trẻ em đến khám bệnh theo tuổi và giới

Khi trình bày theo bảng cần chú ý ghi số bảng, tên bảng, tiêu đề của các hàng, cột trong bảng phải rõ ràng.

Biểu đồ

Biểu đồ thường được sử dụng để biểu thị các số liệu có thể so sánh được về tần số, tỷ lệ giữa các nhóm đối tượng theo thời gian, theo khu vực, theo tiêu thức phân loại… Biểu đồ thông thường được sử dụng là biểu đồ dạng hình cột đứng, cột nằm ngang hoặc hình tròn. Nếu biểu thị các biến số biến thiên theo thời gian liên tục có thể sử dụng biểu đồ đường thẳng (còn gọi là hình dây).

Tùy theo từng trường hợp cụ thể cần chọn các bảng hay biểu đồ để trình bày số liệu cho thích hợp. Kèm theo các bảng, biểu đồ cần có những ý kiến phân tích nhận địch kết quả các thông tin có được từ các bảng biểu. 

Báo cáo và thông báo các thông tin y tế

Việc báo cáo và cung cấp đầy đủ các thông tin y tế đến đúng nơi, đúng người và đúng thời gian là một trong những chức năng cơ bản của người thu thập và quản lý thông tin. Các thông tin y tế cần được cung cấp theo tuyến, tới những người quản lý ra quyết định về CSSK và cho những tổ chức có liên quan của địa phương. Các vấn đề phát hiện ra không được thông báo hoặc thông báo quá chậm thì sẽ không có giá trị. Cung cấp thông tin đúng thời gian và đúng kênh là một yếu tố hết sức quan trọng, ví dụ trong trường hợp xảy ra các vụ dịch. Mỗi tuyến cần xác định rõ các thông tin nào cần báo cáo, dưới dạng nào và qua kênh nào. Các thông tin quan trọng cần được lưu trữ, phân tích, thông báo và có người chịu trách nhiệm quản lý các thông tin này.

Sử dụng và lưu giữ thông tin

Những cơ sở thống kê báo cáo thông tin cũng như những nơi nhận báo cáo thống kê cần sử dụng ngay những thông tin để quản lý các hoạt động y tế. Cụ thể các thông tin có thể sử dụng cho các hoạt động quản lý chính như: Lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch, xác định vấn đề cần ưu tiên theo dõi, giám sát, đánh giá. Các thông tin báo cáo còn cần cho các nhà quản lý hoạch định các chính sách, chiến lược, kế hoạch lâu dài trong phát triển ngành y tế.

Những nơi báo cáo thông tin và nơi nhận báo cáo thông tin đều cần phải lưu giữ các thông tin một cách hệ thống để sử dụng lâu dài cho công tác quản lý ngành y tế ở mọi tuyến.

Một số nguyên tắc trong phát triển hệ thống thông tin y tế

Phát triển hệ thống thông tin phải là một bộ phận không thể tách rời của toàn bộ sự nghiệp phát triển y tế ở mọi tuyến. Thu thập thông tin không thể tách rời với công tác quản lý. Một số nguyên tắc dưới đây cần được xem xét trong phát triển hệ thống thông tin.

Tất cả các thông tin đều phải đầu tư nguồn lực vì thế phải được sử dụng.

Tăng cường thu thập và sử dụng thông tin cần được xem như một hoạt động không thể thiếu để tăng cường các dịch vụ và các chương trình y tế.

Tất cả các thông tin được báo cáo ở các cấp cần được sử dụng cho công tác quản lý ở cấp đó.

Xem thêm: Khóa Học Photoshop Gò Vấp Tphcm, Học Photoshop Ở Gò Vấp

Thay đổi các thông tin cần thu thập chỉ khi nào thấy các thay đổi đó là thực sự cần thiết để tăng cường các dịch vụ y tế.

Khi chọn các chỉ số y tế để sử dụng trong quản lý y tế ở các tuyến cần lưu ý một số vấn đề sau:

Các chỉ số có dễ dàng tính toán từ các nguồn số liệu thu thập hàng ngày không?

Các chỉ số có thể hiện được sự thay đổi trong một thời gian ngắn không?

Các chỉ số có đại diện cho nhóm dân được quan tâm không?

Các chỉ số có dễ dàng khi sử dụng để so sánh giữa các cơ sở không? 

Các chỉ số có đo đạc được các tiến bộ theo hướng thực hiện được các chỉ tiêu và mục tiêu của các chương trình chăm sóc sức khỏe không? 

Khái quát về hệ thống thông tin báo cáo trong ngành y tế

Hệ thống tổ chức thống kê y tế Việt Nam

Thống kê báo cáo y tế được tiến hành trong tất cả các cơ sở y tế và các cơ quan có liên quan. Trong hệ thống tổ chức bộ máy ngành y tế, mỗi tuyến y tế đều có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác thống kê y tế. Việc đăng ký, thu thập thông tin, tổng hợp báo cáo được tiến hành tại các cơ sở và tuần tự báo cáo từ thấp lên cao theo bậc thang của các tuyến y tế. Thống kê báo cáo còn được tiến hành theo từng chuyên môn hẹp của ngành. Ví dụ báo cáo thống kê bệnh viện, hệ y học dự phòng v.v…

Các bộ phận tổ chức chịu trách nhiệm công tác thống kê báo cáo y tế: (xem hình 6.1).

Bộ Y tế: Vụ kế hoạch – Tài chính, trong đó có Phòng thống kê tin học

Sở Y tế: Bộ phận thống kê tổng hợp

Phòng y tế huyện có cán bộ làm thống kê tổng hợp, khám chữa bệnh, thống kê y tế dự phòng và sức khỏe sinh sản 

Trạm y tế xã, phường: Trưởng trạm y tế xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện ghi chép các thông tin ban đầu và hoàn thiện báo cáo thống kê theo quy định.

Tổ chức thống kê của Sở y tế giao thông vận tải.

Tổ chức thống kê của các cơ sở y tế bán công, dân lập, tư nhân: phải có người làm thống kê, báo cáo tình hình hoạt động theo quy định của Bộ Y tế.

*

Hình 6.1. Sơ đồ hệ thống thống kê, báo cáo y tế Việt Nam

Sổ ghi chép ban đầu tại trạm y tế xã

Theo Quyết định của Bộ Y tế số 2554/2002/QĐ-BYT ngày 04 tháng 07 năm 2002, trạm y tế xã sử dụng 9 mẫu sổ và 01 mẫu phiếu theo dõi bệnh do Bộ Y tế ban hành:

Sổ A1/YTCS: Sổ khám bệnh.

Sổ A2.1/YTCS: Sổ tiêm chủng vaccin trẻ em.

Sổ A2.2/YTCS: Sổ tiêm chủng vaccin viêm não, tả, thương hàn.

Sổ A3/YTCS: Sổ khám thai.

Sổ A4/YTCS: Sổ đẻ.

Sổ A5/YTCS: Sổ nạo hút thai và kế hoạch hoá gia đình.

Sổ A6/YTCS: Sổ theo dõi nguyên nhân tử vong.

Sổ A7/YTCS: Sổ phòng chống bệnh sốt rét.

Sổ A8/YTCS: Sổ theo dõi bệnh nhân tâm thần.

Sổ A9/YTCS: Sổ quản lý bệnh nhân lao.

Sổ A10/YTCS: Phiếu theo dõi bệnh phong.

Các sổ ghi chép ban đầu của trạm y tế xã là nguồn cung cấp thông tin thường xuyên, quan trọng. Dựa vào các số liệu từ các sổ sách ghi chép ban đầu này để tính các chỉ tiêu thống kê cơ bản quy định cho y tế cơ sở. Do vậy mỗi trạm y tế cần phân công cụ thể trách nhiệm cho cán bộ ghi chép đầy đủ các thông tin hàng ngày và tổng hợp báo cáo theo quy định chung. 

Phải căn cứ vào Quy chế thống kê mà Bộ Y tế đã ban hành để tính toán đúng các chỉ tiêu y tế ở tuyến cơ sở. Mỗi chỉ tiêu y tế phải xác định rõ tử số và mẫu số là gì, giai đoạn thời gian thu thập số liệu.

Hướng dẫn sử dụng báo cáo thống kê y tế xã

Báo cáo thống kê y tế xã theo 7 biểu đã được Bộ Y tế ban hành như sau:

Biểu 1: Dân số và sinh tử. Nguồn số liệu khai thác từ sổ đẻ A4, sổ tử vong A6 và số liệu thống kê của ủy ban nhân dân xã. Kỳ báo cáo là 12 tháng.

Biểu 2: Kinh phí, cán Bộ Y tế, cơ sở trang thiết bị tại trạm. Nguồn số liệu khai thác từ danh sách cán bộ của trạm, chứng từ thu chi, báo cáo của y tế thôn. Kỳ báo cáo kinh phí hoạt động tại trạm hàng quý (3,6,9 và 12 tháng), báo cáo cán Bộ Y tế là 6 – 12 tháng.

Biểu 3: Tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ em. Nguồn số liệu khai thác từ sổ tiêm chủng A2.1, A2.2, sổ đẻ A4, sổ tử vong A6. Kỳ báo cáo hàng quý (3,6,9 và 12 tháng).

Biểu 4: Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hoá gia đình. Nguồn số liệu khai thác từ sổ khám bệnh A1, sổ khám thai A3, sổ đẻ A4, sổ nạo hút thai và KHHGD A5. Kỳ báo cáo hàng quý (3,6,9,12 tháng).

Biểu 5: Hoạt động khám chữa bệnh. Nguồn số liệu từ sổ khám A1. Kỳ báo cáo hàng quý (3,6,9,12 tháng).

Biểu 6: Hoạt động phòng bệnh. Nguồn số liệu từ số A7, A8, A9, Phiếu A10, chương trình HIV/AIDS, thống kê UBND xã. Kỳ báo cáo hàng quý (3,6,9,12 tháng).

Biểu 7: Các bệnh dịch lây và các bệnh quan trong: Nguồn số liệu từ sổ khám bệnh A1 và sổ tử vong A6. Kỳ báo cáo hàng quý (3,6,9,12 tháng).

Hướng dẫn sử dụng báo cáo thống kê y tế quận, huyện

Theo quy định của Bộ Y tế, báo cáo thống kê y tế quận huyện theo định kỳ gồm 15 biểu, trong đó báo cáo hàng quý từ biểu 9 đến biểu 15. Báo cáo 6 tháng với các biểu 5,6,7 và biểu 9 đến biểu 15. Báo cáo cả năm với tất cả 15 biểu.

Biểu 1: Thông tin về dân số, hành chính và cơ sở trạm y tế xã phường. Nguồn số liệu từ cục thống kê tỉnh thành phố, phòng thống kê huyện, báo cáo của huyện. Kỳ báo cáo 12 tháng.

Biểu 2: Thông tin về sinh tử. Nguồn số liệu từ báo cáo xã, phòng thống kê xãhuyện. Kỳ báo cáo 12 tháng.

Biểu 3: Tình hình thu chi ngân sách của ngành y tế địa phương. Nguồn số liệu từ báo cáo tài chính của bệnh viện huyện, đối chiếu với phòng tài chính huyện. Kỳ báo cáo 12 tháng.

Biểu 4: Tình hình thu chi ngân sách của y tế xã. Nguồn số liệu từ biểu 2, phần 1 của báo cáo xã. Kỳ báo cáo 12 tháng.

Biểu 5: Tình hình cơ sở y tế và giường bệnh. Nguồn số liệu từ báo cáo đơn vị trực thuộc và xã. Kỳ báo cáo 6 tháng và 12 tháng.

Biểu 6: Tình hình nhân lực y tế toàn huyện. Nguồn số liệu từ báo cáo xã và đơn vị trực thuộc trung tâm y tế huyện. Kỳ báo cáo 6 và 12 tháng.

Biểu 7: Tình hình sản xuất kinh doanh dược của huyện. Nguồn số liệu từ báo cáo xã, hiệu thuốc huyện, báo cáo khoa dược bệnh viện. Kỳ báo cáo 6 và 12 tháng.

Biểu 8: Tình hình trang thiết bị y tế của địa phương. Nguồn số liệu từ báo cáo thống kê y tế xã, báo cáo bộ phận quản lý trang thiết bị của bệnh viện huyện. Kỳ báo cáo 12 tháng.

Biểu 9: Tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ em. Nguồn số liệu từ báo cáo thống kê y tế xã, báo cáo khoa Sản, Nhi, của bệnh viện huyện, báo cáo của các chương trình: Tiêm chủng mở rộng, Bảo vệ Bà mẹ Trẻ em và Kế hoạch hoá gia đình. Kỳ báo cáo theo từng quý (3,6,9,12 tháng).

Biểu 10: Tình hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ. Nguồn số liệu từ báo cáo thống kê y tế xã, khoa Sản bệnh viện huyện, phối hợp chương trình Bảo vệ Bà mẹ Trẻ em cục thống kê tỉnh, thành phố, phòng thống kê huyện, báo cáo của huyện. Kỳ báo cáo theo quý (3,6,9,12 tháng).

Biểu 11: Thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình. Nguồn số liệu từ báo cáo thống kê y tế xã, khoa Sản bệnh viện, đội sinh đẻ kế hoạch. Kỳ báo cáo theo từng quý (3,6,9,12 tháng).

Biểu 12: Công tác khám chữa bệnh và dịch vụ y tế. Nguồn số liệu từ bệnh viện huyện và báo cáo thống kê trạm y tế xã. Kỳ báo cáo theo từng quý (3,6,9,12 tháng).

Biểu 13: Thực hiện công tác phòng bệnh. Nguồn số liệu từ báo cáo bệnh viện huyện, báo cáo thống kê y tế xã. Kỳ báo cáo theo từng quý (3,6,9,12 tháng).

Biểu 14: Các bệnh lây và các bệnh quan trọng. Nguồn số liệu từ báo cáo bệnh viện huyện, báo cáo thống kê y tế xã. Kỳ báo cáo theo từng quý (3,6,9,12 tháng).

Biểu 15: Tình hình bệnh tật, tử vong tại bệnh viện theo ICD10. Nguồn số liệu từ bệnh viện huyện. Kỳ báo cáo theo từng quý (3,6,9,12 tháng).

Hướng dẫn sử dụng báo cáo thống kê y tế tỉnh, thành phố

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, báo cáo thống kê y tế tỉnh, thành phố dùng cho các Sở Y tế tỉnh, thành phố gồm 16 biểu,

Biểu 10 đến biểu 16 báo cáo hàng quý.

Biểu 1,2,6,7, và biểu từ 10 đến 16 báo cáo 6 tháng.

Cáo cáo cả năm với tất cả 16 biểu.

Thời gian nhận báo cáo: từ ngày 15 đến 20 đầu quý tiếp theo.

Nơi báo cáo: Phòng kế hoạch các Sở Y tế tỉnh, thành phố.

Nơi nhận báo cáo: Bộ phận Thống kê y tế và Tin học, Vụ kế hoạch-Tài chính Bộ Y tế. 

Các biểu báo cáo thống kê của tỉnh, thành phố tương tự như biểu báo cáo thống kê của huyện, quận, trừ tỉnh có thêm biểu 8 báo cáo về tỉnh hình đào tạo cán Bộ Y tế do Trường Trung học Y tế tỉnh, thành phố và phòng tổ chức cán bộ của Sở Y tế báo cáo. Biểu báo cáo thống kê của Sở Y tế tỉnh, thành phố được tổng hợp từ báo cáo thống kê của các huyện, quận trong tỉnh, thành phố và các đơn vị y tế trực thuộc như các bệnh viện, các trạm chuyên khoa.

Để chỉ đạo công tác trong toàn ngành, Bộ Y tế cần có đầy đủ số liệu thống kê báo cáo một cách hệ thống và đồng bộ từ các Trạm y tế xã/ phường lên Phòng y tế huyện, quận, từ Phòng y tế huyện/ quận lên Sở Y tế và từ Sở Y tế lên Bộ Y tế. Yêu cầu các thống kê báo cáo phải đúng thời gian quy định, theo đúng biểu mẫu và ghi chép đầy đủ thông tin.

Xem thêm: Bán Đất Củ Chi Diện Tích Lớn, Mua Bán Nhà Đất Huyện Củ Chi Giá Rẻ T4/2021

Một số yêu cầu với người thu thập và xử lý thông tin

Để đảm bảo thông tin thực sự là huyết mạch của công tác quản lý thì những cán bộ cung cấp và xử lý thông tin phải là những người có trình độ chuyên môn về công tác thống kê báo cáo, hiểu rõ vai trò của hệ thống thống kê báo cáo trong ngành y tế. Những cán bộ này phải hiểu rõ được vai trò quan trọng của việc cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho các nhà quản lý ra quyết định. Trung thực, tỉ mỉ, thận trọng, chính xác là những đức tính cơ bản cần có của người thu thập và xử lý thông tin. Các cán bộ làm công tác thu thập, xử lý thông tin cần được các cơ sở y tế lựa chọn phù hợp và phân công trách nhiệm rõ ràng. Họ phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên và được tạo các điều kiện cần thiết để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Tóm lại: Quản lý tốt thông tin y tế là một trong các nội dung quan trọng của công tác quản lý y tế, góp phần tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác quản lý y tế ở mọi tuyến.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính