Văn 11 Nghị Luận Thương Vợ, Phân Tích Bài Thương Vợ Ngắn Gọn Và Trọng Tâm

Trong những bài kiểm tra làm văn, các bạn có thể gặp dạng đề cơ bản là phân tích bài Thương vợ. Nói phân tích là dạng đề cơ bản vì các bạn học sinh cần triển khai làm rõ bài thơ ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Ở mỗi bài soạn có yêu cầu trên, lingocard.vn luôn gợi ý cho các bạn hệ thống ý lớn nhỏ và cách lập luận để làm rõ vấn đề. Hôm nay, một lần nữa, page sẽ hỗ trợ các bạn trong việc phân tích một bài thơ độc đáo của Tú Xương. Chúng ta cùng bắt đầu phân tích bài thơ Thương vợ, các bạn nhé!

I. Sơ lược về tác giả, tác phẩm khi phân tích bài Thương vợ

1. Tác giả:

Khi phân tích bài Thương vợ, chúng ta nên dành một vài dòng viết đầu để giới thiệu về tác giả. Như thế, bài viết sẽ trở nên rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn. Trần Tế Xương là người con của làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định (nay là thành phố Nam Định).

Người đời thường biết đến Tú Xương về tính cách phóng khoáng, tự do, không chịu gò ép mình vào bất kì một khuôn khổ nào, kể cả những lề lối sáo rỗng của việc thi cử. Chính vì lẽ đó nên ông chỉ đỗ đến bậc tú tài dù học rất giỏi và khăn gói đi thi rất nhiều lần. Đây cũng chính là lí do của danh xưng Tú Xương mà mọi người vẫn gọi ông.

Đang xem: Văn 11 nghị luận thương vợ

*

Tú Xương sáng tác phần lớn bằng chữ Nôm với nhiều thể thơ khác nhau như: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát. Trong những tác phẩm của mình, Tú Xương khéo léo lồng vào tiếng cười với nhiều cung bậc, mức độ khác nhau nhưng cùng vì mục đích châm biếm những điều xấu xa, tiêu cực một cách mạnh mẽ và sâu sắc.

2. Bài thơ Thương vợ:

*

Một bước khác không kém phần quan trọng khi phân tích bài Thương vợ là phần giới thiệu về tác phẩm. Đây được xem là một trong những sáng tác hay nhất và cảm động nhất của nhà thơ.

Nội dung của bài thơ là sự thể hiện tình cảm biết ơn, yêu thương của ông Tú dành cho người vợ tảo tần sớm tối, chịu thương chịu khó của mình lúc nào cũng là lùi về phía sau vun vén cho gia đình trong suốt khoảng thời gian Trần Tế Xương dùi mài kinh sử, ôm mộng đỗ đạt khoa cử.

II. Hướng dẫn phân tích bài Thương vợ

1. Hai câu đề:

Việc phân tích bài thơ Thương vợ sẽ được cụ thể hoá thông qua việc phân tích từng cặp câu thơ. Đầu tiên là hai câu đề:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,Nuôi đủ năm con với một chồng.

Hai câu thơ này đã khái quát nên hoàn cảnh vất vả của bà Tú và đồng thời cũng chỉ rõ lí do đưa bà vào hoàn cảnh ấy. Cụ thể hơn, bà Tú phải gánh trên vai gánh nặng của gia đình bằng công việc buôn bán của mình. Bà phải làm việc “quanh năm” mà không có một phút giây ngơi nghỉ và công việc ấy, bà phải làm trong một địa thế rất chông chênh – “mom sông” – vốn là phần đất nhỏ nhô ra phía sông. Với một người phụ nữ, đó là một công việc vô cùng vất vả, dù lam lũ nhưng lại không đảm bảo ổn định.

Lí do của việc một người phụ nữ như bà Tú phải tất tả ngược xuôi bươn chải như thế là vì bà cần nuôi tất thảy “năm con” với “một chồng”. Cuộc sống đã đặt bà tú vào một hoàn cảnh éo le khi bà không chỉ phải chăm sóc cho con mà còn phải lo tất tần tật cho chồng và gánh luôn tránh nhiệm của người trụ cột trong gia đình. Khi đặt mình lên bàn cân trong thế đối xứng “năm con” – “một chồng”, ông Tú dường như cũng nhận ra mình là nhân tố khiến cho gánh nặng của người vợ của mình thêm oằn xuống.

Bà Tú chính là hiện thân cho sự đảm đang, chu đáo với chồng con, gia đình của tất cả những người phụ nữ nói chung.

2. Hai câu thực:

Trong hai câu thơ tiếp theo, Tú Xương đã tái hiện trước mắt người đọc thực cảnh lam lũ của bà tú.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Xem thêm: Mẫu Đề Cương Đồ Án Tốt Nghiệp Cơ Khí, Tổng Hợp Đồ Án, Luận Văn Cơ Khí

Hình ảnh “lặn lội thân cò” gợi nhắc cho người đọc nhớ về một hình ảnh quen thuộc trong ca dao “con cò lặn lội bờ sông”. Chính hình ảnh ấy đã khái quát lên nỗi vất vả, tần tảo của những người mang cùng thân phận. Thay vì nói trực tiếp đến sự nhọc nhằn của vợ mình và thay vì đặt từ chỉ hoạt động – “lặn lội” ra sau từ chỉ chủ thể – “thân cò”, Trần Tế Xương đã dùng cách nói ẩn dụ và nghệ thuật đảo ngữ, chính điểm này có tác dụng nhấn mạnh hơn sự gian khổ của bà Tú.

*

Cũng sử dụng nghệ thuật đảo ngữ như câu thơ trước đó, từ “eo sèo” lại được đặt ở vị trí đầu tiên của câu thứ hai trong cặp câu thực. Bản thân từ đó đã gợi ra cảnh chen lấn, xô đẩy và khi công việc của bà Tú lại diễn ra trong “buổi đò đông” thì lại càng gợi nên sự bất trắc, gian nan gấp bội. Như vậy, cả hai câu thơ đã nói lên thực cảnh làm việc của bà Tú: vừa nhọc nhằn vừa bấp bênh. Nhưng qua đó, ta lại có thể cảm nhận được tình cảm yêu thương tha thiết mà Trần Tế Xương dành cho người vợ của mình.

3. Hai câu luận:

Hình ảnh bà Tú qua những câu thơ đầu tiên đã hiển hiện những nét đẹp đáng quý và những đức tính tốt đẹp của bà được khẳng định rõ ràng qua hai câu thơ tiếp theo

Một duyên hai nợ âu đành phận,Năm nắng mười mưa dám quản công.

Dù vất vả và chắc chắn lắm khi không tránh khỏi mỏi mệt, nhưng bà Tú không hề trách cứ điều gì ở chồng mình. Bà chỉ cho rằng, đó là “duyên” và “nợ”. Ở bà còn có đức hi sinh thầm lặng mà cao cả. Bà nhận về mình những “nắng” những “mưa” của cuộc đời để chồng con mình có cuộc sống tốt nhất có thể. Hai câu thơ sử dụng thành ngữ một cách sáng tạo đã làm nổi bật lên những đức tính cao quý của một người phụ nữ như bà Tú.

4. Hai câu kết:

Bài phân tích bài Thương vợ sẽ kết lại thông qua việc làm rõ ý nghĩa của hai câu thơ cuối cùng:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,Có chồng hờ hững cũng như không.

Ta thấy trong hai câu thơ sự bất mãn của Trần Tế Xương trước hiện thực. Và một điều đặc biệt là sự bất mãn ấy được Tú Xương thể hiện bằng một tiếng chửi để tố cáo hiện thực quá tàn nhẫn với những thân phận phụ nữ bé mọn nhưng phải chịu nhiều chua chát và cay đắng. Quan trọng hơn là Trần Tế Xương còn ý thức sâu sắc về những điều hạn chế, thậm chí là mang tính tiêu cực của bản thân. Ông biết sự “hờ hững” của mình cũng là một trong những biểu hiện của thói đời làm cho người vợ càng thêm phần vất vả.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Share Máy Tính Qua Mạng Lan?

Soạn văn bài Thương Vợ

Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ

Kết luận lại, để phân tích bài Thương vợ thì ta cần phải xác định kết cấu của bài viết sẽ phân chia như thế nào và cần có sự phân tích song hành cả nội dung và nghệ thuật cho từng phần. lingocard.vn hi vọng rằng với những gợi ý nói trên thì các bạn không chỉ làm tốt bài phân tích tác phẩm của Tế Xương mà còn có thể làm dạng đề phân tích thật tốt ở bất kì bài học nào. Chúc các bạn làm được bài phân tích chất lượng.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn