Viết Đoạn Văn Trình Bày Luận Điểm Chúng Ta Không Nên Học Vẹt Và Học Tủ

Trong số các vấn đề giáo dục được bàn thảo rộng rãi hiện nay, cách dạy là chuyện được nói đến nhiều nhất. Cách lên lớp, cách giảng bài, cách ra đề, cách chấm thi… khâu nào cũng có chuyện.
Nhiều ý kiến chê trách giáo viên về việc sử dụng các bài văn mẫu, hạn chế sáng tạo của học sinh, về cách giải thích một chiều, cách ra đề khuyến khích lối học tủ, học vẹt. Những chuyên đó đều có thật. Tuy nhiên, ở đây đổ hết lỗi cho giáo viên, cho những người trực tiếp đứng lớp là không thỏa đáng bởi vì cách dạy không chỉ phụ thuộc vào năng lực của thầy giáo mà còn vào nhiều yếu tố khác như cơ sở vật chất, qui mô lớp học, nội dung chương trình, sách giáo khoa, thi cử.
Chỉ nói riêng về chương trình thôi, hiện nay ai cũng thấy chương trình phổ thông đang lưu hành là khá nặng. Nặng theo cả hai mặt: nhiều và khó. Nhiều vì thời gian học trên lớp có hạn mà khối lượng kiến thức muốn đưa vào lại quá lớn, thầy cô giáo không tài nào chuyển tải hết, còn học sinh thì không đủ điều kiện để tiếp thu. Thử lấy một ví dụ trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, khi dạy bài “Đêm nay Bác không ngủ”, chương trình đưa ra 4 kết quả cần đạt, trong đó yêu cầu thứ hai là “Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ” và yêu cầu thứ ba là “Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ và tác dụng của chúng”. Thiết nghĩ đối với một em bé mới học lớp 6 có cần phải biết bản chất của khái niệm ẩn dụ với “4 kiểu ẩn dụ thường gặp là ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác” như sách giáo khoa yêu cầu học sinh phải ghi nhớ hay không? Đó là chưa kể bài thơ này chỉ được giảng trong có 1-2 tiết.
Đối với học sinh phổ thông, nhất là với các lớp học ở cấp dưới, dạy không chỉ để biết mà còn để cảm, để sống. Bản thân muốn biết cũng phải biết từ từ, biết ít một mới có thể tiêu hóa được. Cho nên giảm tải, cắt bớt nội dung chương trình là hết sức cần thiết. Có thế trẻ em mới đỡ học thêm, có thì giờ để chơi và tham gia nhiều hoạt động khác.
Bên cạnh chuyện cắt bớt nội dung chương trình cũng nên chú ý làm sao để kiến thức phù hợp với tâm sinh lý, trình độ phát triển của học sinh. Nhiều sách giáo khoa đưa ra những câu hỏi quá khó, học sinh không thể trả lời được. Chẳng hạn, trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 dành cho trẻ em mới 9 tuổi chúng ta bắt gặp những câu hỏi như sau:
Nếu dạy khó quá, học sinh không tiếp thu được thì các em sẽ chán học, học không hứng thú. Trong trường hợp không thích học mà lại phải làm bài, phải thi thì các em sẽ dễ chọn cách học vẹt, học thuộc mặt dù không biết nó là gì, hễ thầy giáo khen hay thì cũng khen hay, thầy chê cứ xem là dở. Tình trạng này nếu kéo dài, lâu dần sẽ làm mòn khả năng suy nghĩ độc lập của học sinh. Rồi từ nhà trường các em sẽ bước ra xã hội, từ đứa trẻ các em sẽ trở thành người lớn. Từ lối học biến thành lối nghĩ, lối làm. Nếu không kịp sửa chữa lối học vẹt trong nhà trường sẽ có nguy cơ biến thành căn bệnh trong xã hội. Căn bệnh này hẳn cũng đang là một thách thức đối với xã hội chúng ta.

Đang xem: Viết đoạn văn trình bày luận điểm chúng ta không nên học vẹt và học tủ

Điểm từ người đăng bài:
0 1 2 3
12 9 Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận

*

Nguyễn Thành Trương ✔️ Thứ 3, ngày 20/03/2018 19:40:52 Chat Online
“Học” là con đường tiếp thu tri thức để hoàn thiện phẩm chất của mỗi con người. Con đường học vấn dài vô tận và muốn đạt đến đỉnh cao của học vấn thì có rất nhiều phương pháp. Mỗi người đã chọn lựa cho mình một phương pháp để đi trên con đường chông gai đầy thử thách này, nhưng đáng tiếc rằng đa số học sinh ngày nay lại chọn cho mình một phương pháp học rất dễ thực hiện nhưng lại dễ làm cho họ vấp ngã mà đã vấp ngã thì họ khó tài nào đứng dậy nổi.Phương pháp nguy hiểm đó chính là “học vẹt” và “học tủ”.
“Học vẹt” là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó. Biểu hiện của nó là lý thuyết thì thuộc làu nhưng áp dụng kiến thức đó vào thực hành thì “bó tay”. “Học tủ” hơi khác so với “học vẹt”. “Học tủ” là chọn một phần kiến thức trong vô vànkiến thức để học và nghĩ rằng kiến thức đó sẽ có trong kỳ thi.
Tuy khái niệm về hai phương pháp học trên là khác nhau nhưng nó đều cùng một nguyên nhân. Nguyên nhân để học sinh ngày nay chọn phương pháp “học vẹt”, “học tủ” là họ không hiểu được tầm quan trọng của học vấn. Họ học chỉ là để đối phó, kiếm cái bằng để dễ dàng kiếm việc, lo việc mưu sinh cho bản thân mà họ không biết rằng họ dễ dàng sa vào vũng bùn khó có thể đứng dậy nổi. Một nguyên nhân nữa đó là họ lười học, lười suy nghĩ. Bộ não của họ không còn chỗ để tiếp thu cái mới, tiếp thu kiến thức một cách toàn diện và hiệu quả nữa, thay vào đó là những kiểu ăn mặc thời trang, trò chơi không lành mạnh… cứ bám trong đầu óc họ như một kí sinh làm tê liệt thần kinh họ.
“Học vẹt”, “học tủ” mang đến tác hại rất nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy lý thuyết thì thuộc lòng nhưng không hiểu để áp dụng vào đời sống, công việc. “Học trước quên sau”, kiến thức chưa kịp bám vào bộ não thì đã bị những sở thích tầm thường đẩy ra ngoài mà không thể chống cự. Không những thế, “học tủ”còn gây thêm hại nữa đó là kiến thức cơ bản, kiến thức toàn diện không nắm được. Mọi công sức, nỗ lực dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ đều bị đổ xuống sông xuống bể và lỡ may đến kỳ thi bị “lệch tủ” thì “xôi hỏng bỏng không”.
Tác hại của nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn gây ra một sự truyền nhiễm nghiêm trọng. Từ một cá nhân dùng phương pháp này thì ai mà không có “sức đề kháng” cao sẽ dễ dàng bị truyền nhiễm. Họ dễ học theo, làm theo miễn là những gì mà họ học theo, làm theo đó có lợi trước mắt cho họ.
Nếu không chữa ngay từ lúc nó còn “trứng nước” thì “học vẹt”, “học tủ” sẽ mang lại hậu quả rất nghiêm trọng. Việc đầu tiên là chúng ta phải xác định được tầm quan trọng của học vấn. Bởi có thế chúng ta mới chọnlựa, định hướng được cho tương lai của mình, chọn cho mình con đường đi đúng nhất để hoàn thiện chính mình.Có hiểu và xác định được sự quan trọng của học vấn thì chúng ta mới có động lực học tập và chọn lựa phương pháp học đúng đắn. Nhiệm vụ cần thiết thứ hai là gia đình xã hội phải tuyên truyền chỉ bảo, dạy dỗ cho học sinh ngày nay khi còn nhỏ. Phải cho học sinh hiểu rõ, nắm rõ sự quan trọng của học vấn để mỗi người biết vượt lên chính mình, bỏ qua thú vui tầm thường để dành thời gian, tâm trí cho việc học tập.
Nếu ai cũng có ý thức, có định hướng cho riêng mình, biết suy nghĩ về hành vi, việc làm của mình thì tin chắc rằng sẽ không còn ai nhắc đến căn bệnh “học vẹt”, “học tủ” nữa. Lúc đó mỗi học sinh sẽ có những kiến thức cần thiết để chuẩn bị hành trang bước vào đời góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.
Điểm từ người đăng bài:
0 1 2 3
25 14 Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận

*

Quỳnh Anh Đỗ Thứ 4, ngày 21/03/2018 13:21:11 Chat Online
Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.
38 6 Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận

*

Pham Vinh Kim Han Bin Thứ 4, ngày 21/03/2018 15:44:27
Muốn chiếm lĩnh được tri thức cần có phương pháp khoa học thay vì việc học tủ và học vẹt. Học vẹt là học chay, học không khoa học, tràng giang đại hải, học theo kiểu bắt chước một cách vô thức, không hiểu bản chất của vấn đề. Còn học tủ là lối học lỏi, chọn phần tiếp thu nhanh để học. Hai lối học tai hại này đều gây ra hậu họa khôn lường. Học tủ có thể bị “lệch tủ”, “trật tủ” và khả năng bị điểm liệt, điểm yếu rất báo động. Học vẹt khiến cho học sinh rỗng kiến thức và làm mất đi lối tư duy phân tích, tổng hợp vấn đề. Cả hai cách học này đều khiến học trò bị mất phương hướng, và hoàn toàn trống rỗng khi học. Kiến thức thực sự, khả năng sáng tạo và phát triển trí tuệ sẽ không được bị triệt tiêu bởi hai phương pháp học tủ và học vẹt lệch lạc, phiến diện.
(^-^) hí hí hí hí hí
(^-^) hi hi hi hi
18 8 Báo cáo Bình luận

Xem thêm: Tổng Hợp 13 Bài Văn Mẫu Lớp 5 Tả Đồ Vật Lớp 5 Hay Nhất, Tả Đồ Vật Lớp 5 Ngắn Gọn Hay Nhất

Bình luận qua Facebook:
Bài tập liên quan:
Nghị luận về vai trò ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đói với đời sống con người (Ngữ văn – Lớp 8) 0 Thuyết minh về cảnh đẹp quê em (Ngữ văn – Lớp 8) 2 Thuyết minh cảnh đẹp quê hương em (Ngữ văn – Lớp 8) 1 Thuyết minh cảnh đẹp quê em (Ngữ văn – Lớp 8) 1 Cho tam giác ABC vuông ở A, AB = 6, AC = 8. Đường cao AH, phân giác BD. Gọi I là giao điểm của AH và BD (Ngữ văn – Lớp 8) 1 Viết 1 đoạn văn khoảng 8-10 câu để nêu lên khát vọng ước mơ của em, và cả những dự định để biến ước mơ ấy trở thành hiện thực (Ngữ văn – Lớp 8) 1 Viết bài văn nghị luận xã hội Khi con tu hú (Ngữ văn – Lớp 8) 2 Viết bài văn nghị luận xă hội về tác phẩm khi con tu tú (Ngữ văn – Lớp 8) 1 Viết bài văn nghị luận xã hội về bài Ngắm trăng (Ngữ văn – Lớp 8) 1 Viết bài văn nghị luận xã hội về bài Quê hương (Ngữ văn – Lớp 8) 1
Like và Share Page lingocard.vn để đón nhận được nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn nữa nhé!

Học tiếng Anh qua Flashcard

*

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ lingocard.vn

Vui Buồn Bình thường
Bài tập mới nhất:
Hãy nêu kết luận khi tia sáng chuyền từ nước sang không khí? Vẽ hình (Vật lý – Lớp 9) 0 CMR: Nếu 1 tam giác có 2 đường trung tuyến bằng nhau thì đó là tam giác cân (Toán học – Lớp 7) 0 Viết đoạn văn chứng minh: “sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới” (Ngữ văn – Lớp 7) 2 Hãy chỉ ra phép ẩn dụ và cho biết phép ẩn dụ đó chỉ gì? Em thấy cơn mưa rào; Ngập tiếng cười của bố (Tiếng Việt – Lớp 6) 1 Hãy vẽ anime trên giấy, máy tính, hoặc điện thoại (Mỹ thuật – Lớp 5) 2 Chỉ ra biện pháp hoán dụ. Tác dụng của biện pháp hoán dụ đó (Ngữ văn – Lớp 6) 1 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đoạn) để nêu cảm nhận của em về quê hương, nơi em đang sinh sống (Tiếng Việt – Lớp 8) 1 Nghị luận về vai trò ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đói với đời sống con người (Ngữ văn – Lớp 8) 0 Em hãy viết 1 đoạn văn tả cây đào ngày tết trong đó có sử dụng ít nhất 2 phép so sánh, phép nhân hóa và phép ẩn dụ (Ngữ văn – Lớp 6) 0 Theo em con người cần ứng xử với thiên nhiên như thế nào để tránh sinh ra một cảnh nhiều sầu muôn thẳm (Ngữ văn – Lớp 7) 0
Tags: Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm,”Chúng ta không nên học vẹt và học tủ”,sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ,lại vừa có sức truyền cảm
Bạn có bài tập cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi bài tập
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên lingocard.vn nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Xem thêm: Cách Tăng Tốc Máy Tính Windows 10 Hiệu Quả, Dễ Thực Hiện, Tăng Tốc Máy Tính

Giải bài tập Flashcard – Học tiếng Anh Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp LIVE Xem thêm

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn