Công Thức Tính Diện Tích Hình Bình Hành Biết 2 Đường Chéo Hình Bình Hành

Có nhiều bạn độc giả băn khoăn không biết công thức tính diện tích hình bình hành khi biết 2 cạnh, với bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc này.

Đang xem: Tính diện tích hình bình hành biết 2 đường chéo

Như các em đã biết, để tính được diện tích hình bình hành, ta phải biết được hai yếu tố đó chính là chiều cao và cạnh đáy tương ứng với chiều cao, vậy có tìm được diện tích hình bình hành khi đã biết hai cạnh không? Mời bạn cùng theo dõi bài viết cảu chúng tôi để đi tìm lời giải cho bài toán tính diện tích hình bình hành biết 2 cạnh.

*

Tính diện tích hình bình hành khi biết 2 cạnh

Biết độ dài hai cạnh có tính được diện tích hình bình hành không?

– Thực chất khi chỉ biết độ dài hai cạnh của hình bình hành, sẽ rất khó để ta có thể tính được diện tích của nó bởi chưa đủ dữ kiện, cần phải thêm điều kiện nào đó chẳng hạn như độ dài đường cao, góc tạo bởi hai cạnh đó…

* Xét bài toán 1 : Hình bình hành có hai cạnh lần lượt có độ dài là 7 cm và 5 cm, một trong những đường cao có độ dài là 4 cm. Tính diện tích hình bình hành đó.

Hướng dẫn giải:

– Trường hợp 1: Giả sử đường cao tương ứng với cạnh 5 cm:

=> Shbh = 5 x 4 = 20 (cm2)

– Trường hợp 2: Giả sử đường cao tương ứng với cạnh 7 cm:

=> Shbh = 7 x 4 = 28 (cm2)

Bài tập tương tự:

1. Tính diện tích hình bình hành biết 2 cạnh có độ dài là 3,5 cm; 6,12 cm, một trong các đường cao có độ dài là 5 cm.

2. Tính diện tích hình bình hành có độ dài hai cạnh là 4/3 dm; 5/2 dm; một trong các đường cao có độ dài là 2,1 dm.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tính Diện Tích Đất Không Vuông Chính Xác Nhất

* Xét bài toán 2 : Tính diện tích hình bình hành ABCD biết hai cạnh có độ dài là 12 cm và 15 cm, góc tạo bởi hai cạnh đó = 110 độ.

Hướng dẫn giải: Giả sử AB = 12 cm, AD = 15 cm, góc A = 110 độ

Theo bài ra, vì ABCD là hình bình hành nên theo tính chất ta có:

AD // BC => góc A + góc B = 180 độ (do hai góc trong cùng phía)

=> góc B = 180 – 110 = 70 độ

Vẽ AH vuông góc với cạnh BC, xét tam giác vuông ABH có:

AH = AB . sinB = 12 . sin70 = 11,2 (cm)

Lại có: AD = BC = 15 cm (do ABCD là hình bình hành)

=> SABCD = AH. BC = 11,2 x 15 = 168 (cm2)

Đặc điểm các cạnh của hình bình hành

– Các cạnh góc đối của hình bình hành song song và bằng nhau.

– Biết độ dài của hai cạnh bất kì, ta sẽ tính được chu vi hình bình hành theo công thức: P = (a + b) x 2

Với:

P là viết tắt của chu vi hình bình hành

a, b là hai cạnh bất kì

– Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.

Hình bình hành là dạng hình học tương đối đơn giản, bởi vậy các em cũng rất dễ dàng nhớ được công thức tính chu vi hay tính diện tích hình bình hành. Và khi gặp bài toán yêu cầu tìm diện tích hình bình hành biết 2 cạnh, các em nhớ đọc thật kĩ và phân tích đề bài một cách cẩn thận để tìm cách giải cho hợp lí nhé.

Xem thêm: Vũ Văn Mẫu – Sài Gòn Xưa

https://lingocard.vn/tinh-dien-tich-hinh-binh-hanh-khi-biet-2-canh-33087n.aspx Bên cạnh đó các em có thể tham khảo thêm nhiều hơn các bài tập tính diện tích hình bành hành khi biết điều kiện cho trước, ví dụ như bài tính diện tích hình bình hành biết 2 đường chéo, đây cũng là một dạng bài hay gặp.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích