Cách Làm Bài Văn Nghị Luận Giải Thích Chứng Minh Trong Văn Nghị Luận

Một trong những phần quan trọng nhất trong văn nghị luận là phương pháp chứng minh. Trong cuộc sống muôn hình vạn trạng có nhiều vấn đề cần chứng minh. Trong văn chương cũng vậy, để hiểu được tác phẩm ta cần chứng minh nó có ý nghĩa gì và áp dụng được những điều gì vào cuộc sống.

Đang xem: Văn nghị luận giải thích chứng minh

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện

Cách làm văn nghị luận về thơ, văn

Chứng minh trong đời sống

Các tính huống trong đời sống hay gặp cần chứng minh:

Tình huống 1: Em đi học về muộn do bạn em bị ốm nên em phải đưa bạn về nhà, nhưng khi em trình bày lý do thì mẹ em lại không tin. Trong tình huống đó em phải làm thế nào?

Chứng minh: Em nhờ mẹ xác nhận sự thật qua gia đình người bạn bị ốm ấy hoặc giáo viên chủ nhiệm.

Tình huống 2: Trong khi đi tàu, lên xe buýt, nhân viên trên tàu, xe kiểm tra vé hành khách, em phải làm gì để chứng tỏ mình đã chấp hành đúng?

Chứng minh: Em đưa vé tàu (xe) cho nhân viên kiểm tra.

Tình huống 3: Em khoe với các bạn là mình vừa học được cách xếp một hộp giấy rất đẹp. Các bạn không tin. Em phải làm gì để các bạn ấy tin.

Chứng minh: Em sẽ gấp một chiếc hộp trực tiếp cho các bạn xem.

Vì vậy những điều cần chứng minh trong đời sống gồm:

Ta cần chứng minh khi muốn làm cho ai đó tin điều mình nói là đúng, có thật.Cần đưa ra những bằng chứng có tính thuyết phục cao, bằng chứng ấy có thể là người( nhân chứng, vật( vật chứng), sự việc, số liệu, âm thanh, hình ảnh…

Chứng minh trong văn bản nghị luận

Chứng minh là một phép lập luận dùng những lý lẽ, bằng chứng chân thật, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới( cần được chứng minh) là đáng tin cậy.

Các lý lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.

Cách làm bài văn lập luận chứng minh

Các bước làm một bài văn lập luận chứng minh gồm:

Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói “ có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

Ta thực hiện theo các bước sau:

1 Tìm hiểu đề và tìm ý

a )Tìm hiểu đề:

Thể loại: nghị luận văn chương.Vấn đề cần chứng minh: Có chí thì nên

b ) Tìm ý: giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ trên

Chí: ý chí, nghị lực, kiên trì, bền bỉ.Nên: Kết quả, thành công đạt được.

Xem thêm: Tuyển Tập 1040 Phương Trình Hóa Học Phức Tạp Nhất Thế Giới, 1001 Phương Trình Phản Ứng Hóa Học Phức Tạp Nhất

c ) Các cách lập luận chứng minh

Có hai cách lập luận gồm nêu dẫn chứng xác thực và nêu lý lẽ

Nêu lý lẽ: Trong bất cứ việc gì nếu ta không có ý chí thì khó mà làm được và thành công sẽ không bao giờ đến với bạn.

2 ) Lập dàn bài

a ) Mở bài: Nêu vấn đề cần chứng minh.

b ) Thân bài

Nêu lý lẽ và dẫn chứng chứng tỏ luận điểm đó là đúng.Lý lẻ: giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Chí: Ý chí, nghị lực, quyết tâm theo đuổi một lý tưởng, công việc hay một điều gì đó tốt đẹp.Nên: Kết quả đạt được từ ý chí đó

Dẫn chứng: Chọn những dẫn chứng chính xác, tiêu biểu và sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lý. Có thể chọn từ 3 đến 5 dẫn chứng trong đời sống, lịch sử hay trong thời hiện đại.

Ý nghĩa của ý chí: Trong cuộc sống ta sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại, lúc này ý chí sẽ cho ta: bản lĩnh, lòng dũng cảm, niềm tin, tôi luyện ta trở nên mạnh mẽ…

c ) Kết bài: Nêu ý nghĩa các luận điểm đã chứng minh và liên hệ bản thân.

3 ) Kỹ năng viết văn lập luận chứng minh 

Ta cần trau dồi những kỹ năng sau:

Phần mở bài: 

Nên đi thẳng vào vấn đề.Suy từ cái chung đến cái riêng.Suy từ tâm lý con người.

Phần thân bài:

Giải thích lý lẽ.Phân tích dẫn chứng.Ý nghĩa của ý chí.Lật ngược và mở rộng vấn đề.

Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.

Bài văn mẫu tham khảo đề” có chí thì nên”

Mở bài: Con đường đi đến thành công thường ta phải nếm trải nhiều đắng cay và chông gai. Để động viên con cháu có tính kiên trì, phấn đấu đạt được thành công trong cuộc sống, ông cha ta có câu tục ngữ “Có chí thì nên”

Thân bài: Thật vậy, chúng ta hãy nhìn lại một số nhân vật tiêu biểu để thấy cuộc đời của họ đã thể hiện chân lý sâu sắc “ có chí thì nên”. Vào thời nhà Nguyễn, Nguyễn Văn Siêu nổi tiếng học giỏi, văn hay nhưng đến khi đi thi, do viết chữ quá xấu, thần Siêu bị đánh tụt xuống hàng thứ hai trong bản cử nhân. Khi đi thi tiến sĩ, cũng do chữ xấu ổng chỉ được xếp trúng tuyển trong bản phụ. Ông thấy rõ tác hại của viết chữ xấu nên về nhà ngày đêm khổ công luyện tập. Cuối cùng chữ viết của ông cũng đẹp nổi tiếng như lời văn hay. Ngày nay, bút tích ghi lại nét chữ đẹp của ông còn lưu lại ở đền Ngọc Sơn – Hà Nội, được nhiều người chiêm ngưỡng và bái phục.

Xem thêm: Toán Hình 8 Bài 4 Diện Tích Hình Thang, Giải Toán 8 Bài 4: Diện Tích Hình Thang

Kết bài: Tóm lại, câu tục ngữ “ có chí thì nên” rất đúng đắn và xác thực. Đó là kinh nghiệm sống mà nhân dân ta đã đúc kết nên. Vì vậy, mỗi chúng ta cần ngẫm nghĩ lại câu tục ngữ này và xem đó là bài học quý giá để trau dồi, luyện tập ý chí cho bản thân để có được những thành tựu, thành công trong tương lai.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn