Nghị Luận Về Một Hiện Tượng Đời Sống

Kiến thức

– Nắm được khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Đang xem: Yêu cầu về mặt nổi đúng khi viết văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

– Nắm được cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Kĩ năng

– Rèn kĩ năng hiểu bản chất của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 

– Rèn kĩ năng tìm hiểu đề và luyện tập đề về nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống.

– Biết hệ thống, khái quát kiến thức tập làm văn theo chủ đề; biết vận dụng những hiểu biết về lí thuyết vào giải quyết những tình huống thực tiễn và tạo lập văn bản theo yêu cầu. Biết vận dụng kiến thức liên môn để học tốt chủ đề. 

Thái độ

– Có thái độ đúng đắn khi suy nghĩ về một sự việc, hiện tượng đời sống.

– Tích cực, học hỏi, phát huy những sự việc, hiện tượng có tính chất tích cực và biết phê phán, lên án gay gắt bằng hành động trước những hiện tượng mang tính tiêu cực.

Phát triển năng lực

Ngoài những năng lực chung, cần chú trọng phát triển cho học sinh những năng lực sau:

 – Năng lực tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

 – Năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

 – Năng lực giao tiếp tiếng Việt: trình bày những suy nghĩ, quan điểm cá nhân về một sự việc, hiện tượng.

 – Năng lực hợp tác thông qua các hoạt động nhóm giải quyết câu hỏi thảo luận về nhiều ý kiến xoay quanh một vấn đề.

 – Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Thiết kế và thuyết trình về các slide về dàn ý một đề văn nghị luận một sự việc, hiện tượng.

Mỗi tiết học và từng phần nội dung sẽ hướng vào phát triển cụ thể một hoặc nhóm năng lực nào đó.

Phương tiện dạy học

 Máy tính, máy chiếu.

Các phương pháp, kĩ thuật dạy học

Phương pháp kích thích tư duy, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp đối thoại.

Vận dụng kiến thức liên môn trong bài học

– Môn Giáo dục công dân, Tin học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật.

II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP.

* Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực

Nội dung Các mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
– Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

– Các dạng đề nghị luận.

– Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

 – Nhận diện được đó là một sự việc, hiện tượng.

– Nhận diện được đề văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

– Nhận biết được đề bài thuộc kiểu loại nào. Xác định đúng những yêu cầu cần đạt và vốn tri thức để làm bài.

– Chỉ ra được các luận điểm trong văn bản nghị luận đã cho.

– So sánh, phân biệt được đề có lệnh và đề không có lệnh.

– Chỉ ra được một số luận điểm để làm tốt đề văn.

– Vận dụng hiểu biết về bài nghị luận về một sự việc hiện tượng để so sánh với bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

– Lập dàn bài cho đề văn nghị luận đã cho.

– Viết được đoạn mở bài, đoạn kết bài hoặc một đoạn trong phần thân bài cho đề văn nghị luận ấy.

– Vận dụng hiểu biết về bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng để phân tích, nhận xét về bài nghị luận dạng này nói chung.

– Biết định hướng cách làm bài.

– Vận dụng tri thức về cách làm bài để viết thành bài hoàn chỉnh.

 

* Hệ thống câu hỏi và bài tập xoay xung quanh các vấn đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
– Văn bản đã cho bàn về hiện tượng gì trong đời sống.

– Văn bản có thể chia làm mấy phần. Nội dung từng phần.

– Nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng trên.

– Hiện tượng đó có tác hại ra sao.

– Tác giả đã nêu lên giải pháp nào để khắc phục hiện tượng đó.

– Văn bản sử dụng phép lập luận nào.

– Cho biết đề văn thuộc kiểu loại nào.

– Chỉ ra các bước làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng.

– Em có nhận xét gì về bố cục của bài viết.

– Rút ra kết luận về bài nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống và cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

– So sánh các dạng đề nghị luận đã cho.

– Tự ra một số đề văn thuộc đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng.

– Xác định những yêu cầu cần đạt về nội dung đề văn.

– Lập dàn ý cho đề văn.

– Viết phần mở bài, kết bài cho đề văn.

 – Viết thành bài văn hoàn chỉnh về đề nghị luận một sự việc, hiện tượng.

– Tìm và đọc thêm các bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng.

– Hệ thống kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy

– Suy nghĩ về sự việc, hiện tượng mang tính tích cực hoặc tiêu cực trong đời sống hiện nay.

 

III. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Sưu tầm tư liệu về chủ đề, lập bảng mô tả các mức độ nhận thức, biên soạn câu hỏi và bài tập, xác định kiến thức liên môn để vận dụng vào bài dạy, thiết kế tiến trình dạy học, nội dung trình chiếu, phiếu học tập, sắp xếp học sinh theo nhóm… Học sinh: Đọc trước và tìm hiểu nội dung trong SGK về 2 tiết học và tìm đọc các tư liệu liên quan đến chủ đề; lập bảng hệ thống kiến thức về nghị luận một sự việc, hiện tượng; đọc thêm các bài nghị luận tham khảo; tập hệ thống kiến thức bằng bản đồ tư duy.

 

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ (KẾ HOẠCH DẠY HỌC)

Hoạt động 1: Thời gian 01 tiết (Tiết 1)

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Mục tiêu bài học

Kiến thức

– Nắm được đặc điểm, yêu cầu của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

– Nắm được đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng hiểu bản chất của bài, của đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Thái độ

Có thái độ rõ ràng trước những sự việc, hiện tượng đời sống quanh mình.

Định hướng phát triển năng lực cho HS

– Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin: Thiết kế và thuyết trình về các slide về đề văn, cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng.

– Năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về sự việc, hiện tượng đời sống cũng như các bước làm bài văn.

– Năng lực tự học: Suy nghĩ các câu hỏi, bài tập đọc trước ở nhà những vấn đề liên quan tới bài học.

– Năng lực hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm.

Vận dụng kiến thức liên môn

Môn Giáo dục công dân: lòng tự trọng, tôn trọng người khác, …để hiểu rõ hơn nguyên nhân, tác hại của “bệnh lề mề” và giải pháp chữa căn bệnh này. Vận dụng kiến thức môn này để các em làm tốt bài tập 1 (SGK, trang 21).

– Môn Tin học: tìm kiếm thông tin về “bệnh lề mề”. Tìm thông tin về trạng nguyên Nguyễn Hiền, các tấm gương học sinh nghèo vượt khó,…

– Môn Sinh học, Hóa học để học sinh làm tốt bài tập 2 (SGK, trang 21).

Nội dung lên lớp

Hoạt động khởi động (05 phút)

– Giáo viên ổn định tổ chức lớp: phân chia, sắp xếp nhóm, nêu quy định của tiết học, hướng dẫn hoạt động nhóm.

– Sử dụng phương pháp thuyết trình.

Trình chiếu một số hình ảnh liên quan tới sự việc hiện tượng nổi bật trong đời sống hiện nay như rác thải, ô nhiễm môi trường, học sinh nghiện đánh điện tử,…để dẫn dắt vào bài mới.

Hoạt động hình thành kiến thức mới (30 phút)

Thời gian Hoạt động của GV- HS Kiến thức cơ bản
 

 

 

 

 

 

 

 

20 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Hoạt động 1:

GV gọi 1 em đọc văn bản “Bệnh lề mề”.

H: Văn bản bàn về hiện tượng gì trong đời sống?

HS trao đổi, trả lời.

H: Thế nào là bệnh lề mề?

HS giải thích.

GV: Trong văn bản này thói lề mề được hình tượng hóa như một căn bệnh.

H: Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?

HS trả lời.

H: Tác giả đã nêu lên những biểu hiện của bệnh lề mề như thế nào?

HS phát hiện.

H: Thái độ của em trước những biểu hiện đó?

HS trình bày.

H: Em có thể tìm một hiện tượng trong đời sống hiện nay đáng khen không?

HS phát hiện, trả lời.

H: Qua đó em hiểu thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

HS khái quát.

GV chốt ý 1 phần ghi nhớ.

H: Sau khi đưa ra vấn đề bàn luận, để giúp người đọc hiểu rõ hơn căn bệnh lề mề tác giả đã làm thế nào?

(Tác giả nêu nguyên nhân và tác hại của bệnh lề mề).

H: Nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?

H: Bệnh lề mề gây ra tác hại gì?

(Từ văn bản ở sách giáo khoa và kết hợp với kiến thức của môn Giáo dục công dân, học sinh trả lời).

H: Tác giả đã đưa ra giải pháp nào nhằm khắc phục hiện tượng trên?

 

 

 

 

H: Người viết đã sử dụng phép lập luận nào trong văn bản?

H: Nhận xét về bố cục, cách lập luận và lời văn của tác giả?

GV khái quát đó chính là nội dung và hình thức của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

H: Theo em một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cần đảm bảo những yêu cầu gì?

HS khái quát.

GV chốt lại ý 2 phần ghi nhớ.

H: Từ đó em hãy rút ra kết luận về một bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống?

HS rút ra phần ghi nhớ.

GV chiếu nội dung ghi nhớ và khắc sâu kiến thức cho HS.

HS trao đổi tìm thêm vấn đề nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống bằng phương pháp thảo luận nhóm.

+ Nhóm 1 và nhóm 2: Mỗi nhóm tìm 5 sự việc, hiện tượng đời sống đáng ca ngợi.

+ Nhóm 3 và nhóm 4: Mỗi nhóm tìm 5 sự việc, hiện tượng đáng phê phán.

Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét. Cho HS quan sát hình ảnh một số hiện tượng trên máy chiếu. Nhắc nhở học sinh vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân để giải quyết bài tập này.

H: Vận dụng kiến thức từ môn Sinh học, Hóa học, em hãy nêu rõ tác hại của khói thuốc lá đối với cơ thể người?

HS trả lời.

GV chiếu một vài hình ảnh nói về tác hại của khói thuốc lá. HS quan sát.

H: Từ các hình ảnh đó và những thông tin ở bài tập 2 (SGK) em thấy hiện tượng hút thuốc lá có đáng viết một bài nghị luận không?

GV khắc sâu: Sự việc, hiện tượng đời sống thường mang tính chất thời sự, bức thiết; sự việc đó đang diễn ra trong đời sống thực tại hoặc những năm gần đây.

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tương đời sống

* Văn bản: Bệnh lề mề.

– Bàn về hiện tượng sai hẹn, đi chậm, coi thường giờ giấc của một số người (Bệnh lề mề).

– Bố cục: 3 phần.

+ Phần 1: Từ đầu đến “khó chữa”: Nêu vấn đề bàn luận.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “30 phút hay 1 giờ”: Những biểu hiện của bệnh lề mề.

+ Phần 3: Còn lại: giải pháp khắc phục và thái độ của tác giả.

– Biểu hiện:

+ Đến muộn.

+ Sai hẹn.

+ Không coi trọng việc chung.

-> Đây là một hiện tượng đáng chê trách, đáng bị phê phán vì nó có ảnh hưởng xấu đến công việc chung.

-> Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

– Nguyên nhân:

+ Coi thường việc chung.

+ Thiếu tự trọng.

+ Thiếu tôn trọng người khác.

– Tác hại:

+ Làm mất thì giờ.

+ Làm phiền mọi người.

+ Nảy sinh cách đối phó.

– Biện pháp:

+ Cần thay đổi tình trạng đó để xây dựng và hình thành tác phong của người có văn hóa: làm việc đúng giờ.

+ Mọi người cần phải biết tôn trọng và hợp tác với nhau.

– Phép lập luận: Phân tích, tổng hợp.

– Bố cục mạch lạc. Lập luận chặt chẽ, luận cứ, luận chứng xác thực, cụ thể. Lời văn chính xác.

 

-> Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận:

 Về nội dung: phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhất định của người viết.

 Về hình thức: bài viết phải có bố cục mạch lạc; luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác.

=> Ghi nhớ: Sách giáo khoa.

* Bài tập 1.

– 5 sự việc, hiện tượng đời sống đáng ca ngợi:

+ Phong trào học sinh nghèo vượt khó học giỏi.

+ Chương trình “trái tim cho em”.

+ Phong trào tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm.

+ Phong trào hiến máu tình nguyện.

+ Ngày chủ nhật xanh.

– 5 sự việc, hiện tượng đáng phê phán:

+ Hiện tượng nghiện điện tử, nghiện facebook ở học sinh hiện nay.

+ Tình hình ô nhiễm môi trường.

+ Vấn nạn bạo lực học đường.

+ Hiện tượng học sinh đua đòi ăn mặc thiếu văn hóa.

+ Nạn bạo hành trẻ em.

Xem thêm: hướng dẫn vở bài tập toán lớp 2 tập 1

Bài tập 2

– Hiện tượng thanh thiếu niên và người lớn hút thuốc lá là hiện đáng để viết bài nghị luận. Vì hút thuốc lá có rất nhiều tác hại cho bản thân và cộng đồng.

10 phút.

 Hoạt động 2

Ngoài 4 đề trong sách, giáo GV ra thêm 1 đề: Hiện tượng đua đòi ăn mặc thiếu văn hóa của một số học sinh hiện nay. (Đề 5).

GV chiếu 5 đề bài lên máy chiếu. (Cùng các hình ảnh minh họa: Học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Trao quà cho nạn nhân chất độc da cam. Học sinh mê điện tử. Học sinh ăn mặc không phù hợp. Trạng nguyên Nguyễn Hiền).

HS đọc các đề bài.

H: Cho biết mỗi đề bài đề cập đến vấn đề gì?

HS trả lời. GV tóm tắt các vấn đề đó.

H: Các đề bài trên có điểm gì giống nhau?

HS quan sát, suy nghĩ trả lời.

H: Sự khác nhau giữa các đề thể hiện ở chỗ nào?

HS trả lời.

GV bổ sung.

H: Từ đó em hãy cho biết thế nào là đề văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

HS trả lời.

GV chốt kiến thức.

Yêu cầu mỗi em ra một đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống tương tự.

GV lưu ý: Sự việc, hiện tượng đời sống không phải lúc nào cũng phân định rạch ròi giữa cái tốt, cái xấu mà nó biểu hiện dưới nhiều dạng phức tạp. Có sự việc, hiện tượng ở thời đại này bị coi là xấu nhưng ở thời đại khác lại không cho là vậy. Có sự việc, hiện tượng nhìn ở góc độ này là xấu nhưng nhìn ở góc độ khác lại là tốt. Khi bắt gặp các hiện tượng phức tạp như vậy các em cần có sự phân tích, đánh giá và nhận định chuẩn xác từ đó định hướng làm bài tốt hơn.

II. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giống nhau:

+ Đối tượng: sự việc, hiện tượng trong đời sống đáng khen hoặc đáng chê.

+ Các đề đều yêu cầu người viết phải phân tích sự việc, hiện tượng và nêu suy nghĩ của mình.

– Khác nhau:

+ Có đề nêu sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương (đề 1, đề 4).

+ Có đề nêu sự việc, hiện tượng vừa đáng phê phán vừa đáng biểu dương (đề 2).

+ Có đề nêu sự việc, hiện tượng không tốt, đáng phê phán nhắc nhở (đề 3, đề 5).

+ Có đề không cung cấp sẵn nội dung mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó; có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể, một sự kiện để người làm bài sử dụng (đề 2, đề 4).

+ Đề bài có mệnh lệnh (đề 1,đề 2, đề 3, đề 4) và có đề bài không có mệnh lệnh (đề 5).

-> Đề văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là những đề văn nêu lên các sự việc, hiện tượng đời sống yêu cầu người viết nêu suy nghĩ, bàn luận, bày tỏ thái độ…về sự việc, hiện tượng đó.

Đề văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có ba dạng:

+ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đáng ca ngợi, biểu dương.

+ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đáng lên án, phê phán.

+ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng vừa đáng ca ngợi vừa đáng phê phán.

Về hình thức:

+ Đề có mệnh lệnh hoặc đề không có mệnh lệnh.

+ Đề chỉ gọi tên hoặc đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể, một mẩu tin, một sự kiện,…

Hoạt động thực hành (5 phút)

HS khái quát kiến thức văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội (khái niệm, bài văn nghị luận và đề văn nghị luận) bằng bản đồ tư duy.

Hoạt động ứng dụng (2 phút)

– GV yêu cầu học sinh làm ở nhà:

Làm bài tập 1, trang 21, sách giáo khoa.

Hoạt động bổ sung (3 phút)

– HS sưu tầm thêm các đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

– Đọc trước phần: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trang 23,24,25 sách giáo khoa để tiết sau học.

 B. Hoạt động 2: Thời gian 01 tiết (Tiết 2)

Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Tổng kết chủ đề

Mục tiêu bài học

Kiến thức

– Giúp HS nắm được đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

– Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Kĩ năng

– Rèn kĩ năng phân tích đề, cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

– Rèn kĩ năng quan sát các sự việc, hiện tượng đời sống.

Thái độ:

– Ý thức cho học sinh hiểu và làm tốt theo hiện tượng đáng biểu dương, ca ngợi.

– Yêu thích làm văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Định hướng phát triển năng lực cho HS

– Năng lực phát hiện: Phát hiện kiểu bài, phân tích đề.

– Năng lực hợp tác: thông qua hoạt động nhóm thảo luận câu hỏi nêu vấn đề, giải quyết tình huống về yêu cầu đề đặt ra.

– Năng lực giao tiếp: trình bày suy nghĩ về một vấn đề được đặt ra xoay quanh yêu cầu đề.

Vận dụng kiến thức liên môn

– Môn Âm nhạc: bài hát liên quan đến hiện tượng môi trường để tạo tâm thế cho học sinh từ đó dẫn dắt vào bài.

– Môn Giáo dục công dân: lòng hiếu thảo, tính sáng tạo,…

Nội dung lên lớp

Hoạt động khởi động (03 phút)

Cho học sinh nghe bài hát: “Vì cuộc sống đẹp tươi”. Nhạc: Bùi Anh Tú.

GV dẫn dắt vào bài.

Hoạt động hình thành kiến thức mới (25 phút)

 

 

TG Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt
14 phút

8 phút

3 phút

Hoạt động 1

Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại.

HS quan sát đề bài nghị luận chiếu trên màn hình.

HS đọc đề ra.

H: Cho biết đề văn thuộc kiểu bài nào?

H: Đề nêu sự việc, hiện tượng gì?

H: Xác định yêu cầu của đề?

HS lần lượt trả lời.

GV nhận xét, bổ sung.

H: Qua đó em rút ra kết luận gì khi tìm hiểu đề văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

HS rút ra kết luận.

GV lưu ý: Đọc kĩ đề ra, gạch chân những từ quan trọng và trả lời các câu hỏi: Đây là dạng đề nào? Vấn đề đặt ra trong đề bài là gì? Cần sử dụng thao tác nào để nghị luận.

H: Hãy cho biết những việc làm của Nghĩa?

H: Những việc làm đó chứng tỏ bạn ấy là người thế nào?

HS vận dụng kiến thức của môn Giáo dục công dân (lòng hiếu thảo, tính chăm chỉ, lao động sáng tạo,…), môn Vật lí (giảm sức kéo của người trong bài “Máy cơ đơn giản”- lớp 6) kết hợp với ngữ liệu trong đề ra để trả lời.

H: Em đánh giá như thế nào về những việc làm của Nghĩa?

H: Việc thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập Nghĩa có ý nghĩa gì?

H: Theo em học tập bạn Nghĩa có khó không?

H: Nếu mỗi học sinh đều làm được như Nghĩa thì đời sống sẽ ra sao?

HS trả lời.

GV nhận xét, bổ sung.

H: Từ đó em rút ra cách tìm ý cho đề văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống nói chung?

HS rút ra kết luận.

GV lưu ý: Để tìm ý các em cần trả lời 4 câu hỏi: Đối tượng đó như thế nào và biểu hiện của đối tượng ra sao? Mặt tốt hoặc mặt xấu, lợi ích hoặc hậu quả đối với bản thân, gia đình, xã hội? Nguyên nhân xuất phát từ đâu mà dẫn đến hiện tượng đó? Giải pháp khắc phục hoặc phát huy hiện tượng đó?

H: Từ dàn ý trong sách giáo khoa, em hãy triển khai thành dàn ý chi tiết?

HS làm. Sau đó GV gọi một số em trình bày.

HS khác nhận xét.

GV chốt trên máy chiếu.

H: Em hãy cho biết dàn bài của đề văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có tính chất tích cực? Dàn bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống nói chung?

HS khái quát.

GV chốt trên máy chiếu hai khung dàn bài (dàn bài chung và dàn bài đối với dạng đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có tính chất tích cực). Qua đó lưu ý các em cách lập dàn bài về một sự việc, hiện tượng theo thứ tự các ý hoặc đặt từ khóa cho ba phần: Mở bài: Gợi – Đưa – Báo. Thân bài: Thực – Nguyên – Hậu – Biện – Thái. Kết bài: Tóm – Rút – Phấn.

Yêu cầu HS viết phần mở bài, kết bài.

GV hướng dẫn.

HS làm mở bài theo 3 cách.

Kết bài làm theo 2 cách.

HS trình bày.

Gọi HS khác nhận xét.

GV nhận xét, hướng dẫn các em cách viết từng phần cụ thể.

GV lưu ý: Sau khi viết bài các em cần đọc và sửa lại bài viết: chú ý lỗi chính tả; liên kết, mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và các phần của bài văn.

H: Rút ra kết luận cách làm một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

HS rút ra ghi nhớ.

GV chốt kiến thức.

Hoạt động 2

HS hoạt động nhóm.

Chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1, 3: làm đề 1. Nhóm 2, 4: làm đề 2.

HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét lẫn nhau.

GV chốt trên máy chiếu và lưu ý cho HS dàn bài về 2 dạng đề:

– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có tính chất tiêu cực. – Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có cả hai mặt tích cực và tiêu cực.

Lưu ý HS vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tốt các đề văn.

HS lĩnh hội kiến thức.

Hoạt động 3

HS khái quát lại chủ đề.

GV tổng kết nội dung chủ đề bằng bản đồ tư duy trên máy chiếu. Lưu ý học sinh vận dụng kiến thức liên môn để làm tốt các bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

I. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Đề bài: Báo đưa tin: “Bạn Phạm Văn Nghĩa, học sinh lớp 7 Trường Trung học cơ sở Bắc Sơn, quận Gò Vấp, nhà ở Hóc Môn. Nghĩa thường ra đồng giúp mẹ trồng trọt.

Một hôm, mẹ thấy Nghĩa cầm tờ giấy hứng cái gì, mẹ hỏi: “Con làm gì đấy?”. Nghĩa trả lời: “Con thụ phấn cho bắp”. Vụ ấy ruộng bắp nhà Nghĩa năng suốt cao hơn mọi năm.

Ở nhà Nghĩa còn nuôi gà, nuôi heo. Em còn làm một cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt.

Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa”. Phong trào ấy được các bạn học sinh nhiệt liệt hưởng ứng”.

Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.

1. Tìm hiểu đề, tìm ý

 a) Tìm hiểu đề

– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

– Hiện tượng người tốt, việc tốt: Tấm gương Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm, có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế có hiệu quả.

Yêu cầu nêu suy nghĩ về hiện tượng đó.

b) Tìm ý

– Những việc làm của Nghĩa:

+ Thụ phấn cho bắp.

+ Nuôi gà, nuôi heo.

+ Làm tời cho mẹ kéo nước.

– Nghĩa rất chăm chỉ, làm việc có ý thức, sáng tạo trong lao động, thương mẹ, biết kết hợp giữa học và hành.

– Việc làm của Nghĩa tuy bình thường, nhỏ bé nhưng có ý nghĩa rất sâu sắc. Từ những việc làm ấy cho thấy nếu có ý thức sống có ích thì mỗi người có thể hãy bắt đầu từ những việc làm bình thường nhưng có hiệu quả.

-> Là tấm gương đáng học tập.

– Biểu dương bạn Phạm Văn Nghĩa để mọi người học tập.

 

Nếu mọi học sinh đều làm được như bạn Nghĩa thì đời sống vô cùng tốt đẹp vì sẽ không có học sinh lười biếng, hư hỏng,…

2. Lập dàn bài

a) Mở bài

– Phạm Văn Nghĩa, học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở Bắc Sơn, quận Gò Vấp, nhà ở Hóc Môn.

– Là tấm gương tiêu biểu về học sinh chăm chỉ sáng tạo, yêu thương cha mẹ.

b) Thân bài

– Những biểu hiện việc làm của Nghĩa:

+ Khi ra đồng làm việc: thụ phấn cho bắp..

+ Khi ở nhà: nuôi gà, nuôi heo, làm tời kéo nước.

– Ý nghĩa của những việc làm đó:

+ Cho thấy Nghĩa là người chăm chỉ, làm việc có ý thức.

+ Là người thương mẹ.

+ Sáng tạo trong lao động, biết kết hợp giữa học và hành.

Đánh giá việc làm của Nghĩa:

+ Nghĩa là tấm gương đáng học tập và noi theo.

+ Mọi học sinh phấn đấu: biết yêu thương cha mẹ, biết kết hợp giữa học và hành, sáng tạo trong lao động.

c) Kết bài

– Khẳng định Nghĩa là tấm gương đáng học tập, noi theo.

– Liên hệ với bản thân trong học tập và thái độ ứng xử với cha mẹ.

3. Viết bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Bài tập

1. Đề 1: Lập dàn bài cho đề văn sau:

Suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường trong trường phổ thông hiện nay.

2. Đề 2: Lập dàn bài cho đề văn sau:

Tình hình trật tự an toàn giao thông hiện nay ở nước ta.

 

 

 

 

III. Tổng kết chủ đề

Hoạt động kiểm tra đánh giá (15 phút)

HS làm bài kiểm tra 15 phút.

Đề bài: Lập dàn bài cho đề văn sau:

Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.

Suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên.

Hướng dẫn chấm

 * Mức tối đa: Đạt đầy đủ các ý

a) Mở bài

– Câu nói miêu tả hiện tượng thiên nhiên mà hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, gợi nhiều suy tưởng đẹp.

– Là biểu tượng của nghị lực và ý chí vươn lên của con người trong những hoàn cảnh khốc liệt, khó khăn.

b) Thân bài

– Giải thích:

+ Hình ảnh “vùng sỏi đá khô cằn” gợi liên tưởng, suy nghĩ về điều kiện sống khắc nghiệt, đầy khó khăn. Nói cách khác là nơi sự sống khó sinh sôi, phát triển.

+ Hình ảnh “cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp”: cây hoa dại sống giữa tự nhiên lặng lẽ mà kiên cường, nó tự thích nghi với hoàn cảnh, vượt lên điều kiện khắc nghiệt để sống và nở hoa.

+ Câu nói mượn hiện tượng thiên nhiên mà gợi suy nghĩ về thái độ sống của con người: cho dù hoàn cảnh có khắc nghiệt đến đâu, sự sống vẫn hiện hữu, cái đẹp vẫn tồn tại. Con người phải có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

– Phân tích, chứng minh:

+ Trong thế giới tự nhiên, cây cối, cỏ hoa luôn chứa sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, sẵn sàng thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt. (Dẫn chứng: Nơi sa mạc nóng bỏng cây xương rồng vẫn mọc lên, vẫn nở hoa. Nơi cánh đồng băng Nam Cực, dưới lớp băng dày vẫn lấm tấm những đám địa y,…).

+ Với con người, những khó khăn thử thách của thực tế đời sống luôn đặt ra. Nghị lực, ý chí giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách để thành công. (Dẫn chứng: Nhà văn Nga vĩ đại M.Go-rơ-ki- một cuộc đời sớm chịu những nỗi đắng cay vẫn không ngừng tự học vươn lên khẳng định tài năng và đi đến thành công. Nguyễn Ngọc Ký bị bại liệt hai tay nhưng anh vẫn khổ luyện viết bằng hai chân để giúp ích cho đời,…).

– Bình luận:

+ Khẳng định sự sâu sắc của một bài học về thái độ sống tích cực.

+ Phê phán một bộ phận người trong xã hội chỉ vì không vượt qua được hoàn cảnh khó khăn mà tự đánh mất mình.

 – Bài học nhận thức và hành động:

+ Cuộc sống luôn có nhiều thử thách khó khăn, con người cần rèn luyện ý chí, nghị lực để vững vàng vượt qua, thậm chí có thể thay đổi được số phận.

+ Có khi nỗ lực hết mình nhưng vẫn không đạt được mong muốn, đừng nản lòng vì mình đã thực sự chiến thắng, hiến thắng bản thân.

c) Kết bài

– Ý chí, nghị lực luôn giúp con người vượt qua được những khó khăn của cuộc sống.

– con người cần có ý chí, nghị lực để tự tin trong cuộc sống.

 Hoạt động bổ sung: (2 phút)

Hướng dẫn học sinh về nhà:

 – Học nắm chắc kiến thức phần làm văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

 – Làm bài tập phần luyện tập (sách giáo khoa, trang 25).

Xem thêm: Diện Tích Trồng Cây Dó Bầu : Tiền Tỷ Để, Hội Trầm Hương Việt Nam

 – Chuẩn bị một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương em để viết bài nghị luận sẽ thực hiện ở tiết 101.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn