Việt Đoạn Văn Nghị Luận Về Xâm Nhập Mặn, Nước Biển Dâng Vào Đề Thi Văn Lớp 10

*

You may be trying to access this site from a secured browser on the server. Please enable scripts and reload this page.

Đang xem: Việt đoạn văn nghị luận về xâm nhập mặn

*

*

*

*

Ban Chỉ đạo TW về PCTT Tổng cục PCTT Tổ chức PCTT các cấp Chiến lược – Kế hoạch Chương trình – Dự án Cơ sở dữ liệu Báo cáo – Thống kê KH, Công nghệ & HTQT Cải cách hành chính Họp trực tuyến Thiệt hại – KP hậu quả
Ban Chỉ đạo TW về PCTT Tổng cục PCTT Tổ chức PCTT các cấp Chiến lược – Kế hoạch Chương trình – Dự án Cơ sở dữ liệu Báo cáo – Thống kê KH, Công nghệ & HTQT Cải cách hành chính Họp trực tuyến Thiệt hại – KP hậu quả
Chọn liên kết trang web Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Hội chữ thập đỏ Việt Nam Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai Dự báo TSR Tổng cục thủy lợi Viện quy hoạch thủy lợi miền nam Viện khoa học thủy lợi miền nam
Đánh giá tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn; nguyên nhân và dự báo tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn thời gian tới ở ĐBSCL từ góc nhìn chuyên gia
Page Content

1. Ông đánh giá thế nào về tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL hiện nay? So với 4 năm trước (năm 2016), tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn năm nay có gì khác không ?

Hạn, kiệt, mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thường xuất hiện vào các năm có cực đoan về khí hậu, thời tiết. Minh chứng, một số mùa khô có mức độ hạn, kiệt, mặn nặng nề  ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống ĐBSCL như 1977-1978, 1997-1998, 2015-2016 và nay là 2019-2020 đều do cực đoan khí hậu, thời tiết gây ra. Phân tích chuỗi số liệu quan trắc khí tượng thủy văn từ 1975 tới nay, cho thấy: thời gian, cường độ và tần suất hoạt động của các cực đoan khí hậu-thời tiết ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung (trong đó có lưu vực sông Mekong) có xu thế gia tăng rõ rệt. Bởi vậy, mức độ hạn, kiệt, mặn trên ĐBSCL cũng ngày càng gia tăng cả về thời gian, không gian, cường độ, tần suất cùng với những thiệt hại kinh tế môi trường kèm theo do chúng gây ra.

Nước mặn trên các sông năm nay cho đến hiện tại cơ bản tương tự và cao hơn chút ít so với năm 2016. Tuy nhiên thiệt hại (tính đến đầu tháng 3) cho thấy năm nay thấp hơn rất nhiều so với đợt hạn mặn năm 2015-2016. Ví dụ lúa Mùa và Đông xuân (2019-2020) bị thiệt hại trên 30% chỉ là 39.000 ha, chiếm 1,2% so với tổng diện tích gieo trồng và 9,6% so với diện tích thiệt hại năm 2015-2016; Sô hộ dân thiếu nước sinh hoạt khoảng trên 95 ngàn hộ so với 210 ngàn hộ năm 2016. Kết quả này nhờ sự chủ động thích ứng của người dân Nam bộ, bên cạnh việc sử dụng hiệu quả một số công trình thủy lợi (kể cả đẩy mạnh hòan thành sớm tiến độ một số cống kiểm soát mặn) thì yếu tố quan trọng nhất là sự chỉ đạo sát sao của Bộ NN&PTNT và các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long từ việc cung cấp thông tin cảnh báo sớm để điều chỉnh lịch gieo trồng, thậm chí hạn chế các diện tích lúa muộn để tránh mặn vv…

*

Khô hạn và xâm nhập mặn đang có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân và nhiều diện tích lúa Đông Xuân tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Duy Khương/TTXVN

2. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL hiện nay là gì thưa ông?

Có thể nói nguyên nhân chính đủ sức gây ra hạn-kiệt-mặn trên ĐBSCL là vào các năm có cực đoan khí hậu, thời tiết; cường độ cực đoan càng mạnh, thời gian cực đoan càng kéo dài, không gian cực đoan càng mở rộng thì thiệt hại kinh tế – môi trường càng lớn. Ngoài nguyên nhân chính thống, còn có các nguyên khác phụ trợ khác tham gia tạo ra hạn, kiệt, mặn trên ĐBSCL như tác động của thượng nguồn, biến động môi trường mặt đệm lưu vực, mức độ gia tăng dùng nước trong sản xuất và đời sống,…

Tóm lại: Có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên các nguyên nhân chính bao gồm: (1) Lượng nước vào ĐBSCL các tháng cuối mùa mưa năm 2019 và các tháng đầu năm 2020 thấp hơn bình quân nhiều năm; (2) Lượng mưa các tháng cuối mùa mưa năm 2019 cũng thấp hơn trung bình nhiều năm làm cho thế cân bằng giữa nước mặn và nước ngọt có xu hướng dịch vào sâu trong đất liền (đó là quy luật tất yếu); (3) Nguyên nhân chủ quan vẫn là việc sản xuất nông nghiệp chưa chuyển đổi đáng kể cho nên lượng nước sử dụng vẫn còn lớn gây áp lực lên nguồn nước (water stress).

3. Dự báo tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn thời gian tới ở ĐBSCL như thế nào? Theo ông, đâu là những giải pháp tốt nhất cho ĐBSCL?

Hiện nay ngành khí tượng thủy văn và ngành thủy lợi có đủ cơ sở nhân lực, vật lực, trí lực (mạng lưới trạm quan trắc, máy móc quan trắc, đội ngũ cán bộ khoa học, hợp tác quốc tế, các phương pháp dự báo,..) đảm bảo làm tốt công tác dự báo lũ lụt, hạn, kiệt, mặn ở ĐBSCL. Quy luật khí hậu nhiệt đới gió mùa xứ sở chấu Á đã ấn định quy luật mùa khô-kiệt trùng mùa gió Đông Bắc (tháng 12- tháng 4 năm sau), mùa mưa lũ trùng mùa gió Tây Nam (tháng 5 đến tháng 11) diễn ra trên ĐBSCL hàng năm. Trong mùa khô- kiệt, thường tổ hợp hạn, kiệt, mặn tác động mạnh nhất đến sản xuất và đời sống vào khoảng thời gian từ 15/2 đến cuối 15/4 (tùy từng năm). Vậy trong hơn hai tháng đó, ĐBSCL sẽ phòng chống hạn-kiệt-mặn căn cơ như thế nào khi có cực đoan thời tiết-khí hậu kết hợp với các tác động phụ khác xẩy ra?

Trước hết, phải làm thật tốt chuyền đổi một cách căn cơ lâu dài cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi theo phương châm tiết kiệm nước, ít dùng nước, thích hợp trên cả ba vùng ngọt, lợ, mặn của ĐBSCL.  Phát động phong trào toàn dân tham gia chống hạn, kiệt, mặn ĐBSCL bằng phương pháp tích trữ nước hợp lý như bồn chứa, bể chứa, ao hồ và đầm lầy nhỏ gần nhà hoặc trong thôn xã. Các tỉnh trọng điểm mặn ĐBSCL có thể làm việc với Tổng công ty cấp nước Cần Thơ là đơn vị có thể cấp nước sạch với khối lượng lớn bằng đường ống dẫn đến các điểm trung tâm hạn, mặn, kiệt ở Miền Tây. Từ các điểm trung tâm này, dùng các phương tiện xe bồn vận chuyển nước đến các cụm cộng đồng dân cư tiếp nhận. Về lâu dài, nếu thấy hiệu quả. Chính Phủ cần hình thành dự án mang tính chiến lược mở rộng quy mô nói trên đủ khả năng tham gia phòng chống hạn, kiệt, mặn cực đoan ở một số tỉnh trọng điểm ĐBSCL.

Xây dựng hệ thống cống điều khiển dòng mặn, ngọt thích hợp cả đầu ra và đầu vào trên hệ thống kênh trục, sông nhánh phụ, sông cụt,.. biến lòng dẫn của chúng thành hệ thống hồ chứa nước hoạt động “lưu động theo thời gian và nhịp điệu của từng con triều”  để bẫy triều, kiểm soát mặn, tích ngọt. Hệ thống này chỉ hoạt động trong thời gian cao điểm mùa khô nói trên, mùa mưa mở toang hết các cửa cống điều khiển cả đầu ra và đầu vào trở lại thông thương bình thường.

Xem thêm: Kế Hoạch Đồ Án Điện Ô Tô 「43」, Đồ Án Tốt Nghiệp Ngành Ô Tô Chọn Lọc

Không nên đào hồ tích nước quy mô lớn trên ĐBSCL, vì hồ Miền Bắc và Miền Trung xây đắp tích nước ở khu vực cao rồi làm kênh dẫn nước về vùng hạn-kiệt-mặn. ĐBSCL địa hình thấp, bằng phẳng, đất chua phèn, đào hồ siêu lớn có cao trình dưới – (3-4m) để tích nước sẽ bốc hơi, thấm dọc và thấm ngang theo quy luật rút dần đến kiệt của dòng chảy hệ thống sông kênh, vả lại quỹ đất ĐBSCL là không thể lảng phí thêm vì đã có hệ thống sông kênh dày đặc, vì địa chất ĐBSCL là trầm tích dày nhiều lớp sẽ làm nước hồ nhiễm mặn, chua phèn và tích tụ chất độc của sản xuất và đời sống dồn vào.

Về dự báo cụ thể năm 2020, xu hướng ranh mặn/ ngọt dịch sâu hơn vào đất liền sẽ còn tiếp tục trong tháng 3 nhưng sang tháng 4 tình hình này có thể giảm. So sánh tình hình mặn năm 2016 và 2020 thì thấy các giải pháp “phi công trình” có hiệu quả đặc biệt, vì vậy cần một lần nữa nhìn nhận việc phát triển “dựa vào tự nhiên” (nature-based development) theo tinh thần nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ là rất quan trọng.

Bộ NN&PTNT cùng với các tỉnh cần mạnh dạn rà soát quy hoạch các hệ thống thủy lợi để điều chỉnh theo hướng “tận dụng lợi thế của thiên nhiên” hơn là “chế ngự thiên nhiên”. Các dự án nào đúng trong quá khứ nhưng không còn phù hợp với tiếp cận mới cần phải điều chỉnh hoặc hủy bỏ nếu cần thiết. Cân đối diện tích lúa có nhu cầu sử dụng nước cao.

Cần theo dõi diễn biến nguồn nước cuối mùa mưa (từ tháng 9 và 10) hàng năm để có kể hoạch sản xuất và trữ nước ngọt. Lâu dài để phục vụ dân sinh nên có kế hoạch xây dựng hệ thống dẫn nước ngọt từ An Giang – Đồng Tháp về cung cấp cho các nhà máy nước ở vùng mặn.

Quản lý khai thác sử dụng nước ngầm hiện nay cần cải thiện. Nước mặn cần được thực sự là tài nguyên chứ không phải là nguy cơ và thuật ngữ ”xâm nhập mặn” cũng cần sử dụng một cách cân nhắc như là sự ứng xử công bằng với nước mặn. Khái niệm kiểm soát mặn thay cho ngăn mặn cần phải biến thành hành động thực tế. Ngay cả nuôi tôm nước mặn, tùy theo thời kỳ sinh trưởng vẫn cần có ngước ngọt để  pha loãng đạt độ mặn thích hợp. Nước ngọt ngày càng khan hiếm, suy cho cùng vẫn là tài nguyên quý giá nhất cho cả sinh hoạt và sản xuất.

Xem thêm: Văn Nghị Luận Suy Nghĩ Của Em Vệ Môi Trường Hiện Nay, Nghị Luận Xã Hội Về Vấn Đề Ô Nhiễm Môi Trường

Các ngành kinh tế dựa trên nền nước mặn (hoặc mặn/ngọt luân phiên) đang tạo cho người dân nhiều cơ hội hơn. Nhà nước ưu tiên hỗ trợ người dân trước hết về nguồn nước phục vụ sinh hoạt đồng thời hỗ trợ phát triển sinh kế giúp cho người dân được tham gia vào chuỗi giá trị mộ cách công bằng và hiệu quả.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn