văn chính luận lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.86 KB, 125 trang )

Đang xem: Văn chính luận lớp 10

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

NG TH HIN

DY HC HIU VN CHNH LUN TRONG
CHNG TR èNH NG VN
TRUNG HC PH THễNG
LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN

CHUYấN NGNH:
Lý lun v phng phỏp dy hc b mụn Vn v Ting Vit
Mó s: 60.22.01

Ngi hng dn: TS Lờ Th H Quang

VINH, 2011

2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn chính luận là một thể loại văn học quan trọng. Riêng đối với
Việt Nam, văn chính luận đồng hành cùng nền văn học trong suốt quá trình
lịch sử. Trong chương trình Ngữ văn phổ thông, văn chính luận chiếm một
phần tương đối lớn. Theo khảo sát ở cả chương trình SGK cơ bản và nâng cao
ở cả ba lớp 10, 11 và 12, tổng số văn bản chính luận là 18 (trong khi đó ở
chương trình SGK Ngữ văn từ năm 2005 trở về trước ở cả ba lớp chỉ có 5
văn bản).

1.2. Các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học văn nói
chung, văn chính luận nói riêng, dù khá nhiều, nhưng vẫn còn thiếu những
công trình có tính nền tảng. Phần văn chính luận cũng đã nhiều tác giả, nhiều
nhà nghiên cứu, nhà giáo đề cập đến trong các bộ sách giáo khoa, sách giáo
viên, sách tham khảo… nhưng còn rời rạc, riêng rẽ, chưa thực sự hệ thống và
chuyên sâu.
1.3. Văn chính luận có đặc trưng riêng. Tuy nhiên, đối với nhiều số
giáo viên và học sinh, thể văn chính luận là khô khan, khó hiểu. Cái nhìn
mang tính định kiến đó dẫn đến việc dạy và học các tác phẩm chính luận chỉ
mang tính qua loa, hình thức. Điều này dĩ nhiên sẽ dẫn đến việc dạy và học
văn chính luận trong nhà trường phổ thông chưa đạt đến hiệu quả như mong
muốn.
Trên đây là những lí do chính thúc đẩy chúng tôi chọn nghiên cứu đề
tài “Dạy đọc – hiểu văn chính luận trong chương trình SGK Ngữ văn THPT”.
Thực hiện đề tài, chúng tôi nhằm tới mục đích giúp cho công việc dạy học
ngữ văn nói chung, văn chính luận nói riêng trong nhà trường được tốt hơn.

3
Chúng tôi cũng hy vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những
ai quan tâm đến vấn đề này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo tìm hiểu của chúng tôi, vấn đề phương pháp dạy học văn nói
chung và dạy học văn chính luận nói riêng đã được khá nhiều nhà giáo học
pháp, cũng như các nhà nghiên cứu, giảng dạy văn học quan tâm. Điều này
được thể hiện trong một số công trình, bài báo, bài trao đổi…Sau đây, chúng
tôi sẽ trình bày lần lượt những ý kiến tiêu biểu.
Trong giáo trình Phương pháp dạy học văn của nhóm tác giả Phan
Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng và Trần Thế Phiệt do Nxb
ĐH Quốc gia Hà Nội (xuất bản lần đầu 1988, tái bản 1999), Phan Trọng Luận

cùng các nhà biên soạn đã đề cập đến phương pháp dạy học văn trong nhà
trường phổ thông. Trong phần hai (phần phương pháp dạy học bộ môn) của
cuốn giáo trình này các nhà biên soạn đã đưa ra các phương pháp cụ thể trong
việc dạy văn ở trường phổ thông như phương pháp đọc sáng tạo, gợi mở,
nghiên cứu, tái tạo, nêu vấn đề. Đặc biệt là trong giáo trình này các nhà biên
soạn đã cho chúng ta thấy được vai trò của người học trong quá trình phân
tích tác phẩm văn chương là chủ thể cảm thụ. Các tác giả cũng đã đưa ra
những phương pháp cụ thể khi dạy một thể loại nhất định như phương pháp
dạy học môn làm văn, phương pháp dạy học văn học sử…<18; 69-370>. Tuy
nhiên về văn chính luận các tác giả chưa thực sự quan tâm. Hơn nữa do tài
liệu này ra đời đã lâu với chương trình cũ, nó phù hợp với đối tượng tiếp nhận
và xã hội của những năm cuối thế kỉ 20. Bước sang thế kỉ 21, khi mà nhu cầu
của xã hội, của người học có sự thay đổi lớn thì những phương pháp dạy học
văn mà giáo trình nêu ra không còn phù hợp. Còn chương trình SGK hiện nay
ra đời trong bối cảnh cả trong nước và trên thế giới có những thay đổi lớn

4
buộc chúng ta phải có phương pháp dạy học cho phù hợp với xu thế của thời
đại.
Năm 2007, trong cuốn Để dạy tốt và học tốt tác phẩm văn chương
(phần trung đại) ở trường phổ thông, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương đã
nêu ra thực tế khó khăn và thuận lợi trong dạy học văn học trung đại ở trường
phổ thông. Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã đưa ra các phương
pháp dạy học văn học trung đại (trong đó có văn chính luận trung đại) như
hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm, dạy học văn học trung đại thông qua cắt
nghĩa, dạy thơ trung đại thông qua chú giải sâu….Trong phần hướng dẫn học
sinh đọc tác phẩm, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương cho rằng văn học trung
đại có các kiểu đọc như đọc đúng, đọc kĩ, đọc hay, đọc chéo, đọc có định
hướng mục đích, đọc có bổ sung, đọc diễn cảm (cấp độ cao nhất của việc

đọc). Tác giả cũng đã giải thích cụ thể về các kiểu đọc và đưa ra ví dụ về cách
đọc Hịch và Cáo…<14; 30-33>
Chúng tôi cho rằng những vấn đề mà tác giả đưa ra là rất bổ ích trong
việc dạy và học các tác phẩm văn học trung đại. Tuy nhiên xét về phương
diện phương pháp dạy học thì chưa có gì mới và còn khá sơ lược.
Năm 2010, với công trình nghiên cứu Văn chính luận Việt Nam thời
trung đại, tác giả Phạm Tuấn Vũ đã đã phân tích khá cụ thể về đặc điểm thể
loại các văn bản chính luận trung đại và thực tế giảng dạy các văn bản chính
luận trung đại trong trường phổ thông. Theo nhà nghiên cứu này, để nâng cao
hiệu quả dạy học các văn bản chính luận trung đại, người dạy phải hiểu được
bản chất của văn chính luận trung đại là sản phẩm mang tính tư duy nguyên
hợp (kiểu tư duy của người trung đại); phải chú ý đến đặc điểm riêng trong
cách xác định chân lí của người trung đại; phải tạo được cho học sinh tâm thế
tiếp nhận phù hợp; phải cung cấp nhiều kiến thức về văn học và phi văn học;
phải có sự tổng quan toàn bộ chương trình; phải biết đính chính một số chỗ

5
dịch chưa đúng…<66; 119-124>. Những kiến thức mà tác giả đưa ra giúp ích
rất nhiều cho người giáo viên ngữ văn phổ thông. Tuy nhiên phạm vi kiến
thức mà tác giả nghiên cứu chỉ giới hạn ở phần chính luận trung đại, mà văn
chính luận chương trình SGK ngữ văn ở phổ thông không chỉ thuộc thời trung
đại mà còn có chính luận hiện đại nữa.
Các tài liệu khác là SGK, SGV, tài liệu bồi dưỡng giáo viên, thiết kế
bài giảng, các tài liệu tham khảo khác ra đời từ năm 2006 trở lại đây (năm
2006 là năm bắt đầu thực hiện đại trà bộ SGK mới) đều trình bày cụ thể, chi
tiết các bài ngữ văn được giảng dạy trong nhà trường, trong đó có các văn bản
chính luận. Các tác giả đã phân tích rất rõ các đặc điểm của văn chính luận
như về ngôn ngữ, lập luận, lí lẽ…nhưng các kiến thức, các phương pháp mà
các tác giả trình bày theo từng tác phẩm riêng lẻ. Mặc dù các tài liệu này đã

có đề cập đến phương pháp dạy các tác phẩm văn học trong chương trình hiện
hành trong đó có văn chính luận, nhưng các phương pháp dạy học được đề
xuất chưa thực sự mang tính hệ thống, khái quát.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đều đề cập đến vấn đề dạy học
văn bản chính luận. Song những công trình đó đang dừng lại ở một mức độ
nhất định và chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách kĩ lưỡng về
phương pháp dạy học văn chính luận trong chương trình Ngữ văn THPT hiện
nay.
3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những nguyên tắc và phương pháp
dạy đọc – hiểu văn chính luận trong chương trình ngữ văn THPT
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn này có ba nhiệm vụ chính là:

6
– Giới thuyết về khái niệm văn chính luận và trình bày hệ thống văn bản
chính luận trong chương trình ngữ văn ở trường THPT.
– Đề xuất một số nguyên tắc và phương pháp dạy đọc – hiểu văn bản chính
luận trong chương trình Ngữ văn THPT hiện hành.
– Thiết kế một số giáo án thể nghiệm
4. Phạm vi tài liệu khảo sát
Với đề tài là “Dạy đọc –hiểu văn chính luận trong chương trình ngữ văn
THPT ” nên phạm vi tài liệu chúng tôi khảo sát là toàn bộ các văn bản chính
luận trong chương trình SGK ngữ văn ở THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đưa
ra những phương pháp khi tiến hành nghiên cứu và giải quyết luận văn này là:
Phương pháp so sánh đối chiếu

Phương pháp thống kê phân loại
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp thực nghiệm
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đưa ra một cái nhìn mang tính hệ thống về văn chính luận và
phương pháp dạy đọc – hiểu văn chính luận trong nhà trường THPT hiện nay.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái niệm văn chính luận và hệ thống các văn bản chính luận
trong chương trình Ngữ văn THPT.
Chương 2: Một số định hướng về phương pháp dạy đọc – hiểu văn chính
luận trong chương trình Ngữ văn THPT
Chương 3: Thiết kế giáo án thể nghiệm

7
Chương 1
KHÁI NIỆM VĂN CHÍNH LUẬN VÀ HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN
CHÍNH LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT
1.1. Giới thuyết khái niệm văn chính luận
1.1.1. Khái niệm văn chính luận
Văn chính luận là thể loại văn học khá đặc biệt, nó có ý nghĩa không
chỉ đối với đời sống văn học mà còn có tác động rất lớn trong đời sống chính
trị – xã hội. Về khái niệm văn chính luận, hiện nay đang có nhiều ý kiến khác
nhau. Trước hết, chúng tôi xin điểm qua một số ý kiến cơ bản.
Theo Từ điển văn học (bộ mới): “Văn chính luận là một thể loại văn
học, một thể tài báo chí; thường nêu các vấn đề có tính thời sự về chính trị, xã
hội, kinh tế, văn hoá, văn học, tư tưởng…Mục tiêu của văn chính luận là: tác
động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, đến các quyền lợi chính trị

hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền
lợi giai cấp hoặc với lí tưởng xã hội, đạo đức. Đối tượng của văn chính luận là
toàn bộ cuộc sống quá khứ và hiện tại; cuộc sống cá nhân và xã hội, đời sống
thực và đời sống được phản ánh trong báo chí, nghệ thuật. Các bức tranh thực
tại, các tính cách và số phận con người hiện diện ở tác phẩm chính luận như
những chứng cớ lấy từ chính đời sống, như một hệ thống luận cứ, như sự đối
tượng của sự phân tích, hoặc được dùng làm cơ sở của xúc cảm, làm “tác
nhân” kích thích, làm nguyên cớ để lên án, tố cáo hoặc chất vấn các giới hữu
quan, để khẳng định lí tưởng. Chính luận luôn là hành vi tranh đấu (ngấm
ngầm hoặc công khai) về chính trị, xã hội, tôn giáo, triết học, tư tưởng; Nó
luôn mang định hướng phe nhóm, đảng phái và ý thức hệ. Phong cách văn
chính luận nổi bật ở tính luận chiến, tính cảm xúc; Nó gần gũi với giọng điệu,

8
kết cấu và chức năng của lời diễn thuyết. Chính luận có vai trò rất đáng kể
trong lịch sử văn hoá, trong các phong trào xã hội” <59;1941>
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Là thể văn nghị luận viết về
những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị,
kinh tế, triết học, văn hoá….Mục đích của văn chính luận là bàn bạc, thảo
luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó
nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích một giai cấp, một tầng lớp nhất định.
Chính vì thế, tác phẩm chính luận bao giờ cũng thể hiện khuynh hướng tư
tưởng, lập trường công dân rõ ràng. Tình cảm sục sôi, luận chiến quyết liệt và
tính công khai là những dấu hiệu quan trọng của phong cách chính luận. Tất
cả những cái đó làm cho giọng điệu, cấu trúc và chức năng của lời văn chính
luận gần gũi với giọng điệu, cấu trúc và chức nănng của lời văn tuyên truyền,
hùng biện” <60; 400>.
Sách giáo khoa Ngữ văn 11 (nâng cao) định nghĩa: “Phong cách ngôn
ngữ chính luận là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong những văn bản trực

tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề thiết thực, nóng
bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội. Những văn bản
này được gọi chung là văn bản chính luận” <50; 11>
Theo Cù Đình Tú xét về mặt nội dung thì trong văn chính luận “
người ta bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị – tư tưởng
của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội” <58;97>.
Nhìn chung, các định nghĩa nêu trên đều gặp nhau ở một điểm chung
như sau: Văn chính luận là một thể loại của văn nghị luận. Văn chính luận
phân tích, bình luận hoặc nêu những vấn đề có tính thời sự về các lĩnh vực
như chính trị, xã hội, tư tưởng… Đó là những văn bản mà qua đó người viết
công khai bày tỏ thái độ, quan điểm, tư cách chính trị của mình. Người viết
văn chính luận bao giờ cũng sử dụng nhiều thuật ngữ chính trị, bày tỏ thái độ

9
tư tưởng – chính trị của mình, bình giá công khai về những vấn đề xã hội, thời
sự nóng bỏng của đất nước. Sự bình giá này không chỉ xuất phát từ lập trường
của cá nhân người viết mà có thế còn xuất phát từ tiếng nói chung của một tập
thể, một tổ chức, một giai cấp xã hội.
1.1.2. Đặc trưng của văn chính luận
Khi nói đến văn chính luận là người ta nói đến loại văn bản văn học
viết về những vấn đề thuộc các lĩnh vực chính trị, xã hội, tư tưởng…với
những mục đích, đối tượng…gắn liền với những sự kiện quan trọng của đất
nước cũng như đời sống nhân dân. Văn chính luận có đặc trưng riêng về cách
lập luận, ngôn từ, cú pháp, giọng điệu… so với loại hình văn chương thẩm
mĩ. Chính vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu đặc trưng của văn chính luận.
1.1.2.1. Văn chính luận bộc lộ trực tiếp và rõ ràng khuynh hướng tư
tưởng của người viết
Tất cả các văn bản văn học nói chung thuộc văn học viết đều có chủ
thể xác định rõ ràng. Nhưng so với những văn bản văn học nghệ thuật thì chủ

thể của những văn bản chính luận có sự khác biệt. Ở các văn bản nghệ thuật,
chủ thể – tác giả là người nghệ sĩ, người làm công việc sáng tạo nghệ thuật.
Hoạt động sáng tạo của chủ thể thẩm mĩ ấy gắn liền với lối tư duy hình tượng
và gắn liền với việc tạo dựng nên một hệ thống hình tượng tương ứng. Ở các
văn bản chính luận lại hoàn toàn khác. Chủ thể – tác giả của những văn bản
chính luận có nét đặc thù riêng. Đó là những chủ thể tư tưởng – chính trị. Họ
tạo nên một văn bản chính luận phải có mục đích rõ ràng và mục đích đó phải
gắn liền với thực tiễn của đất nước, xã hội. Khi họ viết họ phải bộc lộ trực
tiếp và rõ ràng khuynh hướng tư tưởng của chính mình về những vấn đề chính
trị, xã hội của đất nước.
Tất cả các tác phẩm văn học đều được viết ra với những mục đích
nhất định. Các nhà văn khi sáng tác văn học có nhiều động cơ, mục đích khác

10
nhau. Có người sáng tác nhằm mục đích giải trí, có người nhằm mục đích
giáo dục, cũng có người sáng tác vì cảm hứng bất chợt… Văn chính luận thì
khác. Các nhà chính luận không viết nên những văn bản chính luận nhằm mục
đích giải trí, không viết vì ngẫu hứng bất chợt mà họ đứng trên lập trường
riêng, quan điểm riêng về chính trị với những mục đích rõ ràng. Những mục
đích mà các nhà chính luận hướng đến là những mục đích cụ thể gắn liền với
thực tiễn đời sống chính trị, xã hội của đất nước. Đó là những vấn đề quan
trọng, thiết yếu của đất nước, dân tộc mà mọi người quan tâm. “Tác phẩm
chính luận không chỉ thể hiện những suy nghĩ, nhận định, bình luận về các sự
kiện lịch sử, các biến cố có ý nghĩa dân tộc, mà còn bàn đến những vấn đề
nhân sinh của thời đại được đông đảo mọi người quan tâm” <56; 399>.
Luận đề tư tưởng chính trị là những nội dung cơ bản của các văn bản
chính luận. Khi đề cập đến nội dung đó, chủ thể – tác giả đã có sự bộc lộ thái
độ của mình. Thường thì những văn bản chính luận đề cập đến những vấn đề
lớn lao, có ý nghĩa đối với dân tộc, xã hội và đất nước. Những vấn đề đó được

coi là chân lí, là những cái mà đông đảo mọi người đồng tình, ủng hộ. Chính
vì đề cập đến những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của đông đảo mọi
người nên chủ thể phải bộc lộ rõ “cái tôi” của chính mình khi bàn bạc. Ở đây,
chúng tôi hiểu khái niệm “cái tôi” ở đây theo nghĩa là chân dung con người
tinh thần – tư tưởng của tác giả bộc lộ thông qua những quan điểm, tư tưởng
chính trị xã hội và hệ thống lập luận tương ứng trong văn bản chính luận. Có
thể nói, nói đến cái tôi từ góc độ này là nói đến bản lĩnh, thái độ chính trị – xã
hội, khuynh hướng tư tưởng… riêng, mang tính cá nhân của chủ thể được thể
hiện trong văn bản. Tuy nhiên, khái niệm cái tôi này cũng cần phải được hiểu
một cách uyển chuyển. Bởi thái độ chính trị, khuynh hướng tư tưởng của
người viết nhiều khi xuất phát từ quyền lợi, lợi ích của một giai cấp, một tổ
chức, của đất nước. Điều này đặc biệt rõ trong các văn bản chính luận hành

11
chức thời trung đại. Cái tôi chủ thể – tác giả trong các văn bản chính luận là
cái riêng hòa trong cái chung. Ví dụ như trong Bình Ngô đại cáo, “cái tôi” của
Lê Lợi được thể hiện qua cách viết của Nguyễn Trãi là lòng tự hào về truyền
thống, về lịch sử, về nền văn hiến của dân tộc; là quan niệm về tư tưởng nhân
nghĩa mà quan niệm này khác với Nho giáo. Nho giáo quan niệm nhân nghĩa
là mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và con người dựa trên cơ sở tình
thương và đạo lí. Nhưng với Lê Lợi và Nguyễn Trãi thì lòng nhân nghĩa là
phải chiến đấu, phải làm sao cho “dân yên”; Vì giặc Minh đã gây nên bao tội
ác đối với con dân của mình nên thái độ của Lê Lợi đã được Nguyễn Trãi thể
hiện rõ sự căm phẫn đến tột độ. Chính sự căm phẫn đó đã tạo nên sự quyết
tâm và đồng lòng của quân và dân, tạo nên những trận đánh giành được thắng
lợi liên tiếp và vang dội. “Cái tôi” đó còn được thể hiện rất riêng khi tuyên
cáo nền độc lâp. Có được sự thắng lợi đó, vị vua được mệnh danh là “anh
hùng áo vải” đó khiêm tốn không nhận công cho mình mà cho rằng ngoài sự
đồng lòng quyết tâm của quân và dân còn có sự giúp đỡ của tổ tiên nữa.

Trong thời hiện đại, cái tôi tư tưởng của tác giả càng được bộc lộ rõ nét. Ta có
thể thấy rõ điều này qua văn bản Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc
bị áp bức của Nguyễn An Ninh. Nguyễn An Ninh đã bộc lộ rõ nét chính kiến
của mình qua thái độ phê phán những kẻ lai căng, sùng ngoại, những kẻ cho
rằng cứ bập bẹ vài ba tiếng tây là được coi là những lớp người văn minh. Họ
còn cho rằng tiếng Việt nghèo nàn. Nguyễn An Ninh đã lớn tiếng khẳng định
rằng tiếng Việt không hề nghèo nàn, vốn tiếng Việt của những kẻ thích “Tây
hóa” đó không bằng bất kì người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Đứng trên
lập trường của một nhà cách mạng, yêu nước, Nguyễn An Ninh đã cho rằng
“Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình thì cũng đương nhiên
khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi <...> Vì thế, đối với người An

12
Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của
mình”<49;116>.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, chủ thể – tác giả của các văn bản
chính luận có nét đặc thù riêng. Việc xác định chủ thể của văn chính luận hết
sức quan trọng. Chủ thể – tác giả không chỉ bộc lộ trực tiếp thái độ chính trị,
khuynh hướng tư tưởng về vấn đề chính trị, xã hội được bàn đến mà còn giúp
người đọc, người nghe hiểu được nội dung luận đề của văn bản.
1.1.2.2. Nội dung của văn chính luận gắn liền với những vấn đề chính
trị – xã hội rộng lớn và bức thiết
Văn chính luận không chỉ dừng lại ở trình bày những tư tưởng, những
bình luận, những nhận định về sự kiện lịch sử mà còn viết về những vấn đề
gắn liền với cuộc sống, quyền lợi của đông đảo nhân dân, được đông đảo
người dân quan tâm. Nó gắn với mục đích thực tiễn đời sống chính trị, xã hội
của đất nước. Luận đề được coi là chủ đề chính, là vấn đề cốt lõi của văn bản
nghị luận nói chung, văn chính luận nói riêng. Đặc thù của luận đề trong văn
chính luận là bàn bạc về các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước từ đó bày tỏ

quan điểm, tư tưởng của người viết. Chính vì vậy trong một văn bản chính
luận luôn hàm chứa tư tưởng của người viết và của cả người uỷ quyền (nếu
có). Tư tưởng đó là tư tưởng về chính trị, xã hội. Đó là vấn đề có ý nghĩa lớn
lao cho một cộng đồng, một tập thể, một giai cấp, thậm chí là cho một quyền
lợi của cả quốc gia.. Và đương nhiên khi bàn về những vấn đề đó người viết
đã thể hiện quan điểm, lập trường chính trị, thái độ chính trị của mình một
cách công khai. “ Người viết văn chính luận, dĩ nhiên trước hết là để thông tin
lí lẽ, bàn bạc vấn đề, nhưng với tất cả nhiệt tình để bảo vệ chân lí mà mình
theo đuổi” <35; 437>
Để làm rõ luận đề đó, các nhà chính luận đã thông qua hệ thống
luận điểm, luận chứng, luận cứ rõ ràng, thuyết phục để thuyết phục người đọc

13
người nghe. Trong các văn bản chính luận, chủ đề của văn bản bao giờ cũng
được thể hiện ngay ở nhan đề văn bản, còn phần nội dung của văn bản chính
là các luận điểm, luận cứ và cách lập luận để triển khai chủ đề đó một cách
thuyết phục. Ví dụ trong Bình Ngô đại cáo: ngay nhan đề của nó đã thể hiện
rõ chủ đề là thông cáo rộng rãi về việc dẹp tan giặc Ngô. Để thể hiện chủ đề
ấy, Nguyễn Trãi đã đưa ra hàng loạt các luận điểm lớn, nhỏ, các luận cứ xác
thực, sinh động kết hợp với cách lập luận chặt chẽ thuyết phục tạo nên một
bản tuyên ngôn được coi là tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, một
“áng thiên cổ hùng văn”. Tương tự, với nhan đề Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí
Minh ngay từ ấn tượng đầu tiên đã cho người đọc, người nghe biết được chủ
đề của bản tuyên ngôn là tuyên bố với toàn thể thế giới về nền độc lập của
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Trong đời sống của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia ở mỗi thời điểm đều có
thể diễn ra các sự kiện có ý nghĩa trọng đại. Văn chính luận đề cập đến những
vấn đề có ý nghĩa thời sự nóng hổi nên nội dung mà nó hướng đến bao giờ
cũng là những vấn đề rộng lớn, bức thiết đang diễn ra. Chủ đề của các văn

bản chính luận không chỉ là những bản tuyên ngôn, tuyên cáo sau khi kết thúc
thắng lợi các cuộc chiến tranh chính nghĩa mà các nhà chính luận còn đề cập
đến các vấn đề khác của đất nước, xã hội. Ví dụ như Ngô Thì Nhậm thay mặt
vua Quang Trung viết bài chiếu để ra lời kêu gọi người hiền tài ra phò giúp
đất nước khi triều đại mới đang còn gặp nhiều khó khăn, nhất là thiếu người
tài phò giúp. Nguyễn Trường Tộ viết Tế cấp bát điều để dâng lên nhà vua,
trình bày những việc cần làm gấp để củng cố đất nước khi ông chứng kiến xã
hội đang ngày càng loạn lạc. Phan Châu Trinh viết Về luân lí xã hội ở nước
ta, so sánh ở ta và các nước phương Tây về luân lí xã hội để nhấn mạnh nước
ta chưa hề có luân lí xã hội. Ông chỉ ra sự cần thiết phải có luân lí trong xã hội
Việt Nam đương thời bởi luân lí xã hội tức là luân lí của chủ nghĩa xã hội, coi

14
trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình,
quốc gia mà còn đến cả thế giới nữa. Trong Ba cống hiến vĩ đại của Các –
Mác, Ăng – ghen với cách lập luận hết sức thuyết phục đã tổng kết lại ba
cống hiến của Mác khi còn sống. Những cống hiến của Mác không chỉ có ý
nghĩa cho một bộ phận người mà nó có ý nghĩa đối với sự tiến bộ của cả xã
hội loài người.Việc tổng kết lại ba cống hiến vĩ đại của Mác ngay trong tang
lễ của ông, Ăng-ghen một mặt thể hiện sự mất mát và tổn thất lớn lao của
nhân loại trước sự ra đi của Mác nhưng mặt khác ông muốn biến nỗi đau ấy
thành sức mạnh. Ông muốn tất cả người dân lao động trên thế giới trên cơ sở
những cống hiến đó để đấu tranh chống lại giai cấp thống trị đòi quyền lợi do
chính công sức mình bỏ ra.
Như vậy có thể thấy rằng, văn chính luận đề cập đến những vấn đề
chính trị xã hội của đất nước, đó là những vấn đề có ý nghĩa rộng lớn và hết
sức bức thiết đối với nhân dân. Đó không chỉ là những sự kiện có ý nghĩa lịch
sử lớn lao của nhân loại như những cuộc khởi nghĩa, những cuộc cách mạng
mà còn là những sự kiện, biến cố diễn ra trong đời sống xã hội – chính trị của

một đất nước, một dân tộc, một khu vực … Nhìn chung tất cả đều gắn liền với
đặc điểm, tình hình chính trị, xã hội của cả đất nước, có ý nghĩa trọng đại với
đông đảo mọi người.
1.1.2.3. Đặc thù về kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu của văn chính luận
Văn chính luận là loại văn dùng để trực tiếp phục vụ cho các cuộc
đấu tranh chính trị, vận động văn hoá và có chức năng tuyên truyền sự thật và
chân lí, cổ vũ khích lệ nhân dân, đả phá các lời dối trá… Chính vì vậy về mặt
hình thức, văn chính luận cũng bị chi phối bởi các nội dung này, đặc biệt
được thể hiện ở kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu.
Về kết cấu. Nói đến kết cấu của văn chính luận là nói đến cách tổ
chức hệ thống lập luận trong văn bản chính luận. Trong văn chính luận, để

15
làm nổi bật được những vấn đề chính trị, xã hội có tính thời sự nóng hổi và để
thể hiện được quan điểm thái độ của mình thì buộc các nhà chính luận phải có
sự lập luận chặt chẽ. Tức là phải “bố trí, sắp xếp, triển khai, đan dệt các luận
điểm và luận cứ cốt làm sao cho luận điểm có sức thuyết phục” <56; 406>. Để
thể hiện luận đề, văn chính luận sử dụng phương thức lập luận là dùng lí lẽ tác
động trực tiếp vào lí trí người đọc người nghe thông qua hệ thống luận điểm,
luận cứ và luận chứng. Theo Lí luận văn học (do Trần Đình Sử chủ biên) thì
luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương chứa đựng trong tác
phẩm chính luận. Luận điểm thể hiện dưới hình thức phán đoán, khẳng định
của người viết về vấn đề được bàn đến. Mỗi luận điểm phải có sự đúng đắn,
rõ ràng, phải chứa đựng những tư tưởng, quan niệm sâu sắc, có sức khái quát
cao. Luận cứ là những cứ liệu, lí lẽ, bằng chứng cụ thể trong thực tế cuộc
sống và tư tưởng được phát hiện, sử dụng để chứng minh cho luận điểm đã
nêu. Luận chứng là sự bố trí, sắp xếp, triển khai, đan dệt các luận điểm và
luận cứ cốt làm sao cho các luận điểm có sức thuyết phục vững chắc. Tóm lại,
luận chứng “là sự triển khai, đan dệt qua lại giữa luận điểm và luận cứ, giữa

những ý nhỏ với nhau nhằm dẫn đến sự kết tinh là luận điểm chính”<35;442> .
Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm chủ trương chứa đựng trong
văn bản chính luận nhằm làm nổi rõ tính luận đề, thuyết phục người đọc,
người nghe.Ví dụ: Văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có ba luận
điểm chính: a) Nêu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ; b) Trình bày tình
hình đất nước và phê phán những cách sống không phù hợp với người tướng
sĩ; c) Nêu cách hành xử thuận và nghịch để các tướng sĩ lựa chọn. Ngoài ba
luận điểm lớn nêu trên, văn bản còn có các luận điểm nhỏ và các luận cứ sinh
động, được trình bày một cách chặt chẽ tác động vào lí trí, tình cảm của các
tướng sĩ để họ có nhận thức đúng đắn.

16
Luận cứ là những tài liệu, cứ liệu để làm rõ luận điểm, là cơ sở tồn tại
của luận điểm. Có các loại luận cứ là lí luận (các nguyên lí, chân lí, các ý kiến
đã được công nhận) và thực tế (các dẫn chứng lấy từ thực tế đời sống). Trong
Tuyên ngôn độc lập, để làm rõ luận điểm nêu cơ sở pháp lí cho bản tuyên
ngôn, Hồ Chí Minh đã dẫn ra hai bản tuyên ngôn bất hủ của Mĩ (Tuyên ngôn
độc lập năm 1776) và của Pháp (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm
1791). Từ hai bản tuyên ngôn đó, Hồ Chí Minh có đủ lí lẽ để đặt ngang hàng
cuộc cách mạng nước ta với Pháp và Mĩ, để khẳng định quyền bình đẳng của
tất cả các dân tộc trên thế giới. Để vạch rõ tội ác của thực dân Pháp, Bác đã
lấy các số liệu dẫn chứng hết sức xác thực như “kết quả là cuối năm ngoái
sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết
đói” <52;27>.
Trong văn nghị luận nói chung, văn chính luận nói riêng không thể
thiếu ba yếu tố này. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Luận
điểm là kết luận sơ bộ. Kết luận sơ bộ này có chính xác, khoa học hay không
cần phải luận chứng. Luận điểm cần được chứng minh bằng các luận cứ. Luận
cứ vừa cung cấp cho luận điểm những sự thực, những lí do để nó đứng vững,

Xem thêm: Cách Đặt Công Thức Cho Cả Cột Trong Excel, Kéo Công Thức Nhanh Trong Excel

vừa mang lại cho bài văn những tư liệu phong phú. Luận điểm còn cần phải
được phân tích, khai thác, xem xét, tổng hợp các luận cứ để liên kết luận điểm
và luận cứ. Quá trình này chính là luận chứng.
Về ngôn ngữ. Mặc dù đặc thù của văn chính luận là bàn bạc về các vấn
đề chính trị xã hội song văn chính luận không phải hoàn toàn khô khan mà nó
vẫn bộc lộ rất rõ cảm xúc của người viết. Trữ tình và châm biếm là sự biểu
hiện cao độ của lòng yêu thương và căm hận. Ở cả hai nội dung này, người
viết đều có thể dùng ngôn ngữ chính luận trực tiếp để bộc lộ triệt để cảm hứng
của mình. Do đặc điểm này nên ngôn ngữ chính luận cũng giàu sắc thái biểu
cảm và giàu hình ảnh. Ví dụ như trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã tỏ

17
rõ lòng căm thù giặc đến tột độ: Nguỵ sứ “đi lại nghênh ngang”, “uốn lưỡi cú
diều”, “xỉ mắng triều đình”…Trong Tuyên ngôn độc lập, ngoài những lí lẽ
đanh thép ta còn bắt gặp lòng yêu nước thương nòi và sự căm giận đối với
bọn bè lũ cướp nước được thể hiện trong ngôn ngữ giàu hình ảnh và sắc thái
biểu cảm như: “Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi
của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”<52; 27>.
Tóm lại, trong văn chính luận, người viết chủ yếu sử dụng những ngôn
từ phản ánh được đối tượng một cách chính xác trong khi thể hiện thái độ đối
với vấn đề được nói đến. Tất nhiên sự chính xác đó không đồng nghĩa với sự
khô khan mà nó kết hợp với cảm hứng, lòng nhiệt tình của người viết. Một
đặc điểm nổi bật và hết sức quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ của các
nhà chính luận khi viết văn chính luận là sử dụng rất nhiều thuật ngữ chuyên
môn, cụ thể là sử dụng nhiều thuật ngữ chính trị. Nội dung của những khái
niệm mà từ ngữ chính trị biểu thị luôn luôn thể hiện lập trường và quan điểm
cách mạng của Đảng ta về từng vấn đề cụ thể của đời sống. Ví dụ: dân chủ, kỉ
luật, đoàn kết, đấu tranh, phê bình, cách mạng…
Về giọng điệu. Vấn đề được bàn đến trong các văn bản chính luận là

những vấn đề về chính trị, xã hội. Khi bàn bạc về các vấn đề đó các nhà chính
luận bao giờ cũng phải tỏ rõ quan điểm, thái độ chính trị của mình một cách
công khai. Viết văn bản chính luận, người viết không chỉ xuất phát từ ý nghĩ
riêng, nhu cầu riêng mà phải đứng trên ý nghĩ, quan điểm, nhu cầu… của một
tập thể, một tổ chức, một giai cấp, thậm chí là một quốc gia để bàn bạc vấn
đề. Do đó giọng điệu của người viết trong văn chính luận luôn là giọng đanh
thép, cương quyết, dứt khoát và thể hiện thái độ, lập trường hết sức rõ ràng.
Tuy nhiên, giọng điệu của người viết còn thể hiện sự biến đổi linh hoạt để
thuyết phục người đọc, người nghe. Trong Hịch tướng sĩ, ngoài sự trình bày
một cách chặt chẽ hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng, chúng ta còn bắt

18
gặp sự nồng nhiệt, mãnh liệt, thiết tha của tác giả được thể hiện thông qua
hình tượng một vị chủ tướng ngày quên ăn, đêm quên ngủ…. Ở Bình Ngô
đại cáo ngoài việc ta bắt gặp giọng điệu hùng hồn, tự hào khi tổng kết cuộc
đấu tranh chống giặc của quân và dân ta…còn có giọng điệu châm biếm kẻ
thù “Đô đốc Thôi Tụ lê gối đầu hàng dâng tờ tạ tội, Thượng thư Hoàng Phúc
trói tay để tự xin hàng”<20;tr21>.
Nội dung và hình thức không thể tách rời nhau. Hình thức chứa đựng
nội dung, nội dung tồn tại trong hình thức và chi phối hình thức. Nội dung đặc
thù của văn chính luận là những vấn đề chính trị xã hội gắn với mục đích thực
tiễn của dân tộc, đất nước nên về hình thức của văn chính luận như kết cấu,
giọng điệu, ngôn ngữ cũng bị chi phối cho phù hợp.
1.1.3. Các loại hình văn chính luận
Nhìn trên tiêu chí loại hình lịch sử, người ta phân chia văn chính luận
trung đại và văn chính luận hiện đại. Trong tiến trình của văn học Việt Nam,
dù ở giai đoạn nào, thời kì nào thì văn chính luận cũng đóng một vai trò quan
trọng. Tuy nhiên, ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn, bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch
sử – chính trị, quan niệm xã hội, văn học khác nhau nên văn chính luận trung

đại, so với văn chính luận hiện đại cũng có những nét đặc thù. Trong giới hạn
của luận văn này, chúng tôi chỉ chủ yếu khảo sát trên phạm vi tài liệu chủ yếu
là của văn học Việt Nam và chỉ dừng lại trên những mô tả khái lược nhất.
1.1.3.1. Văn chính luận trung đại
Lịch sử Việt Nam thời trung đại kéo dài mười thế kỉ (từ thế kỉ X đến
hết thế kỉ XIX). Trong suốt mười thế kỉ đó, đất nước ta luôn phải đấu tranh
chống lại các thế lực xâm lược hay phải đương đầu với các cuộc nội chiến
diễn ra. Văn học thời kì này đã phản ánh lại các thời kì thịnh suy của các triều
đại phong kiến một cách sinh động. Giai đoạn từ thế kỉ X cho đến hết thế kỉ
XIV chế độ phong kiến Việt Nam phát triển, đất nước ta đã dành được chiến

19
thắng vang dội trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông. Văn học
đã phản ánh lại giai đoạn lịch sử hào hùng đó với nội dung bao trùm là chủ
nghĩa yêu nước mang âm hưởng ngợi ca. Bước sang thế kỉ XV đến hết thế kỉ
XVII, mặc dù nhìn chung chế độ phong kiến vẫn ổn định nhưng đã có dấu
hiệu của sự khủng hoảng, nội chiến nên nội dung của văn học giai đoạn này
đã chuyển từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca sang phản ánh, phê
phán hiện thực xã hội. Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, mặc dù không
có các cuộc chiến tranh xâm lược nhưng nội chiến diễn ra khiến cho đời sống
người dân cơ cực, con người bị chà đạp, bị tước đi các quyền sống, quyền
hạnh phúc… Bao trùm văn học giai đoạn này là chủ nghĩa nhân đạo nhằm
bênh vực, cảm thông cho con người, phê phán xã hội. Cuối thế kỉ XIX, đất
nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp, chuyển từ chế độ phong kiến đất
sang chế độ thực dân nửa phong kiến. Văn học đã phản ánh một giai đoạn đấu
tranh hào hùng của nhân dân ta với nội dung yêu nước mang cảm hứng bi
tráng. Như vậy có thể nói, văn học Việt Nam thời trung đại đã “theo sát” một
cách chân thực và sinh động lịch sử Việt Nam thời trung đại.
Trong văn học Việt Nam trung đại, văn chính luận là những tác phẩm

văn xuôi hoặc văn biền ngẫu có nội dung trực tiếp đề cập đến những vấn đề
trọng yếu của quốc gia, dân tộc. Khi mới ra đời, người ta không gọi những
văn bản này là văn chính luận. Nó chưa được tách thành một bộ phận mà văn
chính luận chỉ là một bộ phận của văn học hành chức, nó nằm trong sự hỗn
dung của nhiều thể loại khác như thơ (Thơ thần – Lý Thường Kiệt), như sử
(sử kí )… (Dĩ nhiên, quan niệm của người xưa về “văn” cũng khác. Trong
quan niệm của người xưa, khái niệm “văn” khá rộng, nó bao hàm tất cả các
văn bản ngôn từ. Chính vì vậy văn học thời trung đại có tình trạng “ văn sử
triết bất phân”). Văn chính luận thời trung đại là bộ phận trước tác gắn bó
chặt chẽ với chính sự và trực tiếp phục vụ chính trị, nó là phương tiện để làm

20
sáng tỏ chính nghĩa của sự nghiệp chính trị. Đồng thời, cũng trong thời kì này,
văn chính luận là công cụ, phương tiện để các giai cấp thống trị của các triều
đại phong kiến ban bố các chính sách, thể chế…cai trị đất nước. Văn chính
luận, vì vậy có nhiều thể: chép sử, cáo, chiếu, hịch… Văn tự chủ yếu được sử
dụng trong các văn bản chính luận thời trung đại chủ yếu là Hán tự.
Từ thế kỉ X –XIV, văn chính luận khá phát triển. Tác phẩm chính
luận được coi là đầu tiên của văn học Việt Nam là Dự đại phá Hoằng Thao
chi kế (Bày kế đánh tan quận Hoằng Thao) của Ngô Quyền (năm 938). Ở đời
nhà Lý thể chiếu phát triển khá mạnh và có nhiều tác phẩm có giá trị như:
Thiên đô chiếu (Lý Thái Tổ), Xá thuế chiếu (Lý Thái Tông)…Còn ở thời nhà
Trần, chép sử phát triển khá mạnh với hai bộ sử lớn là Đại Việt sử kí ( Lê
Văn Hưu) và Đại Việt sử lược (khuyết danh). Thế kỉ XV nổi bật với các tác
phẩm chính luận của Nguyễn Trãi là Quân trung từ mệnh tập và Bình Ngô
đại cáo. Nửa sau thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX văn chính luận khởi sắc
với các tác phẩm của Ngô Thì Nhậm như Chiếu cầu hiền, Hàn các anh hoa…
Nửa sau thế kỉ XIX, do đặc thù về hoàn cảnh lịch sử là cuộc đấu tranh thực
dân xâm lược, trong xã hội tồn tại hai ý thức hệ, hai phương thức sản xuất…

nên các văn bản chính luận ở thời kì này được sử dụng như là một vũ khí
đánh Tây, chẳng hạn Hịch đánh tây (Lãnh Cổ), Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh
tây (Nguyễn Đình Chiểu)…
Như vậy, các văn bản chính luận trung đại được viết ra trong những
hoàn cảnh khác nhau, người viết có thể là người trực tiếp bày tỏ tiếng nói cá
nhân, hoặc là người được ủy quyền, song nhìn chung chúng đều nhằm phục
vụ các chức năng xã hội – chính trị. Như vậy, nhìn chung văn bản chính luận
thời trung đại chủ yếu thuộc loại chức năng hành chức.Về vấn đề này, tác giả
Phạm Tuấn Vũ đã tìm ra được nguyên nhân dẫn đến vai trò quan trọng của
văn chính luận trong hệ thống văn học Việt Nam thời trung đại: “Ngoài

21
nguyên nhân do đặc thù lịch sử, do đặc thù phổ quát của văn học trung đại thế
giới và do văn chính luận gắn bó trực tiếp với đời sống chính trị xã hội… có
thể nêu thêm những nguyên nhân khác nữa. Người xưa coi văn học là công cụ
để giáo hoá xã hội và con người theo đạo lí thánh nhân. Văn học gắn với học
thuật cũng làm cho văn chính luận Việt Nam thời trung đại được coi trọng.
Ngoài ra nội dung thi cử khiến cho sĩ tử sớm làm quen và coi trọng bộ phận
văn học chức năng này. Thi cử xưa thường chọn người làm quan, vì vậy
người đi thi phải rèn luyện nhiều để làm quen với lối văn hành dụng” <65; 212>.
Tóm lại, ở thời trung đại, văn chính luận có những đặc điểm riêng,
đặc điểm này bị chi phối bởi điều kiện lịch sử, chính trị, những quan niệm văn
hóa, xã hội, văn học… tương ứng.
1.1.3.2. Văn chính luận hiện đại
Bước sang thế kỉ XX, do những biến động mang tính bước ngoặt về
mặt lịch sử, chính trị, do tác động của những tư tưởng triết học và khoa học
phương Tây, do sự phát triển nhanh chóng của báo chí và chữ quốc ngữ, vào
đầu thế kỉ XX, đời sống xã hội thuộc địa Việt Nam dần có những rạn vỡ và

thay đổi hết sức to lớn. Bằng nhiều con đường: báo chí, sách vở, các tác phẩm
dịch thuật, chương trình giáo dục ở nhà trường Pháp thuộc, đời sống sinh hoạt
hàng ngày…, ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đã dần tạo nên trong ý thức
xã hội bản địa một cái nhìn mang tính dân chủ, hiện đại về các vấn đề đời
sống và văn hóa, văn học. Đặc biệt, về quan niệm văn học của người Việt
Nam đã có nhiều thay đổi. Khi nói đến “văn” là người ta muốn nói đến những
tác phẩm văn chương nghệ thuật, thể hiện tình cảm thẩm mĩ bằng hình tượng
văn học. Văn chính luận, giờ đây không chỉ là một loại văn bản hành chức.
Bên cạnh việc thể hiện những quan điểm chính trị của người viết, nhiều văn
bản chính luận cũng bộc lộ vẻ đẹp nghệ thuật của nó qua cách diễn đạt, lập

22
luận, cách sử dụng ngôn từ, hình ảnh… Chính vì vậy, trong thời hiện đại, văn
chính luận (nằm trong “loại hình” lớn là văn nghị luận) đã được gia nhập “gia
đình” văn học.
Ở thời trung đại, chủ thể của những văn bản chính luận thường là vua,
là quan lại, những người cầm quyền. Sau một biến cố, một thắng lợi, một sự
kiện nào đó trọng đại của đất nước có thể họ đích thân viết, có thể họ ủy
quyền cho người khác viết. Người viết phải thể hiện được tư tưởng, thái độ,
quan điểm và vị trí chính trị của giai tầng xuất thân hoặc người ủy quyền viết.
Còn ở thời hiện đại, khi tinh thần dân chủ được phát huy, tác giả văn chính
luận thường hiện diện trước hết với tư cách cá nhân. Trước những vấn đề có ý
nghĩa lớn lao đối với đời sống nhân dân, xã hội, đất nước người viết văn
chính luận đã bày tỏ quan điểm, lập trường của mình về vấn đề đó một cách
rõ ràng và trực tiếp. Trong những văn bản chính luận hiện đại tiêu biểu, ta có
thể thấy cái tôi tư tưởng của người viết được bộc lộ một cách đậm nét. Bước
sang thế kỉ XX, người Việt Nam sử dụng chữ Quốc ngữ trong mọi hoạt động
như trong sinh hoạt, trong sáng tác văn học, trong hành chính, báo chí…Các
nhà chính luận đã phát huy được lợi thế này trong việc thể hiện một văn bản

chính luận nhưng giọng điệu, ngôn ngữ hết sức linh hoạt. Giọng điệu có thể
dứt khoát, mạnh mẽ nhưng cũng có sự kết hợp mỉa mai, châm biếm. Ngôn từ
chủ yếu của các văn bản chính luận thuật ngữ chính trị, bên cạnh đó các nhà
chính luận cũng có sử dụng linh hoạt ngôn ngữ, hình ảnh… khiến cho văn bản
trở nên sinh động và thuyết phục hơn. Trong nhiều văn bản chính luận hiện
đại, ta không chỉ nhận thấy vẻ đẹp của tư tưởng mà còn thấy được vẻ đẹp của
hình thức diễn đạt, lối viết. Đây là điều khác biệt rất quan trọng giữa văn bản
chính luận trung đại và văn bản chính luận hiện đại. Điều này xuất phát từ sự
thay đổi trong quan niệm của tác giả hiện đại: văn bản chính luận không chỉ
có chức năng, nhiệm vụ xã hội, nó còn có ý nghĩa, giá trị về mặt nghệ thuật.

23
Có thể thấy rằng, cũng thuộc loại hình văn chính luận, nhưng giữa văn
chính luận trung đại và văn chính luận hiện đại có nhiều điểm khác biệt. Có
sự khác biệt đó là do văn học của từng thời kì chịu sự chi phối của các yếu tố
mang tính lịch sử như tư duy con người, chế độ chính trị, hoàn cảnh đất
nước…
1.2. Khái quát về chương trình Ngữ văn và hệ thống các văn bản
chính luận trong phần đọc văn
1.2.1. Khái quát về chương trình Ngữ văn THPT hiện hành
So với chương trình SGK cũ, chương trình SGK mới có rất nhiều điểm
mới. Có thể do đó là những điểm mới, khác biệt nên cả giáo viên và học sinh
còn bỡ ngỡ. Chính vì vậy mà chương trình Ngữ văn có nhiều vấn đề đang còn
là khó khăn cho cả người dạy và người học.
Điểm mới thứ nhất là hiện tượng “ba trong một”. Gọi là hiện tượng
“ba trong một” là vì trước đây chúng ta có ba bộ SGK khác nhau trong bộ
môn văn là tiếng Việt, Làm văn và Văn học. Cả ba phân môn này không chỉ
tách rời thành ba cuốn sách mà còn tách rời về mặt nội dung. Chương trình
SGK hiện nay cả ba phân môn đã được biên soạn chung trong một bộ sách

gọi chung là Ngữ văn. Cả ba phân môn được xây dựng theo trục tích hợp Đọc
văn – Làm văn nhằm tập trung hình thành cho học sinh kĩ năng giải mã văn
bản, biết cách tạo lập văn bản. Để đọc hiểu tốt một văn bản, hoặc để tạo lập
được một văn bản các em phải được trang bị kiến thức về tiếng Việt, Làm
văn. Để học tốt các bài tiếng Việt buộc các em phải nắm vững các bài đọc
hiểu trước đó vì ngữ liệu được trích dẫn trong các bài học tiếng Việt được lấy
từ các bài đọc văn trước đó….Ngoài ra SGK Ngữ văn còn được biên soạn tích
hợp theo trục dọc đồng tâm với chương trình Ngữ văn THCS. Nhiều văn bản,
nhiều bài học về phân môn Làm văn hay Tiếng Việt các em đã được học ở
chương trình cấp 2, nay các em tiếp tục được tìm hiểu nhưng ở một mức độ

24
cao hơn. Với điểm mới này trong chương trình SGK Ngữ văn sẽ là điều khó
khăn cho cả giáo viên và học sinh nếu giáo viên chưa hình thành cho mình
một phương pháp giảng dạy cho phù hợp bởi vì sự tích hợp nhằm giúp học
sinh biết cách tự đọc hiểu, tự khám phá một cách tích cực. “Thông qua những
văn bản, tác phẩm cụ thể (như là văn mẫu) một mặt giúp học sinh khám phá
ra vẻ đẹp cụ thể độc đáo của văn bản, tác phẩm đó, mặt khác hình thành và
rèn luyện cho các em cách thức khám phá, cách đọc một kiểu văn bản – một
thể loại tác phẩm nhất định” <64;11>. Với mục đích biên soạn như thế, nếu
giáo viên vẫn giảng dạy như trước đây, nếu học sinh vẫn học một cách thụ
động như trước đây thì chắc chắn không phát huy được vai trò chủ động của
người học, mục tiêu bài học sẽ không đạt được và cả người dạy lẫn người học
sẽ cảm thấy rối, chán nản trước mỗi bài học.
Điểm mới thứ hai là nếu chương trình SGK cũ chọn các văn bản đưa
vào giảng dạy theo tiến trình lịch sử và có phần nghiêng về phần văn học sử
thì nay, trong chương trình Ngữ văn mới chọn văn bản theo đặc trưng thể loại.
Các thể loại văn học được đưa vào dạy học khá toàn diện và đầy đủ như văn
học dân gian (sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyền thuyết, truyện thơ, ca

dao…), văn học trung đại( cáo, chiếu, văn bia, sử kí, điều trần, thơ trung
đại…), văn học hiện đại ( truyện ngắn, thơ hiện đại, tiểu thuyết, kịch, bút kí,
văn bản nhật dụng, tuyên ngôn…), văn học nước ngoài (sử thi, thơ, văn bản
nhật dụng, chân dung văn học, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch…).
Khi lựa chọn các văn bản văn học theo đặc trưng thể loại, các nhà biên
soạn hướng tới mục đích hình thành phương pháp dạy và học theo đặc trưng
thể loại. Khi giảng dạy một tác phẩm, người dạy cần hướng dẫn học sinh
khám phá tác phẩm dựa trên những đặc trưng của thể loại đó để từ đó các em
có thể tự đọc hiểu các tác phẩm khác cùng thể loại.

25
Chương trình SGK mới vẫn dựa vào tiến trình lịch sử nhưng ở mỗi
giai đoạn, mỗi thời kì sẽ chọn ra các thể loại tiêu biểu cho giai đoạn, thời kì
đó. Với điểm mới này, sẽ là điều khó cho giáo viên nếu không nắm được đặc
trưng thể loại hoặc không hướng dẫn học sinh đọc hiểu theo đặc trưng thể loại
thì học sinh tiếp thu kiến thức một cách manh mún.
Điểm mới thứ ba thể hiện ngay ở bản chất của phần đọc hiểu. Trước
đây, trong chương trình SGK cũ, nói đến phân môn văn học là nói đến giảng
văn. Người dạy phải giảng tốt, bình hay, truyền thụ hết những gì mà mình
cảm nhận được và chỉ cần học sinh ngồi im lắng nghe và ghi bài. Thước đo sự
thành công của những giờ dạy giảng văn là học sinh cảm nhận giáo viên giảng
hay, xúc động…Đó là mô hình giờ văn học trong chương trình SGK cũ. Còn
chương trình SGK mới, nói đến phân môn văn là nói đến phương pháp đọc hiểu. Dạy văn theo lối đọc – hiểu, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn
học sinh tìm hiểu, giúp các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn bản
thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, đặt các em vào tình hướng có vấn đề…
Dạy đọc hiểu thực chất là dạy các em biết cách tự học, tự đọc. Đây là điểm
hoàn toàn mới. Thời gian đầu khi SGK Ngữ văn bắt đầu thực hiện đại trà trên
cả nước, rất nhiều giáo viên đã hết sức lúng túng trước cụm từ “Đọc – hiểu”.
Họ đã quen với cách giảng văn, với vai trò trung tâm của mình. Chính vì vậy

khi dạy những bài đọc văn, nhiều giáo viên về hình thức vẫn dạy đọc – hiểu
nhưng về bản chất vẫn là giảng văn.
Về phần Tiếng Việt, trong chương trình SGK mới, các nhà biên soạn đã
khắc phục được nhược điểm của bộ môn Tiếng Việt trước đây là nặng nề và ít
gắn liền với đời sống. Phần Tiếng Việt trong chương trình SGK Ngữ văn đã
có sự tích hợp với phân môn Làm văn và Đọc văn để học sinh có đủ tri thức
tự đọc hiểu các văn bản, tự biết cách tạo lập các văn bản. Hầu hết các tri thức

Tài liệu liên quan

*

Bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém về môn hóa học thông qua dạy học phần phi kim lớp 11 chương trình cơ bản, trung học phổ thông 19 666 2

*

Đọc sách sáng tạo trong dạy học thơ trữ tình chương trình lớp 12, trung học phổ thông 11 435 0

*

Nâng cao chất lượng sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học phần vô cơ lớp 11 chương trình cơ bản– trung học phổ thông 21 893 8

*

Nâng cao khả năng học tập cho học sinh yếu kém trong dạy học hóa học chương 2 và 4 lớp 10 chương trình cơ bản – trung học phổ thông 23 446 1

Xem thêm: Bài Tập Trắc Nghiệm Tiếng Anh Lớp 5 Có Đáp Án, Bài Tập Trắc Nghiệm Tiếng Anh Lớp 5

*

Sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua dạy học hóa học vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao trung học phổ thông 24 1 2

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn