Nhược Điểm Trong Tính Cách Xấu Của Người Việt, Đánh Giá Người Việt Nam

Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn ở Hà Nội cho biết ông đang góp nhặt, tổng hợp, và sẽ cho ra một tác phẩm nói về những thói hư tật xấu của người Việt Nam.

Mấy năm gần đây, ông Vương Trí Nhàn đã sưu tầm nhiều bài viết, nhận định do các tác giả Việt Nam nói về những điều chưa hay trong tính cách người Việt.

Đang xem: Tính cách xấu của người việt

Nhiều bài đã được ông cho đăng trên báo chí trong nước, nhưng ông ấp ủ ý định tập hợp chúng thành một cuốn sách đầy đặn.

*

Phỏng vấn ông Vương Trí Nhàn

Một tác phẩm tương tự, Người Trung Quốc Xấu xí của Bá Dương, đã trở nên khá thịnh hành trong giới người đọc ở Việt Nam tuy không được in chính thức.

Nói chuyện với đài lingocard.vn, ông Vương Trí Nhàn cho rằng người Việt Nam đang cần có sự tự nhìn nhận chính mình, mà một bước đầu tiên là đọc lại những gì người xưa đã viết.

“Những trí thức đầu thế kỷ 20 tiếp nhận được yếu tố phê phán của phương Tây để nhìn lại dân tộc. Công trình của tôi muốn tập hợp lại những nhận định như thế,” ông Nhàn nói.

Việc phê bình những cái không hay trong tâm tính dân tộc dễ gây tranh cãi, nhưng nhà phê bình Vương Trí Nhàn nói người Việt có nhiều tật xấu và cần có cuộc thảo luận rộng rãi trong xã hội.

“Trước kia chúng ta tưởng là mình rất tốt, rất hay, nhưng hóa ra chúng ta có nhiều cái dở. Người Việt có nhiều tật xấu phổ biến như giả dối, tham lam, vụ lợi, không cộng tác được với nhau…”

Ông Nhàn cho rằng tật lớn nhất của người Việt là sợ nói ra cái xấu của mình.

“Họ cứ nghĩ ai nói ra cái xấu của mình thì là kẻ thù, và gạt đi cho bằng được. Mà như thế là tự chặt đi con đường nhận diện bản thân, thế giới, lúc nào cũng dương dương tự đắc,” ông Nhàn nhận xét.

———————————————————————–

Nguyễn Tâm, Biên HòaNgười Việt chúng ta quả thật còn rất nhiều cái xấu. Nhưng xét cho cùng cũng do sự nghèo mà ra. Không có điều kiện học hành, chỉ lo cái ăn, cái mặc.

Có mấy người đọc được những cuốn sách mang tính giáo dục? những cái hay của nhân loại…? Nhưng như thế cũng đừng quơ đũa cả nắm, vì cũng còn nhiều ngưòi rất tốt, rất hiểu biết, kể cả họ rất nghèo, như thời ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại tôi, họ là những nông dân chất phát, yêu đồng áng ruộng vườn, thương ngưòi, vị tha.

Xem thêm: Toán Lớp 4 Trang 104 Diện Tích Hình Bình Hành, Biết, Bài 1, 2, 3 Trang 104 Sgk Toán 4

Ngày nay quả có nhiều cái xấu phát sinh, nhiều giá trị sống bị đảo ngược, bởi do môi trường sống. Cái xấu trong giai đoạn hiện thời không thể được đánh giá là cái xấu của một dân tộc. Tôi tin dân tộc Việt Nam là một dân tộc tốt. Đến một giai đoạn phát triển nào đó tôi tin dân tộc Việt Nam sẽ lấy lại giá trị đích thực của mình: một dân tộc tốt, sống có chiều sâu, biết tiếp thu nhanh điều tốt, biết tìm tòi học hỏi. Những nhà hoạch định chính sách, những nhà giáo dục, những người hiểu biết rộng, hãy góp tiếng nói tích cực, để dân tộc Việt Nam ngày càng tiến bộ hơn.

Vô DanhViệc thổi phồng quá đáng các “thành tựu” của mình và quốc gia, cộng đồng, hay gây ra các ngộ nhận như việc VN thắng giải rô-bô thật ra chỉ là một game vi tính nối dài, 70% cần lẹ tay và chiến thuật, với 30% kỹ thuật rô-bô ở vào thập niên 1960 và không có ứng dụng thực tế.

Báo VN cũng hay đăng “thành tích”, “tiểu sử”, các người VN “thành đạt”, thường trong học vấn, ở nước ngoài. Nhưng không hiểu để làm gì?

Như dưới đây đã ghi, nếu mỗi ngày “tôn vinh” một vị tiến sĩ VN tại Mỹ hiện nay, thì phải mất 22 năm mới kể hết 8.000, còn nếu dân VN được trung bình các sắc dân châu Á thì việc này phải mất 120 năm.

Ai ở VN đọc qua vài “tiểu sử” như vậy có thể tưởng rằng trí tuệ VN cao vượt bực trên thế giới, nhưng dân “trong nghề” tại Mỹ sẽ thấy buồn nhiều hơn vui, vì nói chung mình còn quá ít, quá kém, chưa làm được gì thì đầu đã bạc, trong cộng đồng VN hoặc về VN thì còn “nổi tiếng” được, chứ ra xã hội này thì mình không hơn gì ai.

Ai hiểu được vậy thì sẽ rất ngại ngùng, thậm chí xấu hổ, nếu báo VN nào đăng “tiểu sử” của họ. Người ta thực tế lắm, đi shopping không ai hỏi bằng cấp mình cả.

Tiến sĩ giấy theo kiểu nhiều người Việt chạy theo, đa số thất bại, cho dù xong thì tuy có “tiếng” chứ không có “miếng”.

Xung quanh tôi tiến sĩ Mỹ trắng loại này quá nhiều (toán, vật lý, kinh tế, xã hội, v.v..), ai may mắn có việc làm thì lương không quá vài chục ngàn UDS / năm, trên trung bình một chút, nói thiệt có khi còn thua thợ làm nail, và chắc chắn thu nhập thua xa hàng chục ngàn chủ tiệm nail người Việt trong đó nhiều người không học quá tiểu học. Người Việt chạy theo cái “danh” nhiều quá, mà quên đi cái “thực”.

Đi thi rô-bô cũng vì cái danh, chứ cái thực là con số không, vì có ứng dụng, làm ra được đồng nào? Thấy người Hồng kông thực tế, làm ăn giàu có, mà không khỏi phục họ. Vì chiến lược, họ biết khó thể cạnh tranh kỹ thuật cao, nên họ chuyển qua làm ăn buôn bán, thu nhập cao hạng nhì châu Á (thua Nhật), hơn cả Singapore, Ý, Tây ban nha, trung bình đầu người HK hàng năm (26.810 USD) hơn VN (550 USD) 50 lần. Buồn không, người HK làm 1 năm, bằng người Việt làm cả đời. Mà họ chẳng cần chế một con rô-bô nào đâu.

VN có số tiến sĩ gấp trăm lần, nhưng không thấy chế tạo, buôn bán gì đáng kể. Một chú xì thẩu bán mì hoành thánh bên HK, chẳng có danh hiệu, bằng cấp gì cả, đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho gia đình và lãnh thổ ông ta gấp chục, gấp trăm lần hơn các vị tiến sĩ giấy VN.

Phan Ngân, Sài GònNhững tánh xấu thì mọi nguời mọi dân tộc đều có và có nhiều. Vấn đề là mình có thừa nhận hay không?

Nếu thừa nhận và tìm cách thay đổi theo hướng tốt hơn thì may ra còn có hy vọng chứ cố gắng bưng bít theo kiểu “xấu che tốt khoe” như người Việt chúng ta thì tình hình ngày càng nghiêm trọng. Những khẩu hiệu đao to búa lớn không bao giờ làm cho ta tốt hơn được.

Quốc, New JerseySự so sánh của bạn Không Tên là phiếm diện. Chúng ta không thể lấy một thời điểm hoặc một giai đoạn ngắn để đánh giá một quá trình. Muốn có một đánh giá đúng đắn, ta phải xem xét nhiều khía cạnh.

1. Người Việt định cư ở Mỹ là non trẻ, khoảng 30 năm, so với các sắc tộc khác. Tính trung bình thì chỉ là 15 năm. Tới Mỹ với hai bàn tay trắng trong khi các sắc tộc khác thường đến Mỹ với tài sản của họ. Thế hệ thứ nhất phải lo kiếm sống. Việc học lấy bằng 4 năm thường là để thoả mãn nhu cầu này. Các sắc tộc khác không phải chật vật như chúng ta, họ có thể nghĩ đến những nhu cầu cao hơn.

Hơn nữa, họ ở Mỹ đã lâu rồi. Ví dụ như chính bản thân tôi. Tôi đang ở trong một chương trình Tiến sĩ của một trường đại học có hạn tại Mỹ. Tôi phải lấy bằng Cao học và đi làm. Hy vọng sẽ quay lại trong tương lai gần. Lý do? Tôi cần đi làm để vợ tôi có thể hoàn tất Đại học. Chúng tôi đến Mỹ chưa được 10 năm. Hãy nhìn đến thế hệ thứ hai của n! gười Việt, trong vòng 5 đến 10 năm nữa, chúng ta sẽ thấy khác.

2. Mặt bằng học vấn tại cố hương là thấp so với các sắc tộc khác. Vì vậy ảnh hưởng đến tầm nhìn. Cần thời gian để thay đổi.

3. Thành phần người Việt định cư là đa dạng, không như các sắc tộc khác. Chúng ta có đủ mọi thành phần với trình độ học vấn khác nhau: từ nông thôn cho đến thành thị, từ bác sỉ, kỹ sư cho đến anh đạp xích lô, ba gác, từ người trí thức cho đến anh không biết i tờ, từ người công nhân cho đến anh làm ruộng, đánh cá.

Trong khi các sắc tộc khác đến Mỹ với thành phần ưu tú trong xã hội của họ. Ví dụ như Ấn độ, Đài loan.

Vậy chúng ta mong đợi tỷ lệ Tiến sĩ của người Việt như của Ấn độ hay Đài loan thì cũng như chúng ta muốn thu nhập bình quân của người Việt nam như là thu nhập bình quân của người Mỹ. Muốn thấy người Việt có “xấu xí” trong việc này hay không, chúng ta cần xem xét sâu hơn, chứ không thể căn theo các con số như bạn Không tên.

Không tênSố tiến sĩ VN tại Mỹ khá nhiều, khoảng 8.000 (0,5% tổng số dân Việt trên 25 tuổi), nhưng có ai hiểu theo tỉ lệ trung bình mọi dân châu Á tại đây thì lẽ ra số này phải 43.200?

Theo tỉ lệ dân gốc Ấn độ phải 73.600, gốc Trung quốc phải 78.400? Không có lý do, bằng chứng nào cho thấy các con số này thay đổi đáng kể từ năm 2000 sang 2006. Các con số này không thể “quan sát”, “nhận thấy”, hoặc “dự đoán” được. Phải có thống kê, nhưng thống kê cho dù chính xác cách mấy cũng vô ích nếu người ta không có lòng phục thiện nghe theo, nhất là nếu không có can đảm tìm nguyên nhân thật sự, và cách sửa đổi.

Nói rộng ra, làm sao quan sát mà biết, hoặc “cảm nhận” được, thuốc gia truyền nào chữa bệnh mất ngủ, liệt dương, ung thư, viêm gan siêu vi B, C, mà rất nhiều người VN tại Mỹ nhẹ dạ mua về hàng tháng? Không đi thử máu, đếm số siêu vi bằng phương pháp PCR (Polymerase chain reaction), làm sao biết lượng siêu vi trong máu lên hay xuống? Rồi nào là hệ ứng trấn yên (placebo) khi người ta “cảm thấy” khỏe chỉ vì an tâm có thuốc “gia truyền đặc hiệu”, chứ siêu vi đang ăn nát cái gan, ung thư đang tàn phá tuyến tiền liệt, thì không hiểu vậy đâu.

Bên VN thì nghe nhiều “tin đồn” do báo chí công bố rằng quốc gia phát triển, v.v… nhưng chính phủ có dám cho các viện thống kê như Gallup vào tìm ra và công bố thành tích thực sự của việc xóa đói giảm nghèo, người dân hài lòng / bất tín nhiệm với chính phủ, bao nhiêu phần trăm “công trình” giao thông phải làm lại, bao nhiêu phần trăm dân chúng muốn đa đảng đa nguyên, bao nhiêu muốn chạy ra nước ngoài? Dân Việt cả trong và ngoài nước không biết, không chấp nhận mình sai chỗ nào, thì làm sao sửa đổi để phát triển?

Lê HùngKhi phê bình đặc tính của một dân tộc thì chúng ta khó có thể nhận định rằng đó là cái chân dung của dân tộc đó. Tôi cũng rất đồng tình với tác giả, nhưng nếu nói những thói hư tật xấu đó mà bảo rằng ấy là chân dung của người Việt thì hơi quá đáng.

Xin nêu một ví dụ cụ thể, cách đây hơn ba mươi năm, miền Nam còn sống dưới chế độ mà có người cho rằng nó “ngụy” nhưng, thời ấy hễ người nào lỡ lấy một ông Tây mắt xanh, thì chắc rằng người con gái VN đó đã tự mang vào cho mình một “bản án”. Họ hàng, làng xóm sẽ nhìn họ như một kẽ xấu xa.

Cái xấu xa đó thật tình mà nói nó không hơn cái xấu xa của một kẻ bán mình bao nhiêu. Và những người đó tôi thấy rất nhiều, thường phải chấp nhận cho mình một cuộc sống biệt xứ. Cho đến tận bây giờ thú thật tôi cũng không thích thú gì về việc những người phụ nữ Việt Nam lũ lượt kéo nhau đi lấy chồng nước ngoài, ngoại trừ những trường hợp họ là những người yêu nhau chân chính, tức là họ đã là những người đã có thống nhất về ngôn ngữ, nói tóm lại là những người đã có điều kiện thông hiểu nhau.

Như vậy, cái thiểu số của ngày xưa đã trở thành cái đại đa số của ngày nay. Cái xấu xa của ngày xưa đã trở thành một chuyện thường ngày của ngày nay trong cùng một dân tộc. Cái nào là chân dung của người Việt? Người ta nói-lịch sử tạo anh hùng, thật không ngoa. Thời kỳ nhiễu nhương sẽ tạo ra những tiểu nhân. Vậy sự tốt xấu của con người có nguyên nhân từ hoàn cảnh. Chúng ta phải cải tạo cái hoàn cảnh nào đã dẫn dân tộc Việt Nam xuống dốc đến như vậy. Có còn ai dũng cảm dám đưng ra làm điều đó không?

Có tênXin độc giả “Không Tên” coi lại bản thống kê 2000-2001 (5 năm cũ). Asian/American đứng đầu trong education và VN vẫn đứng đầu vùng South East Asia, đó là năm 2000-2001…sao ông nói gì lạ chi rứa. Ông nên tìm bảng thống kê 2005-2006, Hssv Việt có BS/BA to Phd còn cao hơn.

Tại vùng tôi, một bệnh viện lớn (Sharp Memorial hospital) có tỉ lệ bác sĩ VN là 18%, như vậy rất là lớn so với tỉ lệ người Việt trên đất Mỹ. Nếu khách quan mà nói người Việt không tệ trong thế hệ kế tiếp khi ta so sánh với các quốc gia khác.

Thêm nữa, dựa vào đâu mà ông cho là doanh nghiệp tư nhân VN và người làm trong đó đều trốn thuế. Chỉ vì ông nghe và thấy một số người làm việc ở cở sở VN nhận lương với nửa check nửa cash thì ông cho rằng họ trốn thuế. Ông đã kiểm tra bao nhiêu business/individual form? ông có biết sở thuế kiểm toán như thế nào không?

Nói về cái “nổ”, theo thiển ý tôi đó là một vài cá nhân nhỏ, chứ người Việt ta thường rất khiêm nhường trong xã hội chung với các sắc dân khác. Tôi không nói rằng chúng ta không có cái xấu, nhưng cái xấu phải đươc cân đo với cái gì.

Dương XinhTôi không có khả năng viết một cuốn “Người Việt xấu xí” như nhà phê bình văn học Vuơng Trí Nhàn, nhưng có thể sưu tập những việc xấu xí trong xã hội người Việt mình bây giờ rất dễ. Chỉ việc vào các trang báo điện tử sao chép, phân loại những thế thái nhân tình xảy ra hàng ngày, hàng tuần là có một bộ sưu tập ngàn trang, rất cụ thể khó ai phủ nhận.

Dĩ nhiên xấu tốt, thiện ác là tánh chung của con người không riêng gì dân tộc nào, nhưng bản chất, dân trí mỗi dân tộc hơn kém, thăng trầm ảnh hưởng bởi chiến tranh, điều kiện sống, và chế độ thiện ác.

Dựa vào bản thân cùng ý kiến của một số người, tôi võ đoán cái dở của người Việt mình là thụ động, cầu an, nếu không có ý thức hệ và chỉ đạo CS thì có lẽ đến giờ vẫn còn bị thực dân cai trị. Và mặc dù đã trải qua kinh nghiệm những thời kỳ phong kiến, nô lệ thực dân, nhưng vẫn còn những người tự mãn sở học, bản tánh cầu vinh, xu nịnh quyền thế, coi nhẹ nghĩa đồng bào.

Ẩn danhTánh xấu của người Việt thì nói làm sao cho hết. Cho dù lingocard.vn hẳn phải gạn lọc rất nhiều, nhưng đôi khi cũng “lọt sổ” vài ý kiến có tính chỉ trích cá nhân, như cụm từ “hiểu biết nông cạn” mà một độc giả dán nhãn cho một độc giả khác ngay trong đề tài, diễn đàn này.

Đây là chưa thấy mặt nhau, chứ ngồi cùng bàn hội nghị, dễ cảm thấy “quê” khi đuối lý, dễ ghét “bản mặt” nào đó, giọng nói Nam Trung Bắc nào đó, biết thêm trình độ học vấn, lý lịch gia đình, tình trạng tài chính của nhau, v.v… thì sẽ còn biết bao lối mạt sát cá nhân dễ gây bế tắc các vấn đề trên bàn thương lượng.

Ai cảm thấy “thua” hay “bỏ độc cái giếng” (poison the well) theo lối người Anh Mỹ miêu tả hành động này, để rồi ai cũng bị hại, phải chạy xa vấn đề đang bàn thảo.

Ngay tại Mỹ, người ta hay “dán bùa” nhau bằng các nhãn hiệu “thân Việt cộng” để hại nhau thân bại danh liệt, khi ghét ai đó mà không đủ lý lẽ để bàn cãi. Bên VN thì có vô số nhãn hiệu loại này, như “tay sai đế quốc”, “tư sản mại bản”, “có nợ máu với nhân dân”, mà một khi dán lên ai, gia đình nào, thì coi như tàn đời.

Giữa người Việt với nhau, ít ai có thể sống và được định giá bằng chính bản thân, khả năng, mà phần đông bị, hoặc được, các yếu tố có tính cách cá nhân, gia đình, giai cấp, v.v.. không liên quan đến sự việc đang được bàn thảo làm hại, hoặc giúp đỡ, các sự việc và chính con người liên hệ.

TN, Hoa KỳQuả là người Việt chúng ta có những cái xấu nhưng phần lớn do hoàn cảnh đẩy đưa, đồng thời có những nét đáng yêu mà dân tộc khác không có. Phải chăng những người đi xa khi trở lại quê nhà mới thấy rõ hơn. Nếu con người ta có kiếp sau – như lý thuyết của nhà Phật – tôi vẫn tâm nguyện mình sẽ trở lại hình hài của một người VN.

Không tênThưa ông Phát, chương trình NCLB của Mỹ chỉ là một, chứ nếu học sinh bất cứ nguồn gốc nào trong số hơn 100 dân tộc ở đây muốn được giúp đỡ học vấn thì có rất nhiều quỹ công, tư, tôn giáo sẵn sàng trợ giúp.

Có gia đình VN sang còn nghèo gồm 2 vợ chồng, 1 trai 1 gái tuổi khoảng 9, 10. Đứa con vô tình nói cô giáo nghe nhà 4 người, 2 phòng ngủ, thì lập tức cô giáo báo cho cảnh sát biết, mấy chiếc xe police hụ còi chạy xuống rần rần… chở gia đình qua nhà 3 phòng ngủ do chính phủ bỏ tiền ra thuê và sẽ trả tiền dùm, vì theo luật con trai, gái quá tuổi nào đó, khoảng 7 hay 8, không được ở chung phòng.

Nói thêm một tí. Ở VN, nhiều đàn ông coi đàn bà, con nít không ra gì. Đàn ông đánh đập vợ con là chuyện thường. Đây cũng là cái xấu của mình. Các nước giàu thì con nít nhất, đàn bà nhì, chó mèo ba, đàn ông chót. Nếu đã là quân tử, trai anh hùng, thì đâu có ngại nhường đàn bà, con nít, sút vật trong nhà? Vậy sao ở VN người ta không được như vậy, nam nhi chi khí ở đâu?

Phát, Sài GònRất cám ơn bạn Không Tên đã giúp tôi đưa ra dẫn chứng, và tôi cũng theo đó mà đồng ý là khoảng 45% người Việt ở Mỹ hơn 14 tuổi không thể nói tiếng Anh thành thạo. Nhưng ở phần nói học sinh Việt cần được giáo viên tới tận nhà… thì tôi không đồng ý vì trong link ông đưa ra chỉ nói chung chung về nghị quyết của ông Bush về chương trình No Child Left Behind mà thôi, không nói gì cụ thể là học sinh VN đang thụ hưởng chương trình đó.

Và tôi cũng tin là nếu ai ở Mỹ cũng sẽ thấy cái bất cập đó vì ông Bush chỉ nói chứ ngân khoản ông ta dành cho những trường thì vẫn còn hạn hẹp lắm. Ông nên công bằng mà nói chứ không thể theo bài viết đó mà chụp lên đầu học sinh VN không được.

Tôi đưa ý kiến đây không phải là muốn biện hộ hay chối lý gì cho người Việt ở Mỹ hay ở đâu khác mà chỉ muốn mọi người khi muốn nói về “người Việt xấu xí” thì nên nói trong tinh thần tôn trọng SỰ THẬT, chứ phang tứ lung tung thì không những không khách quan, công bằng.

Tuấn Khoa, Houston, Hoa KỳKhi quyển “Người Mỹ xấu xí” viết xong đã được Quốc vụ viện Mỹ dùng làm tài liệu tham khảo cho sách lược của mình. Người Nhật cũng có một quyển “Người Nhật xấu xí”. Tác giả là Đại sứ Nhật tại Argentina liền bị cách chức sau khi viết ra cuốn sách đó.

Ông Bá Dương không dám viết cuốn “Người Trung quốc xấu xí” vì ông nghĩ: “Giả thử tôi viết quyển sách này, có nhiều khả năng các vị phải vào tận nhà lao để đưa cơm cho tôi”, ông chỉ diễn thuyết và gom các bài ông nói cho vào một cuốn sách.

Ông Nhàn muốn viết cuốn “Người VN xấu xí” nên gọi cho ông Bá Dương hỏi ý kiến hay qua Mỹ ở trước khi xuất bản. Mà ông khỏi phải viết truyện “Người VN xấu xí” làm gì cho mệt. Cứ chép lại nguyên chuyện “Người Trung quốc xấu xí” rồi đổi từ “Trung quốc” thành “Việt Nam” là xong.

Thí dụ như trong đoạn dưới đây: Mọi người Trung Quốc đều sợ sệt đến độ không còn biết quyền lợi mình là gì thì làm sao còn biết đấu tranh, gìn giữ nó được? Mỗi khi gặp một chuyện gì xảy ra y nhiên lại nói: “Bỏ qua cho rồi”.

Mấy chữ “bỏ qua cho rồi” này đã giết hại không biết bao nhiêu người Trung Quốc và đã biến dân tộc Trung Quốc thành một dân tộc hèn mọn. Giả sử tôi là một người nước ngoài hoặc một bạo chúa, đối với loại dân tộc như thế, nếu tôi không ngược đãi nó thì trời cũng không dung tôi.

Dân Đà NẵngNgười Việt ta nên có những buổi thảo luận tại sao người Việt lại “xấu”? Theo tôi tất cả những cái “xấu” đó là do sự giả dối mà ra cả. Con nói dối cha, vợ chồng nói dối lẫn nhau, nhân viên nói dối đối với thủ trưởng chỉ vì muốn hợp thức hoá những điều người Việt “biết rồi” nhưng phải nói dối.

Ví dụ như bạn bè gặp nhau phải là khen, vợ chồng không muốn nói sự thật khi không yêu nhau nữa, nhân viên dối trá với thủ trưởng khi đi công tác mà công tác phí không đủ trang trải (phải có hoá đơn, giấy đi đường…)..vv và vv. Như vậy người Việt nên biết mình “xấu” để sửa chữa những điểm xấu.

Không tênXin độc giả Thu tại Melbourne đừng quá dễ dãi mà cho rằng “người gốc Việt tốt nghiệp đại học trở lên cao hơn tỉ lệ chung của nước Úc, và gấp nhiều lần hơn các sắc dân khác như Ý, Hy lạp, Li Băng …”

Báo chí Úc, hay nói chung tại các quốc gia có người Việt định cư, cũng rất hay phạm khuyết điểm này. Đó là khi một hssv VN đạt thành tích nào đó thì báo chí rất hay khen, đăng hình, lý lịch, thành tích, v.v… Họ có ý tốt, muốn hssv VN có thêm gương mẫu để noi theo, nhưng vô tình họ dễ gây hiểu lầm là TỈ LỆ hssv VN giỏi, tốt nghiệp, cao hơn các sắc dân khác.

Kết quả, một ngàn sinh viên John Doe hạng nhất không sao, duy nhất một sinh viên Thị Nguyễn hạng nhì, ba, mà thôi thì cả thành phố, tiểu bang đều biết.

Trong khi VN với gần 90 triệu dân trong và ngoái nước có một Đặng Thái Sơn, thì các nước quanh vùng có hàng chục, hàng trăm như vậy. Ở các nước G7 thì phải tính hàng ngàn, chục ngàn. Nên giải thích cho dân VN biết, trên thế giới không phải chỉ duy nhất có cuộc thi Chopin, mà có hàng chục, hàng trăm cuộc thi như vậy hàng năm.

Trên iTunes là website bán nhạc nhiều nhất thế giới không có bán nhạc ông Trịnh Công Sơn, đủ chứng tỏ không có nhu cầu mua nhạc ông trên thế giới. Bên Amazon bán duy nhất một CD toàn bộ của ông, doanh số hạng 402.619.

Thu, MelbourneTôi ở vùng có nhiều sắc dân di cư đến sống chung với nhau, thấy dân tộc nào cũng có điểm hay điểm dở. Nói về cái dở, cái xấu của mình để sửa, có gì mà ngại? Còn hơn để người ngoài người ta nói cho, lúc đó vừa xấu hổ mà có khi còn la làng lên rằng người ta mang tư tưởng kỳ thị.

Nhưng chỉ nói về tính xấu mà không nói tới cái tốt thì tôi thấy cũng không ổn. Sửa cái xấu phải dựa vào cái tốt làm gốc. Có khi chúng chỉ là một: Trình độ văn hoá ngôn ngữ kém, không hội nhập được vào xã hội văn minh, người Việt bị cũng nhiều. Trong việc học hành, đỗ đạt cao, thành công trong xã hội, người Việt cũng lắm. (Thống kê cho thấy tỉ lệ người gốc Việt tốt nghiệp đại học trở lên cao hơn tỉ lệ chung của nước Úc, và gấp nhiếu lần hơn các sắc dân khác như Ý, Hy lạp, Li Băng …)

Thêm nữa, hy vọng tác giả sẽ đi sâu thêm phân tích nguyên nhân ban đầu tạo ra những tính ấy. Có vậy mới mong thay đổi được. Ví dụ như tôi thấy người Việt mình ít tôn trọng những gì là của công, hay xả rác làm xấu bẩn những chỗ công cộng; ít có ý thức giữ gìn đường xá, công viên; hay đục khoét của công (và cho rằng của công chẳng phải của ai, tội gì không lấy).

Tôi nghĩ tính này là hậu quả của nhiều trăm năm sống dưới các chế độ áp bức (theo suy nghĩ “cướp ngày là quan”), đó là cách nhân dân phản ứng một cách tiêu cực mà thành. Để thấy rằng, xã hội mà không thay đổi, tích cách dân tộc cũng khó lòng.

Charlie Phan, New YorkKhông đợi đến học giả Vương Trí Nhàn. Từ ngàn xưa, văn chương bình dân đã, quá nhiều, phê phán những thói hư tật xấu, và cũng đã khuyên nhủ, giáo dục con người “VN” qua ca dao tục ngữ.

Nhưng rồi vẫn đâu vào đó. Đã có bao nhiêu đổi thay mà chúng ta có thể thấy được. Sau đây là vài thí dụ: “Chân mình thì lấm bê bê, đi cầm bó đuốc mà rê chân người.” “Cha chung chết, không ai khóc.” “Ngậm máu phun người, dơ miệng mình.” “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.” “Con ơi! Mẹ bảo đây này: cướp đêm là trộm, cướp ngày là quan.” “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao.” Và còn quá nhiều nữa để bao gồm ở đây.

Xem thêm: Giáo Án Tình Cảm Xã Hội Đồ Dùng Bé Yêu Nghề Xây Dựng, Giáo Án Phát Triển Tình Cảm Kỹ Năng Xã Hội

Ngày nay Việt Nam đang nằm dưới chủ nghĩa tân phong kiến, một chủ nghĩa mà mọi quyền hạn nằm trong tay một nhóm vua. Dưới hai chủ nghĩa phong kiến và tân phong kiến, trung với vua, hay trung với nhóm vua là điều cần phải có và gần như là duy nhất để được sống còn, hay thăng hoa trong xã hội.

Hậu quả của sự thiếu lựa chọn trong chính trị và hoàn cảnh nghèo nàn trớ trêu, đầu gà đuôi vịt của đất nước, lý thuyết một đàng-hành động một nẻo, đã tạo ra những mầm tốt cho những thói hư-tật xấu trong xã hội. Những tính a dua, nịnh bợ, tranh quyền, tranh ăn, đồng lõa bao che lẫn nhau, bảo thủ, sợ người khác vạch cái xấu, cái sai của mình, và tham nhũng là hậu quả của chủ nghĩa phong kiến và tân phong kiến.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng vẫn có một số it người tốt cho dầu bất kỳ chủ nghĩa nào. Một quyển sách “Người Việt Nam xấu xí” như vậy cũng đau lòng cho độc giả Việt Nam, vì phần lớn họ chỉ là nạn nhân của hai chủ nghĩa kể trên.

Nếu nội dung của “Người Việt Nam xấu xí” chỉ đơn thuần là một sự phê phán thì chỉ là công “dã tràng.” Vì, cũng như ca dao tục ngữ kể trên, nó cũng chẳng thay đổi được gì nhiều cho xã hội cả.

Tôi đề nghị học giả Vương Trí Nhàn nên nghiên cứu, tìm hiểu sâu xa về căn nguyên, môi trường của những thói hư tật xấu. Và, quan trọng nhất là những phương cách thực tế, hữu hiệu để sửa chữa cho những thói hư tật xấu này. Xã hội nào cũng có thói hư tật xấu cả. Điều cần nói ở đây là xã hội nào có thể tạo ra một môi trường để giảm thiểu bớt thói hư tật xấu của con người. Độc quyền chiếm hữu sự lãnh đạo quốc gia và làm cho quốc gia tụt hậu, chính nó, là một thói hư tật xấu.

Thắng, Hà NộiTính xấu, tật xấu là bẩm sinh của loài người nó luôn tồn tại bên cạnh cái thiện của con người. Tư duy của con người là siêu phàm là điều khác biệt nhất đối với các loài động vật, hay nói theo triết học gọi đó là ý thức.

Tôi muốn nói rằng không một xã hội nào mong muốn cái xấu tồn tại và sẽ đẹp nhường nào khi người với người sống để yêu thương nhau. Tôi hy vọng nói ra cái xấu cũng là tốt nhưng phải đi kèm với cái tốt không nên chủ quan phiến diện đánh giá một chiều có như vậy thì ta mới thoát ra khỏi cảnh tăm tối, bi quan và tiêu cực. Nếu làm được điều đó thì cái nhân văn trong giá trị dân tộc Việt mới có thể cởi mở để thế giới trông vào.

Tôi tán đồng với ông Nhàn nên tìm ra điểm xấu của con người để viết ra cái mẹo Đắc nhân tâm thôi chứ ông ko nên đưa thói xấu của loài người gán ghép cho dân tộc Việt như thế là thiển cận và thiếu khách quan.

Không tênThưa ông Phát và quý độc giả, mời quý vị vào hai trang này mà xem, tôi dẫn chứng đàng hoàng đó nghe.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính