Phương Pháp Dạy Học Theo Nhóm Pptx

Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay trong việc đổi mới toàn diện ngành giáo dục . Đổi mới phương pháp dạy học là dạy học không còn theo cách truyền thống “ thầy giảng, học sinh tiếp thu một cách thụ động”. Đổi mới phương pháp hiện nay là nhằm hướng học sinh vào các hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đảm bảo nguyên tắc “Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh”, đồng thời nhằm rèn luyện và phát triển kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp cho học sinh, tất cả những vấn đề đó đang trở thành mối quan tâm của toàn ngành giáo dục, các nhà trường và toàn thể giáo viên đứng lớp, của phụ huynh và học sinh bởi theo theo phương pháp dạy học mới chúng ta phải thay đổi cách thức tổ chức lớp học, cách thức dạy, cách thức học và cách thức đánh giá học sinh.

Đang xem: Vai trò của học sinh tiểu học trong phương pháp thảo luận nhóm

Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay trong việc đổi mới toàn diện ngành giáo dục . Đổi mới phương pháp dạy học là dạy học không còn theo cách truyền thống “ thầy giảng, học sinh tiếp thu một cách thụ động”. Đổi mới phương pháp hiện nay là nhằm hướng học sinh vào các hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đảm bảo nguyên tắc “Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh”, đồng thời nhằm rèn luyện và phát triển kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp cho học sinh, tất cả những vấn đề đó đang trở thành mối quan tâm của toàn ngành giáo dục, các nhà trường và toàn thể giáo viên đứng lớp, của phụ huynh và học sinh bởi theo theo phương pháp dạy học mới chúng ta phải thay đổi cách thức tổ chức lớp học, cách thức dạy, cách thức học và cách thức đánh giá học sinh.

Theo phương pháp dạy học mới này việc dạy học theo nhóm sẽ được thực hiện một cách sâu hơn, rộng hơn trong mỗi giờ học và trở thành hình thức học chủ yếu của các em. Học tập hợp tác nhóm là mô hình học tập, làm việc theo nhóm để hoàn thành một mục tiêu hoạt động chung với điều kiện giữa các thành viên có sự phụ thuộc với nhau chặt chẽ, song mỗi cá nhân đều chịu trách nhiệm cụ thể, đồng thời sự tương tác giữa các cá nhân được thúc đẩy, các kỹ năng hợp tác được sử dụng hợp lý và nhóm ngày càng được củng cố. Dạy học theo nhóm nhỏ là phương pháp dạy học trong đó giáo viên sắp xếp học sinh thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên. Theo đó, học sinh trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.

Như vậy, học theo nhóm sẽ phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Dạy học theo nhóm tạo cơ hội cho mỗi cá nhân người học được khẳng định mình và được phát triển. Nhóm học tập làm việc tốt sẽ khuyến khích học sinh giao tiếp với nhau, giúp những học sinh còn nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội hòa nhập với tập thể lớp học. Nhờ việc dạy học theo nhóm mà học sinh có nhiều cơ hội để diễn đạt và khám phá ý tưởng của mình, học sinh phát huy được vai trò, trách nhiệm cá nhân, vừa có cơ hội để học tập từ các bạn qua cách làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Như vậy, tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm chính là đã tạo điều kiện cho tất cả học sinh tham gia vào bài học một cách chủ động, tạo điều kiện cho các em được giao lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết vì trong thực tế cuộc sống không có ai là hoàn hảo, do đó làm việc theo nhóm có thể tập trung được những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu, hơn nữa nó còn tạo ra được niềm vui và sự hứng thú trong học tập. Vì vậy chúng ta cần phải thấy được những ưu điểm của hình thức dạy học theo nhóm để phát huy được những điểm mạnh của nó…….. Đây cũng chính là nền tảng để các em có đủ bản lĩnh và khả năng làm việc khi mình đã trưởng thành.

Việc thực hiện dạy học theo nhóm trong nhiều năm qua chỉ được xem là một trong nhiều hình thức dạy học để giáo viên lựa chọn, cách thức tổ chức vẫn mang tính hình thức, chưa phát huy được tính ưu việt của phương pháp dạy học này trong dạy học và giáo dục học sinh.

Dạy học theo nhóm phải được coi là một phương pháp dạy học mang nhiều ưu việt, mang lại hiệu quả dạy học và giáo dục cao, là phương pháp dạy học mang tính hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của thế giới.

Giảng dạy dựa trên phương pháp làm việc theo nhóm nâng cao được tính trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm do mỗi thành viên trong nhóm được phân công thực hiện một vai trò nhất định, một công việc và trách nhiệm cụ thể. Các thành viên trong nhóm không thể trốn tránh trách nhiệm hoặc dựa vào công việc của người khác. Trách nhiệm của mỗi thành viên là yếu tố quyết định việc thành công hay thất bại của nhóm. Hay nói cách khác, việc tổ chức dạy học theo nhóm không phải là hình thức nhằm thay thế học tập cá nhân mà là để giúp cá nhân thực hiện nhiệm vụ học tập của mình thông qua trao đổi, thảo luận với các thành viên cùng học.

Cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy thì những ưu điểm cơ bản trên sẽ phần nào nhấn mạnh được vai trò quan trọng của phương pháp giảng dạy theo nhóm. Vai trò của người dạy là điều khiển hoạt động của người học, còn người học là trung tâm của hoạt động đó. Kết quả của hoạt động này là những yêu cầu cụ thể và nhiệm vụ của bài học.

Xem thêm: Khóa Học Data Scientist Khóa Học Online Miễn Phí Về Phân Tích Dữ Liệu “Data

Về mặt hình thức tổ chức lớp học, học sinh được sắp xếp ngồi học theo các nhóm nhỏ (Thường từ 2-6 em), không được quá nhiều học sinh trong một nhóm. Các em tham gia trong nhóm có mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau – tồn tại tương tác “mặt đối mặt” trong nhóm học sinh. Học sinh trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung.

Như vậy vấn đề quan trọng nhất của nhóm học tập là học sinh được làm việc tích cực với nhau, trao đổi, chia sẻ, thảo luận sôi nổi, tôn trọng ý kiến của nhau, các cá nhân biết lắng nghe, tạo cơ hội cho mọi người trong nhóm được trình bày ý kiến của mình, biết tóm tắt ý kiến thống nhất và chưa thống nhất của nhóm, biết làm theo sự phân công trong nhóm, trong mọi công việc liên quan tới hoạt động học tập.Để các nhóm hoạt động có hiệu quả là công việc không dễ dàng. Để các em tham gia hoạt động nhóm có hiệu quả, trước hết mỗi học sinh phải hiểu rõ những gì mình cần phải làm bằng cách giao cho các em một số vai trò đơn giản trong nhóm cùng những công việc cụ thể kèm theo. Bản thân tôi đã về tận từng nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể, giao hẳn việc cho các thành viên trong nhóm. Trưởng nhóm có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động của nhóm được coi như “cô giáo, thầy giáo nhỏ”. Trưởng nhóm giúp giáo viên quản lí hoạt động của nhóm, phân việc và phân vai cho các thành viên trong nhóm, tổ chức thảo luận, giúp đỡ các thành viên cùng nhau làm việc, đọc nhiệm vụ, đưa ra các hướng dẫn, giải thích, làm cầu nối giữa nhóm với giáo viên và toàn lớp.

Quá trình hướng dẫn học sinh học theo nhóm giáo viên cần xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh, tạo bầu không khí vui vẻ, thân thiện trong lớp học, giúp các em hạnh phúc và có hứng thú học tập. Khen ngợi kịp thời những hành vi tốt của học sinh. Biểu dương và khen thưởng học sinh có hành vi tốt. Đặt ra những nội quy cụ thể của lớp học để các em làm theo. Không sử dụng các biện pháp tiêu cực khi học sinh chưa có ý thức học tập tốt. Hướng dẫn và bồi dưỡng nhóm trưởng có khả năng lãnh đạo, thu hút cả nhóm vào các hoạt động tập thể, có tổ chức. Giáo viên cần đứng ở vị trí thuận lợi để dễ dàng quan sát các nhóm học sinh hoặc khẩn trương đi tới các nhóm học sinh có yêu cầu hỗ trợ, giúp đỡ một cách kịp thời. Khi phát hiện nhóm nào đó thực hiện sai lệnh, giáo viên tới hướng dẫn để điều chỉnh lại hoạt động và chỉ nên nói nhỏ đủ nghe trong nhóm đó.

Giáo viên không dành thời gian làm việc ở một nhóm quá lâu, không đứng một chỗ trên khu vực bàn giáo viên hoặc bục giảng; cần rèn luyện kĩ năng phối hợp khi di chuyển để vừa hướng dẫn học tập cho một nhóm, vừa kết hợp quan sát, đánh giá và thúc đẩy các nhóm khác làm việc…

Đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là các lớp đầu cấp, các em vẫn chưa ý thức nhiều về việc học, nhiều em vẫn thích chơi hơn thích học. Một số em vẫn tranh nói chuyện riêng, làm việc riêng, rủ rê các bạn khác cùng nói chuyện do đó nhóm trưởng phải luôn để các bạn trong tình trạng đang bận “làm việc”. Giáo viên chủ nhiệm luôn tạo cho các em tính tự giác cao, đặc biệt tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong công việc đòi hỏi rất lớn. Bởi nhiệm vụ của nhóm có hoàn thành hay không và hoàn thành ở mức nào phụ thuộc rất lớn vào sự tự giác hoạt động của các thành viên trong nhóm.

