tiểu luận xử lý tình huống quản lý cấp phòng

Mục đích của các lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý lãnh đạo cấp phòng là trang bị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng các kiến thức và kỹ năng cần thiết về lãnh đạo, quản lý, điều hành công tác để thực thi chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo cấp phòng. Để lấy được chứng chỉ bồi dưỡng, trước khi kết thúc chương trình học, học viên cần hoàn thành bài thu hoạch hay còn gọi là tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết tiểu luận tình huống quản lý lãnh đạo cấp phòng. Cùng theo dõi nhé!

*

Lễ bế giảng lớp bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng

Yêu cầu chung của bài tiểu luận tình huống quản lý lãnh đạo cấp phòng

Trước khi kết thúc chương trình học, học viên cần hoàn thành bài tiểu luận hoặc bài thu hoạch lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý lãnh đạo cấp phòng. Yêu cầu cơ bản đối với một bài tiểu luận xử lý tình huống quản lý cấp phòng cần thỏa mãn bao gồm:

Về hình thức

Kết cấu chuẩn của tiểu luận bao gồm: Trang bìa chính, trang bìa phụ, mục lục, phần mở đầu, nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Số trang: Từ 10 – 20 trang giấy khổ A4 (không tính trang bìa, mục lục và tài liệu tham khảo)

Font chữ: Time New Roman, cỡ chữ 14; giãn dòng 1,5 line; lề trên 2cm; lề dưới 2cm; lề trái 3cm; lề phải 1,5 cm

(Trên đây là kỹ thuật trình bày chung. Trên thực tế, bạn có thể linh hoạt thay đổi cách trình bày theo yêu cầu của đơn vị dạy)

Về nội dung tiểu luận

Tiểu luận là một bài viết hoàn chỉnh về một tình huống quản lý lãnh đạo cấp phòng. Tình huống này tốt nhất nên là tình huống thực tiễn mà tác giả gặp phải trong quá trình lãnh đạo, quản lý cấp phòng.

Vận dụng những kiến thức, kỹ năng thu thập được trong quá trình tham gia lớp bồi dưỡng, học viên phải phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp, phương án cũng như đề xuất, kiến nghị để xử lý tốt nhất tình huống đặt ra.

Có thể bạn quan tâm :

→ Kho đề tài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

Chọn đề tài tiểu luận tình huống quản lý lãnh đạo cấp phòng như thế nào?

Tình huống nên chọn cho bài tiểu luận là các sự kiện, vụ việc thực tế xảy ra trong quá trình làm việc hay lĩnh vực có liên quan và thuộc thẩm quyền giải quyết của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng. Cụ thể như:

Hành vi của tổ chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức vi phạm các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước cần được xử lý theo quy định. Khiếu nại, tố cáo, phản ánh của tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức về các vấn đề tranh chấp liên quan đến tài sản, nhân thân…  Các hành vi vi phạm hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước; thực hiện chính sách, chế độ, công tác cán bộ… Các sai phạm, khuyết điểm của cán bộ, công chức viên chức thuộc phòng quản lý như: Suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; che giấu khuyết điểm; chống đối, không thực hiện chỉ đạo từ cấp trên; báo cáo sai sự thật; cố tình chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ… gây ra những hậu quả đến mức phải xử lý bằng các biện pháp cụ thể. 

Một số lưu ý trong lựa chọn đề tài tiểu luận tình huống quản lý lãnh đạo cấp phòng:

Chỉ nên lựa chọn các tình huống thuộc thẩm quyền giải quyết cấp phòng hoặc vị trí tương đương. Nên ưu tiên lựa chọn các tình huống xảy ra trong tổ chức, đơn vị mà mình hiện đang công tác.  Để bài tiểu luận có tính thuyết phục cao, tác giả nên lựa chọn tình huống có cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Không nên lựa chọn các tình huống quá đơn giản, ít tình tiết có thể phân tích, bình luận, ít phương án giải quyết.

Đề tài tiểu luận tình huống quản lý lãnh đạo cấp phòng tham khảo

Giải quyết tình huống nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các tổ chức, cơ quan nhà nước. Thực tiễn tại tỉnh X Giải quyết tình huống tinh giản biên chế trong các cơ quan nhà nước tại Tp. X Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tham mưu tại các cơ quan nhà nước Phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện chức năng tham mưu của lãnh đạo cấp phòng Thực hiện giải pháp trong việc đổi mới về cải tiến quy trình tại đơn vị công tác Vận dụng có hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý tại đơn vị công tác Ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của cấp phòng và lãnh đạo cấp phòng Công tác lãnh đạo cấp phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế Vận dụng những kỹ năng về đổi mới quản lý đơn vị sự nghiệp nhằm thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo cấp phòng Vai trò và nhiệm vụ của lãnh đạo cấp phòng trong xu thế xã hội hoá cung ứng dịch vụ công

Hướng dẫn viết tiểu luận tình huống quản lý lãnh đạo cấp phòng

Tương tự như các bài tiểu luận hay văn bản học thuật thông thường khác, bài tiểu luận xử lý tình huống lãnh đạo quản lý cấp phòng cũng bao gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.

*

Cách trình bày tiểu luận tình huống lãnh đạo cấp phòng

Phần mở đầu

Trong phần mở đầu, tác giả cần tập trung giới thiệu ngắn gọn về tình huống tiểu luận. Bao gồm ba vấn đề: khái quát tầm quan trọng của lĩnh vực mà tình huống xảy ra, tên tình huống, lý do vì sao chọn tình huống.

Phần nội dung

I. Mô tả tình huống

Mô tả tình huống có nghĩa là người viết sẽ trình bày lại sự việc đã xảy ra trong thực tiễn công tác lãnh đạo quản lý cấp phòng hoặc trong lĩnh vực công tác. Trong phần này, tác giả cần chú ý một số vấn đề sau:

Trình bày tình huống phải đảm bảo tính chặt chẽ, logic về mặt thời gian, không gian và nhân vật Sự kiện, vụ việc đề cập trong tiểu luận phải là sự kiện, vụ việc có thật trong thực tế, có thể thay đổi tên địa danh, nhân vật Kết thúc việc mô tả tình huống phải là những vấn đề mở đặt ra cho cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp phòng phải suy nghĩ, tìm ra phương hướng giải quyết. Cần sử dụng văn phong, ngôn ngữ hành chính II. Phân tích nguyên nhân – hậu quả của tình huống

Có thể nói, phân tích nguyên nhân – hậu quả của tình huống là một trong những phần quan trọng nhất của bài tiểu luận.

Đang xem: Tiểu luận xử lý tình huống quản lý cấp phòng

Xem thêm: bất phương trình lớp 10 toanmath

Xem thêm: Anh & Em Đã Đem “ Khóa Học Nội Nha Lâm Sàng Ssendo, Nội Nha Lâm Sàng

Trong phần này, tác giả sẽ vận dụng, phát huy khả năng phân tích, đánh giá các sự kiện, vụ việc diễn ra dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm đã được đúc rút trong quá trình tham gia lớp bồi dưỡng. Từ đó tạo tiền đề cho việc xây dựng và lựa chọn các phương án giải quyết tình huống ở phần sau.

Tùy theo từng tình huống cụ thể, cách phân tích nguyên nhân – hậu quả của tình huống sẽ có sự khác nhau nhất định. Nhưng nhìn chung, chúng ta sẽ thực hiện phân tích như sau:

1. Nguyên nhân của tình huống: 

Nguyên nhân chủ quan:

Thiếu sót trong tổ chức và hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp phòng, đơn vị… Sự thiếu trách nhiệm, yếu kém về chuyên môn, sa sút phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp phòng, của công nhân viên chức dẫn đến vi phạm pháp luật Nhà nước, nghị quyết của Đảng, quy chế, luật lệ của đơn vị, tổ chức… Cán bộ quản lý, lãnh đạo, công nhân viên chức không chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị nghị quyết của Đảng, luật pháp của Nhà nước và các quy định, quy chế của đơn vị, cơ quan có liên quan đến tình huống.. Sự mâu thuẫn giữa các tổ chức, cá nhân trong nội bộ …

Nguyên nhân khách quan:

Điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất Bất cập đến từ hệ thống các văn bản quy phạm có liên quan đến tình huống …

2. Hậu quả của tình huống

Gây tác động, ảnh hưởng xấu đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội Làm thiệt hại về kinh tế cho cá nhân, tổ chức Ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ thực hiện kế hoạch, mục tiêu của cơ quan, đơn vị, tổ chức Gây ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức nói chung và cán bộ, lãnh đạo nói riêng; Mất đoàn kết nội bộ… Giảm hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước trong quản lý, lãnh đạo tổ chức, cơ quan, đơn vị… III. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống Giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra nhằm mục tiêu đảm bảo đúng quy định của Đảng và Nhà nước. Tăng cường năng lực lãnh đạo và hiệu quả quản lý, điều hành theo đúng chức năng và phân cấp quản lý Bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức, tập thể và cá nhân Giải quyết tình huống một cách hài hòa, cân bằng giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa IV. Xây dựng phương án giải quyết tình huống

Tình huống sẽ được giải quyết dựa trên cơ sở là các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Đảng, Nhà nước có thẩm quyền.

Trong phần này, học viên cần đưa ra ít nhất 2 phương án giải quyết tình huống. Trong đó, bản thân mỗi tình huống cần được phân tích theo hai chiều:

Thứ nhất: Ưu điểm của phương án Thứ hai: Nhược điểm và các hạn chế của phương án

Trên cơ sở kết quả phân tích của từng phương án giải quyết tình huống, lựa chọn ra phương án tối ưu nhất. Một phương án được cho là tốt nhất cần phải thỏa mãn các điều kiện:

Đáp ứng nhiều nhất các mục tiêu cần giải quyết đặt ra trong phần III.  Các mặt nhược điểm, hạn chế nằm trong phạm vi có thể chấp nhận được Cần chọn các phương án có khả năng áp dụng vào thực tiễn. Tránh các phương án chỉ tồn tại trên lý thuyết, không có tính khả thi. Phương án lựa chọn phải thấu tình, đạt lý và được sự ủng hộ của người dân V. Lập kế hoạch thực hiện phương án giải quyết tình huống

Thông thường, kế hoạch thực hiện phương án giải quyết tình huống sẽ được thực hiện qua 4 bước:

Bước 1: Xác định nội dung công việc cần làm và thời gian tương ứng để thực hiện các công việc đó Bước 2: Thiết lập tổ chức, phân công công việc, trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân Bước 3: Triển khai thực hiện công việc như kế hoạch đã xác định ở bước 1 Bước 4: Tổng kết, rút kinh nghiệm…

Phần kết luận

Kết luận: Khái quát lại một cách tổng quan các kết quả đã giải quyết được của tình huống quản lý nhà nước cấp phòng. Kiến nghị: Đề xuất các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi; Các kiến nghị liên quan đến công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hay công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết thực hiện…

*

Hướng dẫn cách viết tiểu luận xử lý tình huống quản lý lãnh đạo cấp phòng

Dịch vụ viết tiểu luận tình huống quản lý lãnh đạo cấp phòng

Trên đây, Luận Văn 2S đã chia sẻ đến bạn đọc quy trình thực hiện viết tiểu luận xử lý tình huống quản lý cấp phòng. Ngoài ra, chúng tôi hiện cũng đang cung cấp dịch vụ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG, TIỂU LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGẠCH CHUYÊN VIÊN, CHUYÊN VIÊN CHÍNH… Nếu như bạn đang gặp phải các vấn đề với bài tiểu luận quản lý tình huống của mình như: Không tìm được đề tài phù hợp, không có ý tưởng phát triển đề tài, bạn có nhiều mối bận tâm khác quan trọng hơn là viết luận văn như: Công việc, gia đình, con cái, các mối quan hệ xã hội… Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách gọi điện đến Hotline: 0988711730 hoặc gửi Mail về địa chỉ: 2sluanvan

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận