trình bày phương pháp phát hiện vấn đề khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 127 trang )

Đang xem: Trình bày phương pháp phát hiện vấn đề khoa học

– Mình đã biết những gì về vấn đề này? về khái niệm này? Điều gì chưa biết? Chưa biết đến

mức độ nào? Cần biết thêm cái gì? Tại sao cần biết? biết bằng cách nào? Điều gì chưa hiểu? hỏi

ai?

– Đã có những thông tin gì? Thông tin có đầy đủ không? Nguồn thông tin lấy ở đâu để bảo đảm

độ tin cậy? Thông tin có mâu thuẫn nhau không? Tìm kiếm tài liệu ở đâu?

– Có thể biểu diễn vấn đề bằng biểu đồ, đồ thị, hình vẽ không?

– Những ai đã quan tâm nghiên cứu về vấn đề này? họ nghiên cứu như thế nào? Đã đạt được kết

quả gì? Mình có thể kế thừa được những gì?

– Vấn đề có quá khứ và tương lai hay không? Có thể dự đoán được vấn đề không?

– Những đặc trưng và đặc điểm chính của vấn đề là gì?

Trong hoạt động hàng ngày luôn luôn xuất hiện vấn đề nghiên cứu (research problem) và trong

nghiên cứu khoa học luôn luôn xuất hiện “vấn đề khoa học” (scientific problem).

Vấn đề khoa học là một câu hỏi khái quát đặt ra đứng trước mâu thuẫn giữa nhu cầu hiểu biết

về thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy với sự hiểu biết còn hạn chế của con người. Vấn đề khoa

học là khởi nguồn của mọi nghiên cứu khoa học. Từ việc quan sát thế giới tự nhiên, nhận thức

xã hội, rút kinh nghiệm và tìm cách hiểu tự nhiên, hiểu xã hội và hiểu chính mình, con người đã

phát hiện ra những vấn đề khoa học.

Thực chất vấn đề nghiên cứu, vấn đề khoa học là câu hỏi được đặt ra, thể hiện sự mâu thuẫn

giữa tính hạn chế của tri thức hiện có với yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn.

Vấn đề khoa học có thể xuất hiện với những nội dung rất cụ thể, gắn với những vấn đề nảy sinh

do cuộc sống sản xuất, kinh doanh hay hoạt động xã hội khác đặt ra, đòi hỏi phải giải quyết.

Vấn đề khoa học cũng có thể là những vấn đề có tính bao quát, có tính khái quát ở tầm rộng

lớn, liên quan tới nhiều lĩnh vực khoa học mang tính liên ngành hoặc các chuyên ngành khoa

học rất hẹp và sâu.

Từ vấn đề khoa học sẽ hình thành những ý tưởng khoa học, định hướng nghiên cứu một nội

dung khoa học nhằm giải quyết một vấn đề thực tiễn hoặc lý luận nào đó, với một số mục tiêu,

mục đích nhất định. Cần tìm hiểu muốn giải quyết vấn đề khoa học đó thì sẽ dựa trên cơ sở lý

thuyết nào và lựa chọn phương pháp tiếp cận nào thì có thể giải quyết được vấn đề đặt ra.

Nếu căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, có thể phân chia các vấn đề khoa học thành các nhóm

chính:

– Nhóm 1. Các vấn đề của khoa học tự nhiên

– Nhóm 2. Các vấn đề của khoa học xã hội và nhân văn

– Nhóm 3. Các vấn đề của khoa học công nghệ

– Nhóm 4. Các vấn đề của khoa học liên ngành

Trong thực tế, những vấn đề mang tính liên ngành phải giải quyết ngày càng nhiều và toán học

thâm nhập ngày càng mạnh vào các lĩnh vực tự nhiên lẫn các lĩnh vực xã hội. Các vấn đề khoa

học kỹ thuật, công nghệ cũng nhằm ứng dụng các thành tựu nghiên cứu trong khoa học tự nhiên

vào thực tiễn đời sống xã hội với mục đích phục vụ con người. Như vậy những vấn đề khoa học

phần lớn là nhằm khám phá tự nhiên, xã hội và tư duy, tìm ra bản chất và các quy luật phát sinh,

phát triển, sự tồn tại và diệt vong của các sự vật, hiện tượng trên thế giới.

Làm thế nào để phát hiện được những vấn đề khoa học?

4.1.2. Phương pháp phát hiện vấn đề

Có thể áp dụng một số phương pháp phát hiện vấn đề sau:

63

4.1.2.1. Đọc sách, tài liệu, các công trình nghiên cứu về chủ đề mình

quan tâm

Khi đọc kỹ sách, tài liệu, các công trình nghiên cứu của người đi trước, từ các dữ liệu nhỏ sẽ

xuất hiện các câu hỏi và phát hiện ra nhiều vấn đề:

– Những nội dung trong chủ đề chưa được tác giả giải quyết.

– Những nội dung trong chủ đề tác giả được giải quyết chưa thỏa đáng, chưa triệt để, chưa hợp

lý, chưa lôgic.

– Cách giải quyết vấn đề của tác giả không còn phù hợp với thời điểm lịch sử hiện tại.

– Cách giải quyết vấn đề của tác giả còn phiến diện, mang tính cục bộ, chưa toàn diện.

Nói một cách khác, khi đọc sách, tài liệu, các công trình nghiên cứu phải phát hiện ra mặt mạnh

trong lập luận giải quyết vấn đề của tác giả để kế thừa, trích dẫn lúc cần thiết và phát hiện ra

mặt yếu trong các công trình của người đi trước. Từ đó suy nghĩ tìm ra vấn đề cần giải quyết và

có thể chọn được hướng thích hợp để giải quyết vấn đề mình đã phát hiện.

4.1.2.2. So sánh một lý thuyết đã có với thực tiễn đang chứng kiến:

Cần tự mình so sánh một lý thuyết đã có sẵn, bản thân mình đã tiếp nhận lý thuyết này trong

quá trình được đào tạo với thực tiễn cuộc sống phong phú đang diễn ra. Đặc biệt lưu ý đến tìm

hiểu mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tế, các khái niệm và các con số. Trong trường hợp nhận

thấy giữa lý thuyết và thực tiễn có nhiều mâu thuẫn, điều này có nghĩa là:

– Lý thuyết đang tồn tại phản ánh sai lầm đối tượng hiện thực khách quan.

– Lý thuyết đang tồn tại phản ánh đối tượng, về cơ bản là đúng nhưng chưa chính xác.

Từ đó, suy nghĩ đến nguyên nhân tại sao lý thuyết lại mâu thuẫn với thực tiễn như vậy, gốc rễ

vấn đề là ở đâu?. Trên cơ sở này có thể chọn được vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, thậm chí

có hướng tìm cách nghiên cứu để bổ sung hoặc phủ định hoàn toàn lý thuyết cũ.

4.1.2.3. Quan sát thực tế và lắng nghe

Cần tích cực quan sát thực tế diễn ra xung quanh hàng ngày, từ đó, tìm một vấn đề mình quan

tâm nhất và tìm cách để giải quyết vấn đề.

Muốn làm được điều này phải để ý quan sát những gì đang diễn ra trong xã hội mà trước đây

mình ít để ý tới, chưa từng cảm nhận được, chưa từng đặt ra các câu hỏi về nó.

Quan sát thực tế là quá trình tri giác trực tiếp để thu nhận những biểu hiện đang diễn ra. Khi

quan sát với mục đích rõ ràng, có tính hệ thống, tính kế hoạch, có cách thức nhất định sẽ xác

định được đúng thực trạng vấn đề và tìm ra vấn đề cần giải quyết. Khả năng quan sát tốt sẽ giúp

thu nhận được các thông tin sinh động về các vấn đề mình quan tâm, lấy được những số liệu

thật nhất của khách thể biểu hiện.

Khi quan sát nên ghi chép lại (ghi chép công khai, ghi chép hồi tưởng, ghi chép vắn tắt, ghi

chép trên phiếu, ghi chép bằng phương tiện kỹ thuật…) và nên quan sát lặp đi lặp lại nhiều lần

thì kết quả mới chính xác.

Trong quá trình quan sát thực tế nên lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, lời phàn nàn, lời nhận xét

đánh giá của những người thường xuyên tiếp xúc với thực tế đó, đặc biệt là những người không

am hiểu khoa học. Điều này hết sức quan trọng vì chính những ý kiến, nguyện vọng, lời phàn

nàn, nhận xét đánh giá đó gợi mở các vấn đề nghiên cứu, làm phát sinh ý tưởng nghiên cứu vấn

đề. Trong trường hợp cần thiết có thể đặt ra các câu hỏi để những người thường xuyên tiếp xúc

với thực tế đó trả lời, nói ra suy nghĩ của họ.

64

Ví dụ: người công nhân không am hiểu về khoa học lắm nhưng là người trực tiếp làm việc với

máy móc. Nếu sau một ca làm việc người công nhân cảm thấy mệt nhoài, thần kinh căng thẳng,

họ kêu ca phàn nàn nhiều chứng tỏ thiết kế giao tiếp người – máy không đạt yêu cầu và cần thiết

kế lại.

Như vậy chính những mong muốn hay yêu cầu của những con người bình thường là một nguồn

vô tận làm nảy sinh các vấn đề khoa học, đặc biệt là các vấn đề mang hơi thở của thực tiễn rất

cần giải quyết.

4.1.2.4. Quan sát thực tế và phát hiện mâu thuẫn

Quan sát thực tế và phát hiện mâu thuẫn trong chính thực tại cần giải quyết hoặc mâu thuẫn

giữa thực tại với tri thức hiện có của mình về thực tại đó. Các câu hỏi đặt ra là:

– Cái gì trong thực tế chứng minh cho những kiến thức mà mình đã tích lũy được là đúng?.

– Có gì mâu thuẫn giữa các quan điểm với thực tế đang diễn ra?. Liệu có cách giải thích nào

khác không?

– Tại sao có nhiều quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề?. Cần đặc biệt lưu ý đến các quan

điểm trái ngược nhau, thậm chí đối lập nhau khi tiếp cận để cùng giải quyết một vấn đề đặt ra

trong thực tế.

Khi trả lời các câu hỏi trên chúng ta có thể đã tìm ra hoặc đặt ra một vấn đề cần giải quyết.

4.1.2.5. Nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế

Những biến đổi kinh tế – xã hội diễn ra hàng ngày đặt ra rất nhiều vướng mắc trong thực tế cần

giải quyết. Ví dụ vướng mắc giữa những vấn đề của nền kinh tế thị trường (vốn là nền kinh tế

đặc trưng của các nước tư bản chủ nghĩa) với định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, vướng

mắc giữa các chuẩn mực giá trị truyền thống với các chuẩn mực giá trị xã hội hiện tại, giữa lối

sống tiết kiệm với lối sống tiêu dùng dưới ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông điện tử

v.v….

Rất nhiều vướng mắc trong hoạt động thực tế đòi hỏi phải trả lời, tức là xuất hiện vấn đề đòi hỏi

phải đề xuất các giải pháp mới để giải quyết.

4.1.2.6.Tích cực tham dự các hội nghị, hội thảo và lắng nghe tranh luận

Tích cực tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học và lắng nghe tranh luận trong hội nghị, hội

thảo nhằm phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của đồng nghiệp. Kết quả nghiên cứu của đồng

nghiệp thường hay được trình bày trong các hội nghị, hội thảo khoa học. Hãy đọc kỹ các bài

trong kỷ yếu được cung cấp tại hội nghị, hội thảo khoa học, lắng nghe cách đặt vấn đề của đồng

nghiệp và xem vấn đề họ nêu ra để giải quyết đã đầy đủ chưa? Toàn diện chưa? đã phản ánh

đầy đủ các khía cạnh của thực tiễn chưa? Còn cần bổ sung khía cạnh nào nữa?. Thực chất là

phải tìm ra điểm yếu, điểm mạnh về nội dung vấn đề đã được đồng nghiệp nghiên cứu.

Phải xem phương pháp nghiên cứu mà đồng nghiệp đã dùng có gì tốt, có gì còn chưa phù hợp,

độ chính xác đạt được chưa, độ tin cậy như thế nào, có bảo đảm tính hiện đại của phương pháp

không?

Lắng nghe và suy nghĩ về sự đầy đủ, độ chính xác, tính hợp lý của các căn cứ mà đồng nghiệp

đã sử dụng để chứng minh vấn đề đã đặt ra. Mặt mạnh trong luận đề, luận cứ, luận chứng của

đồng nghiệp sẽ kế thừa và phát triển để làm luận cứ, luận chứng nhằm chứng minh luận đề của

mình. Đồng thời phát hiện vấn đề từ mặt yếu trong luận đề, luận cứ, luận chứng của đồng

nghiệp, từ đó đặt vấn đề vào chính những chỗ yếu đó (có nghĩa là đã nhận dạng vấn đề, tìm ra

câu hỏi nghiên cứu, vấn đề cần nghiên cứu), suy nghĩ xây dựng luận đề cho nghiên cứu của

mình, tìm cách khắc phục những khiếm khuyết.

65

4.1.2.7. Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận

Khi tranh luận về những vấn đề do thực tiễn cuộc sống hay nghiên cứu đặt ra mỗi người sẽ đưa

ra các lý lẽ để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình. Sẽ có rất nhiều vấn đề chưa thể thống nhất

được. Những điểm chưa thống nhất đó có thể là những lỗ hổng về kiến thức cần nghiên cứu

tiếp, có thể là những vấn đề khoa học tồn tại cần phải được làm sáng tỏ, cần phải lý giải một

cách có cơ sở để đi đến thống nhất. Vì vậy sẽ nảy sinh các vấn đề cần nghiên cứu.

4.1.2.8. Nghĩ ngược lại với cách nghĩ thông thường

Con người thường có thói quen nghĩ theo nếp nghĩ thông thường, chỉ thấy những gì đã được

quy ước trước. Chính điều này làm hạn chế khả năng nhìn nhận vấn đề theo hướng mới. Ví dụ:

vấn đề gì đã được viết trong tài liệu, sách giáo khoa thường đã được nghiên cứu kỹ rồi, không

còn gì để bổ sung thêm nữa hoặc cái gì đã được nhiều thế hệ công nhận là đúng thì thường là

chắc chắn đúng. Mặc dù xác suất đúng trong các trường hợp này có thể là cao, nhưng không có

nghĩa là cái gì cũng bảo đảm là đúng.

Xã hội luôn luôn phát triển, những điều là đúng trong những giai đoạn trước đây rất có thể trở

thành không phù hợp, không đúng nữa trong thời điểm hiện tại và trong tương lai. Nếu đọc kỹ

tài liệu, sách báo, suy nghĩ với tư duy phản biện với ý thức thực sự cầu thị, học cái hay của

người khác đồng thời có sự nhận xét, phê phán chúng ta sẽ thấy được những khiếm khuyết cần

bổ sung. Đó chính là những vấn đề khoa học cần tìm kiếm. Tương tự khi xem xét, quan sát một

sự vật, hiện tượng, nếu đặt vấn đề ngược lại với cách nghĩ thông thường, sẽ có thể xuất hiện

những vấn đề thú vị. Các nhà khoa học thường có cách suy nghĩ này để thu nhận được những

hiểu biết về dạng thức của vấn đề, nhìn nhận vấn đề dưới các góc độ khác nhau.

Ví dụ, trường hợp nhà bác học Niu-tơn quan sát quả táo rơi: nhà vật lý này không nghĩ như mọi

người nghĩ quả táo rơi là lẽ bình thường như mọi vật khác rơi mà lại đặt vấn đề tại sao quả táo

không rơi lên phía trên mà lại rơi xuống mặt đất? như vậy có sự hấp dẫn giữa các vật thể? và lý

thuyết vạn vật hấp dẫn ra đời.

Ví dụ khác: Ban đầu bánh xe của tàu hỏa không có vành vì người ta gắn vành trên đường ray.

Vấn đề an toàn của đoàn tàu được mô tả là “đường ray phải được sản xuất như thế nào để an

toàn hơn cho đoàn tàu khi di chuyển”. Khi nghĩ ngược lại “Bánh xe phải được thiết kế như thế

nào để bảo đảm chạy trên đường ray chắc chắn hơn?” thì bánh xe có vành đúc ra đời.

Các lý thuyết mới thường xuất hiện khi các nhà khoa học quan sát thấy các sự vật, hiện tượng

không tuân theo các quy luật đã được công nhận, từ đó đặt giả thuyết khoa học và tiến hành

nghiên cứu.

Như vậy, muốn phát hiện vấn đề cách suy nghĩ cần phải linh hoạt và nhiều trường hợp phải

nghĩ không theo cách nghĩ thông thường, nghĩ những điều không ai nghĩ tới. Đó chính là tư duy

sáng tạo. Sáng tạo biểu hiện sự lệch hướng với những trải nghiệm và thói quen cũ. Biết cách

nghĩ khác người là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, nếu không dám nghĩ khác thì sẽ không bao

giờ có được sự sáng tạo. Thành quả của sự sáng tạo dù ở bất cứ lĩnh vực nào, lúc nào cũng được

đánh giá cao.

4.1.2.9. Ghi lại những ý nghĩ bất chợt nảy sinh, những câu hỏi bất chợt

xuất hiện không phụ thuộc vào lý do nào

Những người có tư duy nghiên cứu nhiều khi suy nghĩ trăn trở rất nhiều với một vấn đề gì đó

mà chưa có lời giải đáp hoặc bất chợt quan sát thấy một sự kiện nào đó và trong đầu sẽ xuất

66

hiện câu hỏi nghiên cứu. Hiện tượng này được gọi là “chợt nảy ý tưởng”. Với các thiên tài, ý

tưởng và sự thấu hiểu, ý tưởng và giải pháp có thể xuất hiện đồng thời như một ánh chớp chợt

lóe sáng vào bất kỳ thời điểm nào: trên đường đi dạo, khi đang tắm, khi đang ngủ và cả khi suy

nghĩ đến một số vấn đề chẳng liên quan gì đến ý tưởng đó.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, khi bất thình lình có thể chợt nghĩ ra thì thường phải ghi lại ngay

vì sau đó có thể sẽ quên, không thể nhớ lại mình đã nghĩ ra điều gì. Những ý nghĩ bất chợt này

có thể tự nhiên xuất hiện trong một bối cảnh, điều kiện nhất định, cũng có thể xuất hiện một

cách ngẫu nhiên và thường là những ý hay. Thực ra đó là kết quả của một quá trình ấp ủ, suy

nghĩ dài, thông tin đã được lưu vào trí nhớ dài hạn, vào phần vô thức và có thể có ý nghĩa quan

trọng.

Nên ghi chép vào sổ tay, máy tính dưới dạng các chuyên đề và sắp xếp theo đối tượng. Ví dụ:

chuyên đề cải thiện kinh doanh sẽ có các đối tượng: khách hàng, công ty, nhà cung cấp, môi

trường…; chuyên đề sản xuất sẽ có các đối tượng: con người, vốn, công nghệ, trang thiết bị,

những ưu tiên, sản phẩm, quá trình, mục tiêu….

4.2. Kỹ năng đặt vấn đề một cách chính xác

Sau khi đã phát hiện vấn đề, phải xác định chính xác vấn đề trước khi bắt tay vào tìm cách giải

quyết vấn đề. Muốn xác định chính xác vấn đề phải đặt ra các câu hỏi:

– Mục đích của ta là gì? Tại sao ta muốn điều đó ?

– Bản chất của vấn đề là gì ?

– Cần đạt được điều gì? Bằng những cách nào ?

– Điều gì ngăn cản việc thực hiện mục đích đó? Lý do vì sao? Tại sao lại như vậy?

– Cái gì sẽ xảy ra khi vấn đề được giải quyết? Có thể định tính, định lượng vấn đề được không?

Tiêu chí định lượng là gì?

– Với những cách nào có thể giải quyết vấn đề? có bao nhiêu cách/phương án-Alternatives để

đạt mục đích?

– Giới hạn (Narrow Down) của vấn đề là gì? Giới hạn về không gian, thời gian, phạm vi ra sao?

– Giải pháp nào có thể đáp ứng tốt nhất các tiêu chí đặt ra?

Như vậy, để xác định chính xác vấn đề, chúng ta cần xem xét vấn đề đó từ nhiều khía cạnh khác

nhau, nhìn nhận vấn đề từ bên trong của nó, hiểu thấu đáo được sự vật từ bên trong. Điều này sẽ

tạo thuận lợi khi tìm cách giải quyết vấn đề.

Ví dụ: vấn đề phát hiện là cần làm cái mở hộp thiếc thì vấn đề đặt ra sẽ là “tìm cách mở các hộp

thiếc một cách dễ dàng nhất”. Cách đặt vấn đề khác nhau thì sẽ ra các giải quyết vấn đề khác

nhau. Có người tìm cách tác động từ bên ngoài vào để mở hộp nên dụng cụ đục nắp hộp ra đời,

có người lại hình dung cái hộp như một quả chuối, cần bóc vỏ nó và cái vòng kéo mở hộp ra

đời.

Việc xác định chính xác vấn đề rất quan trọng vì nó làm cho vấn đề trở nên khát quát, rõ ràng

và liên quan chặt chẽ đến cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hay không. Khi được

hỏi sẽ làm gì nếu được thông báo rằng một sao chổi lớn sẽ va chạm và phá hủy toàn bộ trái đất

trong một giờ, nhà bác học Einstein đã trả lời ông sẽ dành 55 phút cho việc tìm xem có thể trình

bày rõ ràng câu hỏi như thế nào và 5 phút còn lại để giải quyết nó. Vì vậy, để xác định chính

xác vấn đề nên sử dụng những góc nhìn khác nhau, dùng những từ ngữ khác nhau để diễn tả

vấn đề, quan sát vấn đề từ các vị trí khác nhau, bóc tách vấn đề thành các phần nhỏ, sử dụng

nhiều câu hỏi khác nhau, mô tả vấn đề theo nhiều cách….

Có 4 cách tư duy để xác định chính xác vấn đề:

67

- Tư duy từ trước ra sau:

Phát hiện vấn đề, bắt đầu với vấn đề đặt ra và từng bước tìm ra giải pháp: xác định vấn đề, suy

nghĩ và tạo các ý tưởng khác nhau, chắt lọc ý tưởng, chọn ý tưởng hay nhất. Đây là cách tư duy

thường gặp nhất. Với cách tư duy này chúng ta sẽ đi lần lượt từng bước một, từ A tới B, tới C,

tới D, tới giải pháp E. Bước trước sinh ra bước sau theo một đường thẳng liên tục.

A

B

C

D

E

Ví dụ: phát hiện vấn đề “một sản phẩm mới của công ty có lượng bán ra thấp”  bắt đầu bằng

việc tìm nguyên nhân, với mỗi nguyên nhân tìm ra đều đặt câu hỏi “Tại sao xảy ra điều này”:

“ Thiết kế sản phẩm kém bị phát hiện quá muộn – Tại sao xảy ra điều này?”, “Nhân sự bán hàng

quá mỏng, trình độ thấp – Tại sao xảy ra điều này?”, “Thiếu tiền quảng cáo – “Tại sao xảy ra

điều này?”, “Chưa xác định rõ thị trường mục tiêu, thất bại trong việc tìm kênh phân phối – Tại

sao xảy ra điều này”… từ đó suy nghĩ các giải pháp, chọn giải pháp tối ưu, phù hợp.

– Tư duy từ sau ra trước:

Phát hiện vấn đề, bắt đầu với giải pháp (tương lai) rồi quay ngược trở lại xem sự việc diễn biến

ra sao để đặt ra vấn đề cần giải quyết.

Xem thêm: Bài Luận Văn Về Bạo Luật Gia Đình Chọn Lọc, Tài Liệu Nghiên Cứu Bạo Lực Gia Đình Chọn Lọc

Xem thêm: Khóa Học Tesol 2018 – Thông Báo Chiêu Sinh Chứng Chỉ Tesol Khóa 14

Việc tưởng tượng ra vấn đề đã được giải quyết cho phép

tiếp cận vấn đề từ một khía cạnh khác và giải quyết vấn đề đó theo hướng đối lập. Quay trở lại

vấn đề cho phép ta suy nghĩ linh hoạt hơn nhờ thay đổi các yếu tố cấu thành vấn đề đó.

Câu hỏi đặt ra của loại tư duy này là cái gì cản trở nếu thực hiện giải pháp đó? Cách đơn giản

nhất để vượt qua cản trở đó là cách nào?. Cách tư duy này không theo trình tự các bước mà có

thể đưa ngay ra giải pháp E, sau đó quay trở lại A và tìm cách đi đến E bằng cách qua B, tới C,

tới D, …. Hoặc tìm cách đi đến E không nhất thiết phải theo đúng trình tự ABC mà có thể

là ABGH

A

E

A

B

C

D

E

Ví dụ: Nikola Tesla – người mở ra thời kỳ năng lượng điện thường tư duy bằng cách “từ sau ra

trước” nhờ có khả năng tưởng tượng tương lai. Khi cần chế tạo tuabin, Tesla tưởng tượng trong

đầu đã tạo ra được một cái tuabin và khởi động nó 1 tuần, sau đó ông tháo rời các bộ phận máy

trong tưởng tượng và ghi chú chính xác chi tiết hao mòn trên các bộ phận. Khi tuabin thật ra đời

những mô tả của ông về các bộ phận bị mòn khớp hoàn toàn với thực tế. Với tư duy này Tesla

khám phá ra từ trường quay tạo nền tảng cho phát minh dòng điện xoay chiều giúp năng lượng

điện được phân bố rộng rãi hơn.

– Tư duy từ dưới lên trên:

Xem xét vấn đề theo chiều hướng ngược lại, coi thử thách là cơ hội, đảo ngược vấn đề. Đây là

cách tư duy nhìn vào mặt khác của vấn đề.

68

Ví dụ: hai người cùng bán một mặt hàng giày dép từ hai công ty cạnh tranh được cử đi nghiên

cứu thị trường ở một nước kém phát triển. Một người gọi điện về công ty: “chẳng có cơ hội nào

cả vì ở đây không có ai đi giầy”, người kia gọi điện, nói: “Cơ hội tuyệt vời, ở đây chẳng có ai đi

giầy cả”. Khi Henry Ford đi vào con đường kinh doanh ô tô ở Mỹ đã theo tư duy này, thay vì

“đưa mọi người tới công việc” Ford đã đảo ngược thành “ đưa công việc tới mọi người” và phát

minh ra dây chuyền sản xuất. Khi Al Sloan trở thành Tổng giám đốc tập đoàn General Motor

theo tư duy thông thường là mọi người phải thanh toán tiền xe trước khi lái nó, Sloan đã đảo

ngược thành “bạn có thể lái xe trước khi bạn thanh toán tiền” với phương thức mua trả góp. Khi

muốn mở một nhà hàng, với tư duy “từ trước ra sau” sẽ định sẵn thực đơn, với tư duy “từ dưới

lên trên” có thể mở nhà hàng không có thực đơn bằng cách đầu bếp giới thiệu cho khách các

loại thịt, cá, rau, phụ gia và đề nghị khách chọn những thứ họ thích rồi làm món có chứa những

thứ đó, đặc biệt cho mỗi khách hàng.

– Tư duy từ trên xuống:

Nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn cảnh, không bị phụ thuộc vào cảm xúc cá nhân,

cảm nhận được các quan điểm của người khác, sẵn sàng xem xét các quan điểm của người khác

để có bức tranh toàn cảnh về vấn đề mình quan tâm. Tư duy này tạo ra khả năng hình dung hai

ý kiến, khái niệm, hai hình ảnh đồng thời trái ngược hay mâu thuẫn với nhau, khả năng tưởng

tượng những điểm giống nhau, những so sánh hay thậm chí cả những nét khác biệt, dấu hiệu

tương đồng giữa các đối tượng trong các lĩnh vực khác nhau.

Tiến sĩ Albert Rothenberg – nhà khoa học nổi tiếng về quá trình sáng tạo gọi tư duy từ trên

xuống là “Tư duy Janusian” (tên Chúa của người La Mã với hai mặt nhìn về hai hướng khác

nhau). Tư duy này giúp tìm ra nhanh chóng các mối liên hệ giữa các vấn đề cụ thể với vấn đề

tổng thể, dung hòa được các mâu thuẫn, những điều đối lập.

Khi nhận biết các quan điểm khác nhau sẽ tìm ra các giải pháp thành công, nhìn nhận vấn đề

khách quan hơn, thấy được mọi phía. Những người nổi tiếng có tư duy này là Einstein, Mozart,

Edison, Van Gogh, Pasteur, Picasso, Bohr …. Einstein có khả năng tưởng tượng một vật vừa

chuyển động, vừa đứng yên cùng một lúc trong vật lý và xây dựng phép tương đồng, thuyết

tương đối để phản ánh điều này; Louis Pasteur khám phá ra định luật miễn dịch, Niels Bohr

phát hiện ánh sáng vừa là hạt, vừa là sóng ….

Trong nghiên cứu khoa học, khi chọn một đề tài nghiên cứu, người nghiên cứu phải tự hỏi có

vấn đề nghiên cứu hay không? Nếu có vấn đề thì nghiên cứu, nếu không có vấn đề tất nhiên

không thể nghiên cứu. Bất kỳ một đề tài nào cũng được đặc trưng bởi mục tiêu, mục đích

nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, có khách thể nghiên cứu, đối tượng

nghiên cứu, đối tượng khảo sát cụ thể, có ý nghĩa riêng. Đồng thời người nghiên cứu cũng phải

xác định vấn đề nghiên cứu còn mới hay không? Vấn đề nghiên cứu có vừa tầm và đúng chuyên

môn của mình để giải quyết hay không? Nếu vấn đề nghiên cứu có liên quan đến những chuyên

môn khác thì mời thêm người cộng tác có chuyên môn trên lĩnh vực ấy, hoặc có thể thay đổi đề

tài khác, hoặc thu hẹp đề tài lại cho vừa với điều kiện và khả năng chuyên môn của mình.

Nếu xác định được vấn đề nghiên cứu rõ ràng sẽ nắm vững được mục tiêu, mục đích nghiên

cứu và xác định đúng nhiệm vụ nghiên cứu, giúp người nghiên cứu biết cần phải làm gì để đạt

được mục đích, thu thập tư liệu ở đâu, thu thập tư liệu nào cần thiết cho đề tài? Từ đó người

nghiên cứu tránh trường hợp thu thập tư liệu nhiều nhưng không có giá trị luận cứ, không sát

với vấn đề của đề tài, vừa phí công sức, vừa khó xử lý. Xác định được vấn đề cần nghiên cứu

còn giúp người nghiên cứu hình thành nên giả thuyết nghiên cứu đúng hướng.

4.3. Kỹ năng đặt tên hay cho vấn đề

69

Việc đặt tên cho vấn đề (đầu đề) hay đặt tên đề tài nghiên cứu cần phải suy nghĩ hết sức cẩn

thận vì đầu đề/tên đề tài là phần tác động mạnh đến người đọc trước tiên. Trong nhiều trường

hợp nguyên nhân khiến người ta đọc là vì đầu đề/tên đề tài đó đúng là vấn đề người ta đang

quan tâm tới nó hoặc đơn giản chỉ vì đầu đề/tên đề tài đó quá hay, quá hấp dẫn nên thu hút sự

chú ý. Nếu đầu đề/tên đề tài đặt không hay sẽ không hấp dẫn người đọc và kết quả là bài viết,

công trình của mình đã bỏ ra nhiều công sức dễ bị bỏ qua hoặc có rất ít người quan tâm tới. Hãy

cố gắng diễn tả vấn đề bằng ngôn ngữ chuẩn mực.

Khi đặt đầu đề/tên đề tài phải đảm bảo các yêu cầu:

– Tính hấp dẫn: lựa chọn ngôn từ sắc sảo, bảo đảm từng từ đều đáng giá, tránh dùng các câu

sáo rỗng không thể hiện nội dung thông tin hoặc các câu đã quá nhàm. Chọn các từ độc đáo thể

hiện nội dung thông tin.

– Tính khoa học: đầu đề/tên đề tài phải có ý nghĩa rõ ràng, khúc chiết, chỉ có một nghĩa, tránh

đưa nội dung phức tạp và các con số không cần thiết vào. Số lượng từ của đầu đề không được

phép nhiều, không được dài quá, phải mạch lạc, ngắn gọn, xúc tích, phản ánh được nội dung

chính yếu và mục tiêu, mục đích chủ yếu của vấn đề/đề tài.

Không nên dùng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin (ví dụ: Bước đầu tìm hiểu về…;

Thử bàn về…; Một vài suy nghĩ về…; v.v…). Hết sức tránh dùng hai từ khi có thể dùng một,

tránh dùng các từ viết tắt. Không được dùng nhiều dấu chấm, phẩy trong đầu đề vì có thể gây

rối mắt và khó hiểu. Nên dùng động từ chủ động chứ không nên dùng động từ bị động để đầu

đề/tên đề tài ngắn gọn và mạnh.

Ngoài ra, trong đầu đề/tên đề tài cố gắng hạn chế lạm dụng, sử dụng tùy tiện dùng những cụm

từ chỉ mục đích, thường mở đầu bằng những từ như để, nhằm, góp phần (ví dụ: (…) nhằm nâng

cao chất lượng…; (…) để phát triển năng lực cạnh tranh; (…) góp phần vào….) trong những

trường hợp không chỉ ra được nội dung thực tế cần làm.

– Tính chính xác: đầu đề /tên đề tài phải bảo đảm tính chính xác. Tính chính xác thể hiện ở chỗ

tuyệt đối không có lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả, không sai về nội dung khoa học.

– Tính hợp lý: đầu đề /tên đề tài phải phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu của đề tài.

Nên tránh dùng từ bóng bẩy khi có thể dùng từ đơn giản, dễ hiểu mà vẫn hiệu quả, không nên

dùng từ có ý nghĩa ẩn dụ sâu xa (đây là sự khác biệt với cách đặt tên tác phẩm văn học). Không

được lạm dụng cách chơi chữ vì nếu ngôn từ dùng chưa thật đắt giá chơi chữ sẽ phản tác dụng.

Nếu đầu đề dài 2,3 dòng thì ngắt dòng phải đúng chỗ (xác định điểm ngắt dòng đúng để không

làm hỏng nội dung thông tin).

– Hình thức đẹp: trình bày đẹp mắt, vừa vặn với khoảng trống.

Sau khi đặt tên cần hỏi ý kiến của mọi người và tiếp thu ý kiến. Nếu có ý kiến cho rằng “đầu

đề/tên đề tài nghe rất kêu nhưng không rõ nghĩa” thì phải suy nghĩ và sửa lại.

Muốn có một đầu đề/tên đề tài hay phải xác định những từ nào là từ khóa (từ quan trọng nhất)

và thay đổi chúng nhiều lần để xem dùng từ nào hay hơn, tìm xem có từ khác có thể dùng được

không (nhất là những từ đồng nghĩa), từ nào gợi lên được sự xúc cảm mạnh mẽ của người đọc

thì chọn từ đó. Ngoài ra cũng có thể bằng cách thay đổi trật tự từ để diễn đạt tên đề tài cho hay

hơn .

70

Từ ngữ của đầu đề/tên đề tài nếu được lựa chọn cẩn thận đảm bảo các yêu cầu trên sẽ có sức

mạnh lớn lao, không chỉ giúp cho bài viết hấp dẫn, thu hút mà có tác dụng làm cho người đọc

cảm nhận thấy sự nghiêm túc của người viết và đánh giá cao về mình.

Do một đề tài nghiên cứu khoa học phải bảo đảm tính khoa học, tính mới, tính thực tiễn và tính

khả thi nên nếu đầu đề/tên đề tài mà phản ánh được những vấn đề cấp bách, đáp ứng những đòi

hỏi cấp bách của thực tế Việt Nam mà chưa từng có tác giả nào thực hiện thì sẽ rất được trân

trọng và gợi mở được sự chú ý, quan tâm của nhiều người.

Câu hỏi chương 4

1. Xuất phát điểm để phát hiện một vấn đề là gì? Anh (chị) hiện đang quan tâm đến vấn đề gì?

Tại sao?

2. Vấn đề khoa học là gì?. Tại sao vấn đề khoa học luôn luôn là khởi nguồn của mọi nghiên cứu

khoa học?.

3. Làm thế nào để phát hiện được những vấn đề khoa học?

4. Muốn xác định chính xác vấn đề phải làm gì? Có bao nhiêu cách tư duy để xác định chính

xác vấn đề? Cho một số ví dụ minh họa.

5. Muốn đặt tên một vấn đề (tên một đề tài) hay phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Bài tập thực hành chương 4

Bài tập 1. Sử dụng các kỹ năng phát hiện vấn đề để phát hiện một vấn đề bức xúc trong cuộc

sống cần giải quyết. Lý giải tại sao lại quan tâm đến vấn đề đó?

Bài tập 2. Chọn 3 vấn đề bản thân quan tâm nhất trong cuộc sống hiện nay. Hãy đặt tên hay cho

3 vấn đề này để thu hút người khác cùng quan tâm tới các vấn đề đó.

Bài tập 3. Tham khảo 10 tên đề tài (tài liệu trong CSDL của thư viện điện tử), đưa ra nhận xét

về cách đặt tên đề tài của các tác giả.

Tài liệu tham khảo chương 4

1.Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. H.: NXB Khoa học và kỹ thuật, 2002.

– Tr. 43-48; Tr.145-147.

2. Kỹ năng viết bài.-H.: NXB Thông tấn, 2006.- Tr. 13-19.

3. Nguyễn Duy Bảo. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài nghiên cứu

khoa học. H.: NXB Bưu điện, 2007.- Tr.30-34.

4. Michael Michalko. Đột phá sức sáng tạo. Bí mật của những thiên tài sáng tạo.-H.: NXB tri

thức, 2007.- 402 tr.

71

Chương 5

CÁC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Mục tiêu nghiên cứu:

– Biết cách đặt giả thuyết cho vấn đề mình quan tâm.

– Nắm vững chức năng, thuộc tính của giả thuyết, phân loại được các giả thuyết.

– Nắm được các phương pháp tư duy, suy luận để tiếp cận giải quyết vấn đề.

– Bước đầu thành thạo các phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề như cách thức lọc thông

tin cốt lõi trong các tài liệu tham khảo, cách thức phân tích, tổng hợp thông tin, cách thức phỏng

vấn, quan sát, điều tra để thu thập thông tin, cách xử lý thông tin nhằm giải quyết vấn đề.

5.1. Đặt giả thuyết cho vấn đề

Sau khi tìm ra vấn đề quan trọng cần giải quyết trong vô số sự vật, hiện tượng xung quanh

nghĩa là đã “làm đúng việc”, chúng ta còn cần phải làm việc đúng cách nữa thì sẽ mang lại

thành công.

5.1.1. Khái niệm giả thuyết

Định nghĩa:

Giả thuyết là những phán đoán được sử dụng để giải thích tạm thời một vấn đề chưa có luận

cứ và chưa được luận chứng.

Trong nghiên cứu khoa học, giả thuyết nghiên cứu (research hypothesis) là một nhận định sơ

bộ, là chiều hướng giải quyết vấn đề nghiên cứu, hoặc một kết luận mang tính giả định trước

một vấn đề khoa học, một câu hỏi về bản chất của sự vật, hiện tượng hay phương pháp nhận

biết chúng. Giả thuyết gắn liền với nghiên cứu, giả thuyết cũng là khởi điểm của mọi khoa học.

Giả thuyết do người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ.

Giả thuyết là một trong những hình thức, những khâu trong tư duy lôgíc để nhận được những tri

thức mới.

Đặt giả thuyết là đưa ra nhận định về mục tiêu, về con đường để đạt được mục tiêu của một

đề tài nghiên cứu khoa học trước khi bước vào giai đoạn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.

Như vậy, giả thuyết muốn được công nhận thì còn phải được chứng minh. Nói một cách khác,

khi đưa ra một vấn đề khoa học, đưa ra một luận đề, để có phương hướng hành động, người

nghiên cứu thường phải đưa ra hay dự kiến về kết quả nghiên cứu phải như thế nào, phương

pháp và con đường để tiến hành nghiên cứu là gì? Đó chính là các giả thuyết. Từ những giả

thuyết đó người nghiên cứu xác định cách thức và các điều kiện để đạt được mục tiêu nghiên

cứu, nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định.

Các giả thuyết có tác dụng định hướng cho việc chuẩn bị mọi điều kiện và phương thức tiến

hành nghiên cứu. Trong cấu trúc logic của nghiên cứu, giả thuyết nằm trong luận đề. Để chứng

minh hoặc bác bỏ giả thuyết cần phải có các luận cứ và luận chứng.

72

5.1.2. Mối quan hệ giữa vấn đề khoa học và giả thuyết

Trong hoạt động nghiên cứu khoa học giả thuyết luôn luôn gắn liền với nghiên cứu. Từ một vấn

đề khoa học – là một câu hỏi có tính khái quát về một nội dung khoa học mà người nghiên cứu

quan tâm đến, khoa học chưa giải quyết được, người nghiên cứu cần đưa ra một ý tưởng nghiên

cứu, có nghĩa là cần hình dung ra trước nội dung cần thực hiện là gì, mục tiêu, mục đích cần đạt

được ra sao, nhiệm vụ nghiên cứu cần thực hiện là những nhiệm vụ nào, phương pháp có thể áp

dụng để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là gì?. Trên cơ sở ý tưởng đó, hình thành

các luận đề và đưa ra các giả thuyết cho từng luận đề.

Mối liên hệ giữa vấn đề khoa học và giả thuyết thể hiện như sau:

Quan sát  phát hiện vấn đề khoa học  Hình thành ý tưởng khoa học  Giả thuyết khoa học.

Câu hỏi khái quát đặt ra (phát hiện vấn đề) Ý định về các phương án trả lời câu hỏi, hình

dung nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu (ý tưởng)  Câu trả lời dự kiến

(giả thuyết).

Như vậy, sau khi xuất hiện vấn đề, người nghiên cứu cần có ý tưởng khoa học (loại phán đoán

mang tính trực cảm, chưa có đầy đủ luận cứ). Nghĩa là hình dung ra nội dung chính và thành

phần của các nội dung, mục tiêu cho từng nội dung cục bộ lẫn nội dung tổng thể; hình dung ra

nhiệm vụ, các phương pháp có thể áp dụng để thực hiện từng nội dung của đề tài.

Ý tưởng khoa học là giai đoạn tiền giả thuyết, đôi khi xuất hiện rất nhanh và phải ghi lại một

cách đầy đủ. Từ đó người nghiên cứu có thể hình thành luận đề tổng quát và các luận đề phụ,

sau đó sẽ hình thành các giả thuyết tương ứng, trả lời sơ bộ vào câu hỏi đã đặt ra và cần tiếp tục

chứng minh.

Từ vấn đề khoa học tới giả thuyết khoa học là một giai đoạn lập luận liên tục, vận dụng kiến

thức một cách tổng hợp. Đây là giai đoạn đầu tư chất xám quan trọng.

5.1.3. Chức năng của giả thuyết

Giả thuyết có hai chức năng chính:

– Chỉ rõ bản thân giả định về sự tồn tại hay không tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó.

– Chỉ một quá trình lôgíc dẫn đến giả thuyết và việc kiểm tra, chứng minh giả thuyết.

Ví dụ: trong sinh học, khi nghiên cứu tính di truyền của sinh vật, người ta đã đưa ra giả thuyết

là do có Gen di truyền. Giả thuyết này đã định hướng cho các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu

về cấu trúc tế bào và từ đó, dần dần xác định được các Gen di truyền; Trong vũ trụ học, để

nghiên cứu thành phần cấu tạo và các tính chất khác của sao Hỏa người ta cũng phải đưa ra các

giả thuyết trước khi bắt tay tiến hành nghiên cứu cho từng vấn đề cụ thể. Từ giả thuyết cho rằng

trên sao hỏa có thể có nước, người ta mới thiết lập phương pháp xác định nước trên các con tàu

thăm dò sao hỏa và chuẩn bị các dụng cụ và phương tiện để thăm dò và khám phá thành phần

của nước một cách thích hợp.

Trong sản xuất và kinh doanh muốn xác định chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp, đem lại

lợi nhuận cao cho doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu nhu cầu xã hội đối với sản phẩm;

khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên các thị trường, các yếu tố liên quan đến giá thành sản

phẩm, phải đưa ra được các giả thuyết định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp.

73

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Phương trình