Trình Bày Cấu Trúc Và Phương Thức Quản Lý Của Vi Xử Lý 803-86

Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư 2020

Đây là nội dung tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2020.

Đang xem: Trình bày cấu trúc và phương thức quản lý của vi xử lý 803-86

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

CHÍNH PHỦ ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 31/2021/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THIHÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẦU TƯ

Căn cứ LuậtTổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11năm 2019;

Căn cứ LuậtĐầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ LuậtDoanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Theo đềnghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Chính phủban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LuậtĐầu tư.

Chương I

QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị địnhnày quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư về điềukiện đầu tư kinh doanh; ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối vớinhà đầu tư nước ngoài; bảo đảm đầu tư kinh doanh; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; thủ tụcđầu tư; hoạt động đầu tư ra nước ngoài; xúc tiến đầu tư; quản lý nhà nước đối vớihoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài.

2. Hoạt độngđầu tư ra nước ngoài theo các hình thức quy định tại điểm d khoản1 Điều 52 của Luật Đầu tư; hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầukhí; thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội và giám sát, đánh giá đầutư được quy định tại các Nghị định riêng của Chính phủ.

3. Nghị địnhnày áp dụng đối với nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức, cánhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tưra nước ngoài.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị địnhnày, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bản sao hợplệ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởicơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc từ cơ sở dữ liệu quốc gia đối với trường hợpthông tin gốc được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanhnghiệp và đầu tư.

2. Bộ hồ sơgốc là bộ hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định tại khoản 7 Điều này gồmcác giấy tờ là bản gốc, bản chính hoặc bản sao hợp lệ, trừ tài liệu tiếng nướcngoài và bản dịch tiếng Việt kèm theo.

3. Cổngthông tin quốc gia về đầu tư là một bộ phận của Hệ thống thông tin quốc gia vềđầu tư, được sử dụng để thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăngký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; đăng tải và cập nhậtvăn bản quy phạm pháp luật, chính sách, điều kiện tiếp cận thị trường đối vớinhà đầu tư nước ngoài; cập nhật và khai thác thông tin về hoạt động xúc tiến đầutư, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đầu tư ra nước ngoài, phát triển khu côngnghiệp, khu kinh tế và quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư.

4. Cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tưlà cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan và cơ quan khác có thẩmquyền tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư.

5. Điều ướcquốc tế về đầu tư là điều ước quốc tế có hiệu lực đối với Việt Nam mà Nhà nướchoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trong đó quy địnhquyền và nghĩa vụ của Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổlà thành viên của điều ước đó, gồm:

a) Các hiệpđịnh song phương và đa phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư;

b) Các hiệpđịnh thương mại tự do và các thỏa thuận hội nhập kinh tế khu vực khác;

c) Nghị địnhthư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ký ngày 07 tháng 11 năm 2006;

d) Các điềuước quốc tế khác quy định quyền và nghĩa vụ của Nhà nước hoặc Chính phủ Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư.

6. Hồ sơ hợplệ là hồ sơ có đủ thành phần giấy tờ theo quy định tại Luật Đầu tư, Nghị địnhnày và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.

7. Hồ sơ thựchiện thủ tục đầu tư là hồ sơ do nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyềnlập để thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầutư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nướcngoài và các thủ tục có liên quan khác để thực hiện hoạt động đầu tư theo quy địnhcủa Luật Đầu tư và Nghị định này.

8. Khu vựckhác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh là khu vực được xác định theo quy địnhcủa pháp luật về quốc phòng, an ninh, bao gồm:

a) Khu vựccó công trình quốc phòng, an ninh, khu quân sự, khu vực cấm, khu vực bảo vệ,vành đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự theo pháp luật về bảovệ công trình quốc phòng và khu quân sự;

b) Khu vựcgiáp ranh các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học -kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũtrang canh gác bảo vệ theo pháp luật về cảnh vệ;

c) Côngtrình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và hành lang bảo vệ công trìnhquan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo pháp luật về bảo vệ công trìnhquan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;

d) Khu kinhtế – quốc phòng theo quy định của Chính phủ về kết hợp quốc phòng với kinh tế -xã hội và kinh tế – xã hội với quốc phòng;

đ) Khu vựccó giá trị về phòng thủ quân sự, quốc phòng theo quyết định của Thủ tướng Chínhphủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế- xã hội;

e) Khu vựckhông cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở để bảo đảm quốc phòng,an ninh theo quy định của pháp luật về nhà ở.

9. LuậtDoanh nghiệp là Luật số 59/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020.

10. LuậtDoanh nghiệp năm 2014 là Luật số 68/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014.

11. Luật Đầutư là Luật số 61/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020.

12. Luật Đầutư năm 2014 là Luật số 67/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014, đãđược sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 90/2015/QH13, Luật số03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14, Luật số 28/2018/QH14 và Luật số42/2019/QH14.

13. Ngành,nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường là ngành, nghề mà theo các điềuước quốc tế về đầu tư Việt Nam không có cam kết, chưa cam kết hoặc bảo lưu quyềnban hành các biện pháp không phù hợp với nghĩa vụ về tiếp cận thị trường, nghĩavụ đối xử quốc gia hoặc các nghĩa vụ khác về không phân biệt đối xử giữa nhà đầutư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại các điều ước quốc tế vềđầu tư đó.

14. Tổ chứckinh tế ở nước ngoài quy định tại Chương VI của Nghị định này là tổ chức kinh tếđược thành lập theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ nơi nhà đầutư Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư, dự án đầu tư, trong đó nhà đầu tư ViệtNam có phần vốn góp hoặc các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật quốcgia và vùng lãnh thổ đó.

15. Tài liệuvề tư cách pháp lý của nhà đầu tư là bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhânhoặc giấy tờ xác nhận việc thành lập, hoạt động của tổ chức kinh tế, bao gồm:

a) Số địnhdanh cá nhân đối với cá nhân là công dân Việt Nam hoặc bản sao hợp lệ một trongcác giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu cònhiệu lực, các giấy tờ chứng thực cá nhân khác đối với cá nhân;

b) Bản sao hợplệ một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấychứng nhận thành lập, Quyết định thành lập hoặc các tài liệu khác có giá trịpháp lý tương đương đối với tổ chức.

16. Vùngnông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường thuộcthị xã, thành phố và quận thuộc thành phố.

Điều 3. Bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư

1. Căn cứ điềukiện phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu thu hút đầu tư trong từng thời kỳ,mục tiêu, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh hình thức, nội dung bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư thuộcthẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và dựán đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác theo đề nghị của bộ, cơquan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Bảo đảm củaNhà nước để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này được xemxét áp dụng theo các hình thức sau:

a) Hỗ trợ mộtphần cân đối ngoại tệ trên cơ sở chính sách quản lý ngoại hối, khả năng cân đốingoại tệ trong từng thời kỳ;

b) Các hìnhthức bảo đảm khác của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự ánđầu tư theo phương thức đối tác công tư được xem xét áp dụng các hình thức bảođảm đầu tư theo quy định tại Chương II của Luật Đầu tư vàpháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Điều 4. Bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật

1. Trong trườnghợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có quy định làm thay đổi ưu đãi đầutư đang áp dụng đối với nhà đầu tư trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực, nhàđầu tư được bảo đảm thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều13 của Luật Đầu tư.

2. Ưu đãi đầutư được bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:

a) Ưu đãi đầutư được quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưuđãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyếtđịnh chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bảnkhác do người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, áp dụng theoquy định của pháp luật;

b) Ưu đãi đầutư mà nhà đầu tư được hưởng theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợpquy định tại điểm a khoản này.

3. Khi cóyêu cầu áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư theo quy định tại khoản4 Điều 13 Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị cho cơ quan đăng ký đầutư kèm theo một trong các giấy tờ sau: Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh,Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng kýđầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trươngđầu tư hoặc văn bản khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyềncấp có quy định về ưu đãi đầu tư (nếu có). Văn bản đề nghị gồm các nội dungsau:

a) Tên và địachỉ của nhà đầu tư;

b) Ưu đãi đầutư theo quy định tại văn bản pháp luật trước thời điểm văn bản pháp luật mới cóhiệu lực gồm: loại ưu đãi, điều kiện hưởng ưu đãi, mức ưu đãi (nếu có);

c) Nội dungvăn bản quy phạm pháp luật được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung có quy định làmthay đổi ưu đãi đầu tư đã áp dụng đối với nhà đầu tư theo quy định tại điểm bkhoản này;

d) Đề xuất của nhà đầu tư về áp dụngbiện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Đầutư.

4. Cơ quan đăng ký đầu tư xemxét, quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm đầu tư theo đề xuất của nhà đầu tưtrong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản3 Điều này. Trường hợp vượt thẩm quyền, cơ quan đăng ký đầu tư trình cơ quannhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 5. Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư

1. Hồ sơ thựchiện thủ tục đầu tư, các văn bản, báo cáo gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đượclàm bằng tiếng Việt.

2. Trường hợphồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì nhà đầu tưphải có bản dịch tiếng Việt kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài.

3. Trường hợpgiấy tờ, tài liệu trong hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư được làm bằng tiếng Việtvà tiếng nước ngoài thì bản tiếng Việt được sử dụng để thực hiện thủ tục đầutư.

4. Nhà đầutư chịu trách nhiệm trong trường hợp có sự khác nhau giữa nội dung bản dịch hoặcbản sao với bản chính và trong trường hợp có sự khác nhau giữa bản tiếng Việt vớibản tiếng nước ngoài.

Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục liên quan đến hoạt động đầutư

1. Việc tiếp nhận hồ sơ và giảiquyết các thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư được thực hiệnnhư sau:

a) Nhà đầutư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực củanội dung hồ sơ và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Cơ quantiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, không được yêu cầunhà đầu tư nộp thêm giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ theo quy định tạiLuật Đầu tư và Nghị định này;

c) Trường hợpcó yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo 01 lần bằngvăn bản cho nhà đầu tư về toàn bộ nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung đối với mỗimột bộ hồ sơ. Thông báo phải nêu rõ căn cứ, nội dung và thời hạn sửa đổi, bổsung hồ sơ. Nhà đầu tư có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn ghitại văn bản thông báo của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp nhà đầu tư khôngsửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn đã được thông báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,cơ quan đăng ký đầu tư xem xét dừng giải quyết hồ sơ và thông báo bằng văn bảncho nhà đầu tư;

d) Khi yêu cầunhà đầu tư giải trình nội dung trong hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăngký đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và ghi rõ thời hạn giải trình.Trường hợp nhà đầu tư không giải trình theo yêu cầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơquan đăng ký đầu tư xem xét thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư về việc dừnggiải quyết hồ sơ;

đ) Thời giansửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc giải trình của nhà đầu tư về nội dung có liên quantrong hồ sơ theo quy định tại các điểm c và d khoản này và thời gian xử lý viphạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư (nếu có) không được tính vào thời gian giảiquyết thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này;

e) Trường hợptừ chối cấp, điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấpthuận nhà đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầutư ra nước ngoài và các văn bản hành chính khác về đầu tư theo quy định tại LuậtĐầu tư và Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư có tráchnhiệm thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

2. Việc lấyý kiến giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết hồ sơ thực hiện thủtục đầu tư được thực hiện như sau:

a) Cơ quan lấyý kiến phải xác định nội dung đề nghị có ý kiến phù hợp với chức năng, nhiệm vụcủa cơ quan được lấy ý kiến và thời hạn trả lời theo quy định của Luật Đầu tưvà Nghị định nạy;

b) Trong thờihạn quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lờivà chịu trách nhiệm về nội dung ý kiến thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quanđó; quá thời hạn quy định mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý với nộidung thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đó.

3. Cơ quan,người có thẩm quyền chỉ chịu trách nhiệm về những nội dung được giao chấp thuận,thẩm định, phê duyệt hoặc giải quyết thủ tục khác có liên quan đến hoạt động đầutư theo quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định này; không chịu trách nhiệm về nhữngnội dung đã được cơ quan, người có thẩm quyền khác chấp thuận, thẩm định, phêduyệt hoặc giải quyết trước đó.

4. Bộ Kế hoạchvà Đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước khác không giảiquyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư và tranh chấp giữa nhà đầu tư với các tổchức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư.

5. Nhà đầu tư chịu trách nhiệmtheo quy định của pháp luật và mọi thiệt hại phát sinh trong trường hợp khôngthực hiện hoặc thực hiện không đúng thủ tục quy định tại Luật Đầu tư, Nghị địnhnày và pháp luật có liên quan.

Điều 7. Xử lý hồ sơ giả mạo

1. Khi đượccơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xác định có nộidung giả mạo trong hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư thựchiện thủ tục sau:

a) Thông báobằng văn bản cho nhà đầu tư về hành vi vi phạm;

b) Hủy bỏ hoặcbáo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét hủy bỏ Quyết định chấp thuận chủtrương đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầutư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và các văn bản có liên quankhác (sau đây gọi chung là văn bản, giấy tờ) đã được cấp lần đầu hoặc hủy bỏ nộidung văn bản, giấy tờ được ghi trên cơ sở các thông tin giả mạo;

c) Khôi phụclại văn bản, giấy tờ được cấp trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất, đồng thời xử lýhoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Nhà đầutư chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và mọi thiệt hại phát sinh đốivới hành vi giả mạo nội dung hồ sơ, tài liệu.

Điều 8. Trách nhiệm công bố và cung cấp thông tin về dự án đầu tư

1. Cơ quanđăng ký đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch, tài nguyên và môi trường,xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước khác có trách nhiệm công bố đầy đủ,công khai quy hoạch, danh mục dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợpnhà đầu tư có yêu cầu cung cấp thông tin về quy hoạch, danh mục dự án đầu tư vàcác thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư, các cơ quan quy định tại khoản 1Điều này có trách nhiệm cung cấp thông tin theo thẩm quyền cho nhà đầu tư trongthời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của nhà đầu tư.

3. Nhà đầutư có quyền sử dụng thông tin theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này để lậphồ sơ và thực hiện dự án đầu tư.

