Viết Đoạn Văn Mẫu Về Trung Thu Hay Nhất (7 Mẫu), Thuyết Minh Về Tết Trung Thu Hay Nhất

Tuyển chọn văn mẫu thuyết minh về Tết Trung thu hay nhất kèm dàn ý chi tiết được Đọc tài liệu biên soạn giúp các em hoàn thiện tốt bài văn của mình.

Đang xem: Văn mẫu về trung thu

1. Dàn ý thuyết minh về tết trung thu2. Văn mẫu thuyết minh về tết Trung thu ngắn nhất3. Một số bài văn mẫu hay khác4. Thuyết minh về mâm cỗ Trung thu hay nhất

Tết Trung thu là một ngày tết cổ truyền của dân tộc ta, người Việt hay gọi đây là ngày tết đoàn viên khi cả gia đình cùng ngồi quây quần bên mâm cỗ Trung thu. Vậy để thuyết minh được ngày tết cổ truyền này thì cùng Đọc tài liệu tham khảo mẫu dàn ý chi tiết và những bài văn mẫu đặc sắc nhất nhé:

Dàn ý thuyết minh về tết trung thu

Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Tết Trung thu– Vào 15 tháng 8 âm lịch, khắp nơi rộn ràng trong tiếng trống, tiếng trẻ em nô đùa trong không khí trăng rằm.– Tết trung thu là tết thiếu nhi của nhiều quốc gia châu Á.Thân bài: * Nguồn gốc Tết Trung thu– Không rõ thời gian bắt nguồn của Tết này:+ Truyền thuyết xuất hiện ở Trung Quốc: Tết Trung thu có từ thời vua Đường Minh Hoàng khi nhà vua tản bộ đêm rằm tháng 8 Âm lịch, gặp đạo sĩ La Công Viễn đưa nhà vua lên cung trăng. Sau khi trở về nhà vua ra lệnh vào đêm rằm tháng 8 tổ chức rước đèn và ăn mừng, vì vậy có nhiều người cho rằng Tết Trung thu có từ thời vua Đường Minh Hoàng.+ Truyền thuyết khác: câu chuyện Hằng Nga và Hậu Nghệ.- Một số quốc gia châu Á theo lịch âm tổ chức ngày lễ này như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan….*Đặc điểm về Tết Trung thu cổ truyền– Thời gian: Diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch mỗi năm.- Đồ vật, món ăn:
+ Bánh nướng, bánh dẻo đặc trưng+ Trứng muối với ý nghĩa giúp mọi sự viên mãn.+ Mâm ngũ quả nhiều loại trái cây khác nhau. Có quả chín và quả còn xanh đại diện cho âm dương hòa hợp.+ Trẻ em được rước đồ chơi như đèn ông sao, đèn kéo quân,…- Hoạt động diễn ra vào ngày này:+ Rước đèn: lễ rước đèn cho trẻ em vui chơi, đi khắp thôn xóm. Chiếc đèn lồng nhiều hình dáng, có nhiều ánh sáng hòa cùng với sự vui vẻ, nhộn nhịp của trẻ em.+ Múa lân (Múa sư tử): thành lập đội múa lân. Những con lân múa theo tiếng trống cùng với các nhân vật như Tôn Ngộ Không, Bát Giới… + Bày cỗ: Mâm cỗ Trung thu thường có nhiều hoa quả, bánh kẹo. Khi nào trăng lên đỉnh đầu chúng ra được tham gia phá cỗ. Trò chơi vui đùa với nhau rất vui vẻ.

Xem thêm: Apnic Academy / Các Khóa Học Network Security ), Khóa Học An Ninh Mạng (Network Security)

*Ý nghĩa của tết Trung thu– Tết của thiếu nhi tham gia vào lễ hội truyền thống và nhiều ý nghĩa của đất nước.- là lễ hội mong cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.- là thời gian để các thành viên trong gia đình quây quần và sum họp bên nhau.
Kết bài– Nêu ý nghĩa tết trung thu trong cuộc sống hiện đại.– Suy nghĩa của bản thân về ngày Tết trung thu truyền thống.

Văn mẫu thuyết minh về tết Trung thu ngắn nhất

Với nền văn hóa đa dạng và độc đáo, hàng năm nước ta có không ít những ngày lễ tết cổ truyền giàu ý nghĩa như tết nguyên đán, tết thanh minh, tết táo quân,….Trong đó không thể không kể đến tết trung thu ngày tết gắn liền với niềm vui, tiếng cười thiếu nhi.

Xem thêm: Soạn Bài Ý Nghĩa Văn Chương Thuộc Loại Văn Nghị Luận Nào, Soạn Bài Ý Nghĩa Của Văn Chương

Trung thu mang nghĩa là giữa mùa thu. Có thể hiểu tết trung thu được tổ chức vào giữa mùa thu hay chính là ngày rằm tháng tám hằng năm khi mặt trăng sáng và tròn đầy nhất. Đây chính là một trong những nét đẹp văn hóa của các đất nước Á Đông. Ở nước ta, tết trung thu có xuất hiện từ rất lâu rồi và được cho là ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên không vì thế mà ngày tết này làm mất đi bản sắc Việt.Tết trung thu đến luôn là niềm vui của mỗi đứa trẻ. Không giống như ngày lễ thiếu nhi quốc tế 1/6 được du nhập về từ phương Tây cha mẹ cho trẻ em đi chơi, tết trung thu gắn kết mọi người trong gia đình, thể hiện niềm quan tâm, yêu thương. Trong ngày tết này, người lớn sẽ chuẩn bị một mâm cỗ lớn với đầy đủ các loại bánh kẹo, hoa quả được trưng bày đẹp mắt, cầu kì. Và đặc biệt không thể thiếu được thức quà đặc trưng bánh trung thu. Bánh trung thu có hai loại là bánh nướng, bánh dẻo ngày trước thường có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Thời gian qua đi chiếc bánh cũng được biến tấu thêm màu mè, kiểu dáng, hương vị. Chuẩn bị kĩ càng mâm cỗ, khi mặt trăng lên cao, tỏa rạng cũng là lúc gia đình quây quần bên nhau, trẻ em được phá cỗ, ăn uống. Không những vậy, các em còn được tụ tập tham gia rất nhiều trò chơi. Trên những dãy phố, ánh đèn lồng với hình: con cá, con thỏ,… rực rỡ sắc màu tỏa sáng, trẻ con nối đuôi nhau vừa đi rước đèn vừa cười đùa thích thú. Sau đó các em cũng được thỏa sức tổ chức các trò chơi khác cùng nhau vui đùa đón trăng. Đâu chỉ có trẻ em mới được hưởng niềm vui, người lớn cũng góp phần. Cả gia đình ông bà cha mẹ bên nhau sau những tháng ngày mệt mỏi vì công việc thường ngày, cùng ngắm trăng, ăn bánh, trò chuyện vui vẻ ngoài hiên nhà.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu