Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2 Tuần 28 Trang 67 Ôn Tập Giữa Học Kì 2 Tiết 8

– Chọn bài -Tuần 19Tuần 20Tuần 21Tuần 22Tuần 23Tuần 24Tuần 25Tuần 26Tuần 27Tuần 28Tuần 29Tuần 30Tuần 31Tuần 32Tuần 33Tuần 34Tuần 35

Ôn tập học kì 2 tiết 1 Tuần 28 trang 59 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1

Ghi tóm tắt vào bảng sau nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Người ta là hoa đất :

Tên bài Nội dung chính Nhân vật
………….

Đang xem: Vở bài tập tiếng việt lớp 4 tập 2 tuần 28

……………….. …………….
………….. …………… ………………….

Trả lời:

Tên bài Nội dung chính Nhân vật
Bốn anh tài Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa : trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em cẩu Khây. Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò
Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, người đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học của đất nước. Trần Đại Nghĩa

Ôn tập giữa học kì 2 tiết 2 Tuần 28 trang 59, 60 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1

Tìm và viết vào chỗ trống một vài câu theo yêu cầu

a) Kể về các hoạt động vui chơi của em và các bạn trong giờ nghỉ giữa buổi học ở trường

(Câu kể Ai làm gì ?)

b) Tả các bạn trong lớp em (tính tình, dáng vẻ,…)

(Câu kể Ai thế nào ?)

c) Giới thiệu từng bạn trong tổ của em với chị phụ trách mới của liên đội

(Câu kể Ai là gì?)

Trả lời:

a) Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam đá cầu, bắn bi. Các bạn nữ nhảy dây, chơi banh đũa, em cùng các bạn của mình chơi ô quan

b) Lớp em mỗi bạn một vẻ, Thắng mập nhất lớp nên cả lớp gọi là Thắng mập, Hương vừa cao vừa gầy nên được gọi là Hương còi. Nam nóng nảy lại bộc trực nên các bạn gọi Nam tàu hỏa.

c) Em xin giới thiệu với chị các thành viên của tổ em. Đây là bạn Sinh. Bạn ấy là một cây toán cừ khôi đấy ạ ! Còn đây là Phúc, bạn ấy là học sinh giỏi môn Văn. Bạn Dũng là ca sĩ của lớp. Còn em là tổ trưởng tổ 2, em tên là Diễm.

Ôn tập giữa học kì 2 tiết 3 Tuần 28 trang 60 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1

Ghi tên và nội dung chính các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.

Tên bài Nội dung chính
1)
2)
3)
4)
5)
6)

Trả lời:

Tên bài Nội dung chính
1) Sầu riêng Giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng, loại cây ăn quả đặc sản của miền Nam nước ta.
2) Chợ Tết Bức tranh chợ Tết của miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động, nói lên cuộc sống nhộn nhịp ở thôn quê vào dịp Tết.
3) Hoa học trò Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng. Một loài hoa gắn với học trò.
4) Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ca ngợi tình yêu đất nước, yêu con sâu sắc của phụ nữ Tây Nguyên cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
5) Vẽ về cuộc sống an toàn Kết quả cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề. Em muốn sống an toàn cho thấy : Thiếu nhi Việt Nam có nhận thức đúng về an toàn, biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ
6) Đoàn thuyền đánh cá Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp trong lao động của người dân miền biển.

Ôn tập giữa học kì 2 tiết 4 Tuần 28 trang 61, 62 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1

1) Viết vào bảng dưới đây các từ ngữ đã học trong tiết Mở rộng vốn từ theo chủ điểm ; một thành ngữ hoặc tục ngữ đã học trong mỗi chủ điểm.

Chủ điểm Từ ngữ Thành ngữ, tục ngữ
Người ta là hoa đất

M : tài năng, tài giỏi, ,..

– Những hoạt động có lợi cho sức khỏe :

– Những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh :

M: Người ta là hoa đất
Vẻ đẹp muôn màu

– Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người : xinh đẹp….

– Thể hiện tâm hồn, tính cách con người : thùy mị….

– Thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh vật :….

– Thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật, con người:….

– Từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp :….

M : Đẹp người đẹp nết
Những người quả cảm M : dũng cảm,

Trả lời:

Chủ điểm Từ ngữ Thành ngữ, tục ngữ
Người ta là hoa đất

M : tài năng, tài giỏi, tài hoa, tài nghệ, tài ba, tài đức,…

– Những hoạt động có lợi cho sức khỏe : tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chơi thể thao, ăn uống, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát,…

– Những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh : vạm vỡ, lực lưõng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn,…

M: Người ta là hoa đất

– Nước lã mà vã nên hồ

– Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

– Nhanh như cắt

Vẻ đẹp muôn màu

– Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người : xinh đẹp, tài giỏi, đẹp đẽ, điệu đà, xinh, tươi tấn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha…

– Thể hiện tâm hồn, tính cách con người : thùy mị, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, bộc trực, cương trực, chân tình, thẳng thắn, – Thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh vật : tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, kì vĩ,

– Thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật, con người: : xinh xắn, xinh đẹp, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha,…

– Từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp : tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả

M : Đẹp người đẹp nết

– Mặt tươi như hoa

– Chữ như gà bới

– Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

– Người thanh tiếng nói cũng thanh

Những người quả cảm M : dũng cảm, gan dạ, anh dũng, can đảm, can trường, gan, gan góc, gan lì, bạo gan, hèn nhát, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược…

– Vào sinh ra tử

– Gan vàng dạ sắt

2) Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

a)– Một người………… vẹn toàn

– Nét chạm trổ………

– Phát hiện và bồi dưỡng những………. trẻ.

(Tài năng, tài đức, tài hoa)

b) – Ghi nhiều bàn thắng………

– Một ngày………..

– Những kỉ niệm……….

(đẹp trời, đẹp đẽ, đẹp mắt)

c)– Một……… diệt xe tăng.

– Có……….đấu tranh.

– ……. nhận khuyết điểm.

(dũng khí, dùng sĩ, dũng cảm)

Trả lời:

a) – Một người tài đức vẹn toàn.

– Nét chạm trổ tài hoa

– Phát hiện và bổi dưỡng những tài năng trẻ

b) – Ghi nhiểu bàn thắng đẹp mắt.

– Một ngày đẹp trời

– Những kỉ niệm đẹp đẽ

c) – Một dũng sĩ diệt xe tăng

– Có dũng khí đấu tranh

Dũng cảm nhận khuyết điểm

Ôn tập giữa học kì 2 tiết 5 Tuần 28 trang 63 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1

Tóm tắt vào bảng sau nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Những người quả cảm :

Tên bài Nội dung chính Nhân vật
1.
2.
3.
4.

Trả lời:

Tên bài Nội dung chính Nhân vật
1. Khuất phục tên cướp biển Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển khiến hắn phải khuất phục.

– Bác sĩ Ly

– Tên cướp biển

2. Ga-vrốt ngoài chiến lũy Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt, bất chấp hiểm nguy, ra ngoài chiến lũy nhặt đạn tiếp tế cho nghĩa quân.

– Ga-vrốt

– Ăng-giôn-ra

– Cuốc-phây-rắc

3. Dù sao trái đất vẫn quay Ca ngợi hai nhà khoa học Cô-péc-ních và Ga-li-lê dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

– Cô-péc-ních

– Ga-li-lê

4. Con sẻ Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con của sẻ mẹ.

– Con sẻ mẹ, sẻ con

– Nhân vật “tôi”

– Con chó săn

Ôn tập giữa học kì 2 tiết 6 Tuần 28 trang 64, 65 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1

1) Phân biệt ba kiếu câu kể (bằng cách nêu định nghĩa, ví dụ về từng kiểu câu), rồi ghi vào chỗ trống trong bảng :

Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ?
Định nghĩa

– CN trả lời câu hỏi: ………

– VN trả lời câu hỏi: ………

– VN do ……… từ tạo thành

– CN trả lời câu hỏi ………

– VN trả lời câu hỏi: ………

– VN do ……… tạo thành

– CN trả lời câu hỏi: ………

– VN trả lời câu hỏi: ………

– VN do ……… tạo thành

Ví dụ Phương đang làm bài tập Lá sen to, xập xòe như một cây dù nhỏ bé và xinh xẻo Lê là học sinh lớp 4B

Trả lời:

Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ?
Định nghĩa

– CN trả lời câu hỏi: Ai (con gì) ?

– VN trả lời câu hỏi: Là gì ?

– VN do động từ, cụm động từ tạo thành

– CN trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?

– VN trả lời câu hỏi: Thế nào ?

– VN do tính từ, động từ, cụm tính từ, cụm động từ tạo thành

– CN trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

– VN trả lời câu hỏi: là gì ?

– VN do danh từ, cụm danh từ tạo thành

Ví dụ Phương đang làm bài tập Lá sen to, xập xòe như một cây dù nhỏ bé và xinh xẻo Lê là học sinh lớp 4B

2) Tìm 3 kiểu câu kể nói trên trong đoạn văn sau. Ghi lại các câu tìm được và nêu tác dụng của từng kiểu câu.

Bấy giờ tôi còn là môt chủ bé lên mười. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một.

Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.

Câu Kiểu câu Tác dụng
1)
2)
3)

Trả lời:

Câu Kiểu câu Tác dụng
1) Bấy giờ tôi còn làm một chú bé lên mười.

Xem thêm: Vở Bài Tập Toán Lớp 4 Tập 2 Trang 50, Giải Vở Bài Tập Toán 4 Bài 129: Luyện Tập Chung

Ai là gì ? Giới thiệu nhân vật “tôi”.
2) Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm biết một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một. Ai làm gì ? Kể các hoạt động của nhân vật “tôi”.
3) Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng. Ai thế nào ? Kể về đặc điểm, tráng thái của buổi chiều ở làng ven sông

3) Hãy viết một đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện Khuất phục tên cướp biển đã học. Trong đoạn văn, có sử dụng ba kiểu câu kể nói trên.

Gợi ý : Trong đoạn văn, cần sử dụng :

– Câu kể Ai là gì ? để giới thiệu và nhận định về bác sĩ Ly.

– Câu kể Ai là gì ? để kể về hành động của bác sĩ Ly.

– Câu kể Ai thế nào ? để nói về đặc điểm tính cách của bác sĩ Ly.

Trả lời:

Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ. Nhưng bên cạnh vẻ nhân từ đó, ông còn là một người rất dũng cảm. Trước sự hung hăng, hung dữ của tên cướp biển, ông vẫn tỏ ra điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy, ông đã khuất phục được tên cướp biển.

Ôn tập giữa học kì 2 tiết 7 Tuần 28 trang 65, 66 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1

Dựa theo nội dung bài Chiếc lá (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 98 – 99), ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng :

1) Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau ?

Chim sâu và bông hoa.

Chim sâu và chiếc lá.

Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

Trả lời:

Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

2) Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá ?

Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc lá bình thường.

Vì lá đem lại sự sống cho cây

Vì lá có lúc biến thành mặt trời.

Trả lời:

Vì lá đem lại sự sống cho cây

3) Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

Hãy biết quý trọng những người bình thường.

Vật bình thường mới đáng quý.

Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây.

Trả lời:

Hãy biết quý trọng những người bình thường.

4) Trong câu Chim sâu hỏi chiếc lá, sự vật nào được nhân hoá ?

Chỉ có chiếc lá được nhân hoá.

Chỉ có chim sâu được nhân hoá.

Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hoá.

Trả lời:

Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hoá.

5) Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường bằng từ nào dưới đây ?

nhỏ nhắn

nhỏ xinh

nhỏ bé

Trả lời:

nhỏ bé

6) Trong câu chuyện trên có những loại câu nào em đã học ?

Chỉ có câu hỏi, câu kể

Chỉ có câu kể, câu khiến.

Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.

Trả lời:

Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.

7) Trong câu chuyện trên có những kiểu câu kể nào ?

Chỉ có kiểu câu Ai làm gì ?

Có hai kiểu câu Ai làm gì ?, Ai thế nào ?

Có cả ba kiểu câu Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, Ai là gì ?

Trả lời:

Có cả ba kiểu câu Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, Ai là gì ?

8) Chủ ngữ trong câu Cuộc đời tôi rất bình thường là :

Tôi

Cuộc đời tôi

Rất bình thường

Trả lời:

Cuộc đời tôi

Ôn tập giữa học kì 2 tiết 8 Tuần 28 trang 67 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1

Cho hai để bài sau :

1. Tả một đồ vật em thích.

2. Tả một cây bóng mát, cây hoa hoặc cây ăn quả.

Em hãy chọn một đề bài và :

a) Viết mở bài theo kiểu gián tiếp.

b) Viết một đoạn văn tả một bộ phận của đồ vật hoặc của cây.

Trả lời:

(Đề 1)

a) Gia đình tôi sắp chuyển sang nhà mới. Chủ nhật vừa rồi cả nhà cùng nhau dọn dẹp đồ đạc, chuẩn bị cho việc di dời. Lúc phụ mẹ dọn lại căn phòng nhỏ phía sau nhà bếp – Căn phòng dùng làm nhà kho – tôi tìm lại được rất nhiều bạn cũ của mình nào là bộ đồ nấu ăn bằng nhựa với những cái nồi, cái chảo, … be bé, xinh xinh, nào là con gấu bông cũ kĩ, đã mất đi một mắt, và cả một chiếc cặp nhỏ xíu cũng đã cũ. Chiếc cặp đó tôi đã mang đi học những năm học lớp 1, lớp 2.

b) Chiếc cặp đã cũ sờn nhưng khi đem ra lau lại tôi thấy nó vẫn còn vừa mắt lắm. Cặp vừa có quai xách, lại vừa có dây đeo. Dây đeo cặp được làm bằng một thứ vải mềm, được may rất khéo và chắc chắn. Ở hai đầu dây đeo là hai cái móc bằng kim loại. Đặc biệt hai cái móc ấy được làm bằng một thứ kim loại tốt nên vẫn còn sáng bóng. Nút bấm của nó vẫn còn nhạy lắm.

(Đề 2)

Nhà em ở huyện Bình Chánh, ngoại vi thành phố. Nơi đây khá yên tĩnh bởi mức độ phát triển còn chưa cao. Cạnh nhà em là quán nước của bà Năm. Trước quán bà Năm có một cây trứng cá rất to, tỏa bóng mát rượi khoảng sân.

Hãy nhìn những trái trứng cá mà xem ! Trông mới xinh và ngon lành làm sao ! Trái lớn nhất cỡ chừng đầu ngón tay giữa của người lớn, trải nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay út. Da trái chín màu đỏ, láng mịn, mọc lấp ló trong kẽ lá xanh trông như hàng vạn chiếc bóng đèn nhỏ xíu. Trái xanh thì da màu xanh nuột, lẫn vào kẽ lá. Ruột trái lấm tấm vàng nhu trứng cá – Có lẽ vì thế mà chủng có tên là trứng cá chàng ? Bỏ một trái trứng cả vào miệng, cắn nhẹ, ta sẽ nghe một mùi thơm dịu, nhẹ thoảng qua và cả độ ngọt của nó cũng chỉ thanh thanh chứ không ngọt sắc.

Xem thêm: Câu Hỏi Đồ Án Chi Tiết Máy Hộp Giảm Tốc Bộ Truyền Đai, Đồ Án Chi Tiết Máy

Vậy mà trứng cá vẫn là thứ trái làm mê li lũ trẻ chúng tôi và là thứ quả được chúng tôi yêu thích mỗi khi chơi trò mua bán, nấu nướng.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Bài tập