Điều 9. Cơ chế giải quyết vướng mắc của nhà đầu tư và phòng ngừa tranhchấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư

1. Trong quá trình hoạt động đầutư kinh doanh, nhà đầu tư được quyền phản ánh vướng mắc, kiến nghị liên quan đếnviệc áp dụng và thi hành pháp luật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Cơ quannhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết vướng mắc, kiến nghị của nhà đầutư theo quy định của pháp luật.

3. Nhà đầutư có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại,tố cáo; khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hànhchính khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là tráipháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

4. Trường hợpvướng mắc, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện có nguy cơ phát sinh thànhtranh chấp đầu tư quốc tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thôngbáo kịp thời cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, để phối hợpxử lý, phòng ngừa tranh chấp.

5. Trường hợpphát sinh tranh chấp đầu tư quốc tế, việc phối hợp giải quyết tranh chấp thựchiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy chế phối hợp giải quyếttranh chấp đầu tư quốc tế.

6. Bộ Kế hoạchvà Đầu tư hướng dẫn thực hiện chế độ xử lý, cập nhật thông tin và báo cáo về việcphản ánh vướng mắc, kiến nghị quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương II

NGÀNH,NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH

Mục 1. NGÀNH, NGHỀ CẤM ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINHDOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

Điều 10. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

1. Nhà đầu tưkhông được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề quy địnhtại Điều 6 Luật Đầu tư.

2. Việc sảnxuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều6 của Luật Đầu tư trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế,sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện nhưsau:

a) Các chất ma túy được cơ quannhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ vềdanh mục chất ma túy, tiền chất và Công ước thống nhất về chống ma túy năm1961, Công ước Liên hợp quốc năm 1988 về chống buôn bán bất hợp pháp các chấtma túy và chất hướng thần;

b) Các loạihóa chất, khoáng vật bị cấm theo quy định của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về quản lýhóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ,sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản hướng dẫn Công ước Rotterdam vềthủ tục thỏa thuận có thông báo trước đối với một số hóa chất nguy hại và thuốcbảo vệ thực vật trong buôn bán quốc tế;

c) Mẫu các loài thực vật, động vật hoang dã bị cấm theo quy định của Luật Đầutư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác theo quy định củaChính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Công ướcvề buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES).

Xem thêm: Đồ Án Tốt Nghiệp Điện Công Nghiệp Chuyên Ngành Điện Công Nghiệp

3. Việc rà soát, đề xuất sửa đổi,bổ sung và đánh giá tình hình thực hiện các quy định về ngành, nghề cấm đầu tưkinh doanh theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư thực hiệntheo trình tự, thủ tục tương ứng đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điềukiện quy định tại các Điều 13 và 14 Nghị định này.

Điều 11. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tưkinh doanh

1. Nhà đầutư được quyền kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy địnhtại Phụ lục IV của Luật Đầu tư kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện và phải bảo đảmđáp ứng các điều kiện đó trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh.

2. Nhà đầutư đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh có quyền được cấp các văn bản theo cáchình thức quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 6 Điều 7 của LuậtĐầu tư (sau đây gọi chung là giấy phép) hoặc được quyền thực hiện hoạt độngđầu tư kinh doanh khi đáp ứng điều kiện quy định tại điểm đ khoản6 Điều 7 của Luật Đầu tư. Trong trường hợp từ chối cấp, gia hạn, sửa đổi, bổsung giấy phép, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản chonhà đầu tư và nêu rõ lý do từ chối.

Điều 12. Rà soát, tập hợp và công bố điều kiện đầu tư kinh doanh

1. Bộ Kế hoạchvà Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát, tập hợp điềukiện đầu tư kinh doanh để công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanhnghiệp.

2. Điều kiệnđầu tư kinh doanh được công bố theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm những nộidung sau đây:

a) Ngành,nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầutư;

b) Căn cứ ápdụng điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành, nghề quy định tại điểm akhoản này;

c) Điều kiện mà cá nhân, tổ chứckinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định tạikhoản 2 Điều 11 Nghị định này.

3. Trong trường hợp điều kiện đầutư kinh doanh có sự thay đổi theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội,pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ vàđiều ước quốc tế về đầu tư thì những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này đượccập nhật theo thủ tục sau:

a) Trong thờihạn 05 ngày làm việc kể từ ngày các luật, pháp lệnh, nghị định được ban hành hoặcđiều ước quốc tế về đầu tư được ký kết, bộ, cơ quan ngang bộ gửi văn bản đến BộKế hoạch và Đầu tư đề nghị cập nhật điều kiện đầu tư kinh doanh trên Cổng thôngtin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

b) Trong thờigian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, BộKế hoạch và Đầu tư cập nhật điều kiện đầu tư kinh doanh hoặc cập nhật nội dungthay đổi về điều kiện đầu tư kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kýdoanh nghiệp.

Điều 13. Đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điềukiện và điều kiện đầu tư kinh doanh

1. Căn cứ điềukiện phát triển kinh tế – xã hội, yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳvà điều ước quốc tế về đầu tư, bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ đề xuất sửađổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tưkinh doanh.

2. Việc đềxuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiệnđầu tư kinh doanh được thực hiện trong Đề nghị xây dựng văn bản quy phạm phápluật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có nhữngnội dung sau đây:

a) Ngành,nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh dự kiến sửađổi, bổ sung;

b) Phân tíchsự cần thiết, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanhcó điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư;

c) Căn cứ sửađổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tưkinh doanh và đối tượng phải tuân thủ;

d) Đánh giátính hợp lý, khả thi của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh cóđiều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh và sự phù hợp với điều ước quốc tế vềđầu tư;

đ) Đánh giá tácđộng của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặcđiều kiện đầu tư kinh doanh đối với công tác quản lý nhà nước và hoạt động đầutư kinh doanh của các đối tượng phải tuân thủ.

Điều 14. Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về ngành, nghềđầu tư kinh doanh có điều kiện

1. Hằng nămvà theo yêu cầu quản lý của mình, bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm rà soát,đánh giá tình hình thực hiện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh cóđiều kiện và các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý củamình.

2. Nội dungrà soát, đánh giá gồm:

a) Đánh giátình hình thực hiện các quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanhcó điều kiện và các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc chức năng quản lý của bộ,cơ quan ngang bộ có hiệu lực đến thời điểm rà soát, đánh giá;

b) Đánh giáhiệu lực, hiệu quả thực hiện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh cóđiều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh; vướng mắc phát sinh trong quá trìnhthực hiện;

c) Đánh giáthay đổi về điều kiện kinh tế – xã hội, kỹ thuật, công nghệ, yêu cầu quản lýngành, lĩnh vực và các điều kiện khác ảnh hưởng đến việc thực hiện quy định vềngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh (nếucó);

d) Kiến nghịsửa đổi, bổ sung quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điềukiện đầu tư kinh doanh (nếu có).

3. Bộ, cơquan ngang bộ gửi đề xuất theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này cho Bộ Kếhoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Mục 2. NGÀNH, NGHỀ VÀ ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯNƯỚC NGOÀI

Điều 15. Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nướcngoài

1. Ngành, nghề hạn chế tiếp cậnthị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và hạn chế về tiếp cận thị trường đốivới ngành, nghề đó được quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ướcquốc tế về đầu tư. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhàđầu tư nước ngoài được công bố tại Phụ lục I của Nghị định này.

2. Điều kiệntiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng theo các hình thứcquy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư và được đăng tải, cậpnhật theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.

3. Ngoài điềukiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề quy định tại các khoản 1 và 2Điều này, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khithực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện(nếu có) sau đây:

a) Sử dụng đấtđai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản;

b) Sản xuất,cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước;

c) Sở hữu,kinh doanh nhà ở, bất động sản;

d) Áp dụngcác hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặcphát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;

đ) Tham giachương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;

e) Các điềukiện khác theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghịquyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tếvề đầu tư có quy định không cho phép hoặc hạn chế tiếp cận thị trường đối với tổchức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 16. Đối tượng áp dụng Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thịtrường

1. Danh mục ngành, nghề hạn chếtiếp cận thị trường được áp dụng đối với:

a) Nhà đầutư nước ngoài theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư;

b) Tổ chứckinh tế theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 LuậtĐầu tư khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần,mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

(Trong Mụcnày các đối tượng quy định tại các điểm a và b khoản này, sau đây gọi chung lànhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp Nghị định này có quy định khác).

2. Đối với các hoạt động đầu tưkinh doanh thực hiện tại Việt Nam, nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời cóquốc tịch nước ngoài được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trườngvà thủ tục đầu tư như quy định áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầutư nước ngoài. Trong trường hợp lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trườngvà thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư làcông dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài không được thực hiện cácquyền và nghĩa vụ quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Điều 17. Nguyên tắc áp dụng hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhàđầu tư nước ngoài

1. Trừ nhữngngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhàđầu tư nước ngoài quy định tại Phụ lục I của Nghị định này, nhà đầu tư nướcngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.

2. Nhà đầutư nước ngoài không được đầu tư trong các ngành, nghề chưa được tiếp cận thịtrường theo quy định tại Mục A Phụ lục I của Nghị định này.

3. Đối vớicác ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoàitheo quy định tại Mục B Phụ lục I của Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài phảiđáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường được đăng tải theo quy định tại Điều18 Nghị định này.

4. Điều kiệntiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề Việt Nam chưacam kết về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng nhưsau:

a) Trường hợpcác luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụQuốc hội, nghị định của Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật Việt Nam)không có quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó thì nhà đầutư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước;

b) Trường hợppháp luật Việt Nam đã có quy định về hạn chế tiếp cận thị trường của nhà đầu tưnước ngoài đối với ngành, nghề đó thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.

5. Trường hợpcác luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụQuốc hội, nghị định của Chính phủ được ban hành (sau đây gọi chung là văn bản mớiban hành) có quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nướcngoài đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết theo quy định tại khoản 4Điều này thì các điều kiện đó được áp dụng như sau:

a) Nhà đầu tư nước ngoài đã đượcáp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định tại khoản 4 Điều này trướcngày văn bản mới ban hành có hiệu lực được tiếp tục thực hiện hoạt động đầu tưtheo các điều kiện đó. Trường hợp thành lập tổ chức kinh tế mới, thực hiện dựán đầu tư mới, nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, đầu tư góp vốn, mua cổ phần,mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặcđiều chỉnh, bổ sung mục tiêu, ngành, nghề mà theo quy định của văn bản mới banhành phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoàithì phải đáp ứng điều kiện đó. Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước có thẩm quyềnkhông xem xét lại điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề mà nhàđầu tư đã được chấp thuận trước đó;

b) Nhà đầu tư nước ngoài thực hiệnhoạt động đầu tư sau thời điểm văn bản mới được ban hành có hiệu lực phải đáp ứngđiều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định củavăn bản đó.

6. Nhà đầutư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau quy địnhtại Phụ lục I Nghị định này phải đáp ứng toàn bộ điều kiện tiếp cận thị trườngđối với các ngành, nghề đó.

7. Nhà đầutư nước ngoài thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thựchiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trườngnhư quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viênWTO, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế giữa Việt Nam vàquốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác.

8. Nhà đầutư nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của điều ước quốc tế về đầu tư có quyđịnh về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư đó thuận lợi hơn so vớiquy định của pháp luật Việt Nam thì được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trườngtheo điều ước đó.

9. Nhà đầutư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế về đầu tư có quyđịnh khác nhau về điều kiện tiếp cận thị trường thì được lựa chọn áp dụng điềukiện tiếp cận thị trường đối với tất cả các ngành, nghề kinh doanh theo mộttrong các điều ước đó. Trường hợp đã lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thịtrường theo một điều ước quốc tế về đầu tư (gồm cả điều ước được ký mới hoặc đượcsửa đổi, bổ sung sau ngày điều ước đó có hiệu lực mà nhà đầu tư đó thuộc đối tượngáp dụng) thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theotoàn bộ quy định của điều ước đó.

10. Hạn chếvề tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các điều ước quốc tếvề đầu tư được áp dụng như sau:

a) Trường hợp nhiều nhà đầu tư nướcngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và thuộc đốitượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế về đầu tư thì tổng tỷ lệ sở hữucủa tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế đó không được vượtquá tỷ lệ cao nhất theo quy định của một điều ước quốc tế có quy định về tỷ lệsở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành, nghề cụ thể;

b) Trường hợpnhiều nhà đầu tư nước ngoài thuộc cùng một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ góp vốn,mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thì tổng tỷ lệ sở hữu của tấtcả các nhà đầu tư đó không được vượt quá tỷ lệ sở hữu quy định tại điều ước quốctế về đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư đó;

c) Đối vớicông ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoánhoặc quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của phápluật về chứng khoán, trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác về tỷlệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật vềchứng khoán;

d) Trường hợptổ chức kinh tế có nhiều ngành, nghề kinh doanh mà điều ước quốc tế về đầu tưcó quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữucủa nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế đó không vượt quá hạn chế về tỷ lệsở hữu nước ngoài đối với ngành, nghề có hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấpnhất.

Điều 18. Đăng tải, cập nhật điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầutư nước ngoài

1. Bộ Kế hoạchvà Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát, tập hợp điềukiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành, nghềquy định tại Phụ lục I Nghị định này để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia vềđầu tư.

2. Nội dungđăng tải theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:

a) Ngành,nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tạiPhụ lục I Nghị định này;

b) Căn cứ ápdụng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy địnhtại khoản 1 Điều 15 Nghị định này;

c) Điều kiệntiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Đầu tư.

3. Trường hợpluật, nghị quyết của Quốc hội, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụQuốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư quy định điềukiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài nhưng chưa được cập nhậttại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nướcngoài và nội dung đăng tải theo quy định tại khoản 2 Điều này thì áp dụng theoquy định của luật, nghị quyết, pháp lệnh, nghị định đó. Việc cập nhật những nộidung đăng tải quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện tương ứng theo quy định tạikhoản 3 Điều 12 của Nghị định này.

4. Việc rà soát, tập hợp, đăng tải,đề xuất sửa đổi, bổ sung, đánh giá tình hình thực hiện Danh mục ngành, nghề hạnchế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy địnhtương ứng đối với Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại cácĐiều 12, 13 và 14 Nghị định này.

Chương III

ƯU ĐÃIVÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ

Điều 19. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư

Đối tượng đượchưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của LuậtĐầu tư bao gồm:

1. Dự án đầutư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư hoặc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theoquy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

2. Dự án đầutư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiệnkinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục III của Nghị địnhnày.

3. Dự án đầutư có quy mô vốn đầu tư từ 6.000 tỷ đồng trở lên được áp dụng ưu đãi đầu tưtheo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tưkhi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Thực hiệngiải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấychứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời vớichấp thuận nhà đầu tư (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăngký đầu tư) hoặc Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (đối với dự án không thuộc diệncấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);

b) Có tổngdoanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng từ 3.000 lao động thường xuyên bìnhquân hằng năm trở lên theo quy định của pháp luật về lao động chậm nhất sau 03năm kể từ năm có doanh thu.

4. Dự án đầutư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều15 Luật Đầu tư gồm:

a) Dự án đầutư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở;

b) Dự án đầutư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động thường xuyên bình quân hằng nămtrở lên theo quy định của pháp luật về lao động (không bao gồm lao động làm việckhông trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng);

c) Dự án đầu tư sử dụng từ 30% sốlao động thường xuyên bình quân hằng năm trở lên là người khuyết tật theo quy địnhcủa pháp luật về người khuyết tật và pháp luật về lao động.

5. Doanhnghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học vàcông nghệ; dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khíchchuyển giao; cơ sở ươm tạo công nghệ và cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học vàcông nghệ; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịchvụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy địnhtại điểm đ khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư là các doanh nghiệp,tổ chức, cơ sở, dự án đầu tư đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật vềkhoa học và công nghệ; công nghệ cao; chuyển giao công nghệ; bảo vệ môi trường.

6. Đối tượngđược hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều15 của Luật Đầu tư gồm:

a) Trung tâmĐổi mới sáng tạo Quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

b) Trung tâmđổi mới sáng tạo khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập nhằm hỗ trợ thựchiện các dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, thành lập doanh nghiệp đổi mới sángtạo, thực hiện hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển tạitrung tâm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 7 Điều này;

c) Dự án đầutư khởi nghiệp sáng tạo quy định tại khoản 8 Điều này;

d) Dự ánthành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển.

7. Trung tâmđổi mới sáng tạo quy định tại điểm b khoản 6 Điều này được hưởng ưu đãi đầu tưkhi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có chứcnăng hỗ trợ, phát triển, kết nối doanh nghiệp đổi mới sáng tạo với hệ sinh tháikhởi nghiệp và đổi mới sáng tạo;

b) Có một sốhạng mục hạ tầng kỹ thuật để phục vụ hỗ trợ, phát triển và kết nối hệ sinh tháikhởi nghiệp và đổi mới sáng tạo gồm: phòng thí nghiệm, phòng sản xuất thử nghiệmvà thương mại hóa công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản phẩm mẫu;cơ sở hạ tầng lắp đặt thiết bị kỹ thuật bảo đảm cung cấp một hoặc nhiều hoạt độngcho doanh nghiệp để thiết kế, thử nghiệm, đo lường, phân tích, giám định, kiểmđịnh sản phẩm, hàng hóa, vật liệu; có hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ doanhnghiệp và mặt bằng tổ chức sự kiện, trưng bày, trình diễn công nghệ, sản phẩm đổimới sáng tạo;

c) Có đội ngũ quản lý chuyên nghiệpđể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, phát triển và kết nối cho doanh nghiệp hoạt độngtại trung tâm; có mạng lưới chuyên gia và cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phát triểnvà kết nối cho doanh nghiệp.

8. Dự án đầutư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều này một trong cácdự án sau:

a) Sản xuấtsản phẩm hình thành từ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiếtkế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, phần mềm máy tính, ứng dụng trên điện thoại diđộng, điện toán đám mây; sản xuất dòng, giống vật nuôi mới, giống cây trồng mới,giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới; tiến bộ kỹ thuật đã được cấp vănbằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, quyền tác giả hoặcđược công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Namlà thành viên hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;

b) Sản xuấtsản phẩm được tạo ra từ các dự án sản xuất thử nghiệm, sản phẩm mẫu và hoàn thiệncông nghệ; sản xuất sản phẩm đạt giải tại các cuộc thi khởi nghiệp, khởi nghiệpđổi mới sáng tạo quốc gia, các giải thưởng về khoa học và công nghệ theo quy địnhcủa pháp luật về giải thưởng khoa học và công nghệ;

c) Dự án củacác doanh nghiệp hoạt động tại các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiêncứu và phát triển;

d) Sản xuấtsản phẩm công nghiệp văn hoá hình thành từ quyền tác giả, quyền liên quan đếnquyền tác giả đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữutrí tuệ hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tếmà Việt Nam là thành viên.

9. Chuỗiphân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng ưu đãi đầu tư theoquy định tại điểm g khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư là mạng lướicác trung gian thực hiện phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa đến ngườitiêu dùng và đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có ít nhất80% số doanh nghiệp tham gia là doanh nghiệp nhỏ và vừa;

b) Có ít nhất10 địa điểm phân phối hàng hoá đến người tiêu dùng;

c) Tối thiểu50% doanh thu của chuỗi được tạo ra bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham giatrong chuỗi.

10. Cơ sởươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được hưởngưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 15 Luật Đầutư là cơ sở được thành lập theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệpnhỏ và vừa.

Điều 20. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư

1. Dự án đầutư quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định này được hưởng ưu đãi đầu tư như quyđịnh đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệtkhó khăn.

2. Dự án đầutư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên và dự án sử dụng lao độnglà người khuyết tật quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều 19 Nghị định nàyđược hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tưtại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

3. Dự án đầutư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư thuộcđịa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Mức ưuđãi cụ thể đối với dự án đầu tư quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này đượcáp dụng theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán và đất đai.

5. Đối với dựán đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng các mức ưu đãi đầu tư khác nhau trong cùng mộtthời gian thì nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi cao nhất.

6. Ưu đãi, hỗtrợ đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2Điều 20 Luật Đầu tư được áp dụng như sau:

a) Mức ưuđãi, thời hạn áp dụng ưu đãi đặc biệt về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuêđất, thuê mặt nước thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệpvà pháp luật về đất đai;

b) Ưu đãi, hỗtrợ đầu tư đặc biệt được áp dụng đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia doThủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và toàn bộ cơ sở trực thuộc đặt ngoàitrụ sở chính của Trung tâm;

c) Nhà đầutư đề xuất áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt phải cam kết đáp ứng các điều kiện vềngành, nghề đầu tư, tổng vốn đăng ký đầu tư, mức vốn giải ngân, thời hạn giảingân quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tưvà các điều kiện khác ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấpthuận chủ trương đầu tư hoặc thỏa thuận bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩmquyền theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

d) Thủ tướngChính phủ quyết định mức, thời gian ưu đãi đầu tư đặc biệt theo các tiêu chí vềcông nghệ cao, chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi, giátrị sản xuất trong nước đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản2 Điều 20 Luật Đầu tư.

7. Ưu đãi đầutư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chứckinh tế (sau đây gọi chung là tổ chức lại tổ chức kinh tế); chia, tách, sáp nhậpvà chuyển nhượng dự án đầu tư được áp dụng như sau:

a) Tổ chứckinh tế được hình thành trên cơ sở tổ chức lại tổ chức kinh tế hoặc nhà đầu tưnhận chuyển nhượng dự án đầu tư được kế thừa các ưu đãi đầu tư áp dụng đối vớidự án đầu tư (nếu có) trước khi tổ chức lại hoặc nhận chuyển nhượng nếu vẫn đápứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư;

b) Dự án đầutư được hình thành trên cơ sở chia, tách dự án đáp ứng điều kiện hưởng mức ưuđãi đầu tư nào thì được hưởng mức ưu đãi đầu tư đó cho thời gian hưởng ưu đãicòn lại của dự án trước khi chia, tách;

c) Dự án đầutư được hình thành trên cơ sở sáp nhập dự án được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầutư theo các điều kiện hưởng ưu đãi của từng dự án trước khi sáp nhập nếu vẫnđáp ứng điều kiện. Trường hợp dự án được sáp nhập đáp ứng các điều kiện hưởngưu đãi đầu tư khác nhau thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo từng điềukiện khác nhau đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại.

Xem thêm: Đồ Án Sấy Chuối Bằng Hầm Sấy, Đồ Án Thiết Kế Hệ Thống Sấy Chuối

8. Trường hợpkhu công nghiệp, khu chế xuất đã được thành lập theo quy định của Chính phủ đượccấp có thẩm quyền phê duyệt đưa ra khỏi quy hoạch hoặc chấp thuận chuyển đổisang mục đích sử dụng khác hoặc dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạtầng khu công nghiệp, khu chế xuất chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luậtvề đầu tư thì các dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất đượctiếp tục hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinhdoanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhậnđăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủtrương đầu tư hoặc văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy địnhvề ưu đãi đầu tư (nếu có một trong các loại giấy tờ đó) hoặc theo quy định củapháp luật có hiệu lực tại thời điểm đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất(trong trường hợp không có các loại giấy tờ đó).

Điều 21. Xác định địa bàn ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi địagiới hành chính

1. Trường hợp đơn vị hành chính mớiđược thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ vềđiều chỉnh địa giới hành chính (chia, tách, nâng cấp đơn vị hành chính cũ đangthuộc địa bàn ưu đãi đầu tư) do sắp xếp, điều chỉnh địa giới của

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Phương trình