Hoá Học 9 Bài 9: Tính Chất Hóa Học Của Muối Và Phương Trình, Tính Chất Hóa Học Của Muối (Có Bài Tập Vận Dụng)

I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI

1. Tác dụng với kim loại

Thí nghiệm: Ngâm một đoạn dây đồng trong dung dịch bạc nitrat AgNO3.

Đang xem: Tính chất hóa học của muối và phương trình

Hiện tượng: Có kim loại màu xám bám xung quanh đoạn dây đồng. Dung dịch bạc nitrat ban đâu không màu chuyển dần sang màu xanh.Giải thích: Đồng đã phản ứng với dung dịch bạc nitrat, đẩy kim loại bạc ra khỏi dung dịch muối (chính là phần kim loại màu xám bám xung quanh đoạn dây đồng) và một phần đồng bị hòa tan tạo ra dung dịch muối đồng nitrat Cu(NO3)2màu xanh lam.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Phản ứng xảy ra tương tự khi ta cho các kim loại hoạt động mạnh tác dụng với dung dịch muối của các kim loại hoạt động yếu hơn. Ví dụ như khi ta cho kim loại Zn, Fe… tác dụng với dung dịch CuSO4, AgNO3… (kim loại hoạt động yếu hơn không thể phản ứng được với dung dich muối của kim loại hoạt động mạnh hơn tính theo dãy hoạt động hóa học của kim loại).

Fe + CuSO4→ FeSO4 + Cu↓

Vậy, dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

205903

*

2. Tác dụng với axit

Thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch axit sunfuric vào ống nghiệm đựng dung dịch muối bari clorua BaCl2.

*

Hiện tượng: Có kết tủa trắng xuất hiện.Giải thích: Phản ứng tạo thành muối BaSO4màu trắng, không tan trong axit.

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl

Nhiều muối khác cũng tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới.

Vậy, muối có thể tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới.

*

205220

3. Tác dụng với dung dịch muối

Thí nghiệm: Phản ứng của dung dịch bạc nitrat với dung dịch natri clorua.

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng lắng xuống đáy ống nghiệm.Giải thích: Phản ứng tạo thành muối bạc clorua AgCl không tan.

Xem thêm: Hỏi Về Cách Tính Lãi Theo Thông Tư 39 Mà Bạn Cần Nắm Chắc, Hỏi Về Cách Tính Lãi Theo Tt 39/2016/Tt

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

Nhiều dung dịch muối khác nhau cũng có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Vậy, hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

206547

4. Tác dụng với dung dịch bazơ

Thí nghiệm: Phản ứng giữa dung dịch muối đồng sunfat CuSO4và dung dịch natri hidroxit NaOH.

*

Nhỏ dung dich NaOH không màuvào dung dịch CuSO4.

Hiện tượng: Xuất hiện chất không tan màu xanh lơ.Giải thích: Muối CuSO4tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra chất không tan màu xanh là đồng (II) hidroxit.

CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

Dung dịch muối khác cũng có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo ra chất không tan. Ví dụ, muối Na2CO3phản ứng với Ba(OH)2tạo ra BaCO3không tan:

Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + 2NaOH

Vậy, dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

*

5. Phản ứng phân hủy muối

Có nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

2KClO3

*

2KCl + 3O2

2KMnO4

*

K2MnO4 + MnO2 +O2

CaCO3

*

CaO + O2

II. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH

1. Nhận xét về các phản ứng hóa học của muối

Trong phản ứng của dung dịch muối với axit, bazơ, muối ta thấy có sự trao đổi các thành phần giữa các chất với nhau để tạo ra hợp chất mới.

Xem thêm: Viết Phương Trình Hóa Học Biểu Diễn Sự Oxi Hóa, Câu 2Viết Pthh Biểu Diễn Sự Oxi Hóa

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl

CuSO4 + 2NaOH→ Cu(OH)2 + Na2SO4

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

2. Phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Phương trình