Trong quá trình các nhóm làm việc giáo viên đến các nhóm nhắc nhở, chia sẻ động viên kịp thời đối với các nhóm.Khi có giáo viên đến từng nhóm thì các em thấy hứng thú, tự tin hơn trong học tập để rồi các em không ngại chia sẽ những khó khăn vướng mắc với giáo viên. Giáo viên có thể gợi ý những vướn mắc mà các em cần được tháo gỡ, giáo viên không nên đưa trực tiếp kết quả mà cần đặt những câu hỏi gợi ý có vấn đề để các em tháo gỡ những vướn mắc. Một điều quan trọng là giáo viên luôn bám sát các nhóm, gần gũi, chia sẻ, hỗ trợ, nhắc nhở, động viên kịp thời đối với các nhóm. Các em không thể nào gây rối, mất trật tự khi có cô giáo luôn bám sát nhắc nhở thường xuyên .

Là giáo viên đương nhiên sẽ nắm rất rõ những học sinh “đặc biệt”. Với mỗi học sinh “đặc biệt”, giáo viên phải có cách thức phù hợp để các em không bị cô lập với nhóm, các em càng phải được giáo viên , nhóm trưởng và các bạn trong nhóm “quan tâm” nhiều hơn. Ngoài ra, giáo viên tạo cơ hội cho các nhóm trưởng cùng chia sẻ kinh nghiệm điều hành nhóm,…Để mỗi nhóm, mỗi thành viên của nhóm phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình.

Hoạt động nhóm được vận dụng có hiệu quả ở hầu hết các môn học trong trường tiểu học:như môn toán, môn Tự nhiên và xã hội, môn Thủ công, môn Luyện từ và câu,môn Tập đọc…Đối với môn Toán khi gặp bài toán khó giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, thảo luận để tìm hiểu đề toán, suy nghĩ để tìm ra cách giải đúng, nhanh nhất.Đối với môn Tự nhiên và xã hội các em có thể hoạt động nhóm để cùng giải quyết một vấn đề như: cùng quan sát đặc điểm của cây cối hay của con vật, cùng suy nghĩ tìm đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa hay cùng thảo luận xem tác hại của việc ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe và cuộc sống con người. Trong môn Luyện từ và câu các em hoạt động nhóm để giải những bài tập dạng mở rộng vốn từ hay tìm những sự vật được so sánh, nhân hóa với nhau trong câu văn, câu thơ hay cùng nhau thảo luận tìm cách đặt dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn hay phân nhóm để tổ chức một cuộc thi tiếp sức…

*

Sau một thời gian thảo luận nhóm trưởng tổng hợp các ý kiến của các thành viên trong nhóm, kết luận và thống nhất cách giải quyết, thư ký ghi kết quả vào bảng nhóm hết thời gian quy định các nhóm đính bảng của nhóm mình lên bảng. Nhóm trưởng đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp, các nhóm khác nhận xét. Giáo viên kết luận chung và nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm, tuyên dương nhóm hoạt động hiệu quả nhất, đưa ra đáp án hay cách giải quyết đúng nhất.

*

Học sinh trình bày kết quả thảo luận của nhóm

 

Nhờ vào quá trình hoạt động nhóm có nhiều em phát huy được năng lực của bản thân, các em tiến bộ rất nhiều về kĩ năng nói, kĩ năng trả lời câu hỏi, kĩ năng bày tỏ ý kiến, sự mạnh dạn, tự tin khi thể hiện mình. Chính vì vậy, việc học nhóm ở lớp tôi, ở trường tôi không còn ở khẩu hiệu mà đã thực sự trở thành hình thức học hấp dẫn các em. Các em đã rất chủ động, tự giác và tích cực khi thảo luận nhóm. Dạy học theo nhóm tạo cơ hội cho mỗi học sinh được khẳng định mình và được phát triển. Các em có cơ hội được giao tiếp với nhau nhiều hơn, những em còn nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội hòa nhập với bạn bè.Thêm vào đó, học theo nhóm cũng tạo ra môi trường hoạt động trong không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ, trên cơ sở mỗi học sinh đều cố gắng hết sức và có trách nhiệm cao. Học theo nhóm tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội được tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Khi hoạt động nhóm các em hoàn toàn được cuốn hút vào hoạt động chung. Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét, cân nhắc cẩn thận, từ đó khắc phục tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng, …giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt là giữa giáo viên và học sinh.Qua hoạt động nhóm các em được hỗ trợ nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, khi cùng hoạt động, cùng hỗ trợ nhau các em sẽ chú tâm hơn vào hoạt động học tập, khơi dậy, phát huy tính sáng tạo, sự mày mò và năng lực khám phá của các em.

Xem thêm: Mẹo Sửa Lỗi Phép Nhân Trong Excel Và Cách Sửa, Cách Sửa Lỗi #Value!

Qua đó rèn cho các em bước đầu là những cá nhân, tự tin, tự chủ, tự khám phá, giúp các em thấy vui hơn , hứng thú hơn trong học tập tạo cho các em cảm giác được gắng kết, được chia sẻ, yêu thương và hạnh phúc hơn. Bước đầu rèn cho các em trở thành những công dân tốt có hữu ích cho xã hội hiện đại ngày nay.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận