Trình Bày Phương Pháp Xác Định Nhân Quả Của Stuart Mill, Logic Học Nhập Môn

*

*

*
John Stuart Mill (1806-1873)

Khi đặt lên hàng đầu quyền tự do cá nhân, John Stuart Mill làm mới những lýthuyết tự do cổ điển. Keynes là một trong những người thừa kế của ông.

Đang xem: Trình bày phương pháp xác định nhân quả của stuart mill

John Stuart Mill là nhà tư tưởngbậc thầy của một chủ nghĩa tự do mới sẽ thống trị ở Anh vào đầu thế kỷ XX.
John Stuart Mill là một gương mặt đángngưỡng mộ ở nước Anh thời nữ hoàng Victoria. Bố ông, James Mill, một nhà triếthọc và nhà kinh tế, là bạn của Ricardo và Bentham, nhà tiên phong của thuyếtcông lợi, theo đó hành động của con người phải nhắm đến việc đạt được “hạnh phúc lớn nhất cho nhiều người nhất”.Đối với Bentham, hạnh phúc đồng nhất với niềm vui, mà người ta có thể địnhlượng được. Một dòng tư tưởng chính trị được kết hợp với tầm nhìn đạo đức này,trong đó bố của John Stuart là kiến ​​trúc sư chính: chủ nghĩa cấp tiến triết học, tự địnhvị là cánh tả của đảng Tự do Anh. Là những người ủng hộthuyết tự do kinh doanh, những người cấp tiến đặt lại vấn đề về thẩm quyền củaGiáo hội Anh, của giai cấp điền chủ quý tộc và của một thế lực chính trị gắnvới sự giàu có và được hình thành trên một cơ sở bầu cử rất hẹp. John StuartMill tự khẳng định mình như là nhà trí thức chính của dòng tư tưởng trên.
Bentham và bạn bè ông có những ý tưởngrất dứt khoát về giáo dục. Giáo dục phải đào tạo con người sao cho họ có khảnăng thực hiện được những mong muốn của họ một cách tự do và hiệu quả, mà vẫnđóng góp vào lợi ích và sự tiến bộ của nhân loại. Hệ thống giáo dục Anh, bịGiáo hội thống trị, không có khả năng thực hiện chức năng trên. Đó là lý do tạisao James Mill đã khước từ để con trai ông học trong mọi hệ thống giáo dục côngvà bản thân ông đã tự tay chăm sóc việc giáo dục con mình theo một phương phápkhác thường mà John Stuart kể lại trong chương đầu cuốn tự truyện của ông.
Năm 3 tuổi, ông bắt đầu học tiếng HyLạp, cho phép ông đọc bằng ngôn ngữ trên, trước lúc 8 tuổi, Herodote, Xenophonvà Platon. Ở tuổi này, ông bắt đầu học tiếng Latinh rồi hình học, đại số vàgiải tích. Năm 12 tuổi, ông bắt đầu học logic. Ông viết lịch sử của Rome, mộtbản tóm lược lịch sử thế giới và lịch sử của Hà Lan. Một năm sau, ông học kinhtế học chính trị và có cơ hội thảo luận với Ricardo. Trong cách đào tạo này mànhững giờ tiêu khiển, trò chơi và kỳ nghỉ bị loại trừ, thì những khoảnh khắcthư giãn duy nhất là những cuộc bách bộ, qua đó ông thảo luận với bố ông nhữnggì ông đã đọc.
Cách giáo dục này đã làm cho JohnStuart Mill trở thành một con người, mà ở tuổi 16, về mặt trí tuệ đi trước cácbạn học của ông trước một phần tư thế kỷ. Cách giáo dục này cũng đồng thời đẩynhanh hơn sự trầm cảm, mà sự mô tả lâm sàng là một điểm nhấn trong cuốn tựtruyện của ông. Từ thử thách trên, Mill xa dần các luận điểm của bố ông bị ôngcáo buộc là đã loại trừ các cảm xúc ra khỏi thế giới quan của ông. Tuy vẫn tinrằng vấn đề đạo đức chính là dung hòa hạnh phúc cá nhân và lợi ích chung, nhưngông đặt lại vấn đề về định nghĩa hẹp của khái niệm hạnh phúc do Bentham đềxuất. Không phủ nhận chủ nghĩa công lợi, trong cuốn sách của ông năm 1861, ôngđưa ra một định nghĩa về chủ nghĩa này, trong đó dành một vị trí rộng lớn cho nghĩavụ và trách nhiệm đạo đức và xem chất lượng của niềm vui quan trọng hơn sốlượng các niềm vui. Từ nay ông tin rằng, con người có được hạnh phúc cá nhân,không bằng cách tìm kiếm nó mà bằng cách làm việc vì hạnh phúc của nhân loại.

*

Logic học và kinh tếhọc chính trị

Đạo đức học, lý thuyết kinh tế và tầmnhìn chính trị của Mill dựa trên một nhận thức luận, mà ông đã dành nhiều nămđể xây dựng và kết quả cuối cùng được tìm thấy trong cuốn ASystem of Logic, Ratiocinative and Inductive (Hệ thống logic quy nạp và suy luận) của ông. Trong lĩnh vực nhận ​​thức, cũng như trong lãnh vực đạo đức, Mill kiên quyết chống lại thuyết trực giác, theo đó sự nhận thức về lợi ích cũng như về chân lí sẽ đượccung cấp một cách tiên nghiệm. Đối với ông, đó là nguồn gốc của mọi sai sóttrong lãnh vực xã hội và chính trị, và đặc biệt của mọi sự chuyên chế và hạnchế về tự do.

*

Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duynghiệm của Hume, Mill cho rằng phương pháp quy nạp là con đường hoàng gia đểhiểu biết. Tuy nhiên, mọi thứ đều phức tạp hơn trong lĩnh vực các khoa học đạođức, trong đó có kinh tế học. Nói chung, trong kinh tế học người ta không thểlàm những thí nghiệm, và phải dựa trên những giả định trừu tượng, mà tính hiệulực sẽ được thẩm tra một cách hậu nghiệm theo phương pháp quy nạp bằng cách đốichiếu những suy diễn với kinh nghiệm. Chính trong một bài viết được công bố vàonăm 1836 và được in lại trong Essays on SomeUnsettled Questions of Political Economy(Các tiểu luận về một số vấn đề củakinh tế học chính trị chưa được giải quyết) của ông mà Mill là một trongnhững người đầu tiên quan tâm đến phương pháp của kinh tế học chính trị, đượcông vận dụng trong cuốn Principles (Các nguyên lý) của ông xuất bản năm1848.
Được coi là tác phẩm cổ điển vĩ đạicuối cùng, cuốn Principes (Các nguyên lý) của Mill đã thành cônglớn và tự khẳng định như là một giáo trình trong nhiều thập kỷ, trước khi đượcthay thế bởi những Nguyên lý củaMarshall vào năm 1890. Là môn đồ của Ricardo mà lý thuyết giá trị và phân phốicủa tác giả này được ông phát triển, song ông vẫn khác xa trên nhiều điểm. Ôngđặc biệt quan tâm đến việc phân biệt các quy luật tự nhiên về sản xuất với cácquy luật của con người về phân phối, có thể được điều chỉnh bằng sự can thiệpcủa nhà nước.
Trong khi Ricardo xem trạng thái dừngmà sự sụt giảm của tỷ suất lợi nhuận sẽ dẫn đến là một thảm họa, thì ngược lạiMill cho rằng nó cuối cùng sẽ cho phép nhân loại thoát khỏi một cuộc chạy đualàm giàu vô độ, phá hủy thiên nhiên và để trau dồi nghệ thuật sống. Sự tăngtrưởng này hủy hoại môi trường đồng thời làm hư hỏng các mối quan hệ con người:”Tôi thừa nhận rằng tôi không hàilòng với lý tưởng sống của những người tin rằng trạng thái bình thường của conngười là đấu tranh bất tận để thoát khỏi khó khăn, rằng cuộc hỗn chiến đó khimà người ta chà đạp lẫn nhau, chen lấn nhau, đè bẹp nhau, và là kiểu xã hộingày nay, là vận mệnh đáng mong muốn nhất cho nhân loại, thay vì chỉ đơn thuầnlà một trong những giai đoạn khó chịu của sự tiến bộ công nghiệp” (Stuart Mill: các tuyển tập, trang 197,xem mục “Tìm hiểu thêm”).
Tác phẩm Onliberty (Bànvề tự do), xuất bản năm 1859, là tuyên ngôn chính trị của Mill vàcó lẽ cuốn sách quan trọng nhất và có ảnh hưởng nhất của ông. Qua cuốn sáchnày, ông tự khẳng định là nhà tư tưởng lớn của chủ nghĩa tự do mới sẽ thắng thếở Anh vào đầu thế kỷ sau, với Keynes sẽ là một trong những người kế tục. Vấn đềlà đổi mới các luận điểm tự do cổ điển, và đặt quyền tự do cá nhân lên hàngđầu. Quyền tự do này chỉ bị giới hạn trong chừng mực nó cản trở quyền tự do củangười khác. Ngoài trường hợp này ra, tự do là một quyền tuyệt đối và vô điềukiện: “Nếu tất cả nhân loại, trừ mộtngười, có cùng một quan điểm và chỉ có một người có quan điểm trái ngược, thìnhân loại sẽ không biện minh được khi áp đặt người đó im lặng, cũng như bảnthân người đó sẽ không biện minh được khi áp đặt nhân loại im lặng, nếu có thể” (idem, trang 364). Chính vì vậymà chính thể dân chủ, hệ thống chính trị đáng mong muốn nhất, có thể dẫn đến sựhạn chế quyền tự do của một thiểu số.

Xem thêm: Phân Tích Đề Văn Nghị Luận Văn Học Hay Gặp Trong Đề Thi Thpt Quốc Gia 2018

Với quyền tự do cá nhân, Mill muốnhiểu ngay là quyền tự do tư tưởng, ngôn luận, sống theo thiên hướng của mình vàkết hợp với bất cứ ai mà mình muốn. Là người bài xích đạo đức thời nữ hoàngVictoria, ông cho rằng mọi người nên đi theo con đường của riêng mình tronglĩnh vực quan hệ con người, và sự bất tuân các phép tắc thống trị hoặc việc nêugương xấu không phải là một trở ngại đối với quyền tự do của người khác. Chínhvì vậy mà cần dung thứ tệ nghiện rượu, tội thông dâm hoặc cờ bạc. Điều duy nhấtmà con người không được tự do là quyền không được tự do, có nghĩa là tự bánthân như một nô lệ.
Đối lập với các luận đề tự do đangthịnh hành ngày nay, Mill cho rằng tự do kinh doanh, tự do kinh tế, không cùngbản chất với tự do cá nhân và không xuất phát từ tự do cá nhân. Các hoạt độngkinh tế đều mang tính xã hội ngay từ đầu, vì vậy mà chính quyền được phép canthiệp. Tự do thương mại là điều mong muốn bởi nó đã chứng minh được tính hiệuquả, nhưng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ luôn là như vậy. Chủ nghĩa xã hội cóthể trở thành một lựa chọn thay thế đáng mong muốn, cũng như Mill ngày càng suynghĩ nhiều hơn về điều ấy vào cuối đời.
Trong số nhiều hình thức khác nhau củachủ nghĩa chuyên chế, vi phạm quyền tự do, thì hình thức chính của chuyên quyềnluôn là quyền của nam đối với nữ. Trong suốt cuộc đời ông, thậm chí chống lại ýkiến ​​của bố ông, Mill đấu tranh cho sự thừanhận quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới, và đặc biệt là quyền bầu cử củaphụ nữ. Đây là một trong những hoạt động đấu tranh chính khi ông là đại biểu ởNghị viện. Một thời gian ngắn trước khi qua đời, ông xuất bản cuốn The Subjection ofWoman (Sự nô lệ hóa người phụnữ), đánh dấu một thời điểm quan trọng trong lịch sử nữ quyền. Điều thú vịcần lưu ý là Sigmund Freud, người đã dịch vài tác phẩm của Mill khi còn trẻ, đãcảnh báo vị hôn thê của mình chống lại những ý tưởng của Mill về vị trí của phụnữ trong xã hội.
1823: đi làm cho Côngty Đông Ấn (Compagnie des Indesorientales), dưới quyền của bố ông. Ông làm ở đó cho đến năm 1858, năm màcông ty sụp đổ.
1825: ông thành lậptổ chức London Debating Society và bắt đầu công bố các bài báo, trong số đó cónhững bài trên tờ Westminster Review,mà ông là giám đốc.
1830: gặp HarrietTaylor, vợ của một doanh nhân, người hoạt động rất tích cực về mặt tri thức vàxã hội, người sẽ trở thành người bạn thân thiết và người cộng tác của ông.
1835: ông thành lậptờ London Review, cơ quan ngôn luậncủa những người cấp tiến, mà qua năm sau trở thành tờ London and Westminster Review.
1844: Essayson Some Unsettled Questions of Political Economic (Các tiểu luận vềmột số vấn đề chưa được giải quyết của kinh tế học chính trị).
1858: Harriet qua đời ở Avignon. Nghỉ hưu,Mill dành phần lớn thời gian của ông ở Saint-Véran, gần thành phố của các Giáohoàng.

Xem thêm: Diện Tích Quảng Trường Đỏ Moscow, Quảng Trường Đỏ

1865: được bầu vào Nghị viện Anh, nơi ôngngồi trên băng ghế của phái tự do, cho đến năm 1868, khi ông thất cử. Xuất bảncuốn Auguste Comte andPositivism (Auguste Comte vàchủ nghĩa thực chứng).

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Phương trình