Giải Bài: Ôn Tập Chương I Toán Lớp 6 Ôn Tập Chương 1 Bài Tập

– Chọn bài -Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợpBài 2: Tập hợp các số tự nhiênBài 3: Ghi số tự nhiênBài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp conLuyện tập trang 14Bài 5: Phép cộng và phép nhânLuyện tập 1 trang 17Luyện tập 2 trang 19Bài 6: Phép trừ và phép chiaLuyện tập 1 trang 24Luyện tập 2 trang 25Bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ sốLuyện tập trang 28Bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ sốBài 9: Thứ tự thực hiện các phép tínhBài 10: Tính chất chia hết của một tổngLuyện tập trang 36Bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5Luyện tập trang 39Bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9Luyện tập trang 42Bài 13: Ước và bộiBài 14: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tốLuyện tập trang 47Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tốLuyện tập trang 50Bài 16: Ước chung và bội chungLuyện tập trang 53Bài 17: Ước chung lớn nhấtLuyện tập 1 trang 56Luyện tập 2 trang 57Bài 18: Bội chung nhỏ nhấtLuyện tập 1 trang 59Luyện tập 2 trang 60Ôn tập chương 1 (Câu hỏi – Bài tập)

Sách giải toán 6 Ôn tập chương 1 (Câu hỏi – Bài tập) giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Câu hỏi ôn tập chương 1 Số học 6

1 (trang 61 sgk Toán 6 Tập 1): Viết dạng tổng quát các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

Đang xem: Toán lớp 6 ôn tập chương 1 bài tập

Trả lời:

Phép tính Cộng Nhân
Giao hoán a + b = b + a a.b = b.a
Kết hợp (a + b) + c = a + (b + c) (a.b).c = a.(b.c)
Phân phối a(b + c) = ab + ac

2 (trang 61 sgk Toán 6 Tập 1): Lũy thừa bậc n của a là gì?

Trả lời:

Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a:

an = a . a . …. . a (n ≠ 0) n thừa số3 (trang 61 sgk Toán 6 Tập 1): Viết công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số, chia hai lũy thừa cùng cơ số.

Trả lời:

– Nhân hai lũy thừa cùng cơ số:

am . an = am+n

– Chia hai lũy thừa cùng cơ số:

am : an = am-n (a ≠ 0; m ≥ n)

4 (trang 61 sgk Toán 6 Tập 1): Khi nào ta nói số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b.

Trả lời:

Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên k sao cho a = b.k.

Kí hiệu: a ⋮ b

5 (trang 61 sgk Toán 6 Tập 1): Phát biểu và viết dạng tổng quát hai tính chất chia hết của một tổng.

Trả lời:

– Tính chất 1: a ⋮ m và b ⋮ m => (a + b) ⋮ m

Tổng quát: Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.

a ⋮ m, b ⋮ m và c ⋮ m => (a + b + c) ⋮ m

– Tính chất 2: a :/. m và b ⋮ m => (a + b) :/. m

Tổng quát: Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số, còn các số hạng khác đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó.

a :/. m, b ⋮ m và c ⋮ m => (a + b + c) :/. m

6 (trang 61 sgk Toán 6 Tập 1): Phát biểu các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9.

Trả lời:

– Dấu hiệu chia hết cho 2: Các số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.

– Dấu hiệu chia hết cho 3: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3.

– Dấu hiệu chia hết cho 5: Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5.

– Dấu hiệu chia hết cho 9: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9.

7 (trang 61 sgk Toán 6 Tập 1): Thế nào là số nguyên tố, hợp số ? Cho ví dụ.

Trả lời:

– Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

Ví dụ: 2, 3, 5, 7, 11, …

– Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.

Ví dụ: 4, 6, 8, 9, …

8 (trang 61 sgk Toán 6 Tập 1): Thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau ? Cho ví dụ.

Trả lời:

– Hai số có ƯCLN bằng 1 gọi là các số nguyên tố cùng nhau.

Ví dụ: 8 và 9 là hai số nguyên tố cùng nhau.

9 (trang 61 sgk Toán 6 Tập 1): ƯCLN của hai hay nhiều số là gì ? Nêu cách tìm.

Xem thêm: Khóa Học Vẽ Tranh Tường Tphcm 2020, Lớp Dạy Vẽ Tranh Tường 3D 2D, Tranh

Trả lời:

– ƯCLN của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của các số đó.

– Cách tìm:

Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.

Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm.

10 (trang 61 sgk Toán 6 Tập 1): BCNN của hai hay nhiều số là gì ? Nêu cách tìm.

Trả lời:

– BCNN của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.

– Cách tìm:

Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.

Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.

Bài 159 (trang 63 sgk Toán 6 Tập 1): Tìm kết quả của các phép tính:

a) n – n ; b) n:n ; c) n + 0

d) n – 0 ; e) n.0 ; g) n.1 ; h) n:1

Lời giải:

a) n – n = 0 ; b) n:n = 1 ; c) n + 0 = n

d) n – 0 = n ; e) n.0 = 0 ; g) n.1 = n ;

h) n:1 = n

Có bạn nào có thắc mắc rằng n là gì không?. Ở đây n là một số tự nhiên nhé.

Bài 160 (trang 63 sgk Toán 6 Tập 1): Thực hiện các phép tính:

a) 204 – 84:12 ; b) 15.23 + 4.32 – 5.7

c) 56:53 + 23.22 ; d) 164.53 + 47.164

Lời giải:

a) 204 – 84 : 12 = 204 – 7 = 197;

b) 15.23 + 4.32 – 5.7 = 15.8 + 4.9 – 5.7 = 120 + 36 – 35 = 121.

c) 56 : 53 + 23.22 = 56 – 3 + 22+3 = 53 + 25 = 125 + 32 = 157.

d) 164.53 + 47.164 = 164.(53+ 47) = 164.100 = 16400.

Bài 161 (trang 63 sgk Toán 6 Tập 1): Tìm số tự nhiên x biết:

a) 219 – 7(x + 1) = 100 ; b) (3x – 6).3 = 34

Lời giải:

a) 219 – 7(x + 1) = 100

7(x + 1) = 219 – 100

7(x + 1) = 119

x + 1 = 119 : 7

x + 1 = 17

x = 17 – 1

x = 16.

Vậy x = 16.

b) (3x – 6).3 = 34

3x – 6 = 34 : 3

3x – 6 = 33

3x – 6 = 27

3x = 27 + 6

3x = 33

x = 33 : 3

x = 11.

Vậy x = 11.

Bài 162 (trang 63 sgk Toán 6 Tập 1): Để tìm số tự nhiên x biết rằng nếu lấy số đó trừ đi 3 rồi chia cho 8 thì được 12, ta có thể viết (x – 3):8 = 12 rồi tìm x, ta được x = 99.

Bằng cách làm trên, hãy tìm số tự nhiên x, biết rằng nếu nhân nó với 3 rồi trừ đi 8 sau đó chia cho 4 thì được 7.

Lời giải:

Ta có thể viết lại thành: (3x – 8) : 4 = 7.

Tìm x: (3x – 8) : 4 = 7

3x – 8 = 7.4

3x – 8 = 28

3x = 28 + 8

3x = 36

x = 36 : 3

x = 12.

Vậy x = 12.

Bài 163 (trang 63 sgk Toán 6 Tập 1): Đố. Điền các số 25, 18, 22, 33 vào chỗ trống và giải bài toán sau:

Lúc … giờ , người ta thắp một ngọn nến có chiều cao … cm. Đến … giờ cùng ngày, ngọn nến chỉ còn cao … cm. Trong một giờ, chiều cao của ngọn nến giảm bao nhiêu xentimet?

Lời giải:

+ Trong một ngày, số giờ không thể vượt quá 24 nên hai vị trí điền giờ chỉ có thể bằng 18 và 22.

+ 25 và 33 là chiều cao ngọn nến. Vì ngọn nến lúc đầu phải cao hơn ngọn nến sau khi cháy nên ta có đề bài sau :

Lúc 18 giờ, người ta thắp một ngọn nến có chiều cao 33cm. Đến 22 giờ cùng ngày, ngọn nến chỉ cao còn 25cm. Trong một giờ, chiều cao ngọn nến giảm bao nhiêu xentimet ?

+ Giải bài toán :

Từ 18 giờ đến 22 giờ là 22 – 18 = 4 (giờ).

Trong 4 giờ ngọn nến giảm: 33 – 25 = 8 (cm).

Vậy trong 1 giờ ngọn nến giảm: 8 : 4 = 2 (cm).

Bài 163 (trang 63 sgk Toán 6 Tập 1): Đố. Điền các số 25, 18, 22, 33 vào chỗ trống và giải bài toán sau:

Lúc … giờ , người ta thắp một ngọn nến có chiều cao … cm. Đến … giờ cùng ngày, ngọn nến chỉ còn cao … cm. Trong một giờ, chiều cao của ngọn nến giảm bao nhiêu xentimet?

Lời giải:

+ Trong một ngày, số giờ không thể vượt quá 24 nên hai vị trí điền giờ chỉ có thể bằng 18 và 22.

+ 25 và 33 là chiều cao ngọn nến. Vì ngọn nến lúc đầu phải cao hơn ngọn nến sau khi cháy nên ta có đề bài sau :

Lúc 18 giờ, người ta thắp một ngọn nến có chiều cao 33cm. Đến 22 giờ cùng ngày, ngọn nến chỉ cao còn 25cm. Trong một giờ, chiều cao ngọn nến giảm bao nhiêu xentimet ?

+ Giải bài toán :

Từ 18 giờ đến 22 giờ là 22 – 18 = 4 (giờ).

Trong 4 giờ ngọn nến giảm: 33 – 25 = 8 (cm).

Vậy trong 1 giờ ngọn nến giảm: 8 : 4 = 2 (cm).

Bài 164 (trang 63 sgk Toán 6 Tập 1): Thực hiện phép tính rồi phân tích kết quả thừa số nguyên tố:

a) (1000 + 1):11 ; b) 142 + 52 + 22

c) 29.31 + 144:122 ; d) 333:3 + 225:152

Lời giải:

a) (1000 + 1) : 11 = 1001 : 11 = 91.

Phân tích ra thừa số nguyên tố: 91 = 7.13

b) 142 + 52 + 22 = 196 + 25 + 4 = 225.

Phân tích ra thừa số nguyên tố: 225 = 152 = (3.5)2 = 32.52.

c) 29.31 + 144 : 122 = 29.31 + 144 : 144 = 899 + 1 = 900

Phân tích ra thừa số nguyên tố: 900 = (30)2 = (2.3.5)2 = 22.32.52.

d) 333 : 3 + 225 : 152 = 333 : 3 + 225 : 225 = 111 + 1 = 112.

Phân tích ra thừa số nguyên tố: 112 = 16.7 = 24.7 .

Bài 165 (trang 63 sgk Toán 6 Tập 1): Gọi P là tập hợp các số nguyên tố. Điền kí hiệu ∈ hoặc ∉ thích hợp vào ô vuông:

*

Lời giải:

a) 747 có tổng các chữ số 7 + 4 + 7 = 18 ⋮ 3 nên 747 ⋮ 3.

Do đó 747 ∉ P.

235 có tận cùng bằng 5 nên 235 ⋮ 5.

Do đó 235 ∉ P.

Chia 97 cho lần lượt 2; 3; 5; 7 nhận thấy 97 không chia hết cho số nào.

Do đó 97 ∈ P.

b) Ta có: 123 có tổng các chữ số 1 + 2 + 3 = 6 ⋮ 3 nên 123 ⋮ 3 ⇒ 835.123 ⋮ 3

Lại có: 318 có tổng các chữ số 3 + 1 + 8 = 12 ⋮ 3 nên 318 ⋮ 3.

Từ hai điều trên suy ra a = 835.123 + 318 ⋮ 3 nên a ∉ P.

c) 5.7.11 là tích các số lẻ nên là số lẻ

13.17 là tích các số lẻ nên là số lẻ.

Suy ra 5.7.11 + 13.17 là số chẵn, tức là b =5.7.11 + 13.17 ⋮ 2 nên b ∉ P.

d) c = 2.5.6 – 2.29 = 2.(5.6) – 2.29 = 2.30 – 2.29 = 2.(30 – 29) = 2.1 = 2 là số nguyên tố.

Do đó c ∈ P.

Bài 166 (trang 63 sgk Toán 6 Tập 1): Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:

A = {x ∈ N | 84 ⋮ x, 180 ⋮ x và x > 6}

B = {x ∈ N | x ⋮ 12, x ⋮ 15, x ⋮ 18 và 0 2.3.7; 180 = 22.32.5

⇒ ƯCLN(84; 180) = 22.3 = 12.

Do đó ƯC(84; 180) = Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}.

x > 6 nên x = 12.

Hay A = {12}.

b) x ⋮ 12, x ⋮ 15, x ⋮ 18 nên x ∈ BC(12; 15; 18).

12 = 22.3; 15 = 3.5; 18 = 2.32

⇒ BCNN(12; 15; 18) = 22.32.5 = 180

⇒ BC(12; 15; 18) = B(180) = {0;180; 360; 540; 720; …}.

0 Bài 167 (trang 63 sgk Toán 6 Tập 1): Một số sách nếu xếp thành từng bó 10 quyển, 12 quyển hoặc 15 quyển đều vừa đủ bó. Tính số sách đó biết rằng số sách trong khoảng từ 100 đến 150.

Lời giải:

Giả sử số sách đó có a quyển.

Số sách đó xếp thành từng bó 10, 12, 15 quyển đều vừa đủ

Nghĩa là a là bội của 10; 12; 15.

Hay a ∈ BC (10; 12; 15).

10 = 2.5; 12 = 22.3; 15 = 3.5

⇒ BCNN(10; 12; 15) = 22.3.5 = 60.

Xem thêm: Phương Pháp Viết Quy Trình : Những Lưu Ý Quan Trọng, Biên Soạn Quy Trình: Những Lưu Ý Quan Trọng

Do đó BC(10; 12; 15) = B(60) = {0; 60; 120; 180; 240; 300; …}

Vì 100 Bài 168 (trang 64 sgk Toán 6 Tập 1): Máy bay trực thăng ra đời năm nào?

Máy bay trực thăng ra đời năm abcd.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Bài tập