【4/2021】 Văn Khấn Mẫu Đông Cuông, Sắm Lễ Mẫu Đông Cuông, Văn Khấn Mẫu Đông Cuông, Sắm Lễ Mẫu Đông Cuông

Tin tức Ngôi sao Thế giới Giáo dục Du lịch Khám Phá Ẩm Thực Thể thao Tử vi Multimedia

Văn khấn Mẫu Đông Cuông có nội dung ra sao? Lễ vật dâng lên Mẫu cần có những gì? Bạn sẽ tìm được câu trả lời cho những câu hỏi này ở bài viết dưới đây!

Sơ lược về đạo Thờ Mẫu, thờ Nữ thần

“Mẫu” là từ gốc Hán – Việt, nghĩa thuần Việt của từ này là Mẹ, Mụ (miền Trung). Nói chung, “Mẫu” hay “Mẹ” đều để chỉ người phụ nữ đã sinh ra một người nào đó. Từ “Mẫu” và “Mẹ” còn bao hàm ý nghĩa tôn xưng, tôn vinh ví dụ như: Mẹ Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu nghi Thiên hạ…

Tục thờ Mẫu là một trong những tục thờ quan trọng bậc nhất trong văn hoá tín ngưỡng của người Việt. Tục thờ Mẫu (có nguồn gốc từ tục thờ Nữ thần) đã có từ buổi hồng hoang của dân tộc, hiện giờ vẫn được thờ cúng tại nhiều nơi, ví dụ như: Liễu Hạnh là Thành hoàng làng Phố Cát (Thanh Hoá), Bà Đanh ở Nghệ An, Hai Bà Trưng ở Mê Linh, Bà Đá ở Hải Phòng… ngoài ra không thể không kể tới tục thờ Mẫu và Tam toà Thánh Mẫu (Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ).

Khái niệm Tam Phủ, Tứ Phủ, Thánh Mẫu

Tam Phủ: là Thiên Phủ (miền trời có mẫu Thượng Thiên), Sơn Phủ (miền núi có mẫu Thượng Ngàn), Thuỷ Phủ (miền sông nước có Mẫu Thoải). Tứ Phủ: là Tam Phủ đã liệt kê phía trên và có thêm Phủ trần gian (có mẫu Liễu Hạnh). Thánh Mẫu: Tứ Phủ sẽ có 4 vị Thánh Mẫu cai quản tương ứng, đó là: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn.

Vi trí của đền Đông Cuông

Ở trên đây, chúng ta đã đề cập đến 4 vị Thánh Mẫu là Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn. Tiếp sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn được thờ ở đề Đông Cuông.

Đền Mẫu Đông Cuông cách thành phố Yên Bái hơn 50 km về phía Tây Bắc, thuộc xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Lào Cai. Đền Mẫu Đông Cuông thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn và thờ Thần Vệ Quốc và các vị anh hùng dân tộc trong kháng chiến chống giặc Nguyên, chống Pháp.

Trước đây đền có tên là “Đền Đông”, “Đền Mẫu Đông”, hay còn gọi là “Đông Quang linh từ”, còn bây giờ được gọi là “Đền Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn”.

*

Vi trí của đền Đông Cuông

Theo các thần tích về Mẫu Thượng Ngàn thì Mẫu Thượng Ngàn ở Bắc Lệ (Lạng Sơn) là công chúa Quế Hoa, ở Suối Mỡ (Bắc Giang) là Công Chúa La Bình thì ở Đông Cuông, Mẫu Thượng ngàn là Lâm Cung Thánh Mẫu.

Căn cứ theo truyền thuyết thì Đền Công Đồng Bắc Lệ chính là nơi Mẫu Thượng Ngàn hiển linh, âm phù; Đền Suối Mỡ là thắng tích lưu lại dấu vết Mẫu tu tiên luyện đạo, còn Đền Đông Cuông (Yên Bái) là nơi Mẫu giáng sinh và ngự.

Trong niềm tin tâm linh của các đệ tử Đạo Mẫu thì Đền Đông Cuông có vị trí vô cùng quan trọng, là nơi ngự chính và nơi giáng sinh của Mẫu Thượng ngàn.

Văn khấn Mẫu Đông Cuông

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Đang xem: Văn khấn mẫu đông cuông

Con kính lạy đức chúa Thượng Ngàn đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương Ngọc điện hạ.

Con kính lạy Đức Thượng Ngàn chúa tể Mị Nương Quế Hoa công chúa tối tú tối linh, cai quản ba mươi sáu cửa rừng mười hai cửa bể.

Con kính lạy chư tiên, chư thánh chư thần, Bát bộ sơn trang, thập nhị tiên nương, thánh cô thánh cậu, Ngũ hổ Bạch xà Đại tướng.

Xem thêm: Khóa Học Sketchup Vray Hà Nội, Top 3 Địa Chỉ Học Sketchup Uy Tín Tại Hà Nội

Hương tử con là: ……

Ngụ tại: ……

Nhân tiết …… chúng con thân đến …… phủ chúa trên ngàn đốt nén tâm hương, kính dâng lễ vật, một dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện, cúi xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh ra tay cứu vớt, độ cho chúng con cùng cả gia quyến bốn mùa được chữ bình an, tám tiết hưng long thịnh vượng, lộc tài quảng tiến, công việc hanh thông, giải vận giải hạn, biến hung thành cát, đổi họa ra tường, như ý sở cầu, tòng tâm sở nguyện.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Xem thêm: Công Thức Tính Diện Tích Hình Chữ Nhật Lớp 8 Bài 2: Diện Tích Hình Chữ Nhật

Cẩn tấu.

Lễ dâng lên Mẫu Đông Cuông

Lễ vật dâng lên Mẫu Đông Cuông cũng không có gì khác biệt so với lễ dâng Tam Tòa Thánh Mẫu. Cụ thể như sau:

Lễ cúng chay: Gồm hương/nhang, các loại hoa quả tươi, trà, oản,……Lễ này có thể sử dụng cho cả ban Phật, Bồ Tát (nếu có) và ban Thánh Mẫu. Lễ cúng ban thờ Cô, Cậu: Lễ bao gồm: oản, trái cây tươi, hương hoa, lược, gương,…cùng với những món đồ chơi mà trẻ nhỏ yêu thích. Cỗ cúng sơn trang: Mâm cỗ sẽ có những món ăn đặc sản chay của Việt Nam, tuyệt đối không sử dụng các loại nguyên liệu như: ốc, lươn, cua,…. Lễ cúng mặn: Ngay cả khi bạn muốn cúng đồ mặn thì không nên mua đồ mặn thật mà chỉ nên dùng đồ chay nặn hình lợn, gà, giò, chả…

*

Lễ vật dâng lên Mẫu Đông Cuông

Qua bài viết trên đây, bạn đã nắm được nội dung bài văn khấn đền Mẫu Đông Cuông và nhiều thông tin quan trọng khác. Hy vọng rằng đây sẽ những thông tin hữu ích đối với bạn!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu