Cách Tính Chi Phí Kiểm Toán Theo Thông Tư 09 /2019/Tt, Tính Chi Phí Kiểm Toán Áp Dụng Theo Thông Tư Nào

Thông tư 09/2016/TT-BTC về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước quy định quyết toán đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, sau khi hoàn thành hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Đang xem: Cách tính chi phí kiểm toán theo thông tư 09

 

1. Chi phí đầu tư được quyết toán

Thông tư số 09 quy định chi phí đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng để đưa dự án vào khai thác, sử dụng.

Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được duyệt; hợp đồng đã ký kết (đối với những công việc thực hiện theo hợp đồng) kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được duyệt theo quy định và đúng thẩm quyền. Chi phí đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điều chỉnh theo quy định.

2. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

Theo Thông tư 09/2016, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác:

– Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án, chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư;

– Tổng chi phí đầu tư đề nghị quyết toán, chi tiết theo cơ cấu (bồi thường hỗ trợ và tái định cư, xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác);

– Chi phí thiệt hại trong quá trình đầu tư;

– Chi phí được phép không tính vào giá trị tài sản;

– Giá trị tài sản hình thành sau đầu tư.

3. Thẩm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư

– Theo Thông tư số 09/2016/BTC, xác định số lượng và giá trị tài sản hình thành qua đầu tư của dự án, công trình hoặc hạng mục công trình độc lập, bao gồm: tài sản dài hạn (cố định) và tài sản ngắn hạn;

– Việc phân bổ chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác chung của toàn dự án cho từng tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc: chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản cố định nào thì tính cho tài sản cố định đó; chi phí chung liên quan đến nhiều tài sản cố định thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng tài sản cố định so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ tài sản cố định.

– Trường hợp tài sản được bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng phải xác định đầy đủ danh mục và giá trị của tài sản bàn giao cho từng đơn vị.

4. Phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước

Theo quy định tại Thông tư 09/2016/TT-BTC, báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán gồm các nội dung chính:

– Khái quát toàn bộ dự án, những vấn đề đã được cấp có thẩm quyền quyết định trong quá trình đầu tư thực hiện dự án.

– Tóm tắt kết quả các nội dung theo đúng trình tự thẩm tra tại Thông tư số 09 năm 2016 Bộ Tài chính.

– Kiến nghị giá trị phê duyệt quyết toán.

– Kiến nghị giải quyết các tồn tại về nguồn vốn đầu tư, tài sản và công nợ sau khi quyết toán dự án.

 

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ TÀI CHÍNH ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 09/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2016

THÔNGTƯ

QUYĐỊNH VỀ QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH THUỘC NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC

Theo đề nghị của Vụtrưởng Vụ Đầu tư,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thôngtư quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

Chương I

QUYĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điềuchỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

a) Thông tư này quy định quyết toán đốivới các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, sau khi hoàn thành hoặc dừng thực hiệnvĩnh viễn.

Vốn nhà nước bao gồm: vốn đầu tư công, vốn tíndụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước, vốnđầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.

b) Thông tư này không quy định đối vớicác dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định đầu tư.Các dự án này thực hiện lập báo cáo quyết toán và thẩm tra phê duyệt quyết toántheo quy định tại Thông tư hướng dẫn quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộcxã, phường, thị trấn của Bộ Tài chính.

2. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan,tổ chức, cá nhân có liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốnnhà nước.

3. Các tổ chức cá nhân có thể áp dụngquy định tại Thông tư này để lập báo cáo quyết toán và thẩm tra quyết toán dựán hoàn thành đối với các dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản 1 Điềunày.

Điều 2. Mục tiêu củacông tác quyết toán dự án hoàn thành

1. Công tác quyết toán dự án hoànthành nhằm đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giátrị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại.

2. Công tác quyết toán dự án hoànthành nhằm đánh giá việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong quá trình đầutư thực hiện dự án, xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơquan cấp vốn, cho vay, kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý nhà nước cóliên quan.

3. Thông qua công tác quyết toán dự ánhoàn thành, các cơ quan quản lý nhà nước rút kinh nghiệm, hoàn thiện cơ chếchính sách của nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư trong cảnước.

Điều 3. Chi phí đầutư được quyết toán

Chi phí đầu tư được quyết toán là toànbộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng để đưa dự án vàokhai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạmvi dự án, thiết kế, dự toán được duyệt; hợp đồng đã ký kết (đối với những côngviệc thực hiện theo hợp đồng) kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được duyệt theoquy định và đúng thẩm quyền. Chi phí đầu tư được quyết toán phải nằm trong giớihạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Quyết toán dựán thành phần, tiểu dự án; hạng mục công trình độc lập hoàn thành

1. Đối với các dự án quan trọng quốcgia, dự án nhóm A, các chương trình dự án có nhiều dự án thành phần hoặc tiểu dựán độc lập sử dụng (có quyết định phê duyệt dự án đầu tư riêng biệt) thì mỗi dựán thành phần hoặc tiểu dự án độc lậpthực hiện lập báo cáo quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán như một dựán đầu tư độc lập theo quy định tại Thông tư này.

Sau khi toàn bộ dự án quan trọng quốcgia, dự án nhóm A, chương trình dự án hoàn thành; Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấptỉnh được giao quản lý dự án thành phần chính chịu trách nhiệm Báo cáo kết quảtổng quyết toán toàn bộ dự án (theo Mẫu số 09/QTDAkèm theo Thông tư này) gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kếhoạch và Đầu tư; không phải kiểm toán quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyếttoán lại các dự án thành phần hoặc tiểu dự án đã được thẩm tra và phê duyệttheo quy định.

2. Đối với công trình, hạng mục côngtrình độc lập hoàn thành đưa vào sử dụng, trường hợp cần thiết phải quyết toánngay thì chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất và thời hạn xây dựng công trình,báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Giá trị quyết toán của hạngmục công trình bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, các khoản chi phítư vấn và chi khác có liên quan trực tiếp đến hạng mục đó. Sau khi toàn bộ dựán hoàn thành, chủ đầu tư tổng hợp giá trị quyết toán của công trình, hạng mụccông trình vào báo cáo quyết toán toàn bộ dự án và xác định mức phân bổ chi phíchung cho từng hạng mục công trình thuộc dự án, trình người có thẩm quyền phêduyệt.

Điều 5. Quyết toán dựán đầu tư sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưuđãi của các nhà tài trợ

1. Việc quyết toán dự án đầu tư sử dụngnguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhàtài trợ tuân thủ các điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi mà Chính phủ hoặcNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợpkhông trái với điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi, việc quyết toán dự ánđầu tư sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãicủa các nhà tài trợ thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều này.

2. Các dự án đầu tư xây dựng côngtrình, tiểu dự án hoặc hợp phần xây dựng công trình thực hiện quyết toán theoquy định tại Thông tư này. Đối với dự án hỗ trợ kỹ thuật, các dự án đầu tư khácquyết toán theo quy định cụ thể tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt,thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơnvị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp.

3. Đối với các chương trình, dự án hỗtrợ kỹ thuật do phía nhà tài trợ trực tiếp quản lý vốn và triển khai thực hiệndự án thì chủ đầu tư quyết toán phần vốn đối ứng trong nước do chủ đầu tư quảnlý thực hiện (nếu có); đồng thời ghi tăng giá trị tài sản tương ứng với phần vốnmà bên tài trợ bàn giao.

Điều 6. Quyết toán dựán đầu tư đặc thù

Chương II

QUYĐỊNH CỤ THỂ

Điều 7. Báo cáo quyếttoán dự án hoàn thành

1. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thànhphải xác định đầy đủ, chính xác:

a) Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án,chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư;

b) Tổng chi phí đầu tư đề nghị quyếttoán, chi tiết theo cơ cấu (bồi thường hỗ trợ và tái định cư, xây dựng, thiết bị,quản lý dự án, tư vấn và các khoản chi phí khác);

c) Chi phí thiệt hại trong quá trình đầutư;

d) Chi phí được phép không tính vàogiá trị tài sản;

đ) Giá trị tài sản hình thành sau đầutư.

2. Biểu mẫu báo cáoquyết toán:

a) Đối với dự án hoànthành, hạng mục công trình độc lập hoàn thành, dự án dừng thực hiện vĩnh viễncó khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị được nghiệm thu gồm các Mẫu số:01, 02, 03, 04, 05, 06, 07/QTDA kèm theo Thông tư này.

b) Đối với dự án quy hoạch sử dụng nguồnvốn đầu tư phát triển (nếu có), dự án dừng thực hiện vĩnh viễn không có khối lượngthi công xây dựng, lắp đặt thiết bị được nghiệm thu gồm các Mẫu số: 03, 07, 08/QTDA kèm theo Thông tư này.

3. Nơi nhận báo cáo quyết toán: cơquan thẩm tra, phê duyệt quyết toán; cấp trên trực tiếp của chủ đầu tư (nếucó); cơ quan kiểm soát cho vay, kiểm soát thanh toán để xác nhậnsố vốn đã kiểm soát cho vay, kiểm soát thanh toán đối với dự án.

Điều 8. Hồ sơ trìnhduyệt quyết toán

Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quanthẩm tra phê duyệt quyết toán. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

1. Đối với dự án hoàn thành, hạng mụccông trình hoàn thành; dự án dừng thực hiện vĩnh viễn có khối lượng thi côngxây dựng, lắp đặt thiết bị:

a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quyếttoán của chủ đầu tư (bản chính). Trường hợp thuê kiểm toán độc lập thực hiện kiểmtoán, tờ trình phải nêu rõ những nội dung thống nhất, nội dung không thống nhấtvà lý do không thống nhất giữa chủ đầu tư và đơn vị kiểm toán độc lập;

b) Biểu mẫu báo cáo quyết toán theoquy định tại Điều 7 Thông tư này (bản chính);

c) Toàn bộ các văn bản pháp lý có liênquan theo Mẫu số 02/QTDA (bản chính hoặc bản dochủ đầu tư sao y bản chính);

d) Hồ sơ quyết toán củatừng hợp đồng gồm bản chính các tài liệu: hợp đồng xây dựng; các biên bản nghiệmthu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn thanh toán; các văn bản phê duyệt điềuchỉnh, bổ sung, phát sinh, thay đổi (nếu có); biên bản nghiệm thu khối lượnghoàn thành toàn bộ hợp đồng; bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng (quyết toánA-B); hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng cócông việc thi công xây dựng (bản chính hoặc bản do chủ đầu tư sao y bản chính);biên bản thanh lý hợp đồng đối với trường hợp đã đủ điều kiện thanh lý hợp đồngtheo quy định của pháp luật về hợp đồng; các tài liệu khác theo thỏa thuậntrong hợp đồng;

đ) Biên bản nghiệm thu công trình hoặchạng mục công trình độc lập hoàn thành đưa vào sử dụng, văn bản chấp thuận kếtquả nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản chính);

e) Báo cáo kiểm toán quyết toán dự ánhoàn thành của đơn vị kiểm toán độc lập trong trường hợp thuê kiểm toán độc lậpthực hiện kiểm toán (bản chính);

g) Kết luận thanh tra,biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm toán của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểmtoán Nhà nước trong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán Nhànước thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán dự án; kết quả điều tra của cáccơ quan pháp luật trong trường hợp chủ đầu tư vi phạm pháp luật bị cơ quan phápluật điều tra; báo cáo tình hình chấp hành các báo cáo trên của chủ đầu tư.

2. Đối với dự án quy hoạch sử dụng nguồnvốn đầu tư phát triển (nếu có); dự án dừng thực hiện vĩnh viễn chưa có khối lượngthi công xây dựng, lắp đặt thiết bị:

a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quyếttoán của chủ đầu tư (bản chính);

b) Biểu mẫu Báo cáo quyếttoán theo quy định tại Điều 7 Thông tư này (bản chính);

c) Toàn bộ các văn bản pháp lý có liênquan theo Mẫu số 02/QTDA (bản chính hoặc bản dochủ đầu tư sao y bản chính);

d) Hồ sơ quyết toán của từng hợp đồnggồm bản chính các tài liệu: hợp đồng xây dựng; các biên bản nghiệm thu khối lượnghoàn thành theo giai đoạn thanh toán; các văn bản phê duyệt điều chỉnh, bổsung, phát sinh, thay đổi (nếu có); biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thànhtoàn bộ hợp đồng; bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng (quyết toán A-B); biênbản thanh lý hợp đồng đối với trường hợp đã đủ điều kiện thanh lý hợp đồng theoquy định của pháp luật về hợp đồng;

đ) Báo cáo kiểm toán quyết toán dự ánhoàn thành của đơn vị kiểm toán độc lập trong trường hợp thuê kiểmtoán độc lập thực hiện kiểm toán;

e) Kết luận thanh tra, biên bản kiểmtra, báo cáo kiểm toán của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà nướctrong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước thực hiệnthanh tra, kiểm tra, kiểm toán dự án; kết quả điều tra của các cơ quan pháp luậttrong trường hợp chủ đầu tư vi phạm pháp luật bị cơ quan pháp luật điều tra;báo cáo tình hình chấp hành các báo cáo trên của chủ đầu tư.

3. Trong quá trình thẩm tra, khi cơquan thẩm tra quyết toán có văn bản yêu cầu, chủ đầu tư có trách nhiệm xuấttrình các tài liệu khác có liên quan để phục vụ công tác thẩm tra quyết toán.

4. Trường hợp nhà thầukhông thực hiện quyết toán hợp đồng theo quy định, chủ đầu tư có văn bản yêu cầunhà thầu thực hiện quyết toán hợp đồng hoặc bổ sung hoàn thiện hồ sơ, tài liệuquyết toán hợp đồng kèm theo thời hạn thực hiện (theo Mẫusố 14/QTDA).Sau khi chủ đầu tư đã gửi văn bản lần thứ 03 đến nhà thầu, nhưng nhà thầu vẫnkhông thực hiện các nội dung theo yêu cầu; chủ đầu tư được căn cứ những hồ sơthực tế đã thực hiện của hợp đồng để lập hồ sơ quyết toán (không cần bao gồmquyết toán A-B), xác định giá trị đề nghị quyết toán trình cấp có thẩm quyềnphê duyệt. Nhà thầu chịu hoàn toàn các tổn thất, thiệt hại (nếu có) và có tráchnhiệm chấp hành quyết định phê duyệt quyết toán dự án của cấp có thẩm quyền.

Điều 9. Thẩm quyềnphê duyệt, cơ quan thẩm tra quyết toán

1. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán:

a) Đối với dự án quan trọng quốc giavà các dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư:

– Đối với dự án hoặc dự án thành phầnsử dụng vốn đầu tư công: Người đứng đầu Bộ, ngành trung ương phê duyệt quyếttoán đối với dự án hoặc dự án thành phần thuộc Bộ, ngành trung ương quản lý; Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quyết toán đối với dự án hoặc dự ánthành phần thuộc cấp tỉnh quản lý; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệtquyết toán đối với dự án hoặc dự án thành phần thuộc cấp huyện quản lý.

– Chủ đầu tư phê duyệt quyết toán dựán hoặc dự án thành phần không sử dụng vốn đầu tư công.

– Sau khi quyết toán xong toàn bộ dựán, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao quản lý dự án thành phầnchính chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả quyết toán toàn bộ dự án báocáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

b) Đối với các dự án còn lại, ngườiquyết định đầu tư là người phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành. Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của cácđoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đượcủy quyền hoặc phân cấp phê duyệt quyết toán đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quancấp dưới trực tiếp.

2. Cơ quan thẩm tra quyết toán dự ánhoàn thành:

a) Đối với các dự án sử dụng vốn đầutư công thuộc cấp tỉnh quản lý: Sở Tài chính tổ chức thẩm tra.

b) Đối với các dự án sử dụng vốn đầutư công thuộc cấp huyện quản lý: Phòng Tài chính – Kế hoạch tổ chức thẩm tra.

c) Đối với các dự án còn lại: Người cóthẩm quyền phê duyệt quyết toán giao cho đơn vị có chức năng thuộc quyền quảnlý tổ chức thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành trước khi phê duyệt.

Trường hợp cần thiết, cấp có thẩm quyềnphê duyệt quyết toán quyết định thành lập tổ công tác thẩm tra để thực hiện thẩmtra trước khi phê duyệt quyết toán; thành phần của tổ công tác thẩm tra quyếttoán gồm đại diện của các đơn vị, cơ quan có liên quan trong quá trình tổ chức,thực hiện dự án.

Điều 10. Kiểm toánquyết toán dự án hoàn thành

1. Trường hợp ngườiphê duyệt quyết toán yêu cầu kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trướckhi thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án; chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầukiểm toán theo quy định của pháp luật về đấu thầu, ký kết hợp đồng kiểm toánquyết toán dự án hoàn thành theo quy định của pháp luật về hợp đồng. Chủ đầutư, nhà thầu kiểm toán độc lập và các đơn vị có liên quan thực hiện theo quy địnhtại các khoản 2, 3 Điều này.

2. Nhà thầu kiểm toán quyết toán dự ánhoàn thành phải là các doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theoquy định của pháp luật về thành lập và hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam. Khithực hiện kiểm toán phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm toán độc lậpcũng như các Chuẩn mực kiểm toán hiện hành. Khi kết thúc cuộc kiểm toán phải lậpbáo cáo kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành với đầy đủ nội dung quy định củaChuẩn mực kiểm toán Việt Nam về Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

3. Đối với các dự ánđược cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán:

a) Trường hợp Kiểm toán Nhà nước thựchiện kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán đảm bảo đủ nội dung quy định tại Điều12 Thông tư này thì cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán dự án sử dụng kết quảbáo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước làm căn cứ để thẩm tra, không thuê kiểmtoán độc lập để kiểm toán quyết toán dự án.

b) Trường hợp Kiểm toán Nhà nước thựchiện kiểm toán chưa đủ các nội dung quy định tại Điều 12 Thông tư này, chủ đầutư lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán bổ sung theo yêu cầu củangười phê duyệt quyết toán. Chi phí kiểm toán bổ sung được xác định tương tựnhư xác định chi phí kiểm toán đối với hạng mục công trình, gói thầu trong dựán quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Thông tư này. Cơ quan chủ trì thẩm tra sửdụng kết quả báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và kết quả báo cáo kiểmtoán của kiểm toán độc lập làm căn cứ để thẩm tra quyết toán dự án.

c) Trường hợp Kiểm toán Nhà nước cóquyết định kiểm toán dự án khi chủ đầu tư và nhà thầu kiểm toán độc lập đang thựchiện hợp đồng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thì nhà thầu kiểmtoán độc lập vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định củaChuẩn mực kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và hợp đồng đã ký kết.

Điều 11. Thẩm tra quyếttoán đối với dự án đã thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

1. Trường hợp nhà thầu kiểm toán độc lậpthực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, cơ quan thẩm tra thực hiệnthẩm tra theo các nội dung sau:

a) Kiểm tra tính pháp lý của hợp đồngkiểm toán, phạm vi kiểm toán, thời gian và thể thức thực hiện kiểm toán đối vớidự án.

c) Kiểm tra việc chấp hành các văn bảnquy phạm pháp luật có liên quan, những căn cứ pháp lý mà kiểm toán viên sử dụngđể kiểm toán dự án.

d) Xem xét những kiến nghị, những nộidung mà chủ đầu tư không thống nhất với đơn vị kiểm toán độc lập.

đ) Kiểm tra việc chấp hành của chủ đầutư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan thanhtra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước; kết quả điều tra của các cơ quan pháp luậttrong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan điềutra thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra dự án. Trường hợp cần thiết, cơquan chủ trì thẩm tra báo cáo người phê duyệt quyết toán có văn bản xin ý kiếncủa các cơ quan liên quan để thống nhất hướng xử lý trước khi trình người có thẩmquyền quyết định.

2. Trường hợp cơ quan Kiểm toán Nhà nướcthực hiện kiểm toán đủ các nội dung quy định tại Điều 12 Thông tư này:

a) Đối chiếu nội dung báo cáo kiểmtoán của Kiểm toán Nhà nước với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của chủ đầutư để xác định việc tuân thủ các quy định pháp luật của chủ đầu tư và các đơn vịcó liên quan; số liệu đề nghị quyết toán của chủ đầu tư với kết quả kiểm toán,làm cơ sở để trình cấp có thẩm quyền xem xét khi phê duyệt quyết toán.

b) Kiểm tra việc chấp hành của chủ đầutư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan thanhtra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước; kết quả điều tra của cáccơ quan pháp luật trong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toánNhà nước, cơ quan điều tra thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra dự án. Trườnghợp cần thiết, cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo người phê duyệt quyết toán cóvăn bản xin ý kiến của các cơ quan liên quan để thống nhất hướng xử lý trướckhi trình người có thẩm quyền quyết định.

Điều 12. Thẩm tra quyếttoán đối với dự án, hạng mục công trình hoàn thành không kiểm toán báo cáo quyếttoán

Cơ quan thẩm tra thực hiệnthẩm tra theo quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16, 17, 18 Thông tư này và lậpbáo cáo kết quả thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành gồm những nội dung nhưsau:

1. Thẩm tra hồ sơ pháp lý;

2. Thẩm tra nguồn vốn đầu tư của dựán;

3. Thẩm tra chi phí đầu tư;

4. Thẩm tra chi phí đầu tư không tínhvào giá trị tài sản;

5. Thẩm tra giá trị tài sản hình thànhqua đầu tư;

6. Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư,thiết bị tồn đọng;

7. Xem xét việc chấp hành của chủ đầutư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan thanhtra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước; kết quả điều tra của các cơ quan pháp luậttrong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan điềutra thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra dự án;

8. Nhận xét, đánh giá, kiến nghị.

a) Nhận xét đánh giá việc chấphành các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư, xây dựng và đấu thầu; côngtác quản lý chi phí đầu tư, quản lý tài sản đầu tư của chủ đầu tư; trách nhiệmcủa từng cấp đối với công tác quản lý vốn đầu tư dự án;

b) Kiến nghị về giá trị quyếttoán và xử lý các vấn đề có liên quan.

Điều 13. Thẩm tra hồsơ pháp lý

Căn cứ báo cáo theo Mẫu số 02/QTDA và tập các văn bản pháp lý liên quancủa dự án, đối chiếu danh mục, trình tự thực hiện các văn bản pháp lý với cácquy định của pháp luật để có nhận xét về:

1. Trình tự lập và duyệt văn bản,thẩm quyền phê duyệt văn bản;

2. Việc chấp hành trình tự đầu tưvà xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng;

3. Việc chấp hành trình tự lựa chọn nhàthầu của các gói thầu theo quy địnhcủa pháp luật về đấu thầu;

4. Việc thương thảo và ký kết cáchợp đồng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu so với các quy định của pháp luật vềhợp đồng và quyết định trúng thầu; hình thức giá hợp đồng phải tuân thủ đúngquyết định trúng thầu của cấp có thẩm quyền và là cơ sở cho việc thẩm tra quyếttoán theo hợp đồng.

Điều 14. Thẩm tra nguồnvốn đầu tư của dự án

Căn cứ báo cáo theo Mẫu số 01/QTDA, 03/QTDAtrong báo cáo quyết toán; cơ quan thẩm tra thực hiện các bước sau:

1. Phân tích, so sánh cơ cấu vốnđầu tư thực hiện với cơ cấu vốn được xác định trong tổng mức vốn đầu tư đượcduyệt (Mẫu số 01/QTDA).

2. Đối chiếu số liệu vốn thanhtoán hàng năm của chủ đầu tư và cơ quan thanh toán (Mẫusố 03/QTDA).

3. Kiểm tra việc điều chỉnh tăng,giảm vốn đầu tư của dự án đã được cấp có thẩm quyền cho phép so với chế độ và thẩmquyền quy định.

4. Nhận xét, đánh giá việc chấphành các quy định về việc cấp vốn, thanh toán; việc quản lý và sử dụng các loạinguồn vốn đầu tư của dự án.

Xem thêm: Trọn Bộ Công Thức Tính Diện Tích Tam Giác Nâng Cao Có Đáp Án

Điều 15. Thẩm tra chiphí đầu tư

Căn cứ tổng mức đầu tư được duyệt vàbáo cáo theo Mẫu số 04/QTDA – Chi phí đầu tư đềnghị quyết toán theo công trình, hạng mục hoàn thành, cơ quan thẩm tra thực hiệnthẩm tra lần lượt theo cơ cấu chi phí ghi trong tổng mức đầu tư: chi phí bồithường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quảnlý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác.

1. Nguyên tắc thẩm tra:

a) Thẩm tra tínhtuân thủ các quy định về hợp đồng xây dựng có hiệu lực tại thời điểm thực hiệnhợp đồng và quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền;việc thẩm tra quyếttoán căn cứ vào hình thức giá hợp đồng ghi trong từng hợp đồng xây dựng (khôngphân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu). Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm traquyết toán kiểm tra hồ sơ hoàn công để xác định khối lượng công việc hoàn thành đượcnghiệm thu đúng quy định.

b) Trường hợp chi phí xây dựngcông trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí xây dựng nhà tạm đểở và điều hành thi công tại hiện trường được lập thiết kế, dự toán riêng cho hạngmục, tiến hành thẩm tra như thẩm tra gói thầu xây dựng độc lập.

c) Trường hợp chi phí xây dựngcông trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí xây dựng nhà tạm đểở và điều hành thi công tại hiện trường được tính theo tỷ lệ (%) trong gói thầuxây dựng chính (không lập thiết kế, dự toán riêng); tiến hành thẩm tra việc ápdụng tỷ lệ (%) trên cơ sở kết quả thẩm tra gói thầu xây dựng chính.

2. Thẩm tra chi phí bồi thường, hỗtrợ và tái định cư:

a) Thẩm tra chi phíbồi thường, hỗ trợ và tái định cư do chủ đầu tư hoặc Tổ chức làm nhiệm vụ bồithường, giải phóng mặt bằng thực hiện: Đối chiếu giá trị đề nghị quyết toán củachủ đầu tư với dự toán kinh phí trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái địnhcư; dự toán chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt; kiểm tra danh sách chi trả cho các tổ chức, cá nhân nhận tiềnbồi thường đã có chữ ký xác nhận theo quy định để xác định giá trị quyết toán.

c) Trường hợp nội dung bồi thường,hỗ trợ, tái định cư được tách thành tiểu dự án riêng và tổchức thực hiện độc lập: việc lập báo cáo quyết toán và thẩm tra quyếttoán thực hiện như một dự án đầu tư độc lập.

d) Trường hợp nộidung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là hạng mục tách ra từ một dự án đầu tư,thành lập Ban quản lý dự án phần bồi thường, giải phóng mặt bằng riêng biệt vớiBan quản lý dự án phần xây dựng: Ban quản lý dự án phần bồi thường, giải phóngmặt bằng chịu trách nhiệm quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cưtrình cấp có thẩm quyền phê duyệt; gửi báo cáo quyết toán đã được phê duyệt tớichủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình để lập báo cáo quyết toán chungtrong toàn bộ dự án. Khi thẩm tra quyết toán toàn bộ dự án, không phải thẩm tralại phần chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt.

đ) Trường hợp các công trình hạ tầng kỹthuật đã có quyết định phê duyệt quyết toán của cấp có thẩm quyền, căn cứ quyếtđịnh phê duyệt quyết toán của cấp có thẩm quyền, văn bản yêu cầu thanh toán củachủ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật và chứng từ thanh toán để xác địnhgiá trị chi phí cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư.

e) Trường hợp cần thiết phải thẩmtra để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán các công trình hạ tầng kỹthuật thì việc thẩm tra tương tự như thẩm tra chi phí xây dựng nêu tại khoản 3 Điềunày.

3. Thẩm tra chi phí xây dựng:

a) Thẩm tra đối với gói thầu do chủ đầutư tự thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu:

Trường hợp chủ đầu tư ký kết hợp đồngvới đơn vị hạch toán phụ thuộc để thực hiện gói thầu, việc thẩm tra gói thầucăn cứ vào hình thức giá hợp đồng và thực hiện theo quy định tại các điểm b, c,d, đ, e khoản này.

Trường hợp chủ đầu tư ký thỏa thuậngiao việc cho một đơn vị thuộc chủ đầu tư để thực hiện gói thầu, việc thẩm trathực hiện như sau:

– Đối chiếu các nội dung, khối lượngtrong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tư với biên bản nghiệmthu khối lượng để xác định khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định;

– Đối chiếu sự phù hợp giữa đơn giá trong bảngtính giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tư với đơn giá trong dựtoán được duyệt;

– Giá trị quyết toán bằng khối lượngthực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá đã thẩm tra.

b) Thẩm tra đối với gói thầu hợpđồng theo hình thức “hợp đồng trọn gói”:

– Đối chiếu nội dung công việc, khốilượng thực hiện trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với biên bảnnghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành và các yêu cầu của hợp đồng để xác địnhkhối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định;

– Đối chiếu đơn giá trong bảng tínhgiá trị đề nghị quyết toán A-B với đơn giá ghi trong bảng tính giá trị hợp đồng;khi nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượngcông việc hoàn thành và đơn giá ghi trong hợp đồng, bảng tính giá hợp đồng; thìgiá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký. Không chiết tínhlại khối lượng cũng như đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệttheo quyết định trúng thầu.

c) Thẩm tra đối với gói thầu hợpđồng theo hình thức “giá hợp đồng theo đơn giá cố định”:

– Đối chiếu nội dung công việc, khốilượng thực hiện trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với biên bảnnghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành và các yêu cầu của hợp đồng để xác địnhkhối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định;

– Đối chiếu đơn giá trong bảngtính giá trị đề nghị quyết toán A-B với đơn giá cố định ghi trong bảng tính giáhợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng;

– Giá trị quyết toán bằng khối lượngcông việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá cố địnhghi trong hợp đồng.

d) Thẩm tra đối với gói thầu hợpđồng theo hình thức “Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh” (hoặc “Giá hợp đồngtheo giá điều chỉnh”):

– Căn cứ điều kiện cụ thể của hợp đồng,xác định rõ phạm vi và phương thức điều chỉnh của hợp đồng;

– Trường hợp điều chỉnh về khối lượngphải căn cứ biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành để xác định khốilượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định;

– Trường hợp điều chỉnh về đơn giá phảicăn cứ nguyên tắc điều chỉnh đơn giá ghi trong hợp đồng để xác định đơn giá quyếttoán;

– Trường hợp điều chỉnh theo cơ chếchính sách của Nhà nước phải căn cứ nguyên tắc ghi trong hợp đồng, các cơ chếchính sách được áp dụng phù hợp với thời gian thực hiện hợp đồng (đã ghi tronghợp đồng) để xác định giá trị được điều chỉnh. Không điều chỉnh cho trường hợpkéo dài thời gian thực hiện so với thời gian trong hợp đồng đã ký do lỗi của nhà thầugây ra;

– Giá trị quyết toán bằng khối lượngcông việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá quyếttoán.

đ) Thẩm tra đối với gói thầu hợp đồngtheo hình thức “giá hợp đồngkếthợp”:

Hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồngkết hợp” phải xác địnhrõ phạm vi theo công trình, hạng mục công trình hoặc nội dung công việc cụ thểđược áp dụng hình thức hợp đồng cụ thể: trọn gói, đơn giá cố định hoặc đơn giá điềuchỉnh. Việc thẩm tra từng phần của hợp đồng, theo từng hình thức hợp đồng,tương ứng với quy định tại các điểm b, c, d khoản này.

e) Thẩm tra các trường hợp phátsinh:

Thẩm tra các trường hợp phát sinh phảicăn cứ các quy định về điều chỉnh hợp đồng xây dựng tương ứng với từng loại hợpđồng.

4. Thẩm tra chi phí thiết bị:

a) Thẩm tra đối với gói thầu dochủ đầu tư tự thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu:

Trường hợp chủ đầu tư ký kết hợp đồngvới đơn vị hạch toán phụ thuộc để thực hiện gói thầu, việc thẩm tra gói thầucăn cứ vào hình thức giá hợp đồng và thực hiện theo quy định tại các điểm b, c,d, đ, e khoản này.

Trường hợp chủ đầu tư ký thỏa thuậngiao việc cho một đơn vị thuộc chủ đầu tư để thực hiện gói thầu, việc thẩm trathực hiện như sau:

– Đối chiếu danh mục, chủng loại, nguồngốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình, giá của thiết bị đề nghị quyết toán so vớibiên bản nghiệm thu và dự toán chi phí thiết bị được phê duyệt để xác định giátrị quyết toán phần mua sắm thiết bị;

– Thẩm tra chi phí gia công, lắp đặtthiết bị đối với thiết bị cần gia công, cần lắp đặt theo dự toán được duyệt vàđược nghiệm thu đúng quy định. Giá trị quyết toán bằng khối lượng thực hiện đãđược nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá đã thẩm tra;

– Thẩm tra các khoản chi phí liênquan: chi phí vận chuyển thiết bị từ nơi mua về đến chân công trình; chi phí lưukho bãi, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị, chi phí khác.

b) Thẩm tra đối với gói thầu hợpđồng theo hình thức “hợp đồng trọn gói”: Đối chiếu danh mục, chủng loại, nguồn gốcxuất xứ, chất lượng, cấu hình, giá của thiết bị trong bảng tính giá trị đề nghịquyết toán A-B với các yêu cầu, danh mục, chủng loại, cấu hình, nguồn gốc xuấtxứ, chất lượng, giá của thiết bị ghi trong hợp đồng, bảng tính giá hợp đồng và cácbiên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành của hợp đồng. Khi nhà thầu thực hiệnđầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng thực hiện và quy định củahợp đồng thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký.Không chiết tính lại đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyếtđịnh trúng thầu.

c) Thẩm tra đối vớigói thầu hợp đồng theo hình thức “giá hợp đồng theo đơn giá cố định”:

– Đối chiếu danh mục, chủng loại, nguồngốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình của thiết bị trong bảng tính giá trị đề nghị quyếttoán A-B với các yêu cầu, danh mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng,cấu hình của thiết bị ghi trong hợp đồng, bảng tính giá hợp đồng và các tài liệukèm theo hợp đồng với biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện và các yêu cầu củahợp đồng để xác định khốilượng thực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định;

– Đối chiếu đơn giá trong bảng tínhgiá trị đề nghị quyết toán A-B với đơn giá cố định ghi trong bảng tính giá hợpđồng;

– Giá trị quyết toán bằng khối lượngthực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá cố định ghitrong hợp đồng.

d) Thẩm tra đối vớigói thầu hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh” (hoặc “Giá hợp đồngtheo giá điều chỉnh”):

– Căn cứ điều kiện cụ thể của hợp đồng,xác định rõ phạm vi và phương thức điều chỉnh của hợp đồng;

– Trường hợp điều chỉnh về khối lượngphải căn cứ biên bản nghiệm thu khối lượng để xác định khối lượng thực hiện đãđược nghiệm thu đúng quy định;

– Trường hợp điều chỉnh về đơn giá phảicăn cứ nguyên tắc điều chỉnh đơn giá ghi trong hợp đồng để xác định đơn giá quyếttoán;

– Trường hợp điều chỉnh theo cơ chếchính sách của Nhà nước phải căn cứ nguyên tắc ghi trong hợp đồng và các cơ chếchính sách được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng để xác định giátrị được điều chỉnh.

đ) Thẩm tra đối với gói thầuhợp đồng theo hình thức “giá hợp đồngkết hợp” cần xác định rõphạm vi hoặc nội dung công việc cụ thể được áp dụng hình thức hợp đồng cụ thể:trọn gói, đơn giá cố định hoặc giá điều chỉnh. Việc thẩm tra từng phầncủa hợp đồng, theo từng hình thức hợp đồng, tương ứng với quy định tại các điểmb, c, d khoản 4 Điều này.

e) Thẩm tra các trường hợp phátsinh:

Thẩm tra các trường hợp phát sinh phải căn cứcác quy định về điều chỉnh hợp đồng xây dựng tương ứng với từng loại hợp đồng.

5. Thẩm tra chi phí quản lý dự án

a) Đối với các dự án sử dụng vốnngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ: thực hiện theo quy định tạiThông tư của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dựán sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ.

b) Đối với các dự án sử dụng vốnnhà nước ngoài ngân sách: Chi phí quản lý dự án và những khoản chi phí tư vấn đầutư xây dựng do chủ đầu tư, ban quản lý tự thực hiện được quyết toán theo định mứctrích theo công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dự toán được duyệt.

c) Trường hợp dự án do chủ đầutư, ban quản lý dự án quản lý 01 dự án thực hiện quản lý cần xem xét các chứngtừ chi tiêu đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ theo quy định đối với cơ quanhành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Việc quản lý tài sản của ban quản lý dựán khi dự án kết thúc thực hiện theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sảnnhà nước và các văn bản hướng dẫn.

6. Thẩm tra chi phítư vấn đầu tư xây dựng công trình và các chi phí khác:

a) Đối với các khoản chi phí tư vấnvà chi phí khác tính theo định mức tỷ lệ %: kiểm tra các điều kiện quy địnhtrong việc áp dụng định mức tỷ lệ % để xác định giá trị chi phí của từng loạicông việc.

b) Đối với các khoản chi phí tư vấnvà chi phí khác tính theo dự toán chi tiết được duyệt: đối chiếu giá trị đề nghịquyết toán với dự toán được duyệt, đánh giá mức độ hợp lý của các khoản chiphí.

c) Đối với các khoản chi phí tư vấn,chi phí phi tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian: đối chiếu đơn giáthù lao theo thời gian do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận trong hợp đồng nhânvới thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ) để xác định mứcthù lao phải trả cho nhà thầu. Các khoản chi phí đi lại, khảo sát, thuê vănphòng làm việc, chi khác căn cứ quy định về phương thức thanh toán ghi trong hợpđồng để thẩm tra (theo chứng từ hóa đơn hợp lệ hoặc theo đơn giá khoán đã thỏathuận trong hợp đồng).

Điều 16. Thẩm tra chiphí đầu tư không tính vào giá trị tài sản

1. Thẩm tra các chi phí thiệt hạido các nguyên nhân bất khả kháng được phép không tính vào giá trị tài sản theocác nội dung:

a) Xác định đúng theo các nguyêntắc, thủ tục quy định của Nhà nước về chi phí thiệt hại;

b) Giá trị thiệt hại theo Biên bản xác địnhphải được chủ đầu tư, đơn vị nhận thầu, tư vấn giám sát, nhà thầu bảo hiểm kiểmtra, xác nhận và kiến nghị xử lý.

2. Thẩm tra các khoảnchi phí không tạo nên tài sản để trình cấp có thẩm quyền cho phép không tínhvào giá trị tài sản như: Chi phí đào tạo, tăng cường và nâng cao năng lực chocơ quan quản lý hoặc cộng đồng; chi phí các ban quản lý dự án ở Trung ươngkhông liên quan trực tiếp đến tài sản được hình thành và bàn giao ở các địaphương.

Điều 17. Thẩm tra giátrị tài sản hình thành qua đầu tư

1. Xác định số lượng và giá trịtài sản hình thành qua đầu tư của dự án, công trình hoặc hạng mục công trình độclập, bao gồm: tài sản dài hạn (cố định) và tài sản ngắn hạn;

2. Việc phân bổ chi phí quản lý dựán, chi phí tư vấn, chi phí khác chung của toàn dự án cho từng tài sản cố địnhđược xác định theo nguyên tắc: chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản cố địnhnào thì tính cho tài sản cố định đó; chi phí chung liên quan đến nhiều tài sảncố định thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng tài sản cố định so vớitổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ tài sản cố định.

3. Trường hợp tài sản được bàngiao cho nhiều đơn vị sử dụng phải xác định đầy đủ danh mục và giá trị của tàisản bàn giao cho từng đơn vị.

Điều 18. Thẩm tratình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng

1. Thẩm tra xác định công nợ:

– Căn cứ kết quả thẩm tra chi phí đầutư, báo cáo tình hình thanh toán cho các nhà thầu của chủ đầu tư để xác định rõtừng khoản nợ phải thu, nợ phải trả theo đúng đối tượng;

– Xem xét kiến nghị phương án xử lý đốivới các khoản thu chưa nộp ngân sách, số dư tiền gửi, tiền mặt tại quỹ để kiếnnghị biện pháp xử lý;

2. Kiểm tra xác định giá trị vậttư, thiết bị tồn đọng:

– Kiểm tra giá trị vật tư, thiết bị tồnđọng theo sổ kế toán đối chiếu với số liệu kiểm kê thực tế;

– Xem xét, kiến nghị phương án xử lý củachủ đầu tư đối với giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng;

– Căn cứ biên bản kiểm kê đánh giá tàisản của Ban quản lý dự án tính đến ngày lập báo cáo quyết toán, xác định số lượng,giá trị tài sản còn lại để bàn giao cho đơn vị sử dụng hoặc xử lý theo quy địnhtrong trường hợp dự án do chủ đầu tư, ban quản lý dự án quản lý 01 dự án thựchiện quản lý.

Điều 19. Thẩm tra quyếttoán đối với dự án quy hoạch sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển, dự án dừng thựchiện vĩnh viễn chưa có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết b được nghiệmthu

1. Thẩm tra hồ sơ pháp lý của dựán.

2. Thẩm tra nguồn vốn đầu tư thựchiện.

3. Thẩm tra chi phí đầu tư thựchiện chi tiết từng khoản chi phí phát sinh so với dự toán được duyệt, chế độ,tiêu chuẩn, định mức của nhà nước.

4. Thẩm tra tình hình công nợ củadự án.

5. Thẩm tra các khoản chi phí bịhủy bỏ, các khoản chi phí không tạo nên tài sản để trình cấp cóthẩm quyền cho phép không tính vào giá trị tài sản.

6. Thẩm tra số lượng, giá trị tàisản hình thành sau đầu tư (nếu có).

Điều 20. Phê duyệtquyết toán

1. Sau khi thẩm tra quyết toán,cơ quan thẩm tra quyết toán lập hồ sơ trình duyệt quyết toán dự án hoàn thành đểtrình người có thẩm quyền phê duyệt. Hồ sơ trình phê duyệt quyết toán gồm có:

a) Báo cáo kết quả thẩm tra quyếttoán.

b) Dự thảo quyết định phê duyệtquyết toán dự án hoàn thành và các tài liệu do chủ đầutư trình (kèm theo).

c) Trường hợp thành lập Tổ côngtác thẩm tra quyết toán, người thẩm tra báo cáo Tổ thẩm tra quyết toán kết quả thẩmtra; Tổ thẩm tra quyết toán tham gia hoàn chỉnh, thông qua báo cáo thẩm tra quyếttoán của người thẩm tra để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Các tài liệu do chủ đầu tưtrình (kèm theo):

– Tờ trình đề nghị phê duyệt quyếttoán của chủ đầu tư;

– Báo cáo quyết toán dự án hoàn thànhcủa dự án;

– Báo cáo kiểm toán (nếu có);

– Kết luận thanh tra, biên bản kiểmtra, báo cáo kiểm toán của các cơ quan thanh tra, kiểm tra,Kiểm toán Nhà nước trong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểmtoán Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán dự án; kết quả điềutra của các cơ quan pháp luật trong trường hợp chủ đầu tư vi phạm pháp luật bịcơ quan pháp luật điều tra; văn bản báo cáo tình hình chấp hành của chủ đầu tưvà các tổ chức, cá nhân có liên quan đối với các kết luận trên.

2. Báo cáo kết quả thẩm tra quyếttoán gồm các nội dung chính:

a) Khái quát toàn bộ dự án, nhữngvấn đề đã được cấp có thẩm quyền quyết định trong quá trình đầu tư thực hiện dự án.

b) Tóm tắt kết quả các nội dungtheo đúng trình tự thẩm tra quy định tại Thông tư này.

c) Kiến nghị giá trị phê duyệtquyết toán.

d) Kiến nghị giải quyết các tồn tạivề nguồn vốn đầu tư, tài sản và công nợ sau khi quyết toán dự án.

3. Dự thảo quyết định phê duyệtquyết toán dự án hoàn thành theo Mẫu số 10/QTDA kèmtheo Thông tư này.

4. Quyết định phê duyệt quyếttoán dự án hoàn thành được gửi cho các cơ quan, đơn vị: chủ đầu tư; cơ quan nhậntài sản; cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư; cơ quan cấp vốn, cho vay,thanh toán; Bộ Tài chính (đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọngkhác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án nhóm A sử dụng vốn ngânsách nhà nước); cơ quan quyết định đầu tư dự án.

Điều 21. Chi phí thẩmtra, phê duyệt quyết toán; chi phí kiểm toán độc lập

1. Xác định chi phí thẩm tra, phêduyệt quyết toán; chi phí kiểm toán độc lập:

Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệtquyết toán và định mức chi phí kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đượcxác định trên cơ sở tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh) của dự áncụ thể và tỷ lệ quy định tại Bảng Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyếttoán; chi phí kiểm toán dưới đây:

Tổng mức đầu tư (Tỷ đồng)

≤ 5

10

50

100

500

1.000

³ 10.000

Thẩm tra, phê duyệt (%)

0,95

0,65

0,475

0,375

0,225

0,15

0,08

Kiểm toán (%)

1,60

1,075

0,75

0,575

0,325

0,215

0,115

a) Định mức chi phíthẩm tra, phê duyệt quyết toán (ký hiệu là KTTPD) và định mức chi phí kiểm toán(ký hiệu là KKT) được xác định theo công thức tổng quát sau:

*

Trong đó:

+ Ki: Định mức chi phí tương ứng với dựán cần tính (đơn vị tính: %);

+ Ka: Định mức chi phí tương ứng với dựán cận trên (đơn vị tính: %);

+ Kb: Định mức chi phí tương ứng với dựán cận dưới (đơn vị tính: %);

+ Gi: Tổng mức đầu tư của dự án cần tính, đơnvị: tỷ đồng;

+ Ga: Tổng mức đầu tư của dự án cậntrên, đơn vị: tỷ đồng;

+ Gb: Tổng mức đầu tư của dự án cận dưới,đơn vị: tỷ đồng.

b) Chi phí thẩm tra,phê duyệt quyết toán và chi phí kiểm toán của dự án được xác định theo công thứcsau:

+ Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyếttoán tối đa = Ki-TTPD % x Tổng mức đầu tư

+ Chi phí kiểm toán tối đa = Ki-KT % x Tổng mức đầutư + Thuế GTGT

+ Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyếttoán tối thiểu là năm trăm ngàn đồng; chi phí kiểm toán tối thiểu là một triệuđồng cộng với thuế GTGT.

c) Chi phí thẩm tra,phê duyệt quyết toán; chi phí kiểm toán của hạng mục công trình hoặc gói thầutrong dự án được xác định như sau:

Chi phí hạng mục = Mức chi phí của cả dự án

x

Dự toán của HMCT

Tổng mức đầu tư của dự án

d) Trường hợp dự án có cơ cấu vốn thiết bịchiếm từ 51% trở lên so với tổng mức đầu tư thì định mức chi phí thẩm tra, phêduyệt quyết toán và định mức chi phí kiểm toán được tính bằng 70% định mức quyđịnh tại khoản 1 Điều này.

đ) Trường hợp dự án đã thực hiện kiểmtoán báo cáo quyết toán thì định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán đượctính bằng 50% định mức quy định tại khoản 1 Điều này.

e) Trường hợp dự án quan trọng quốcgia, dự án nhóm A, chương trình dự án có các tiểu dự án hoặc dự án thành phầnquyết định đầu tư riêng thì chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và chi phíkiểm toán được tính như một dự án độc lập.

g) Đối với dự án, tiểu dự án bồi thường,hỗ trợ và tái định cư độc lập, định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toánvà định mức chi phí kiểm toán được tính tối đa bằng 70% định mức quy định tại khoản1 Điều này.

2. Quản lý, sử dụng chi phí thẩmtra, phê duyệt quyết toán:

a) Khi thực hiện thẩm tra, cơquan chủ trì thẩm tra có văn bản đề nghị chủ đầu tư thanh toán chi phí thẩmtra, phê duyệt quyết toán theo đúng tỷ lệ quy định tại khoản 1 Điều này. Nộidung chi cho công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán gồm:

– Chi trả thù lao cho các thành viêntrực tiếp thực hiện thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo mức khoán hoặc theo thờigian;

– Chi trả cho các chuyên gia hoặc tổchức tư vấn thực hiện thẩm tra quyết toán dự án trong trường hợp cơ quan chủtrì thẩm tra, phê duyệt quyết toán ký kết hợp đồng theo thời gian với cácchuyên gia hoặc tổ chức tư vấn;

– Chi công tác phí, văn phòng phẩm, dịchthuật, in ấn, hội nghị, hội thảo, mua sắm máy tính hoặc trang bị phục vụ côngtác thẩm tra và phê duyệt quyết toán;

– Các khoản chi khác có liên quan đếncông tác quyết toán.

b) Cơ quan chủ trì thẩm tra, quyếttoán được sử dụng chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo tỷ lệ tại khoản 1Điều này, chi tiêu theo các nội dung quy định tại điểm a khoản này. Khoản kinhphí thẩm tra, phê duyệt quyết toán đã được cơ quan kiểm soát thanh toán theoquy định, khi cơ quan thẩm tra chưa sử dụng hết trong năm, được phép chuyểnsang năm sau để thực hiện.

3. Chi phí thẩm tra, phê duyệtquyết toán; chi phí kiểm toán được tính vào chi phí khác trong giá trị quyếttoán của dự án.

Xem thêm: Bằng Diện Tích Các Châu Lục Trên Thế Giới (Châu Nam Cực (, Châu Lục Và Đại Dương

4. Trong trường hợp chủ đầu tưthuê kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, đơn vị kiểmtoán độc lập ngoại trừ khối lượng công việc không thực hiện; chủ đầu tư căn cứ điềukiện hợp đồng và các nội dung thực hiện để điều chỉnh giảm chi phí kiểm toán độclập theo tỷ lệ tương ứng với khối lượng công việc ngoại trừ.

Điều 22. Thời hạn quyếttoán

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán dự ánhoàn thành để trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán được tính từ ngàyký biên bản bàn giao đưa công trình của dự án vào sử dụng. Thời gian thẩmtra, phê duyệt quyết toán tính từ ngày nhận đủ hồ sơ quyết toán theo quy định tạiĐiều 8 Thông tư này. Thời gian tối đa quy định cụ thể như sau:

Dự án

QTQG

Nhóm A

Nhóm B

Nhóm C

Thời hạn nộp HSQT trình phê duyệt quyết toán

09 tháng

09 tháng

06 tháng

03 tháng

Thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán

07 tháng

04 tháng

02 tháng

01 tháng

Điều 23. Chế độ báocáo

1. Đối với dự án Trung ương quảnlý:

a) Chậm nhất vào ngày 10 tháng 7đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 20 tháng 01 năm sau đối với báo cáonă

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính