Trình Bày Các Phương Pháp Quản Lý Doanh Nghiệp, Ưu Nhược Điểm

Quản lý doanh nghiệp hiệu quả là chìa khóa thành công của một doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu về quản trị doanh nghiệp cũng như các phương pháp quản lý hiệu quả trong bài viết này nhé.

Đang xem: Trình bày các phương pháp quản lý doanh nghiệp

*

Quản lý doanh nghiệp – đó là dùng mọi biện pháp để hoạch định, tổ chức – triển khai, kiểm tra – giám sát và điều chỉnh mọi hoạt động của công ty, sử dụng tất cả các nguồn lực hiện có để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định. Đó có thể là mục tiêu tăng trưởng, đó có thể là mục tiêu lợi nhuận, đó có thể là mục tiêu thương hiệu…

Với định nghĩa trên, ta có thể thấy, để quản lý doanh nghiệp hiệu quả thì đầu tiên cần xác định rõ được mục tiêu của doanh nghiệp. Tiếp theo đó, quản trị doanh nghiệp phải xác định được phương pháp và con đường phù hợp vì không có một phương pháp quản lý hiệu quả nào áp dụng được với tất cả các doanh nghiệp. Thứ ba, trong quản trị, cần phải tìm cách tối ưu hóa, sử dụng hết nguồn lực doanh nghiệp, nhất là đối với việc quản lý những doanh nghiệp nhỏ. Và cuối cùng, để quản lý hiệu quả thì cần phải xác định rõ đối tượng được quản trị và bị quản trị.

Quy trình quản lý doanh nghiệp

Để quản lý doanh nghiệp hiệu quả, cần thực hiện quy trình quản lý sau:

a) Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và văn hóa

Đây là các yếu tố quan trọng mà mọi doanh nghiệp phải xác định cho mình được những điều này để làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp sau này.

b) Xây dựng hệ thống mục tiêu/chiến lược

Xây dựng hệ thống mục tiêu, chiến lược giúp doanh nghiệp xác định được con đường mình phải đi. Chỉ khi xác định được rõ những mục tiêu này doanh nghiệp mới đánh giá được hiệu quả hoạt động của mình.

c) Thiết lập sơ đồ tổ chức, bảng mô tả công việc và KPIs

Đây là hệ thống giúp doanh nghiệp tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc và giao chỉ tiêu, đánh giá thành tích và khuyến khích, khen thưởng nhân viên của mình.

d) Xây dựng hệ thống quy trình, quy định và hướng dẫn

Hầu như các doanh nghiệp đều có nhưng chưa đầy đủ, không cập nhật thường xuyên hoặc tệ hơn là không được đưa vào áp dụng. Việc xây dựng một cách khoa học, chi tiết hệ thống quy trình, quy định và hướng dẫn này làm cho việc vận hành doanh nghiệp trở nên trơn tru hơn và nhờ đó việc quản lý doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn nhiều.

e) Tích hợp các hệ thống phần mềm

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng doanh nghiệp phần mềm vào quản lý. Quy trình được thực tế hóa trên phần mềm giúp các bộ phận hoạt động theo guồng tốt nhất. Trong đó không thể không kể đến phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP, đây là một phần mềm vô cùng hữu ích giúp đơn giản hóa quy trình quản trị của doanh nghiệp.

*

Phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Cụ thể, để quản lý doanh nghiệp hiệu quả thì người quản trị doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp) cần phải nắm vững một số cách quản trị hiệu quả sau để có thể áp dụng, kết hợp chúng một cách khéo léo, khoa học:

Hoạch định chiến lược một cách khoa học, chi tiết

Đây là một phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả mà mỗi nhà quản trị phải xét đến đầu tiên. Hoạch định chiến lược là tiến trình trong đó nhà quản trị xác định, lựa chọn mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp và vạch ra các hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đó. Nếu nhà quản trị hoạch định chiến lược một cách khoa học, chi tiết như quyết định trước xem phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm… để làm cho các sự việc có thể xảy ra, phải xảy ra hoặc không xảy ra theo hướng có lợi cho doanh nghiệp dựa trên cơ sở mục tiêu chung của tổ chức có tính đến đòi hỏi của các quy luật khách quan chi phối lớn mọi yếu tố, mọi khía cạnh bên trong nội bộ doanh nghiệp cũng như bên ngoài môi trường xã hội, kinh tế thì sẽ giống như có một “kim chỉ nam” thực hiện, như vậy doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu đề ra.

Xem thêm: 3 Bài Văn Từ Trích Đoạn Nước Đại Việt Ta Văn Nghị Luận, Văn Mẫu Lớp 8

Phân chia công việc cho mỗi nhân viên, mỗi bộ phận/ phòng ban hợp lý, hiệu quả

Kế hoạch, chiến lược của doanh nghiệp sẽ được thực hiện có hiệu quả hơn khi người quản trị biết cách phân công, sắp xếp công việc cho mỗi nhân viên, mỗi bộ phận, mỗi phòng ban một cách hợp lý nhất. Chính vì vậy, người quản trị cần phải nắm được cụ thể thời gian làm việc, năng lực, trình độ của mỗi nhân viên và khối lượng công việc mà họ đang đảm nhiệm. Có thế, quá trình sắp xếp công việc cho mỗi nhân viên mới đạt được hiệu quả.

Tổ chức, phân tầng hệ thống nhân viên trong doanh nghiệp

Người quản trị giỏi không phải là người làm hết tất cả mọi việc mà họ phải là người biết phân chia công việc, trao quyền hành cho người khác để điều phối công việc một cách hiệu quả hơn. Chính vì vậy, việc tổ chức, phân tầng hệ thống nhân viên là điều rất cần thiết.

Kiểm soát được những dữ liệu cơ bản của doanh nghiệp

Trong hoạt động của doanh nghiệp có nhiều loại dữ liệu, người quản trị cần biết phân chia cụ thể ra từng loại và có cơ chế kiểm soát hợp lý. Cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả này đòi hỏi phải kiểm soát những loại dữ liệu sau:

Kiểm soát tốt dòng tiềnKiểm soát lượng hàng hóa bán ra tăng hay giảmTheo dõi các khoản nợ phải thuKiểm soát tốt hàng tồn khoKiểm soát năng suất làm việc của mỗi nhân viên, mỗi bộ phận/ phòng ban

*

Phần mềm quản lý doanh nghiệp online

Có thể thấy, trong quá trình xây dựng doanh nghiệp, việc tích hợp sử dụng phần mềm quản lý là một phương pháp không thể bỏ qua để tối ưu hóa quá trình này. Chúng tôi giới thiệu ở đây phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP, một phần mềm miễn phí như một gợi ý cho các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng doanh nghiệp của mình.

ERP (viết đầy đủ là Enterprise Resource Planning) nghĩa là hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp.

Phần mềm ERP hiểu đơn giản là một mô hình công nghệ all-in-one, tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau thành các module của một gói phần mềm duy nhất, giúp tự động hoá từ A đến Z các hoạt động liên quan tới tài nguyên của doanh nghiệp. Mục đích của phần mềm ERP là tạo ra một hệ thống dữ liệu tự động hợp nhất và xuyên suốt qua các phòng ban và khâu hoạt động như quản lý mua hàng, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự,…

Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP có 4 đặc điểm chính sau

1. ERP là một hệ thống quản trị sản xuất kinh doanh hợp nhất. Mọi thành viên doanh nghiệp (từ nhà quản lý tới nhân viên), mọi công đoạn và phòng ban chức năng xâu chuỗi thành một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có trật tự.

2. ERP là một hệ thống phần mềm hỗ trợ chứ không phải dây chuyền sản xuất tự động thay thế sức người.

3. ERP là một hệ thống quản lý hoạt động theo quy tắc và kế hoạch rõ ràng. Các nhân viên với nhiệm vụ cụ thể cần được xác định từ trước cùng với quy định nhất quán, chặt chẽ; kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập ra theo định kỳ tuần, tháng, năm.

Xem thêm: Hiểu Hơn Về Những Khóa Học Spa Nâng Cao, Học Nghề Spa Bao Nhiêu Tiền

4. ERP là hệ thống liên kết giữa các phòng ban trong công ty để chúng cùng làm việc, trao đổi, cộng tác qua lại với nhau chứ không phải mỗi phòng ban là một cát cứ hoạt động riêng lẻ.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Phương trình