Tài Liệu Tiểu Luận Về Văn Hoá Gia Đình Văn Hoá Ở Xã Tân Hoà Huyện Buôn Đôn

Gia đình là tế bào của xã hội. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, gia đình có một vị trí và vai trò đặc biệt. Từ gia đình, con người được sinh ra và trưởng thành cả về thể chất và nhân cách. Với hai chức năng cơ bản: tái sinh con người để duy trì nòi giống và xã hội hoá cá nhân để hình thành nhân cách, gia đình sẽ tồn tại mãi trong đời sống của nhân loại. Sức mạnh trường tồn của mỗi quốc gia, dân tộc, xã hội – phụ thuộc rất…

Đang xem: Tiểu luận về văn hoá gia đình

*

LUẬN VĂN:Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình v ăn hóa ở tỉnh Hà tĩnh hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, gia đình cómột vị trí và vai trò đặc biệt. Từ gia đình, con người được sinh ra và trưởng thành cả vềthể chất và nhân cách. Với hai chức năng cơ bản: tái sinh con người để duy trì nòi giốngvà xã hội hoá cá nhân để hình thành nhân cách, gia đình sẽ tồn tại mãi trong đời sống củanhân loại. Sức mạnh trường tồn của mỗi quốc gia, dân tộc, xã hội – phụ thuộc rất nhiềuvào sự tồn tại, phát triển của gia đình và văn hoá gia đình. Từ lâu, vấn đề này được thế giới rất quan tâm. Liên Hợp Quốc đã lấy năm 1994 là”Năm quốc tế gia đình”. Các quốc gia trên thế giới cũng nhận thức rõ rằng, củng cố sựvững chắc của gia đình là nhân tố quan trọng để ổn định và phát triển đất nước. ở Việt Nam, vấn đề gia đình đang được đặt ra với vị trí mang tầm chiến lược quốcgia. Từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội,Đảng ta đã khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi d ưỡng cảđời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Cácchính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận, tiến bộ.Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người”. Nghị quyết Hội nghị lầnthứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã bàn đến trách nhiệm của giađình trong việc giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nêu caovai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ, coi trọng xây dựng gia đình văn hoá, xây dựngmối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đến Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ IX, giá trị gia đình một lần nữa được Đảng nhấn mạnh: “Nâng cao tráchnhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lốisống văn hoá, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh củaxã hội”. Sở dĩ gia đình có vai trò quan trọng đối với mỗi cuộc đời con người cũng như đốivới sự trường tồn và phát triển của xã hội như vậy, chính là do những giá trị của văn hóa giađình. Trong vấn đề gia đình, văn hoá gia đình có vị trí quan trọng, là nền tảng cho giađình tồn tại và cơ sở bền vững của gia đình. Văn hoá gia đình vừa là mục tiêu, giá trị phảihướng tới, vừa là cơ sở thúc đẩy sự phát triển bản thân gia đình, nhằm phát triển conngười và xã hội. Với tư cách là một thiết chế xã hội văn hoá, gia đình Việt Nam trong truyền thốngvà hiện đại, vẫn là nơi hội tụ, gắn kết mỗi thành viên trong gia đình với nhau. Khi vuingười ta luôn san sẻ cùng gia đình và khi buồn cũng tìm sự an ủi, chở che từ gia đình.Bởi thế, đối với mỗi con người Việt Nam mang tâm hồn Việt, gia đình là nơi thiêng liêngnhất, thực sự là nơi ẩn náu của sự yên ổn, sự kính trọng và tình thương yêu. Nét đẹp trongvăn hoá truyền thống của gia đình Việt Nam đã góp phần làm phong phú hơn lên bản sắcvăn hoá của dân tộc, ngày nay những giá trị đó cần được kế thừa và phát huy. Tất yếu, cùng với quá trình vận động, phát triển về kinh tế, chính trị, văn hoá xãhội của đất nước, những giá trị trong văn hoá gia đình Việt Nam truyền thống cũng đã cósự biến đổi rất lớn. Đặc biệt, nước ta đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thịtrường, những mặt trái của nó đã ảnh hưởng trực tiếp và có nguy cơ làm băng hoại cácgiá trị văn hoá dân tộc nói chung, giá trị gia đình truyền thống nói riêng. Nhà nước ta đã lấy ngày 28 tháng 6 làm Ngày Gia đình Việt Nam. Điều đó khôngnhững nói lên sự nhận thức của Đảng, Nhà nước ta về tầm quan trọng của gia đình và vănhoá gia đình đối với vấn đề phát triển con người và xã hội trong quá trình phát triển đấtnước, mà còn là định hướng quan trọng cho việc xây dựng gia đình văn hoá. Trong cácchủ trương, chính sách phát triển kinh tế và văn hoá xã hội, Đảng và Nhà nước ta rấtquan tâm đến vấn đề xây dựng gia đình văn hoá và văn hoá gia đình. Muốn có Gia đình văn hoá phải có văn hoá gia đình. Hay nói cách khác, gia đìnhvăn hoá chính là sự thể hiện mới của văn hoá gia đình, nhưng ở trình độ cao hơn và đượccụ thể hoá bằng các tiêu chí nhất định. Chủ trương xây dựng gia đình văn hoá được triểnkhai thực hiện trên phạm vi cả nước, trở thành một phong trào thi đua sôi nổi, có ý nghĩathực tiễn vô cùng to lớn đối với cách mạng nước ta thời kỳ đổi mới. Quá trình đổi mới đất nước, đặc biệt phát triển kinh tế thị trường có định hướngXHCN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đã tác động sâu sắc đến văn hoá gia đình,đến vai trò, vị trí, nhân cách của các thành viên trong gia đình. Điều đó đòi hỏi chúng taphải có sự nghiên cứu tổng kết thực tiễn vận dụng chủ tr ương của Đảng về xây dựng giađình văn hoá, nhằm phổ biến cách làm mới với những quy trình hiệu quả tối ưu, tìm ranhững điểm chưa phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, từ đó đề xuất giải pháp hữu hiệu vànhững kiến nghị kịp thời. Đây là việc làm cần thiết đối với các cấp, các ngành, các địaphương. Hà Tĩnh là một tỉnh vừa mới tái lập (1991) trên cơ sở tách ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh.Là một tỉnh miền Trung được mệnh danh là vùng đất “chảo lửa, túi mưa”, thiên nhiên rấtkhắc nghiệt, kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn, tàn dư của chiến tranh… Điều đó cũngảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây. Đặc biệttrong quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế thị trường, việc xây dựng văn hoá giađình Hà Tĩnh cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, chịu ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội,trẻ em hư hỏng, làm ăn bất chính. Những biểu hiện về sự sa sút đạo đức, lối sống, sự đảolộn về trật tự kỷ cương trong gia đình, bất bình đẳng giới…, đó là những vấn đề cần đượcquan tâm và đánh giá một cách nghiêm túc. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, một cuộc vận động xây dựng gia đìnhvăn hoá ở Hà Tĩnh đã tiến hành trong suốt một thời gian dài. Bên cạnh những thành tựuđã đạt được, cũng còn nhiều hạn chế, rất cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để cónhững định hướng kịp thời, góp phần tổ chức, triển khai cuộc vận động xây dựng giađình văn hoá trên địa bàn Hà Tĩnh thực sự có hiệu quả trong thời gian tới. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề đã nêu trên, nghiên cứu văn hoá gia đìnhtrong công tác xây dựng gia đình văn hoá ở Hà Tĩnh hiện nay rất có ý nghĩa lý luận vàthực tiễn, nhất là bản thân tôi đang công tác ở Hội Phụ nữ của TP. Hà Tĩnh. Vì vậy, tôichọn đề tài: ” Văn hoá gia đỡnh và xõy dựng gia đỡnh văn hoá ở tỉnh Hà Tĩnh hiệnnay ” làm luận văn tốt nghiệp Cao học, chuyên ngành Văn hoá học. Hy vọng những kếtquả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao nhận thức và năng lực hoạt động thực tiễn của bảnthân. 2. Tình hình nghiên cứu Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất quantâm đến vấn đề gia đình và xây dựng gia đình mới- gia đình văn hoá. Từ đó đến nay,cùng với nhiều chủ trương, chính sách về phát triển đất nước, xây dựng gia đình văn hoáđược xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng của xây dựng nền văn hoá tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng văn hoá gia đình và gia đình văn hoá trở thành nhiệmvụ quan trọng trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Trongquá trình đổi mới đất nước, vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, quảnlý, các nhà khoa học. Thứ nhất, Những kết quả nghiên cứu về gia đình, văn hoá gia đình, xây dựng gia đìnhvăn hoá của các tổ chức: Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, Viện Nghiên cứu Pháttriển Xã hội, Viện nghiên cứu gia đình và giới, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trung tâm nghiêncứu khoa học về gia đình và phụ nữ. Ví dụ: – Một vài nét nghiên cứu về gia đình Việt Nam (1990), của tập thể tác giả Trungtâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ, thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội vàNhân văn Quốc gia. Trong công trình này, các tác giả đã nghiên cứu về vai trò, vị trí củagia đình trong xã hội, nhưng mới chỉ đặt vấn đề và gợi ý là chủ yếu. – Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam (1991), của tập thể tác giảcủa Viện Xã hội học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia phối hợpvới Khoa Xã hội học Trường Đại học Gothenburg (Thuỵ Điển), Nxb Khoa học xã hộixuất bản. Trong công trình này, các tác giả Việt Nam và Thuỵ Điển đã tiến hành khảo sátthực tiễn ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước về đặc điểm gia đình Việt Nam trước nhữngnăm 1990. – Văn minh phương Đông và gia đình Việt Nam truyền thống (1994), Trung tâmKhoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia do Quỹ Toyota Foundation tài trợ, đã có nhữngkhảo sát và nghiên cứu, đánh giá bước đầu về gia đình truyền thống ở Việt Nam qua mộtsố thời mốc lịch sử của Việt Nam. Thứ hai, những nghiên cứu về vai trò của văn hoá gia đình và sự biến đổi của giađình, giá trị văn hoá gia đình trong bối cảnh đổi mới của đất nước. – Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hoá (1998) của tác giả Lê Ngọc Văn,Nxb Giáo dục, Hà Nội. – Văn hoá gia đình và sự phát triển xã hội (1994) của nhiều tác giả, do nhà văn LêMinh chủ biên, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. – Người phụ nữ trong văn hoá gia đình đô thị (2003) của TS. Lê Quý Đức và Ths.Vũ Thị Huệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. – Văn hoá gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em (2001) củaPGS.TS Lê Như Hoa, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. – Văn hoá gia đình Việt Nam (2007) của GS. Vũ Ngọc Khánh, Nxb Thanh Niên,Hà Nội. – Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới (2003) của GS. Lê Thi (kếtquả Cuộc điều tra về gia đình Việt Nam có quy mô lớn nhất từ trước tới nay), Nxb Khoahọc xã hội, Hà Nội. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới những vấn đề lý luận và thực tiễn vềgia đình, văn hoá gia đình, xây dựng gia đình văn hoá, sự biến đổi của gia đình và vănhoá gia đình trong bối cảnh mới, những vấn đề của gia đình Việt Nam từ truyền thốngđến hiện tại, cũng như ảnh hưởng của văn hoá gia đình đối với sự phát triển của cá nhânnói riêng và xã hội nói chung. Thứ ba, các công trình, các đề tài, luận văn, luận án nghiên cứu gia đình, xâydựng gia đình văn hoá dưới các góc độ triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, tiêu biểu là: – Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, (2001),Luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học của Nghiêm Sĩ Liê m(Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) – Gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiệnnay, (2003), Luận án tiến sĩ Triết học, Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, củaDương Thị Minh (Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh). – Gia đình trong việc bảo vệ chăm sóc trẻ em của nước ta hiện nay, (2004), Luậnvăn thạc sĩ Triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học của Phạm Thị Xuân (Họcviện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh). – Phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh BạcLiêu hiện nay(2006), Luận văn thạc sĩ Triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa họccủa Lê Cẩm Lệ… – Gia đình văn hoá và sự hình thành nhân cách trẻ em (trước tuổi đi học) ở nướcta của Nguyễn Thị Phượng – Văn hoá gia đình với sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam,của Võ Thị Hồng Loan… Dưới những góc độ khác nhau, các đề tài nghiên cứu nói trên đã đề cập đến vấn đềcả về lý luận và thực tiễn: đặc điểm, chức năng của gia đình Việt Nam; vai trò của phụ nữtrong gia đình; vai trò của giáo dục gia đình, đặc biệt giáo dục nhân cách; các đặc điểm,tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay. Đồng thời, các đề tài cũng đưa rađược những phương hướng, giải pháp thiết thực góp phần xây dựng gia đình Việt Nam,phát huy vai trò to lớn của gia đình đối với sự phát triển con người, chủ thể của sự nghiệpđổi mới, phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Ngoài ra, còn có hàng trăm bài viết mỗi năm, đã được đăng tải trên các sách báo,tạp chí nghiên cứu về văn hoá gia đình và xây dựng gia đình văn hoá trong cơ chế thịtrường. Nhìn chung, các công trình khoa h ọc trên có liên quan trực tiếp hay gián tiếpđến vấn đề nghiên cứu của đề tài cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Điều đánglưu ý, tất yếu các giá trị văn hoá văn hoá gia đình và những yêu cầu về xây dựng giađình văn hoá ở nước ta, có sự biến đổi cùng với sự biến đổi về kinh tế-xã hội trongtừng giai đoạn lịch sử. Mặt khác, mỗi địa bàn khác nhau, tuỳ vào những điều kiện,hoàn cảnh và văn hoá truyền thống khác nhau, mà văn hoá gia đình và xây dựng giađình văn hoá có những yêu cầu khác nhau. Vì vậy nghiên cứu về ph ương diện nàyđang có nhiều khoảng trống. Những công trình đó trên đây mới chủ yếu đề cập đến gia đình, văn hoá gia đình,gia đình văn hoá nói chung, song chưa đề cập đến vấn đề văn hoá gia đình và xây dựnggia đình văn hoá ở Hà Tĩnh. Có thể khẳng định, cho đến nay ở Hà Tĩnh chưa có một côngtrình nào nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu với mongmuốn bước đầu nhìn nhận toàn diện và hệ thống hơn về vấn đề văn hoá gia đình và xâydựng gia đình văn hoá ở Hà Tĩnh hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ 3.1. Mục đích Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận chung về gia đình, văn hoá giađình và xây dựng gia đình văn hoá và khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng gia đìnhvăn hoá ở tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua, từ đó đề xuất phương hướng và giải phápnhằm đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá ở Hà Tĩnh trong thời kỳ đổimới. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: – Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về gia đình, văn hoá gia đình và giađình văn hoá. – Phân tích thực trạng văn hoá gia đình và khảo sát về cuộc vận động xây dựng giađình văn hoá ở tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua – Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc vận động xâydựng gia đình văn hoá của tỉnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu phương diện lý luận vấn đề văn hoá gia đình và thực tiễncuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình văn hoá gia đình và xây dựng gia đìnhvăn hoá ở Hà Tĩnh trong khoảng 10 năm trở lại đây. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩaduy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các quan điểm của Đảng Cộng sảnViệt Nam về gia đình và xây dựng gia đình văn hoá. Ngoài ra, luận văn sử dụng các phương pháp đa/liên ngành, phương pháp điều traxã hội học, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích-tổng hợp…để tiếp cận, giảiquyết những yêu cầu đặt ra của đề tài. 6. Đóng góp mới của luận văn – Góp phần làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn về vấn đề văn hoá gia đình và xâydựng gia đình văn hoá ở Hà Tĩnh. – Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hoácủa Hà Tĩnh trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungcủa luận văn gồm 3 chương, 9 tiết. Chương 1 Khái quát chung về văn hoá gia đình và xây dựng gia đình văn hoá 1.1. Quan niệm về gia đình và văn hoá gia đình 1.1.1. Quan niệm về gia đình Gia đình là cái gốc của con người, nơi con người sinh ra, bắt đầu một cuộc sống.Trong suốt cuộc đời, gia đình luôn là điểm tựa, là cội nguồn của tình cảm là cái nôi củasự yên bình, là yếu tố vô cùng cần thiết cho cuộc sống của con người và cho xã hội. Giađình là một nhóm xã hội được cấu trúc theo những chuẩn mực văn hoá nhất định, nhưmột tập hợp những mối quan hệ giữa các cá nhân (vợ chồng, bố mẹ, con cái và anh chịem, …), gia đình là một thành quả văn hoá đặc thù của con người. Khái niệm gia đình thường được dùng để chỉ một nhóm xã hội được hình thànhtrên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân. Ngàynay, quan niệm của một số người về gia đình không chỉ đóng khung trong những mối liênquan về huyết thống, về dòng họ, anh em, bố mẹ, cha mẹ nuôi,… mà gia đình là mộtphạm vi rộng lớn hơn trên cơ sở những người có tình yêu thương tương trợ lẫn nhau. Từ lâu chủ đề gia đình được nhiều ngành khoa học nghiên cứu dưới các góc độkhác nhau và do vậy cũng có nhiều định nghĩa về gia đình, trong đó có những định nghĩađáng chú ý C.Mác và Ph.Ăngghen khi luận chứng về những điều kiện tiền đề cho sự tồntại của con người đã đưa ra nhận xét: “Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình,con người còn tạo ra những người khác sinh sôi, nảy nở. Đó là quan hệ giữa chồng vàvợ, cha mẹ con cái, đó là gia đình” <38, tr.41>. Như vậy, bàn về gia đình, C.Mác đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của nótrong duy trì nòi giống và nhấn mạnh mối quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, vấn đề gia đình không chỉ được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mácnghiên cứu. Vì tầm quan trọng của nó trong quá trình phát triển của con người, xã hội,vấn đề này còn được đề cập đến trong những văn bản khác nhau, như bàn về các quyềncủa con người và gia đình, Tổ chức Liên hiệp quốc đã xác định “Gia đình là yếu tố tựnhiên và cơ bản của xã hội và có quyền hưởng sự bảo vệ của xã hội và của Nhà n ước”.Hiến chương cộng đồng Châu Âu khẳng định: “Gia đình với tư cách là tế bào của xã hội,pháp lý và kinh tế thích hợp để đảm bảo sự phát triển của nó”. Hai quan điểm này thểhiện rõ sự gắn kết mật thiết giữa gia đình và xã hội, vài trò của gia đình đối với xã hội. ở Việt Nam, vấn đề gia đình đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoahọc khác nhau, thuộc nhiều chuyên ngành và vì thế định nghĩa gia đình cũng rất phongphú. Khái niệm “gia đình” Theo phương pháp chiết tự từ, nhà khoa học Hoàng Tiến khi nghiên cứu về giađình đã chỉ ra: Chiết tự chữ Gia theo nghĩa Hán gồm bộ Miên, mang ý nghĩa mái lợp trùm nhàngoài nối nhà trong. Dưới có chữ Thỉ, nghĩa là lợn. Chữ Gia mang ngữ nghĩa nhà ở, chắcchắn phải xuất hiện từ thời loài người đã biết chăn nuôi. Chiết tự chữ Đình, gồm bộ Nghiễm tức mái nhà (cũng đọc là Yêm), dưới là Đình với ýnghĩa là nơi phát chính lệnh cho cả nước theo (như triều đình). Như vậy, nghĩa xa xưa của gia đình hẳn là một đơn vị kinh tế nhỏ, chung sốngdưới mái nhà trong cộng đồng xã hội. Định nghĩa này đã khái quát được một số dấu hiệuđặc trưng của gia đình (chung sống cùng mái nhà, là đơn vị kinh tế). Nhưng chưa kháiquát được cơ sở hình thành gia đình cùng với một số chức năng quan trọng khác của giađình. Theo Từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên đã định nghĩa: “Gia đình là đơn vị xãhội, thành lập trên cơ sở dòng máu, bắt đầu có từ thời đại Thị tộc mẫu hệ, trong thời đạiphong kiến thường có cha mẹ, con cháu, có khi chắt nữa, trong thời đại Tư bản chủ nghĩathường chỉ có vợ chồng và con cái”<7, tr.113-114>. Định nghĩa này khái quát được một số nét bản chất của gia đình về cơ sởhình thành, duy trì, biến đổi của gia đình trong lịch sử và khẳng định gia đình là đơn vị xãhội nhưng chưa nêu được vai trò của gia đình với xã hội qua các chức năng của nó. Cóthể nói, dưới góc độ ngôn ngữ, định nghĩa gia đình chưa thật đầy đủ, cần phải có địnhnghĩa mới về gia đình nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đòi hỏi. Gia đình nhìn từ góc độ xã hội học PGS.TS Lê Như Hoa, trong công trình khoa học của mình cho biết: “Một số nhàxã hội học quan niệm gia đình là một nhóm người” <25, tr.24>. Tác giả đã trích dẫn cácquan điểm tiêu biểu của các nhà xã hội Phương Tây E.W.Burgess và H.J.Cocker coi: Giađình là một nhóm người được thống nhất với nhau bởi những mối quan hệ hôn nhân,huyết thống hoặc nhận con nuôi; tạo thành một hộ duy nhất, tác động qua lại và giao tiếpvới nhau theo vai trò xã hội riêng từng người trong số họ: là chồng vợ, là mẹ cha, anh traivà em gái; tạo thành một nền văn hoá chung. Kingley Davis định nghĩa gia đình: “Là mộtnhóm người mà quan hệ của họ với nhau dựa trên cơ sở dòng dõi và do đó họ là họ hàngthân thích của nhau” <25, tr.24>. Các định nghĩa nói trên đã đề cập tới nhiều khía cạnh bản chất của gia đình nhưngsự khái quát khá chung chung, không rõ bản chất, chức năng và sự tác động của gia đìnhvới xã hội và ngược lại. Nhà nghiên cứu Lê Thi quan niệm: Khái niệm gia đình được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, nảy sinh quan hệ hôn nhân đó và cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng, nội ngoại).

Xem thêm: xem đồ án mạng lưới thoát nước

Xem thêm: Giải Phương Trình Logarit Bằng Phương Pháp Mũ Hóa, Giải Phương Trình Logarit Bằng Cách Mũ Hóa

Đồng thời gia đình cũng có thể bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng, tuy không có quan hệ huyết thống các thành viên gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hoá, tình cảm), giữa họ thường có những điều ràng buộc có tính pháp lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ (được ghi rõ trong luật hôn nhân và gia đình của nước ta). Đồng thời trong gia đình có những quy định rõ ràng về quyền được phép và cấm đoán quan hệ tình dục giữa các thành viên <54, tr.42>. Đây là khái niệm đề cập tới nhiều nét đặc trưng, bản chất cơ bản của gia đìnhnhưng nặng nề về trình bày phân tích chưa khái quát cô đọng. Tóm lại dưới góc độ xã hội học, định nghĩa gia đình còn nhiều nét bản chất cơ bảncần được bổ sung và khái quát cô đọng phù hợp hơn. Dưới góc độ tâm lý học, tác giả Ngô Công Hoàn cho rằng “Gia đình là một nhómnhỏ xã hội có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm sinh lý, có chung cácgiá trị vật chất, tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất đình” <71, tr.36>. Tácgiả Nguyễn Đình Xuân lại quan niệm: “Gia đình là nhóm nhỏ được liên kết vợ chồng(hôn nhân) theo quy luật xã hội trước tiên, sau đó mới là quy luật tính dục tự nhiên” <71,tr.36>. Các định nghĩa đó đã đề cấp tới nhiều nét bản chất của gia đình nhưng vài trò vàquan hệ tác động của gia đình – xã hội chưa được khái quát. Nó cũng đòi hỏi các nhànghiên cứu về gia đình phải có sự bổ sung phát triển. Liên Hợp Quốc, trong cuốn từ điển “Nhân khẩu học” cho rằng: “Gia đình là mộtđơn vị được quy định thông qua mối liên hệ của các cá nhân, nói lên sự tái thế hệ sau, đặcbiệt ở mức độ mà những mối quan hệ này được những quy phạm và thủ tục pháp lý phêchuẩn” <35, tr.96>. Gần đây, UNESCO cũng đưa ra quan niệm, gia đình là một nhóm người có quanhệ họ hàng cùng chung sống và có ngân sách chung. Các định nghĩa này cũng có nhữngđóng góp và những hạn chế tương tự như quan niệm gia đình của Tâm lý học, Xã hộihọc,… Luật hôn nhân và gia đình của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm2000, khẳng định: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quanhệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữahọ với nhau theo luật định” <36, tr.12>. Đây là quan niệm chính thống của nhà nước ta, làcơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề liên quan đến gia đình. Quan niệm này chưakhái quát rõ nét bản chất quan trọng: gia đình có vai trò to lớn đối với xã hội. Dưới góc độ của chủ nghĩa xã hội khoa học, giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học địnhnghĩa: “Gia đình là hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành duy trì và củng cốtrên cơ sở hôn nhân và huyết thống” <28, tr.178>. Đây là định nghĩa đã phản ánh được nhữngnét bản chất nhất của gia đình. Nhưng nó cũng chưa thể phản ánh rõ một số nét bản chấtcơ bản khác của gia đình. Vì vậy, trong giáo trình đã có sự bổ sung: Nhưng xét rộng hơn và đầy đủ hơn, gia đình không chỉ là một đơn vị tình cảm – tâm lý mà còn là một tổ chức kinh tế, tiêu dùng (sở hữu, sản xuất, thu nhập, chi tiêu); một môi trường giáo dục – văn hoá (văn hoá gia đình và cộng đồng); một cơ cầu – thiết chế xã hội (có cơ chế và cách thức vận động riêng …) <28, tr.178>. Qua phân tích chúng tôi cho rằng cần phải nghiên cứu kế thừa các quan điểm tiêubiểu trên, khái quát lại và bổ sung để có định nghĩa gia đình vừa đảm bảo tính khái quát,tính hệ thống tính lôgíc và toàn diện về những nét bản chất đặc trưng của gia đình. Thực tế cuộc sống gia đình hiện nay cho thấy cần có một định nghĩa gia đìnhmang tính khái quát cao, phản ánh được khá đầy đủ nét bản chất đặc trưng về gia đìnhphù hợp với lịch sử hình thành và phát triển cùng những biến đổi của gia đình dưới sự tácđộng mạnh mẽ của điều kiện kinh tế – xã hội mới, của thời đại văn minh tin học đangdiễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Nhưng đây là vấn đề không đơn giản đặc biệt trong xã hộihiện đại, cùng với sự vận động, biến đổi của xã hội thì các hình thức, kiểu loại gia đìnhcũng biến đổi hết sức phức tạp, đa dạng. Trong thực tế có những gia đình không có concái, có gia đình nhiều “chủng loại” con cái, kiểu con anh, con tôi, con chúng ta, có nhữnggia đình chỉ sống với nhau theo “hợp đồng”. Lại có những gia đình chị em chăm nuôi lẫnnhau, tuy chúng không có bố mẹ nhưng không thể nói là họ không có gia đình. Còn cónhững kiểu gia đình không hoàn thiện, như: “gia tình thương” (do các nhân, hoặc nhómtìm những trẻ mồ côi đưa về chăm nuôi dạy dỗ), “gia đình nghĩa hiệp” (do các cháu mồcôi tụ tập nhau lại cùng làm ăn sinh sống), gia đình “gà trống nuôi con”, “gà mái nuôicon”,… Tóm lại, có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình, đặc biệt trong giai đoạn hiệnnay, vấn đề gia đình và khái niệm gia đình cần được nghiên cứu thêm. Căn cứ vào tìnhhình chung của hôn nhân và gia đình, chúng ta cần có một cách hiểu hoàn chỉnh hơn vềgia đình đảm bảo hạt nhân hợp lý của nó. Như vậy, có thể từ nhiều góc độ khác nhau để quan niệm về gia đình. Gia đìnhnằm trong phạm trù cộng đồng với tư cách là một nhóm nhỏ xã hội đặc thù, đồng thờinhư một thiết chế xã hội, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hoá conngười. Trên thực tế đang tồn tại nhiều kiểu gia đình, nhưng trong đó gia đình hạt nhânchiếm đa phần (ở Việt Nam, theo điều tra có từ 60-hơn 70%). Chính vì vậy mà chỉ có thểlấy gia đình hạt nhân làm đối tượng để đưa ra một định nghĩa về gia đình. Từ góc độ văn hoá học, có thể hiểu: Khái niệm gia đình được dùng để chỉ mộtnhóm xã hội được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảysinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại…) cùng chungsống. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng cho cả một đời người, là môi trường văn hoá đầutiên giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách, là nơi hội tụ, chọn lọc và sáng tạo vănhoá của con người và xã hội loài người. Cũng như các thiết chế xã hội-văn hoá khác, gia đình luôn vận động phát triển. 1.1.2. Quan niệm về văn hoá gia đình Để tìm hiểu về văn hoá gia đình, trước tiên phải đề cập đến khái niệm văn hoá, bởivăn hoá chính là cơ sở của văn hoá gia đình. * Quan niệm văn hoá Thuật ngữ văn hoá xuất hiện trong ngôn ngữ nhân loại từ rất sớm. Ngay từ thời LaMã cổ đại, trong tiếng La tinh đã xuất hiện từ “văn hoá” (cultura). Từ “văn hoá” lúc đầucó nghĩa vỡ đất, cày cấy, vun trồng trong nông nghiệp, sau chuyển nghĩa sang vun trồngtrí tuệ, vun trồng tinh thần, giáo dục con người. Theo định nghĩa của từ Hán – Việt “vănhoá” có nghĩa là “văn trị giáo hoá”, “hoá nhân tịch dục” tức là phải giáo dục cảm hoá conngười để có thể quản lý, điều hành xã hội bằng “văn”. Thông qua nhân nghĩa, nhân văncoi trọng giáo dục để bình ổn xã hội, tạo lập kỷ cương. Văn hoá trong từ nguyên của cảphương Đông và phương Tây đều có chung một nghĩa căn bản là sự giáo hoá, vun trồngnhân cách con người, làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Văn hoá có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống nhưng không thể gọi tất cả cuộcsống là văn hoá. Từ trước đến nay đã có sự phân chia ra văn hoá vật chất và văn hoá tinhthần. Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối bởi vì trong văn hoá vậtchất vẫn có văn hoá tinh thần và ngược lại, văn hoá tinh thần thể hiện trong những dạngvăn hoá vật chất. Nhưng sản phẩm vật chất và tinh thần ấy đều do sự lao động sáng tạocủa con người tạo ra để lại những dấu ấn tốt đẹp qua từng thời kỳ lịch sử. Khi quan niệmvăn hoá bao gồm tất cả những gì tốt đẹp do con người sáng tạo ra tức là thừa nhận tính đadạng, phong phú và phức tạp của nó. Nó gắn liền với quá trình hình thành và phát triểnlịch sử của mỗi dân tộc, mỗi địa phương, mỗi gia đình… phù hợp với nền kinh tế của xãhội đương thời. Có rất nhiều ý kiến và định nghĩa về văn hoá, trong đó đáng chú ý là ý kiến của tổchức UNESCO: “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhâncác cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy hìnhthành hệ thống giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những đặc tính riêng của mỗi dântộc” <68, tr.23>. Đứng trước sự tiến công mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá, vấn đề giữ gìn, bảo vệvà phát huy các giá trị văn hoá của các dân tộc, các quốc gia đang gặp phải những tháchthức to lớn đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, UNESCO đưa ra định nghĩavề văn hoá trên cơ sở nhấn mạnh đến nội dung đó nhằm thức tỉnh tinh thần trách nhiệmcủa cộng đồng quốc tế trong việc chống xu thế nhất thể hoá văn hoá, hướng tới tôn trọngvà bảo vệ những giá trị văn hoá độc đáo của các quốc gia, dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có một quan niệm về văn hoá: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn <39, tr.431>. Trong định nghĩa này, Hồ Chí Minh đã xác định văn hoá bao gồm những thànhquả của sự sáng tạo cả về vật chất và tinh thần nhằm đáp ứng cho sự tồn tại và phát triểncủa loài người. Và điều đặc biệt ở đây là Người cho rằng văn hoá không chỉ là sự sángtạo mà còn là phương thức sử dụng sự sáng tạo đó. Điều này có ý nghĩa to lớn đối vớiviệc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay. Chúng ta không chỉ chăm lo tạo ra nhiềugiá trị văn hoá tốt đẹp mà cần phải chú ý tới cả “phương thức sử dụng” cho hợp tình, hợplý, mang tính nhân văn cao cả. Như vậy, văn hoá là hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình lịch sử, chỉtrình độ Người. Văn hoá biểu hiện ở những hệ giá trị xã hội. Nói cách khác, văn hoá làtoàn bộ sự hiểu biết , kinh nghiệm của con người được tích luỹ trong quá trình hoạt độngthực tiễn lịch sử – xã hội. Văn hoá còn là mô hình các thiết chế xã hội để nhằm đảm bảo cho sự trao truyền,vận thông các giá trị, chuẩn mực văn hoá. Hệ thống thiết chế xã hội – văn hoá bao gồm:gia đình, nhà trường, nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội, tôn giáo. Các tổ chức ấy hìnhthành trên cơ sở các mối quan hệ giữa các thành viên của nhóm, của cộng đồng với cácquy định, thể chế, giá trị, truyền thống của nhóm, của cộng đồng ấy. Các mô hình thiếtchế xã hội đó có sức mạnh vật chất, tinh thần để thực hiện các chức năng văn hoá mà xãhội đặt ra. Trong các mô hình thiết chế – xã hội đó, tổ chức gia đình có một vị trí đặc biệtquan trọng, gắn bó cả cuộc đời con người. Gia đình là thiết chế xã hội – văn hoá quantrọng trong các mô hình thiết chế xã hội. Văn hoá cũng chính là phương thức ứng xử của con người. Nếu như loài vật chỉtồn tại với tự nhiên và ứng xử trong môi trường tự nhiên thì con người để tồn tại và pháttriển, con người không chỉ ứng xử với môi trường tự nhiên mà còn ứng xử với môitrường xã hội (quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và cả văn hoá của con người). Cácphương thức, quy tắc ứng xử tạo nên hệ thống giá trị chuẩn mực, khuôn mẫu được tíchluỹ trong đời sống cộng đồng tạo thành hệ giá trị văn hoá của mỗi cộng đồng. Gia đình làmôi trường đặc biệt, thể hiện phương thức ứng xử đầu tiên của con người, để ứng xử xãhội. Văn hoá đặc biệt gắn với giáo dục, đào tạo con người. Hay nói cách khác, giáodục là một hiện tượng văn hoá của con người và cũng là một phương thức trao truyền vănhoá. Con người sinh ra chỉ mới là cá thể, để được là cá nhân, đặc biệt có nhân cách, conngười phải chịu sự tác động của môi trường xã hội. Nếu không có giáo dục, con người sẽvề trạng thái dã man, mông muội như động vật. Như vậy, văn hoá chỉ có ở loài người, đólà năng lực học hỏi, thích ứng, sáng tạo ra những quan niệm, ph ương thức ứng xử, hệthống biểu tượng, thiết chế, thể chế xã hội nhờ đó loài người có thể vận thông với nhauđể tồn tại và phát triển. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người từ tuổi ấu thơ, có sự gắnbó cả cuộc đời con người từ thuở lọt lòng cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Từ nội dung của văn hoá, ta có thể thấy rằng gia đình là một hiện tượng văn hoácủa con người, xuất hiện và tồn tại vì sự tồn tại và phát triển của con người. Nó biến đổicùng sự biến đổi của các cộng đồng người trong quá trình lịch sử văn hoá của các dântộc, các thời đại có vai trò quan trọng đối với gia đình. Văn hoá là tiền đề quan trọngtrong sự hình thành gia đình và là yếu tố cơ bản của gia đình. Nghiên cứu văn hoá chínhlà cơ sở để chúng ta đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề văn hoá gia đình. * Quan niệm văn hoá gia đình Có thể hiểu quan niệm văn hoá gia đình từ những góc độ khác nhau. Từ các cấp độ của văn hoá cộng đồng (chủ thể): văn hoá nhân loại, văn hoá dântộc, văn hoá giai cấp, văn hoá gia đình, văn hoá cá nhân – thì văn hoá gia đình là mộttrong những cấp độ của văn hoá. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, văn hoá gia đình chính là gia phong (nếpnhà). Gia phong chính là văn hoá gia đình truyền thống của gia đình, dòng họ. Biểu hiệnđặc trưng của văn hoá gia đình: – Thể hiện qua thuần phong, mỹ tục, nếp sống, tác phong của các thành viên tronggia đình. – Biểu hiện ở sự ứng dụng những tri thức khoa học, y học, giáo dục học, tâm lýhọc, thẩm mỹ… để tổ chức gia đình, giáo dục con người, nhất là về mặt tinh thần. – Biểu hiện ở sự hiếu thuận đối với cha mẹ, sự tôn kính tổ tiên ông bà – Biểu hiện ở tấm gương sáng về nhân cách văn hoá trong gia đình… – Biểu hiện ở truyền thống gia phong của gia đình, dòng họ Từ góc độ xã hội học: người ta chia văn hoá thành hai dạng cơ bản: văn hoá cánhân và văn hoá cộng đồng. Văn hoá cá nhân là văn hoá của mỗi cá nhân, nó là toàn bộ tri thức, kinh nghiệm,phương thức ứng xử mà mỗi cá nhân đã học tập, đã tích luỹ được trong quá trình thamgia vào hoạt động thực tiễn lịch sử – xã hội của đời sống cộng đồng. Văn hoá cộng đồnglà văn hoá của một cộng đồng hay nhóm xã hội. Nó là toàn bộ hệ giá trị, chuẩn mực, thịhiếu, những đặc tính riêng của mỗi cộng đồng. Và cộng đồng tập hợp theo dòng máu thânthuộc (hôn nhân và huyết thống) gọi là gia đình. – Hiểu văn hoá gia đình theo quan điểm của Đảng ta trong xây dựng và phát triểnnền văn hoá mới, làm cho văn hoá thấm sâu vào đời sống xã hội, thì văn hoá gia đình làmột trong những mục đích: Văn hoá cộng đồng, văn hoá nhà trường, văn hoá gia đình,văn hoá giáo dục, văn hoá khoa học, văn hoá giải trí…Trong những năm gần đây Đảngvà nhà nước ta có chủ trương xây dựng “gia đình văn hoá”, “làng xã văn hoá”, “công sởvăn minh”,… cũng trên cơ sở việc nghiên cứu “văn hoá gia đình”, “văn hoá làng”,… Chúng ta đã biết, gia đình là một hiện tượng văn hoá của con người, gia đình chỉxuất hiện trong xã hội loài người, không có trong thế giới động vật. Gia đình của conngười là tâm điểm để tạo ra những quan hệ rộng lớn theo chiều dọc và chiều ngang. Từmột đôi vợ chồng sẽ tạo nên các thế hệ sau và quan hệ của nó với các thế hệ đó: con -cháu – chắt – chiu – chíu – chít, ngược lên là: bố mẹ – ông bà – cụ – kỵ… Cùng với các quanhệ dọc là quan hệ ngang họ hàng nội ngoại, bên chồng, bên vợ,… ý thức được và ứng xửvới các quan hệ đó là một đặc trưng văn hoá của con người, không hoàn toàn có trong đờisống bầy đàn của động vật. Từ đó có thể khẳng định: gia đình của con người là một hiệntượng văn hoá hoàn toàn khác về chất so với hình thức kết đôi của động vật. Nó khôngchỉ bị quy định bởi nhu cầu sinh học mà nó được biến đổi về chất do nhu cầu xã hội (nhucầu người) trở thành hiện tượng văn hoá. Gia đình là một giá trị văn hoá khi nó đáp ứng nhu cầu tồn tại và các nhu cầu đặcbiệt thiêng liêng không vụ lợi của con người. Đó là tình thương, tình yêu, hạnh phúc,trách nhiệm, nghĩa vụ tinh thần mang tính người của con người. Chúng ta biết rằng giađình là tổ ấm, khi mới cất tiếng khóc chào đời, gia đình là vành nôi yêu thương, che chởđể con người lớn lên, trưởng thành. Tình yêu trai gái xét đến cùng là khát khao hướng tớimột gia đình, hướng tới hạnh phúc ấm êm, đó cũng là một giá trị văn hoá. Hạnh phúc củaviệc sinh nở sự sống cũng là một giá trị văn hoá. Cha ông ta đã từng đúc kết nên nhữngcâu ca: “Có vàng vàng chẳng hay phô – Có con con nói trầm trồ dễ nghe”. Quả thật, giađình là nơi người ta yêu thương, tin cậy, tự hào, là mục tiêu phấn đấu của con người – giađình còn là yếu tố cần phải có để hoàn thiện nhân cách đối với tất cả những con ngườibình thường trong xã hội. Do vậy gia đình là một giá trị văn hoá thiêng liêng có thế sosánh với các giá trị cao cả khác. Gia đình không chỉ là một hiện tượng văn hoá của con người mà còn là một giá trịvăn hoá thấm sâu vào tư tưởng,tình cảm, lý tưởng sống của con người. “Gia đình đượccoi là giá trị tinh thần vô cùng quý báu của nhân loại, cần được giữ gìn và phát huy” <53,tr.14>. Gia đình là một hiện tượng văn hoá và là một giá trị văn hoá cho nên tất cả cácquan hệ và hoạt động sống của gia đình đều biểu hiện đặc trưng văn hoá của con người. Hệ thống giá trị văn hoá của gia đình khi đã hình thành có vai trò chi phối, điềutiết các quan hệ của gia đình, chi phối các phương thức ứng xử của các thành viên giađình. Đồng thời nó được thể chế hoá bằng: gia đạo, gia huấn, gia lễ và bằng pháp luật củanhà nước, bằng dư luận xã hội. Hệ thống giá trị đó là cơ sở tồn tại của gia đình và giữ chođời sống gia đình bền vững và an sinh hạnh phúc. Như vậy, gia đình không chỉ là mộtnhóm xã hội đặc thù mà còn là một thực thể sinh học – văn hoá, một thiết chế xã hội vănhoá: “Gia đình ngay từ đầu là một tồn tại văn hoá, một thực thể văn hoá tất nhiên trongmối liên hệ khăng khít với những yếu tố sinh học và giới tính. ở những trình độ phát triểnthấp của con người, đã là như thế, ở trình độ phát triển cao hơn, lại càng như thế” <44,tr.23>. Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể nhất trí với quan niệm về văn hoá gia đìnhnhư sau: Văn hoá gia đình là dạng đặc thù của văn hoá cộng đồng, văn hoá của thiết chế gia đình bao gồm tổng thể sống động các hoạt động sống của gia đình mang đặc trưng văn hoá bị chi phối bởi các giá trị, chuẩn mực, truyền thống, thị hiếu của một cộng đồng mà các thành viên gia đình đã chọn lựa để ứng xử với nhau trong gia đình và ngoài xã hội <22, tr.33>. Nghiên cứu về cấu trúc văn hoá gia đình có thể có nhiều hình thức khác nhaunhưng cơ bản nhất theo các nhà nghiên cứu có 2 dạng: – Văn hoá gia đình được thể hiện ở các dạng hoạt động cơ bản của gia đình: vănhoá sản sinh nuôi dạy con cái, văn hoá vật chất và tiêu dùng các sản phẩm vật chất, vănhoá tinh thần và hưởng thụ các sản phẩm tinh thần – Văn hoá gia đình thể hiện ở hệ giá trị của gia đình: các giá trị cấu trúc (các giá trịgắn với quan hệ bên trong của gia đình); các giá trị chức năng (giá trị thể hiện vai trò củagia đình đối với sự phát triển xã hội); các giá trị tâm linh (những giá trị không vụ lợi,mang tính thiêng liêng, bí ẩn)… Sự chia tách trên đây cũng chỉ là tương đối. Có thể thấy, văn hoá gia đình ngoài yếu tố cốt lõi là hệ giá trị, gia đình còn đượcxem xét như là một tập hợp của những biểu hiện văn hoá gắn với các mặt quan hệ và đờisống gia đình. Văn hoá gia đình vừa là sự biểu hiện giá trị trong quá trình phát triển, vừacó vai trò định hướng và mục tiêu cho sự phát triển gia đình qua mỗi thời đại lịch sử. Đốivới chúng ta, văn hoá gia đình là cơ sở để xây dựng gia đình văn hoá trong sự nghiệp đổimới đất nước. 1.2. Gia đình văn hoá và chủ trương xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta 1.2.1. Gia đình văn hoá, mối quan hệ giữa văn hoá gia đình và gia đình vănhoá Quan niệm gia đình văn hoá Trong thực tế, nhiều người vẫn có sự lẫn lộn giữa văn hoá gia đình và gia đình vănhoá, thực chất hai khái niệm này không đồng nhất với nhau.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận