Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Biết Ơn (9 Mẫu), Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Đạo Lý Của Lòng Biết Ơn

Nghị luận về lòng biết ơn là bài văn mà Đọc tài liệu đã biên tập với hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em bổ sung kiến thức, vốn từ ngữ cho bài làm của mình.

Đang xem: Viết đoạn văn nghị luận về lòng biết ơn

Lòng biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác hay với những thành quả lao động do cha ông để lại. Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta. Có những lòng biết ơn vô cùng cảm động và lắng đọng tình người đó là lòng biết ơn cha mẹ – những người đã sinh ra mình. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất của con người.Cùng tham khảo nhé…

Hướng dẫn làm văn nghị luận về lòng biết ơn

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn.1. Phân tích đề– Yêu cầu: Trình bày suy nghĩ về lòng biết ơn.– Dạng đề: Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.– Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: những sự việc, con người trong thực tế đời sống.– Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, bình luận.2. Hệ thống luận điểm– Luận điểm 1: Giải thích lòng biết ơn là gì?– Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng biết ơn.– Luận điểm 3: Tại sao phải có lòng biết ơn?– Luận điểm 4: Thực trạng lòng biết ơn trong xã hội hiện nay.– Luận điểm 5: Bài học nhận thức và hành động3. Sơ đồ tư duy nghị luận về lòng biết ơn

*

Lập dàn ý nghị luận về lòng biết ơn

a. Mở bài nghị luận lòng biết ơn

– Nêu và dẫn dắt vấn đề: Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam. Vậy lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?b.Thân bài nghị luận lòng biết ơn
Luận điểm 1: Giải thích lòng biết ơn là gì?– Lòng biết ơn là tình cảm biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác dành cho mình, đã giúp đỡ mình.Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng biết ơn.– Kính yêu, giúp đỡ, chăm sóc ông bà, cha mẹ.– Kính trọng, vâng lời thầy cô– Thờ cúng ông bà, tổ tiên đã qua đời.– Tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc.– Truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo.– Biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong nhiều vấn đề khác nhau.…Luận điểm 3: Tại sao cần phải có lòng biết ơn?– Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.– Biết ơn sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn.– Là cơ sở tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.– Thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.– Khi chúng ta thừa hưởng những thành quả tốt đẹp, ta cần phải nhớ ơn đến người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.
– Lòng biết ơn đã trở thành truyền thống quý báu, là nghĩa cử cao đẹp của con người Việt Nam từ xưa đến nay.

Xem thêm: Nếu Thấy Phong Cách Công Sở Cá Tính, Cách Phối Đồ Đẹp Với Thời Trang Công Sở

* Dẫn chứng về lòng biết ơn, biểu hiện của lòng biết ơn:– Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi dạy ta nên người.– Học sinh biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ cho mình biết bao kiến thức và bài học quý báu.– Tất cả chúng ta phải biết ơn các anh chiến sĩ bộ đội đã hi sinh thân mình để mang lại nền độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho chúng ta hưởng thụ.– Những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn:+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.+ Uống nước nhớ nguồn.+ Con ơi ghi nhớ lời nàyCông cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.+ Ăn quả nhớ kẻ trồng câyCó danh có vọng nhớ thầy khi xưa. + Ăn quả nhớ kẻ trồng câyĂn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.Luận điểm 4: Thực trạng lòng biết ơn trong xã hội hiện nay.– Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn, bạc nghĩa:+ Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn

Văn mẫu: Nghị luận xã hội về lòng biết ơn

Nghị luận 200 chữ về lòng biết ơn

Đoạn văn 1Lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng, đó không chỉ là truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, mà bản thân mỗi người phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng giữa người với người. Lòng biết ơn được biểu hiện trên nhiều khía cạnh như biết ơn cội nguồn, biết ơn những người sinh thành, giáo dưỡng, biết ơn những thế hệ đi trước, biết ơn cả những người giúp đỡ ta những lúc khó khăn, thất bại… Lòng biết ơn không chỉ đến từ những người, những việc lớn lao mà còn xuất phát từ những điều rất nhỏ. Đây là điều mỗi người cần ghi nhớ, để trân quý, để đáp lại bằng những hành động cụ thể với tất cả tấm lòng. Bên cạnh đó, có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Họ không ý thức, không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Cho nên, đối với thế hệ trẻ ngày nay thì rèn luyện, bồi đắp lòng biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.Đoạn văn 2Một trong những đức tính quý báu của con người Việt Nam đó là truyền thống về đạo lý của lòng biết ơn. Biết ơn là sự ghi nhớ, trân trọng những gì mình nhận được từ người khác từ đó có những hành động thiết thực để đền đáp công ơn đó. Người có lòng biết ơn là người có những việc làm và hành động thiết thực đẹp đẽ. Lòng biết ơn của con người Việt Nam được thể hiện ở tục thờ cúng ông bà tổ tiên, những hành động hướng về, tri ân những người có công với đất nước như: ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày bác sĩ Việt Nam,… những ngày này con người ta tưởng nhớ về nhau, dành cho nhau những lời chúc, những món quà và những điều tốt đẹp nhất. Lòng biết ơn của con người giúp đất nước phát triển nhân văn hơn, giàu tình cảm hơn. Là một người học sinh, tương lai tươi sáng của đất nước, mỗi chúng ta ngay từ bây giờ hãy tích cực trau dồi và rèn luyện đức tính biết ơn để sau này trở thành một con người vừa có tài lại vừa có đức xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha ông đi trước.

Xem thêm: Viết Đoạn Văn Trình Bày Luận Điểm Chúng Ta Không Nên Học Vẹt Và Học Tủ

Đoạn văn 3Hơn cả một phẩm đức, biết ơn là một đạo lí, một cách sống, là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình với những người có công với dân tộc, đất nước. Sống có lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người, thể hiện lối sống nhân văn cao cả. Học sinh cần phải có lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô bỏi họ đã có công ơn sinh thành, chăm sóc và giáo dục chúng ta nên người. Công ơn ấy cao rộng như sông núi. Người sống có lòng biết ơn sống ân tình, thủy chung, luôn được người khác yêu mến và kính trọng. Để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với người khác, phải luôn ghi nhớ đến công ơn của người khác đối với mình; làm những việc làm thể hiện sự biết ơn như: cảm ơn, chăm sóc, thăm hỏi, giúp đỡ… Đồng thời, phê phán những hành động vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Người sống không có lòng biết ơn chỉ biết đến bản thân mình, sống ích kỉ, vô ơn, luôn bị người khác xa lánh, khinh bi, dễ thất bại trong cuộc sống này.Tham khảo thêm bài nghị luận mẫu về lòng biết ơn với các thế hệ cha anh và trách nhiệm của thanh niên

Top 5+ bài văn hay nghị luận xã hội về lòng biết ơn

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn