Giải Toán Lớp 6 Bài 1 Tập Hợp Phần Tử Của Tập Hợp, Phần Tử Của Tập Hợp

– Chọn bài -Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợpBài 2: Tập hợp các số tự nhiênBài 3: Ghi số tự nhiênBài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp conLuyện tập trang 14Bài 5: Phép cộng và phép nhânLuyện tập 1 trang 17Luyện tập 2 trang 19Bài 6: Phép trừ và phép chiaLuyện tập 1 trang 24Luyện tập 2 trang 25Bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ sốLuyện tập trang 28Bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ sốBài 9: Thứ tự thực hiện các phép tínhBài 10: Tính chất chia hết của một tổngLuyện tập trang 36Bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5Luyện tập trang 39Bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9Luyện tập trang 42Bài 13: Ước và bộiBài 14: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tốLuyện tập trang 47Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tốLuyện tập trang 50Bài 16: Ước chung và bội chungLuyện tập trang 53Bài 17: Ước chung lớn nhấtLuyện tập 1 trang 56Luyện tập 2 trang 57Bài 18: Bội chung nhỏ nhấtLuyện tập 1 trang 59Luyện tập 2 trang 60Ôn tập chương 1 (Câu hỏi – Bài tập)

Sách giải toán 6 Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 1 trang 6: Viết tập hợp D các số tự nhiên nhỏ hơn 7 rồi điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông: 2 D; 10 D.

Đang xem: Toán lớp 6 bài 1 tập hợp phần tử của tập hợp

Lời giải

Tập hợp D = { 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 }

Điền kí hiệu thích hợp: 2 ∈ D; 10 ∉ D

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 1 trang 6: Viết tập hợp các chữ cái trong từ “NHA TRANG”.

Lời giải

Các chữ cái trong từ “ NHA TRANG” gồm N, H, A, T, R, A, N, G

Trong các chữ cái trên, chữ N được xuất hiện 2 lần, chữ A cũng được xuất hiện 2 lần, nhưng ta chỉ viết mỗi chữ một lần, ta có tập hợp các chữ cái A = { N, H, A, T, R, G }

Bài 1 (trang 6 sgk Toán 6 Tập 1): Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 bằng hai cách sau đó điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:

*

Lời giải

– Các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 là: 9; 10; 11; 12; 13.

Do đó ta viết A = {9; 10; 11; 12; 13}.

– Nhận thấy: 12 là phần tử của tập hợp A, 16 không phải phần tử của tập hợp A.

Do đó ta viết:

*

Bài 2 (trang 6 SGK Toán 6 tập 1): Viết tập hợp các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC”.

Lời giải:

Các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC” gồm T, O, A, N, H, O, C.

Trong các chữ cái trên, chữ O xuất hiện hai lần, nhưng trong khi biểu diễn tập hợp thì ta chỉ cần viết một lần (theo chú ý thứ 2 SGK trang 5: Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.).

Xem thêm: Bài 3 : Phương Trình Elip Trong Tọa Độ Cực, Bài 3 : Phương Trình Đường Elip

Gọi X là tập hợp chữ cái trên, ta có:

X = {T, O, A, N, H, C}

Bài 3 (trang 6 SGK Toán 6 Tập 1): Cho hai tập hợp A = {a, b}; B = {b, x, y}. Điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:

*

Lời giải:

Ta thấy:

Tập hợp A không chứa phần tử x, hay x không thuộc A nên ta viết x ∉ A.

Tập hợp B có chứa phần tử y, hay y thuộc B và ta viết y ∈ B.

Tập hợp A có chứa phần tử b, hay b thuộc A và ta viết b ∈ A.

Tập hợp B có chứa phần tử b, hay b thuộc B và ta viết b ∈ B.

Bài 4 (trang 6 SGK Toán 6 Tập 1): Nhìn vào các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, M, H.

*

Lời giải

– Hình 3 : Nhận thấy tập hợp A bao gồm các phần tử 15 và 26.

Do đó ta viết A = {15; 26}.

– Hình 4: Nhận thấy tập hợp B bao gồm các phần tử 1; a và b.

Do đó ta viết B ={1; a ; b}

– Hình 5: Nhận thấy tập hợp M chỉ bao gồm bút. Do đó ta viết M = {bút}

Tập hợp H bao gồm bút, sách, vở. Do đó ta viết H = {bút, sách, vở}.

Chú ý: ‘’bút ‘’ là phần tử của M , cũng là phần tử của H

Bài 5 (6 SGK Toán 6 Tập 1): a) Một năm gồm 4 quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm.

b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có 30 ngày.

Lời giải

a) Ta biết một năm có 12 tháng, chia làm 4 quý đó là:

♦ Quý 1 gồm tháng 1, tháng 2, tháng 3

♦ Quý 2 gồm tháng 4, tháng 5, tháng 6

♦ Quý 3 gồm tháng 7, tháng 8, tháng 9

♦ Quý 4 gồm tháng 10, tháng 11, tháng 12.

Vậy tập hợp A các tháng của quý hai trong năm là:

A = {tháng 4, tháng 5, tháng 6}.

b) Ta đã biết các tháng (dương lịch) có 30 ngày là tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11.

Xem thêm: Cách Tính Trọng Tải Sà Lan, Cách Tính Khối Lượng Cát Trên Xà Lan

Vậy tập hợp các tháng dương lịch có 30 ngày là:

B = {tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11}.

*

– Chọn bài -Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợpBài 2: Tập hợp các số tự nhiênBài 3: Ghi số tự nhiênBài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp conLuyện tập trang 14Bài 5: Phép cộng và phép nhânLuyện tập 1 trang 17Luyện tập 2 trang 19Bài 6: Phép trừ và phép chiaLuyện tập 1 trang 24Luyện tập 2 trang 25Bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ sốLuyện tập trang 28Bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ sốBài 9: Thứ tự thực hiện các phép tínhBài 10: Tính chất chia hết của một tổngLuyện tập trang 36Bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5Luyện tập trang 39Bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9Luyện tập trang 42Bài 13: Ước và bộiBài 14: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tốLuyện tập trang 47Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tốLuyện tập trang 50Bài 16: Ước chung và bội chungLuyện tập trang 53Bài 17: Ước chung lớn nhấtLuyện tập 1 trang 56Luyện tập 2 trang 57Bài 18: Bội chung nhỏ nhấtLuyện tập 1 trang 59Luyện tập 2 trang 60Ôn tập chương 1 (Câu hỏi – Bài tập)
Bài tiếp

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Bài tập