Phấn rôm là gì? Phấn rôm có tác dụng gì với trẻ sơ sinh?



Phấn rôm là một sản phẩm rất quen thuộc trong việc chăm sóc các em bé, được nhiều bố mẹ sử dụng để trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có khá nhiều người sử dụng sản phẩm này theo những lời chỉ dẫn truyền miệng mà không thực sự hiểu rõ phấn rôm là gì cũng như phấn rôm có tác dụng gì với trẻ sơ sinh. Trong bài viết này, META sẽ cùng các bố mẹ tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm chăm sóc trẻ nhỏ này để giúp bố mẹ sử dụng nó đúng cách và hiệu quả hơn. 



Phấn rôm là gì?

Phấn rôm là gì?

Phấn rôm là mỹ phẩm được sản xuất từ một khoáng chất rất mềm là bột talc nghiền mịn, có màu trắng ngà đến trắng. Phấn rôm có nhiều công thức hóa học pha chế khác nhau tùy nơi sản xuất, nhưng thành phần chính của nó thường là bột talc, muối canxi, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Bột talc có khả năng hút ẩm nên được dùng để thoa vào các vùng da có nếp gấp như cổ, bẹn, nách, mông… Phấn rôm thường dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là một sản phẩm không thể thiếu trong túi đồ chăm sóc trẻ bởi nó thường xuyên được các ông bố bà mẹ dùng trong quá trình vệ sinh cho con. Vậy phấn rôm có tác dụng gì với trẻ nhỏ?


Phấn rôm có tác dụng gì với trẻ sơ sinh?


Giữ da khô thoáng, tránh viêm nhiễm 

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, thường rất hay phải mặc tã quần. Tuy nhiên, một số loại tã quần quá dày hoặc chất lượng không tốt, không phù hợp có thể khiến da trẻ nhỏ bị hầm bí, thiếu khô thoáng, đó là một môi trường lý tưởng để cho các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm xuất hiện. Vì vậy, để ngăn ngừa điều này, nhiều bố mẹ thường sử dụng phấn rôm thoa lên cơ thể bé trước khi cho bé mặc tã.

Phấn rôm có tác dụng giữ da trẻ luôn khô thoáng, tránh viêm nhiễm

Ngoài ra, vào mùa hè, thời tiết nắng nóng có thể khiến trẻ ra nhiều mồ hôi hơn. Thành phần bột talc trong phấn rôm có khả năng hấp thụ dầu và mồ hôi trên da trẻ, giúp da các bé trở nên khô thoáng và sạch sẽ, không cho mồ hôi và vi khuẩn có cơ hội tấn công gây bệnh viêm nhiễm trên da.


Điều trị rôm sảy, làm dịu vết thương do côn trùng đốt

Rôm sảy, mẩn ngứa thường xuất hiện ở trẻ nhỏ vào mùa hè do nhiệt độ cao, bé ra nhiều mồ hôi trong khi làn da trẻ sơ sinh còn rất mỏng manh và nhạy cảm. Mồ hôi và vi khuẩn khiến cho các tế bào trên da của trẻ bị tổn thương, gây bí tắc các ống dẫn mồ hôi. Khi tình trạng này bùng nổ sẽ gây kích ứng da, hình thành nên các nốt đỏ có cảm giác gai, ngứa làm bé bứt rứt khó chịu và thường xuyên quấy khóc.

Tác dụng của phấn rôm trẻ em còn ở khả năng điều trị rôm sảy

Trong trường hợp này, nhiều bố mẹ cũng thường sử dụng phấn rôm bôi lên người trẻ để giúp thấm hút nhanh mồ hôi, làm dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu của trẻ. Muối kẽm trong phấn rôm giúp kháng viêm, sát khuẩn, bảo vệ da trẻ hiệu quả khỏi các vi khuẩn gây hại và làm da trẻ mềm, mịn hơn. 

Bên cạnh đó, nhiều bố mẹ còn sử dụng phấn rôm để làm dịu các vết côn trùng như muỗi, kiến… Bởi muối canxi trong phấn rôm ngoài công dụng hút ẩm trên da thì còn giúp kháng viêm, làm lành các vết thương do côn trùng đốt.


Tăng sức đề kháng cho da

Phấn rôm còn được nhiều người coi như một loại kháng sinh cho da trẻ nhỏ bởi nó có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn cao. Không những vậy, chất béo và mùi thơm trong phấn rôm có chứa các tinh dầu như bơ, vitamin E… rất tốt cho da bé, giúp da trẻ nhỏ luôn mềm mại và mịn màng, tăng sức đề kháng cho da thêm khỏe.

Tăng sức đề kháng cho da

Mặc dù phấn rôm có rất nhiều công dụng và đa số các mẹ thường dùng phấn rôm thoa lên da con sau khi tắm xong để giúp da bé khô ráo, không bị ngứa trong mùa hè, hoặc cũng sử dụng khi con bị rôm sảy, tuy nhiên, sử dụng phấn rôm không hẳn không gây hại. Nếu mẹ bôi quá nhiều phấn rôm có thể làm bít lỗ chân lông khiến mồ hôi bé không thoát ra được, gây nhiễm trùng da, viêm da, hăm da. Bên cạnh đó, khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà thấy bé bị rôm sảy thì nhiều mẹ thường bôi ngay phấn rôm lên, đối với một số trẻ có cơ địa nhạy cảm, đôi khi bôi phấn rôm có thể khiến tình trạng rôm sảy càng nặng hơn.

Ngoài ra, thành phần chính của phấn rôm là bột talc, nếu trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ thoa phấn rôm không đúng cách, có thể khiến bé hít phải. Điều này về lâu dài sẽ sinh ra những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Vì thế, bố mẹ cần hết sức cẩn trọng và chọn lựa những thương hiệu uy tín nếu dùng phấn rôm để chăm sóc trẻ sơ sinh.


Sử dụng phấn rôm cho em bé cần lưu ý gì?


Cách chọn phấn rôm

Lưu ý khi chọn mua phấn rôm cho trẻ

  • Khi chọn phấn rôm cho trẻ, bạn nên chọn các sản phẩm phấn rôm organic bởi chúng có thành phần hoàn toàn tự nhiên và không lo gây dị ứng ở trẻ.
  • Các mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm về những sản phẩm phấn em bé đảm bảo chất lượng, chỉ nên sử dụng các sản phẩm đã được kiểm nghiệm bởi FDA.
  • Nếu da bé bị khô, mẹ nên sử dụng kem dưỡng da giúp cân bằng và làm ẩm da thay vì tiếp tục cho con sử dụng phấn.
  • Có nhiều loại phấn trẻ em trên thị trường nhưng mẹ nên ưu tiên phấn được điều chế từ bột hoa cúc, tinh bột bắp… bởi loại phấn này đã được kiểm nghiệm và chứng minh là an toàn hơn cho trẻ em.

Cách sử dụng phấn rôm

Thay vì sử dụng phấn rôm chữa hăm tã, bạn nên chọn mua những loại tã có chất lượng cao

  • Khi thay tã cho bé, nên để phấn ở xa tầm tay của trẻ, tránh để bé nghịch, chơi với chai đựng phấn.
  • Không nên đổ trực tiếp phấn lên da bé, thay vào đó, mẹ nên đổ lên tay và xoa nhẹ lên da của con.
  • Không nên mở quạt hay ngồi gần cửa sổ khi đang đổ phấn trên tay để tránh làm bé hít phải bột phấn.
  • Đặc biệt chú ý những vùng da có nếp gấp như da cổ, nách thì không nên sử dụng quá nhiều. Lượng phấn dư thừa bám trên da có thể kết hợp với mồ hôi gây kích ứng da.
  • Đặc biệt, khi dùng phấn rôm cho các bé gái, các mẹ phải cẩn thận không được bôi ở sát vùng kín, mặt đùi trong, ngoài âm hộ, bụng dưới.
  • Không nên sử dụng phấn ở những vùng nhạy cảm như mũi và mắt của trẻ.
  • Ngưng sử dụng ngay nếu nhận thấy da bé có nổi các mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy.
  • Sau khi sử dụng cần cất ngay phấn rôm vào chỗ quy định, không được để cho trẻ dùng làm đồ chơi, tránh xoa cho trẻ ở những nơi có gió, tránh cho gió thổi bay bột này vào khí quản của trẻ.
  • Rôm sảy thường chỉ xuất hiện do thời tiết nóng, nên khi bé bị rôm mẹ đa phần chỉ cần cho bé vào phòng có nhiệt độ mát, tắm rửa sạch sẽ cho bé là những vết mẩn ngứa sẽ biến mất. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ cần thay quần áo, thay tã thường xuyên để giữ vệ sinh da cho con, hạn chế quấn bé quá kín gây nóng hoặc để nhiệt độ phòng bé quá cao, khi bé ít tiết mồ hôi thì rôm sảy sẽ lặn nhanh hơn.

>>> Tham khảo: Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì vừa mát vừa lành?

Có thể thấy rằng, phấn rôm là một sản phẩm có nhiều tác dụng nhưng cũng dễ gây nguy hiểm cho trẻ, vì vậy, bố mẹ cần cực kỳ cẩn trọng khi sử dụng. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích nhiều hơn cho các ông bố bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác cũng như mua sắm các sản phẩm cho bé, hãy truy cập META.vn hoặc liên hệ hotline dưới đây:

Mua sắm trực tuyến

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Xem thêm

View more information: https://meta.vn/hotro/tac-dung-cua-phan-rom-6174

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giải trí & Làm đẹp