Tổng Hợp Các Bản Hát Văn Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, Văn Mẫu Đệ Nhị

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn là Mẫu đứng thứ hai trong Tam Tòa Thánh Mẫu, cai quản miền rừng núi. Mẫu Thượng Ngàn có rất nhiều tên gọi như: Diệu Tín Thiền sư, Lê Mại Đại Vương, Đông Cuông Công chúa, Lâm Cung Thánh mẫu, Mẫu Đệ nhị Nhạc Phủ, Sơn Tinh công chúa… Bà được tạc thành hình một phụ nữ đẹp, phúc hậu, ngồi ở tư thế thiền, chân xếp bằng, hai tay chắp và mang trang phục màu xanh khi được đặt cùng hai vị mẫu kia là Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thoải hoặc được thờ riêng trong một điện.

Mẫu Thượng Ngàn được thờ chủ yếu tại vùng rừng núi. Có thể nói, ở đâu có rừng núi thì ở đó có đền thờ Mẫu Thượng Ngàn. Có ba nơi được coi là nơi thờ chính là Bắc Lệ (Lạng Sơn), Suối Mỡ (Bắc Giang) và Đông Cuông (Yên Bái).

1. Các thần tích về Mẫu Thượng Ngàn:

Thần tích Mẫu Thượng Ngàn tại đền Suối Mỡ

Mẫu Thượng Ngàn được thờ ở Suối Mỡ là Mỵ Nương Quế Hoa công chúa, con của Vua Hùng Định Vương và Hoàng hậu An Nương. Theo sự tích, khi sinh bà ra, Hoàng hậu đau quá phải vịn vào cành quế mới sinh hạ được nên Vua Hùng Vương mới đặt tên cho bà là Quế Hoa công chúa. Lớn lên, Quế Hoa luôn nhớ thương mẹ nên đã đi vào rừng sâu để tìm dấu vết người mẹ hiền. Nàng được tiên ông ban cho phép thuật nên đã cùng 12 thị nữ ra sức tu tiên luyện đạo, cứu giúp dân lành. Khi nhân dân các bản mường đã có cuộc sống no ấm, Mỵ Nương Quế Hoa cùng 12 thị nữ bay về trời trên đám mây ngũ sắc.

Thần tích Mẫu Thượng Ngàn ở đền Bắc Lệ

Theo truyền thuyết, Mẫu Thượng Ngàn là công chúa La Bình, là con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và Mỵ Nương. Lúc còn nhỏ, La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng để dạy dân săn bắn, chăn nuôi, trồng cây, cấy lúa, làm nhà, làm thuốc chữa bệnh…

Đang xem: Văn mẫu đệ nhị thượng ngàn

Xem thêm: Văn Bản Đề Nghị Cấp Thẻ Tạm Trú (Mẫu N7A), Thủ Tục Xin Thẻ Tạm Trú

Xem thêm: Giáo Án Điện Tử Ngữ Văn 8 Bài Ông Đồ, Giáo Án Ngữ Văn 8 Tiết 61, 62: Ông Đồ

nên La Bình cũng học hỏi được rất nhiều điều. Những khi Sơn Tinh bận việc, La Bình thường được cha cho đi thay. Những lần như thế, La Bình luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi công việc. Các sơn thần, tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh.

Khi Tản Viên và Mỵ Nương theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng Đế trở về trời, La Bình cũng được phong là Công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi trập trùng của nước Nam.

Thần tích Mẫu Thượng Ngàn ở đền Đông Cuông

Ở đây, Mẫu Thượng Ngàn được hình tượng hóa bởi một nhân vật có thật trong lịch sử đó là Đông Quang Công Chúa. Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục” thì đền Mẫu Đông Cuông trước đây thờ Đông Quang công chúa nổi tiếng anh linh. Đông Quang Công chúa là Lê Thị Kiểm. Bà là vợ của ông Hà Văn Thiên, người Tày được triều đình giao cho cai quản Đông Cuông. đền Đông Cuông được coi là nơi ngự chính và nơi giáng sinh của Mẫu Thượng Ngàn.

*

2. Đền thờ chính của Mẫu Thượng Ngàn:

Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở khắp mọi vùng, nơi nào có rừng núi thì đều có đền Mẫu Thượng, nhưng nổi tiếng bậc nhất vẫn là cụm di tích Đền Đông Cuông, Đền Vọng Đông và Đền Tuần Quán tại Yên Bái.

Bên cạnh đó, có Đền Công Đồng Bắc Lệ và Đền Thất Khê tại huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, tương truyền là nơi vua Lê Thái Tổ lập để ghi nhớ công ơn Mẫu giúp vua. Ngoài ra còn có Đền Suối Mỡ thuộc Bắc Giang, Đền Tam Cờ trên tỉnh Tuyên Quang, Đền Mẫu Thượng thuộc thị xã Lào Cai.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu