Ví Dụ Phương Pháp Thảo Luận Nhóm Ở Tiểu Học, Những Giải Pháp Hay Trong Dạy Học Theo Nhóm

Ngày nay việc áp dụng phương pháp thảo luận vào trong học tập đem lại những hiệu quả tích cực giúp học sinh có thể ghi nhớ và hiểu rõ được bản chất vấn đề.

Đang xem: Ví dụ phương pháp thảo luận nhóm ở tiểu học

1. Bạn hiểu phương pháp thảo luận nhóm là gì?

Thảo luận nhóm là quá trình bàn bạc, trao đổi giữa các thành viên trong nhóm về một vấn đề cụ thể, nhằm thu thập những ý kiến trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá, phân tích và xử lý vấn đề đã đưa ra.

Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp mới mà hệ thống giáo dục ngày nay đang áp dụng rộng rãi và phổ biến. Trong chương trình giáo dục hệ Đại học thì phương pháp thảo luận nhóm được gọi dưới tên là phương pháp giảng dạy đổi mới. Và học sinh khi được làm việc nhóm cũng sẽ được tính điểm vào trong môn học phần của mình. Hầu hết các trường Đại học sẽ quy định điểm thảo luận nhóm cộng với điểm kiểm tra một tiết sẽ chiếm đến 40% cơ số điểm.

Phương pháp thảo luận nhóm được hiểu đơn giản là là một nhóm người sẽ cùng nhau tìm hiểu bàn bạc và phân tích vấn đề để cùng nhau đưa ra giải pháp, kết luận cho vấn đề đó thì được gọi là phương pháp thảo luận nhóm.

Một nhóm sẽ được chia theo số lượng người vừa phải. Và nhóm này gồm bao nhiêu người sẽ được phân công ngay trên lớp do thầy cô giáo chỉ định. Thông thường thầy cô sẽ sắp cho các bạn ngồi gần nhau nhất thành một nhóm để tiện cho việc bàn bạc và giải quyết vấn đề.

*

2. Lợi ích của phương pháp thảo luận nhóm đem lại

Nhận thấy được nhiều lợi ích mà phương pháp thảo luận đem lại nên nhiều trường Đại học, trường Phổ thông… đã bắt kịp được xu hướng và áp dụng phương pháp học tập mới mẻ này vào trong công tác giảng dạy và học tập. Học sinh sẽ được chủ động tìm hiểu vấn đề mà mình được giao. Qua đó các bạn sẽ phát huy được tính tự giác, tự lực trong công việc. Học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu về một vấn đề nào đó thì các bạn có thể phân ra được nhóm trưởng đứng đầu nhóm. Người mà có khả năng kết nối được những thành viên với nhau để chung sức đồng lòng phân tích và giải vấn đề đó sao cho đạt được điểm tốt nhất.

Thông qua phương pháp thảo luận nhóm các em sẽ gặt hái được nhiều lợi ích sau:

2.1. Trong quá trình làm bài thảo luận nhóm các thành viên sẽ được tranh luận tích cực

Các thành viên có thể đưa ra ý kiến và bảo vệ quan điểm của mình đối với những bạn trong nhóm.

Đương nhiên là các em sẽ phải đưa ra được dẫn chứng hay cách giải thích cụ thể vì sao mình chọn phương pháp hay cách làm bài này mà không chọn phương pháp kia.

2.2. Khi làm slide để thuyết trình thảo luận nhóm thì các bạn cũng có được kỹ thuật làm slide chuyên nghiệp

Công việc làm slide để thuyết trình này sẽ giúp cho các bạn sau này làm việc sẽ cảm thấy dễ dàng và nhanh chóng hơn. Kỹ năng thuyết trình sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên có năng lực vì bạn có thể thu hút và thuyết phục được người khác. Bạn có thể thuyết phục được đối tác, ban lãnh đạo hay chính đồng nghiệp của mình.

2.3. Trong quá trình làm thảo luận nhóm các thành viên tương tác cùng nhau

Các bạn thành viên sẽ đoàn kết với nhau để cùng bảo vệ quan điểm và ý kiến của nhóm.

Nếu như có nhóm khác phản đối, bác bỏ lại ý kiến của nhóm thì các bạn trong nhóm sẽ cùng nhau đưa ra giải pháp để bảo vệ. Để từ đó các bạn đưa ra lý lẽ và quan điểm của mình để phản biện lại. Nhờ có quá trình này các bạn học sinh sinh viên tự tin hơn trước đám đông, biết cách thuyết phục người khác và khả năng hùng biện lưu loát.

*

2.4. Các bạn trong nhóm sẽ giúpđỡ, hỗ trợ đượcnhững thành viên khác

Có thể do năng lực các bạn yếu hoặc chưa thực sự tập trung vào bài tập mình được giao. Các bạn trong nhóm có thể giúp đỡ bạn ấy nhằm mục đích chung là nâng cao được hiệu quả trong công việc. Đây chính là kỹ năng cần có để sau này các bạn làm việc có thể giúp đỡ được đồng nghiệp của mình trong công việc. Điều này nhằm thực hiện dự án, công việc một cách tốt nhất.

2.5. Làm việc nhóm giúp các thành viên tương tác với thầy cô giáo trên lớp nhiều hơn

Khi thầy cô giao cho mọi người một đề tài thảo luận thì các bạn có quyền được hỏi thầy cô hướng giải quyết vấn đề mà các bạn đi đã đúng hay chưa? Và có thể nhờ thầy cô hướng dẫn một cách khái quát được vấn đề đó sao cho dễ hiểu.

2.6. Biết lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác và biết cách tiếp thu

Khi các bạn trong nhóm khác góp ý những điểm thiếu sót trong bài tập của nhóm thì các bạn trong nhóm sẽ cùng nhìn nhận và lắng nghe vấn đề một cách tích cực. Nếu như các bạn kia góp ý sai thì chúng ta có quyền phản đối và tranh luận lại. Còn nếu như các bạn ấy nhìn nhận vấn đề đúng là có thiếu sót thì chúng ta sẽ chấp nhận lỗi sai và cố gắng khắc phục hoàn thiện bài tập sao cho tốt nhất.

2.7. Phương pháp thảo luận giúp các bạn học sinh chủ động và tích cực sáng tạo hơn trong học tập

Bởi vì học sinh sẽ phải là người chủ động phảiphân tích vấn đề, chủ động đưa ra những lập luận, lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình. Nên quá trình thảo luận nhóm sẽ giúp cho các bạn học sinh sáng tạo và chủđộng hơn.

Xem thêm: Hàm Copy Trong Excel Mà Bạn Nên Biết, Sao Chép, Copy Dữ Liệu Trong Excel

3. Hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm

3.1. Những sản phẩm của phương pháp thảo luận nhóm vẫn có chất lượng chưa được cao, chỉ mang tính hình thức

Có nhiều nhóm thảo luận còn làm mang tính chất đối phó, nội dung hời hợt, thiết sót. Sản phẩm của thảo luận nhóm chưa có tính ứng dụng cũng như mang tính chất thực tế nhiều. Các bạn làm việc thảo luận nhóm chỉ biết nhồi nhét kiến thức lý thuyết thật nhiều.

3.2. Thành viên trong nhóm có tinh thần tham gia làm việc nhóm phân hóa không đồng đều

Có bạn có ý thức tốt, tinh thần tự giác làm việc nhóm. Nhưng có nhiều bạn khác còn không có trách nhiệm trong việc hoàn thiện yêu cầu làm việc nhóm đề ra. Vậy nên có rất nhiều bạn có ý thức tốt trong nhóm phải hoàn thiện những phần bài tập giúp các bạn ý thức chưa tốt. Trong quá trình thảo luận, làm việc nhóm thìcòn cónhiều thành viênkhông có ý thức tích cực xây dựng hay phát biểu vào bài làm của nhóm. Mà ngược lại có rất nhiều bạn lại sử dụng điện thoại, ngủ gật, hay làm việc riêng trong khi thành viên nhóm đang thuyết trình hay phản biện lại nhóm khác. Các bạn vẫn chưa ý thức được rằng tiết họclàm việc nhóm chính là lúc các bạn được thực hiện những kỹ năng cần có cho chính bản thân mình như : khả năng giao tiếp, khả năng phản biện, kỹ năng thuyết trình… Các bạn xem nhẹ những giờ thảo luận làm việc nhóm như vậy thì sau này khi đi xin việc sẽ không có nhiều kỹ năng để làm việc làm sao có thể thực hiện tốt được công việc.

*

3.3. Kết quả công việc có được thực hiện tốt hay không còn tùy thuộc vào thái độ và trách nhiệm làm việc, năng lực của nhóm trưởng

Nếu như nhóm trưởng có năng lực và trách nhiệm trong công việc làm việc nhóm tốt, đề ra được khung làm bài nhóm cho các thành viên rõ ràng và dễ hiểu thì kết quả hoàn thiện được bài làm việc nhóm là rất cao. Còn nếu như nhóm trưởng ý thức kém và năng lực kém thì cả nhóm hoàn thành được bài tập nhóm là khả năng rất thấp.

3.4. Việc chọn chủ đề thảo luận cũng có rất nhiều bất cập

Nếu như nhóm A có khả năng làm đề tài B nhưng theo ý kiến chủ quan của thầy cô giáo viên phân công yêu cầu nhóm A này phải làm đề tài C chẳng hạn. Thì nhóm A sẽ không phát huy được hết khả năng, sự sáng tạo của mình trong công việc làm việc nhóm. Vì vậy thầy cô hãy cố gắng khắc phục được nhược điểm này để cho học sinh thoải mái và sáng tạo được làm theo đề tài chúng yêu thích.

3.5. Về thời gian tham gia thảo luận nhóm

Các nhóm khi tham gia vào phương pháp thảo luận làm việc nhóm vẫn còn rất nhiều lúng túng. Ví dụ như thầy cô giáo viên đã quy định chỉ được thảo luận trong vòng 10 phút. Nhưng do các bạn chưa có nhiều kỹ năng cũng như kinh nghiệm thảo luận nên các bạn thường kéo dài mất thời gian thảo luận ra rất nhiều. Chính vì nhược điểm này mà các bạn sẽ không đạt được điểm cao khi tham gia vào phương pháp thảo luận nhóm.

3.6. Tất cả mọi trách nhiệm công việc nhóm trưởng đều gánh vác hết

Không phải tự nhiên mà khái niệm nhóm trưởng “cân team’’ tự nhiên ra đời. Một nhóm sẽ có rất nhiều thành viên nhưng trong nhóm chỉ có duy nhất một mình nhóm trưởng phải phụ trách rất nhiều công việc từ xây dựng khung làm bài thảo luận, hỏi ý kiến của thầy cô giáo viên xem làm theo khung bài đó đã ổn hay chưa, phân công công việc cho các thành viên và phải theo dõi quá trình làm việc của cả nhóm… Tất cả công việc sẽ đều do nhóm trưởng làm. Nên đôi khi công việc được chia ra sẽkhông công bằng. Nhóm trưởng thì gánh vác nhiều công việc hơn so với các bạn thành viên trong nhóm.

3.7. Vấn đề chia điểm thảo luận nhóm cho các thành viên

Phương pháp thảo luận nhóm được áp dụng ở các Nhà trường cũng được nhiều năm rồi. Tuy nhiên ở phương pháp này vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều nhược điểm. Đặc biệt là vấn đề chia điểm cho các thành viên trong nhóm. Có rất nhiều bạn tham gia nhiệt tình hay tích cực trong quá trình làm việc nhóm nhưng điểm số nhận lại chưa được xứng đáng với công sức các bạn ấy bỏ ra. Hay có rất nhiều bạn rất lười nhác trong công việc làm việc nhóm nhưngnhận được điểm rất cao. Thầy cô giáo viên phải xem xét và đánh giá cùng với nhóm trưởng để phân chia điểm số cho các thành viên trong nhóm một cách hợp lý nhất. Khi có bảng điểm của các thành viên trong nhóm thì nhóm trưởng phải có trách nhiệm thông báo điểm số cho các thành viên trong nhóm được biết. Sau khi mà thành viên chấp nhận với điểm số mình được nhận thì phải ký tên ở phần bảng điểm đó, chứ nhóm trưởng không được phép tự ý cho điểm đánh giá các thành viên trong nhóm theo ý kiến chủ quan của mình.

*

4. Những biện pháp cải thiện chất lượngphương pháp thảo luận nhóm

Đối với những nhược điểm trên của phương pháp thảo luận nhóm thì chúng ta sẽ phải tìm những biện pháp khắc phục để cải thiện chất lượng thảo luận nhóm hơn. Đối với những ưu điểm của phương pháp này chúng ta phải cố gắng duy trì và phát triển nó. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một vài biện pháp khắc phục những nhược điểm của làm việc nhóm như sau:

4.1. Thầy cô giáo viên phải quy định chặt chẽ thời gian thảo luận nhóm

Thầy cô trước khi giao đề tài thảo luận nhóm cũng như phân công công việc cho các nhóm thì thầy cô phải quy định chặt chẽ thời gian thảo luận cho mỗi nhóm tối đa là bao nhiêu phút. Nếu như nhóm nào đạt đúng yêu cầu đó thì sẽ có mức điểm tối đa. Đương nhiên là nội dung thảo luận của nhóm đó phải đầy đủ và chi tiết. Còn nếu như các nhóm nào vượt quá thời gian quy định thì thầy cô sẽ trừ điểm nghiêm khắc để răn đe cho những nhóm khác thấy được.

Thời gian thảo luận nhóm chính là yếu tố quyết định được rằng nhóm đó có làm việc nhómhiệu quả hay không. Bởi vì trong khoảng thời gian đó người thuyết trình sẽ phải biết cân đối và điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với khoảng thời gian được cho phép. Vừa ngắn gọn và dễ hiểu, súc tích thì mới đem lại hiệu quả trong công tác làm việc nhóm được. Nếu như thời gian làm việc nhóm, thảo luận nhiều sẽ gây ra sự nhàm chán, và mất thời gian cho các nhóm khác thuyết trình. Nên thầy cô tuyệt đối phải nghiêm khắc trong vấn đề phân công thời gian thuyết trình cho học sinh trước khi cho đề tài.

4.2. Cho các nhóm tự lựa chọn chủ đề thảo luận

Tuy thầy cô cho phép học sinh được tự ý lựa chọn đề tài thảo luận để làm việc nhóm nhưng thầy cô sẽ phải cân đối được các đề tài. Ví dụ giữa các đề tài sẽ không có sự phân biệt về mức độ dễ hay khó quá nhiều. Có như vậy mới không xảy ra tình trạng có nhiều nhóm cạnh tranh với nhau để lựa chọn cùng một đề tài dễ. Thầy cô trước khi chấp nhận phân công cho nhóm đề tài thảo luận thì phải hỏi lý do nào mà các em lại lựa chọn đề tài thảo luận này? Nếu như nhóm đó thuyết phục với lý do chính đáng thì thầy cô có thể phân công cho nhóm đó đề tài thảo luận đó. Tuy nhiên khi thầy cô giao đề tài thảo luận cho nhóm xong không có nghĩa là thầy cô hết trách nhiệm với công tác thảo luận nhóm.

Thầy cô phải có trách nhiệm đôn đốc, giám sát và kiểm tra được quá trình làm việc nhóm của các thành viên như thế nào? Để từ đó có thể đưa ra những gợi ý hữu ích cho các nhóm làm bài tập thảo luận.

4.3. Tất cả các thành viên đều phải có trách nhiệm hoàn thiện bài thảo luận nhóm

Tất cả các bạn trong nhóm đều có quyền lợi và nghĩa vụ phải tham gia hoàn thiện và đóng góp cho công tác làm việc nhóm. Vì nếu như các bạn tham gia làm việc nhóm nhiệt huyết và có trách nhiệm thì sẽ được ghi nhận với điểm số cao hơn so với các bạn khác. Từ quá trình làm việc nhóm cho đến tham gia phát biểu làm việc nhóm thì mọi thành viên phải có trách nhiệm hoàn thành yêu cầu. Thầy cô sẽ đưa ra những câu hỏi để cho tất cả thành viên trong nhóm được tham gia trả lời. Thầy cô không được cho phép học sinh tự ý lên trả lời. Vì có rất nhiều bạn học sinh học tốt và có kiến thức thường xung phong phát biểu. Vậy còn những bạn học sinh có kiến thức hạn chế thì không có cơ hội để được tham gia quá trình làm việc nhóm. Đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của làm việc nhóm khiến cho các bạn học sinh yếu không thể nào phát triển và mở mang được kiến thức cho chính mình được.

4.4. Giáo viên phải có thái độ tích cực, tạo hứng thú cho học sinh

Giáo viên là một chủ thể quan trọng góp phần tạo nên thành công cho buổi thảo luận đó. Nếu như giáo viên biết dẫn dắt buổi thảo luận cũng như tạo được hứng thú cho các bạn trong lớp thì buổi thảo luận đã thành công được 50% rồi. Còn nếu như giáo viên có thái độ hời hợt, phớt lờ ý kiến của học sinh thì hiệu quả của phương pháp thảo luận nhóm gần như là không có. Vì vậy thầy cô cũng phải tích cực tìm tòi, phân tích nội dung của đề tài thảo luận trước để có thể đưa ra được những nhận định về nội dung của nhóm thảo luận đã tốt hay chưa? Cần bổ sung thêm những kiến thức gì hay không? Trong quá trình thảo luận, thầy cô hãy khuyến khích tinh thần đặt câu hỏi cũng như phản biện của các nhóm bằng cách cộng điểm. Bởi vì giờ thảo luận cũng chính là lúc các nhóm được phép góp ý cũng như phản biện lại nội dung thảo luận của nhóm khác nên thầy cô hãy lắng nghe ý kiến của học sinh. Thầy cô sẽ cộng điểm cho những câu hỏi thực sự đúng với vấn đề thảo luận đặt ra nếu không sẽ tạo ra phong trào đặt câu hỏi một cách chống đối để lấy điểm.

Xem thêm: Cách Tính Spread – Chênh Lệch Spread Là Gì

Hy vọng những kiến thức của lingocard.vn cung cấp cho các bạn về vấn đề phương pháp thảo luận nhóm thực sự bổ ích và hữu hiệu. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận