Trình Bày Các Phương Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non Hiệu Quả

Khả năng về ngôn ngữ là khả năng nghe hiểu, đọc hiểu ngữ nghĩa, vần điệu của từ ngữ; năng lực sử dụng từ, cú pháp để diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng trong giao tiếp bằng lời nói và văn bản.

Đang xem: Trình bày các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

*

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là việc làm vô cùng cần thiết mà các bậc phụ huynh nên quan tâm trong quá trình nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhỏ. Tùy thuộc vào từng độ tuổi nhất định mà trẻ sẽ có khả năng tiếp nhận thông tin và cách giao tiếp ở những mức độ khác nhau:

– Giai đoạn từ 1 – 1,5 tuổi: Trẻ có khả năng lý giải ngôn ngữ và bắt đầu học cách phát âm bằng cách lặp lại từng từ mà người lớn nói, và trẻ đã có thể hiểu được những cuộc giao tiếp ngắn, ý nghĩa các hành động, âm thanh.

– Giai đoạn 1,5 – 3 tuổi: Phát triển ngôn ngữ một cách tích cực với những bước tiến vượt bậc.

– Giai đoạn từ 3 – 5 tuổi: Trẻ bổ xung nhiều vốn từ nhờ việc tiếp xúc với sự vật, sự việc trong môi trường xung quanh.

Những phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Phương pháp 1: Cho bé đi khám phá và nhìn nhiều hơn

Đây là phương pháp cơ bản trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non bởi cha mẹ có thể áp dụng phương pháp này ngay khi trẻ mới chập chững biết đi. Ở giai đoạn này, trẻ tiếp nhận thông tin chủ yếu bằng Thính giác, Thị giác và Xúc giác. Do đó, trong quá trình quan sát và khám phá thế giới xung quanh sẽ giúp các bé phát triển khả năng tư duy, trau dồi vốn từ vựng cũng như hoàn thiện khả năng nghe nhìn.

*

Ba mẹ nên đưa trẻ đến những nơi có không khí trong lành, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên để trẻ có được môi trường khám an toàn. Hãy để con được tự do chạy nhảy và quanh sát thế giới xung quanh, phụ huynh nên đóng vai trò vừa là người bạn đồng hành, vừa là người chỉ dạy để lắng nghe, trò chuyện cùng con qua đó vốn từ của con trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.

Phương pháp 2: Thường xuyên cho bé nghe nhạc phù hợp với từng giai đoạn tuổi

Cho trẻ nghe nhạc thường xuyên giúp các con rèn luyện khả năng nghe, cảm nhận và rèn luyện phát âm. Bởi những giai điệu du dương sẽ góp phần kích thích não bộ, tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ.

*

Phương pháp 3: Thường xuyên trò chuyện cùng với bé

Trò chuyện là phương pháp phát đơn giản nhưng lại đem đến những hiệu quả vô cùng thiết thực, bởi vì phát triển ngôn ngữ là để khiến bé có khả năng giao tiếp tốt hơn, vậy nên khi trò chuyện bé vừa được thực hành vừa được học tập, trau dồi vốn từ.

Xem thêm: Bộ Câu Hỏi Trắc Nghiệm Biểu Đồ Địa Lý 12 Có Đáp Án, Trắc Nghiệm Địa Lý Lớp 12, Có Đáp Án Và Lời Giải

*

afm-g02-007-05

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ nhỏ càng tham gia trò chuyện với người lớn nhiều thì vốn từ của các bé sẽ càng nhiều và rộng hơn. Ở lứa tuổi mẫu giáo, vốn từ rộng sẽ giúp các bé đọc hiểu tốt hơn.

Vì vậy, ba mẹ nên trò chuyện cùng trẻ bất cứ khi nào có thể, hãy đặt ra những câu hỏi từ đơn giản như “có” hoặc “không” đến câu phức tạp hơn khiến bé hồi tưởng lại những việc đã diễn ra và cố gắng tư duy từ ngữ để kể lại cho ba mẹ biết.

Phương pháp 4: Cùng trẻ đọc sách và vui chơi

Trong quá trình lắng nghe ba mẹ đọc sách, kể chuyện các con có thể rèn luyện được khả năng tư duy logic theo mạch truyện, trau dồi từ vựng và học cách sử dụng câu từ sao cho hợp lý, phù hợp với từng ngữ cảnh. Không những vậy, phương pháp này còn tập tính kiên nhẫn và thông qua những nhân vật trong truyện để dậy con cách nhìn nhận về thiện – ác, đúng – sai để từ đó hình thành những tấm gương tốt cho con học tập.

*

Nếu đọc sách là quá trình trẻ lắng nghe, tiếp nhận từ ngữ, thông tin một cách bị động thì khi vui chơi trẻ sẽ được giao tiếp tự nhiên, gần gũi và được phát triển toàn diện các giác quan từ Thính giác, Thị giác đến Xúc giác. Nhờ vậy, việc đọc sách và vui chơi sẽ giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng, áp dụng những ngôn ngữ để diễn đạt mong muốn, cảm xúc của bản thân.

Phương pháp 5: Hát đồng dao và đọc thơ cùng với bé

Các bé ở lứa tuổi mầm non rất thích ca hát và thường thuộc bài rất nhanh, phụ huynh hãy dạy cho trẻ những bài hát vui tươi hay những câu thơ ngắn gọn có vần điệu. Như vậy các bạn nhỏ sẽ tiếp thu rất nhanh và dễ dàng vận dụng.

*

Phương pháp 6: Viết và vẽ cùng bé

Những nét vẽ nguệch ngoạc chính là cách mà các bé phác họa lại những gì mà mình tiếp nhận được từ thế giới xung quanh và cả những gì mà chúng tưởng tượng ra. Do vậy, các bậc phục huynh hãy khuyến khích trẻ làm điều này bằng cách vừa dạy và vừa vẽ cùng con, hay khơi gợi những thứ con hứng thú để kích thích sự sáng tạo, phát triển khả năng ngôn ngữ, miêu tả sự vật ở trẻ.

*

Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

…………..

Xem thêm: đồ án thiết kế băng tải cao su

Trên đây là 6 phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đơn giản và hiệu quả, các bậc phụ huynh nên lựa chọn, phối hợp chúng sao cho hợp lý để gây được hứng thú cho trẻ. Quan trọng hơn cả, ba mẹ hãy luôn đồng hành cùng con trẻ trong suốt quá trình bé lớn lên và dần hoàn thiện những kỹ năng đầu đời vô cùng quan trọng này nhé.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Phương trình