Tiểu Luận Về Stress – Stress Và Quản Lý Stress

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.68 KB, 10 trang )

Đang xem: Tiểu luận về stress

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Với những guồng quay hối hả của cuộc sống thường ngày, mỗi người
chúng ta, đặc biệt là nhân viên công tác xã hội thường phải đối mặt với nhiều áp
lực, có thể về tinh thần có thể về thể chất dẫn đến trạng thái căng thẳng thần
kinh, mệt mỏi, chán chường… Chúng ta thường gọi chúng với cái tên chung là
“stress”. Vậy stress là gì, có lợi hay có hại, khi nào ta biết mình đang bị stress và
làm sao để đối phó với trạng thái ấy? đó chính là lý do chọn đề tài nghiên cứu
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về mức độ hiểu biết về hiện tượng
stress, nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và cách thức ứng phó khi bị stress trong
đời sống ở nhân viên công tác xã hội nhằm tìm ra các biện pháp giúp nâng cao
hiểu biết cho nhân viên CTXH về hiện tượng stress từ đó họ sẽ biết cách ứng
phó, hạn chế được những hậu quả đáng tiếc khi bị stress trong đời sống.
3. Đối tượng và khách thể
Đối tượng nghiên cứu: Hiện tượng stress trong đời sống của nhân viên
công tác xã hội.
Khách thể nghiên cứu: nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm Bảo trợ
Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về stress trong đời sống của nhân viên CTXH
nhằm hệ thống hóa các lý luận về hiện tượng stress tạo cơ sở cho việc tìm hiểu
thực trạng hiện tượng stress trong đời sống hàng ngày của nhân viên CTXH.
5. Phương pháp nghiên cứu
Quan sát và phỏng vấn nhân viên công tác xã hội
6. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng về mức độ hiểu biết về hiện tượng stress, nguyên
nhân, biểu hiện, hậu quả và cách ứng phó khi bị stress trong đời sống của nhân
viên CTXH nhằm xác định mức độ hiểu biết về hiện tượng stress, nguyên nhân,
biểu hiện, hậu quả và cách thức ứng của nhân viên khi bị stress trong đời sống.
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm chung về stress
Stress là cách ứng phó của cơ thể đối với bất cứ loại đòi hỏi nào. Nó có
thể là stress tích cực (eustress) và stress tiêu cực (distress). Khi con người cảm
1

thấy bị stress bởi một điều gì xảy ra xung quanh họ, cơ thể họ phản ứng bằng
cách tiết ra các hoá chất vào trong máu. Những hoá chất này cung cấp cho con
người sức mạnh và năng lượng nhiều hơn. Điều này có thể tốt nếu họ bị stress
do sự nguy hiểm bên ngoài. Nhưng điều này có thể là điều xấu nếu stress của họ
là để đáp ứng một điều gì đó thuộc về cảm xúc và không có lối thoát cho sự gia
tăng năng lượng và sức mạnh.
2. Các yếu tố gây stress
Môi trường bên ngoài: Thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm.
Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải
hoàn thành, các vấn đề tài chính, công việc, các bài trình bày, mâu thuẫu, yêu
cầu về thời gian và sự tập trung sức lực vào công việc hay gia đình, mất mát
người thân, mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè…Các vấn đề về thể chất: Thay đổi
cơ thể, ốm đau, không đủ chất dinh dưỡng…Suy nghĩ của các bạn: Đôi khi, cách
chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho
chính mình rất nhiều căng thẳng. Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ:
nếu trượt đại học, tương lai của tôi thật mù mịt; Nếu tôi không làm được thì mọi
người sẽ cười chê tôi,…
3. Các dấu hiệu nhận biết stress
Những biểu hiện về mặt cảm xúc: Cảm thấy khó chịu, Cảm thấy lo lắng
hoặc căng thẳng, Cảm thấy buồn bã, Cảm thấy chán nản, thờ ơ, Cảm thấy đánh
mất giá trị bản thân
Những biểu hiện về hành vi: Nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính; Sử dụng
các chất kích thích như rượu hoặc thuốc lá; Xáo trộn các sinh hoạt hàng ngày

như ăn uống hoặc giấc ngủ của bạn; Bỏ qua những hành vi thông thường, mất
tập trung; Trở nên vô lý trong những quyết định của mình; Hay quên hoặc trở
nên vụng về; Luôn vội vàng và hấp tấp; Ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít Những
triệu chứng về thể chất; Đau đầu; Căng hoặc đau cơ bắp; Đau bụng; Đồ mồ hôi;
Cảm thấy chóng mặt; Rối loạn tiêu hóa; Khó thở hoặc đau ngực; Khô miệng;
Ngứa trên cơ thể; Có vấn đề về tình dục.
4. Stress do đặc điểm nghề công tác xã hội

2

Trong hoạt động nghề nghiệp, nhân viên xã hội làm việc với nhiều thân
chủ, mỗi thân chủ lại có các vấn đề riêng của họ, địa điểm làm việc không ổn
định… Với tính chất và đặc điểm của nghề công tác xã hội như vậy nên nhân
viên xã hội rất dễ rơi vào trạng thái stress. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ
thể nhưng nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra vấn đề này.
4.1. Tính mơ hồ trong công tác xã hội
Về mặt kỹ thuật Nghề Công tác xã hội chưa xác định được kỹ thuật rõ
ràng. Nhân viên xã hội được trang bị khá đầy đủ các kỹ năng nghề nghiệp để
giải quyết các vấn đề trong công việc. Tuy nhiên, việc sử dụng kỹ năng nào
trong hoàn cảnh cụ thể lại không được xác định rõ ràng.
Vị trí của nghề nghiệp CTXH chưa được khẳng định rõ ràng trong xã hội
Ở Việt Nam, nghề công tác xã hội còn khá mới mẻ, cho nên xã hội chưa hiểu rõ
vị trí nghề nghiệp của những người làm công tác xã hội. Nhiều bậc cha mẹ do
không hiểu nên không chấp nhận cho con mình theo học ngành công tác xã hội
vì chưa thấy vai trò, vị trí của nhân viên xã hội trong xã hội như thế nào.
Sự tuân thủ những giá trị, đạo đức, nguyên tắc nghề nghiệp không phải
luôn luôn dễ dàng Các giá trị như “tôn trọng phẩm giá của thân chủ” và “cải
thiện điều kiện sống cho cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng” dễ được hiểu theo các
tiêu chuẩn khác nhau tuỳ theo từng địa phương và bối cảnh. Điều kiện sống

được coi là tốt của một người sống nông thôn có thể rất khác đối với điều kiện
sống của một người sống ở thành thị. Do vậy, những gì được coi là “tốt” rất khác
biệt. Mặc dù giá trị và đạo đức nghề CTXH được quy định rất rõ, nhưng việc
giải thích và hiểu về những quy điều đó có thể rất khác trong bối cảnh khác
nhau, và do vậy, những khác biệt này gây ra sự mơ hồ.
4.2. Tính chất công việc khó khăn và phức tạp
Không đủ thời gian Nhân viên xã hội thường triển khai công việc chuyên
môn theo các phương pháp và tiến trình quy định của nghề. Mỗi thân chủ có vấn
đề và hoàn cảnh khác nhau cho nên nhân viên xã hội phải áp dụng các nguyên
tắc, kỹ năng phù hợp. Họ không đủ thời gian để thực hiện đầy đủ các bước của

3

quy trình can thiệp nên họ lo lắng. Trong khi đó ngoài giờ làm việc ra họ còn có
nhiệm vụ với gia đình con cái.
Công việc quá tải Nhân viên xã hội nhất là nhân viên quản lý ca có khi
được phân công quản lý số lượng thân chủ quá nhiều nên lượng công việc họ
làm trở nên quá tải và vượt quá khả năng theo dõi giúp đỡ của họ khiến họ lâm
vào tình trạng stress.
Kỳ vọng về sự thay đổi nơi thân chủ Một trong những áp lực đối với nhân
viên xã hội là khi giúp đỡ thân chủ nhân viên xã hội thường mong mỏi thân chủ
của mình mau thay đổi. Do kỳ vọng đặt vào thân chủ lớn như vậy nên khi thấy
thân chủ chậm thay đổi hoặc chưa thay đổi, nhân viên xã hội bắt đầu thất vọng
về thân chủ, về bản thân mình và từ từ dẫn đến bị stress.
Thiếu sự hợp tác của thân chủ Thông thường nhân viên xã hội có khả
năng tìm ra giải pháp cho vấn đề của thân chủ trên cơ sở nhận diện vấn đề, phân
tích đánh giá chẩn đoán vấn đề từ đó cùng thân chủ đưa ra giải pháp. Nhưng
cũng có trường hợp thân chủ thiếu sự hợp tác nên áp lực tìm ra giải pháp để thân
chủ tham gia trong tiến trình giải quyết làm tăng sức ép lên nhân viên xã hội. Họ

lo lắng, băn khoăn nên dễ nóng nảy với người xung quanh kể cả thân chủ.
4.3. Môi trường tác nghiệp
Môi trường tác nghiệp nhấn mạnh tới bối cảnh chung của xã hội và bối
cảnh cơ sở xã hội nơi nhân viên xã hội làm việc, những nơi này có thể có gây
stress cho nhân viên xã hội.
Môi trường tác nghiệp nhấn mạnh tới bối cảnh chung của xã hội và bối
cảnh cơ sở xã hội nơi nhân viên xã hội làm việc, những nơi này có thể có gây
stress cho nhân viên xã hội như sau:
Vị trí vai trò, trách nhiệm, quyền hạn chưa rõ ràng Vị trí của nhân viên xã
hội ở nước ta chưa có dù mới đây nhà nước có ban hành thông tư quy định chức
danh nhưng trong bộ máy tổ chức của các cơ sở xã hội thì vị trí vai trò của họ
chưa có hoặc chưa rõ ràng, trách nhiệm và quyền hạn cũng chưa được xác định
mà chỉ được giao công việc chung chung.

4

Hệ thống giám sát và hệ thống an sinh xã hội chưa hoàn thiện và chưa
đồng bộ Một môi trường tác nghiệp lý tưởng trong nghề công tác xã hội là phải
có đội ngũ nhân viên xã hội, có hệ thống kiểm huấn/giám sát đầy đủ giúp nhân
viên các cấp hoàn thành công việc và tăng năng lực. Môi trường làm việc của
nhân viên xã hội hiện nay ở nước ta chưa hoàn thiện và tính chuyên nghiệp chưa
cao vì thế việc áp dụng kiến thức chuyên môn vào hoạt động thực tế gặp nhiều
khó khăn. Họ rơi vào tình trạng hoang mang, lo lắng và nếu tình trạng này kéo
dài sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chuyên môn. Bên cạnh đó, hệ
thống an sinh xã hội chưa đồng bộ, tính đáp ứng chưa cao, chưa chú trọng đúng
mức yếu tố con người nên ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề xã hội của thân
chủ, làm nhân viên xã hội cảm thấy mình lạc lỏng, thiếu sự hỗ trợ và hợp tác.
Thiếu sự hỗ trợ liên ngành và bộ máy thực thi chính sách Công việc của
nhân viên xã hội là vận động nguồn lực cộng đồng để hỗ trợ thân chủ giải quyết

vấn đề theo nguyên tắc “tự giúp” (self-help). Do đó việc chuyển tuyến/chuyển
gởi là việc làm thường xuyên, nhưng để làm được việc này đòi hỏi cần có sự
hợp tác và phối hợp từ các ngành liên quan và các đơn vị trong bộ máy thực thi
chính sách xã hội. Sự hợp tác liên ngành giữa công tác xã hội và các ngành gần
được đặt ra từ lâu, như tâm lý học, tâm thần học, xã hội học và y khoa. Tuy
nhiên trong thực tế việc hợp tác liên ngành này gặp nhiều hạn chế khiến nhân
viên xã hội thiếu nguồn lực hỗ trợ cho công việc của mình.
Nguy cơ cao (tai nạn nghề nghiệp) Nghề công tác xã hội thường ẩn chứa
nhiều rủi ho, bất trắc và nguy hiểm. Nhân viên xã hội tuy thực thi nghề nghiệp
theo quy điều đạo đức nhưng trong họ vẫn băn khoăn về những nguy cơ tai nạn
nghề nghiệp. Tuy có chính sách, chế độ cho những người chăm sóc những đối
tượng đặc biệt nhưng sự an toàn bản thân vẫn phải đặt hàng đầu. Ví dụ, nhân
viên xã hội làm việc ở các trung tâm tâm thần có thể bị thân chủ tấn công, hay
những tai nạn xảy ra khi đi vãng gia ở những địa điểm xa xôi, hẻo lánh…
Gặp khó khăn trong giải quyết các thủ tục hành chính Thủ tục của bộ máy
hành chánh tạo ra những rào cản khiến nhân viên xã hội gặp khó khăn trong khi
giải quyết vấn đề cho thân chủ. Còn thân chủ nếu gặp tình trạng hành chánh giấy
5

tờ thì họ không thể và không muốn tiếp cận với các dịch vụ an sinh xã hội. Từ
các rào cản này khiến nhân viên xã hội phải mất thời gian, công sức để tác động,
biện hộ với các nhân viên hệ thống hành chánh nên dễ bị stress.
Nơi làm việc và điều kiện làm việc khó khăn Nhân viên xã hội làm việc ở
nhiều môi trường khác nhau từ thành thị cho đến nông thôn, vùng sâu vùng xa,
hải đảo, miền núi cho nên gặp nhiều khó khăn trong khi triển khai công việc.
Tuy rằng khi vào nghề ai cũng biết và chấp nhận sự gian khổ này nhưng thực tế
không ít người than thở và lo âu. Có người làm ở các cơ sở giáo dục dạy nghề
cho thanh niên nghiện ma túy đóng ở địa bàn miền núi, xa cách khu dân cư,
thiếu thốn đủ bề. Họ cố gắng hòa nhập nhưng vẫn có người bị stress phải bỏ việc

hoặc xin chuyển qua việc khác. hoặc nhân viên xã hội làm việc với người có H ở
giai đoạn cuối, người có vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp phải áp lực từ
tâm lý lo âu, sợ hãi.
Với đặc điểm ngành nghề như trên nhân viên xã hội rất dễ rơi vào stress
và nếu không biết xử lý và kiểm soát thì nhân viên xã hội dễ trở nên bị cạn kiệt.
II. Thực trạng stress của nhân viên xã hội
1. Trường hợp stress của nhân viên xã hội
Chị T.T.Đ được giao nhiệm vụ quản lý đối tượng tại Trung tâm Bảo trợ,
tuy nhiên trong thời gian gần đây chị cảm thấy mệt mỏi do phải chuyển vị trí
công tác sang bộ phận khác (việc làm mới tại bộ phận khác trong Trung tâm).
Mà công việc khác áp lực hơn về mặt thời gian mà phải mang lại hiệu quả nhìn
thấy trong nhiệm vụ được giao.
Mặt khác nhà chị có con nhỏ, mấy hôm nay bé bị bệnh, buổi đêm chị
thường xuyên thức giấc để chăm sóc con, làm cho chị thiếu ngủ khiến cho chị
luôn cảm thấy mệt mỏi sau mỗi ngày làm việc.
Trong bữa ăn buổi trưa tại Trung tâm chị thường ăn ít và chỉ ăn cho đỡ đói
bụng chứ không có cảm giác ngon miệng.
Những công việc mới được giao chị làm cho hết trách nhiệm chứ không
còn hăng hái nhiệt tình như thời gian đầu giao nhiệm vụ mới.
Sau 3 tuần chị đã lấy lại được tinh thần làm việc nhờ vào sự nỗ lực của
bản thân, chị đã sắp xếp công việc cho phù hợp và từng bước hoàn thiện mọi
mục tiêu của công việc mà lãnh đạo trung tâm đề ra, thêm vào đó con của chị
6

cũng hết bệnh giúp cho chị có được tinh thần và sức khẻo tốt nhất để phục vụ
công việc.
2. Nguyên nhân gây stress với chị T.T.Đ
Công việc mới đòi hỏi chị phải có thời gian tiếp xúc mới cho được kết quả
tốt như mong muốn của cấp trên.

Ở nhà con bị bệnh, thức đêm ảnh hưởng đến sức khỏe từ đó công việc
cũng cho chất lượng thấp. Người phụ nữ chăm lo cho gia đình con cái và phải
đảm bảo công việc nơi công sở làm cho chị Đ stress trong thời gian này.
Chị Đ chưa sắp xếp công việc khoa học vì vậy tính hiệu quả chưa cao
thêm vào đó cấp trên giao nhiệm vụ mới cho chị Đ chưa tính toán hết khó khăn
chị gặp phải trong công việc và sự trợ giúp còn hạn chế từ những nhân viên
khác.
3. Biểu hiện stress của nhân viên xã hội
Mệt mỏi, uể oải, không tập trung cao độ cho công việc, trong các bữa ăn
ăn ít cảm giác không ngon miệng, thờ ơ ít giao tiếp với mọi người, không còn
vui vẻ giao tiếp với mọi người, có đôi khi tính khí khác thường như hay cáu
ghắt, có nét buồn trên khuôn mặt.
4. Giải pháp ứng phó của nhân viên xã hội
Sử dụng thời gian hợp lý và điều phối công việc, ưu tiên những việc cần
làm trước và chị Đ cũng làm quen dần những công việc mới, mang lại hiệu quả
trong quá trình làm việc, lấy được niềm tin từ mọi người và cũng nhờ được sự
động viên từ những nhân viên khác làm chung gia đình, giúp cho chị không còn
stress trong thời gian qua. Bên cạnh đó chị cũng tập trung điều trị bệnh cho con
nhanh hết bệnh từ đó giúp cho chị có sức khỏe tốt hơn phục vụ công việc, lấy lại
cân bằng trong cuộc sống.
5. Giải pháp đề xuất của sinh viên
Đặt ra ưu tiên, ưu tiên những việc cần làm trước như xin nghỉ một vài
ngày để ở nhà chăm sóc con sau đó mới quay trở lại công việc
Phân chia công việc khi trở lại với công việc chị Đ nên phân chia công
việc theo từng nhiệm vụ cụ thể để giúp giảm áp lực trong toàn bộ khối công việc
mình được giao.
Nghỉ giải lao trong khi thực hiện nhiệm vụ cũng cần có thời gian nghỉ giải
lao 5 đến 10 phút hoặc những giấc ngủ trưa giúp lấy lại sức cho buổi chiều làm
việc có hiệu quả.
7

Ra ngoài và tự thưởng cho mình cái gì đó có thể đi cùng gia đình đi chơi
thư giãn, xem phim, nghe ca nhạc
Dành thời gian cho gia đình, nếu chị Đ dành quá nhiều thời gian cho công
việc, sẽ sao nhãng gia đình, điều này là nguyên nhân dẫn tới việc thiếu hụt tình
cảm gia đình. Việc ở bên gia đình, cùng nhau ăn tối, xem tivi, chơi game hoặc đi
dạo với người thân sẽ giúp bạn có được những cảm giác ấm áp, dễ chịu đến
không ngờ.
Cười sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, nụ cười giúp cho người đang bị stress làm
tươi mới lại chính mình, thưởng thức một bộ phim hài, phim hoạt hình hay câu
chuyện cười với bạn bè để thư giãn nhỉ, mọi căng thẳng sẽ biến mất.
Nhờ sự giúp đỡ, nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhân viên trong trung tâm
lấy lại cân bằng giúp giải tỏa công việc được nhanh hơn, con cũng nhanh hết
bệnh.
Gặp gỡ bạn bè, chia sẻ những riêng tư, giải tỏa những điều muốn nói
nhưng chưa có ngừa tâm sự, giải tỏa stress, hết muộn phiền.
Làm việc nhóm, công việc mới cần những người khác trợ giúp, không
phải cái gì bản thân mình cũng biết, làm việc nhóm giúp cho chị Đ có hứng thú
hăng say trong công việc và từ đó mang lại hiệu quả cao hơn.
Đi ngủ khi cần thiết mệt mỏi rất dễ dẫn tới stress, bởi vì con chị bệnh nên
thường thức đêm. Hãy cố gắng chợp mắt một vài giờ thậm chí chỉ mười lăm
phút, hay ngủ trưa, mọi mệt mỏi sẽ tan biến. Sau một giấc ngủ, sẽ cảm thấy tốt
hơn.
Thử vài cách thư giãn: cũng có thể thưởng thức nhạc nhẹ, ngồi thiền, dùng
dầu tinh chất, hương liệu dược thảo, bạn cũng có thể đi spa hoặc massage để thư
giãn. Có nhiều cách thư giãn giúp loại bỏ stress trong cuộc sống.
Tập thể dục thường xuyên các bài tập thể chất có tác dụng lớn trong việc
trị stress. Tập thể dục sẽ đốt cháy nhiều kalo và sẽ giúp sảng khoái, bớt đi mỏi
mệt và lo nghĩ.

Cuối cùng hãy học tính kiên nhẫn: Kiên nhẫn là một điều mà mỗi chúng ta
nên có trong cuộc sống. Trước những khó khăn, hãy tự đặt câu hỏi để tìm ra
những lý do vì sao mình trong hoàn cảnh như vậy, vì sao bản thân không đạt kết
quả tốt và điều gì quan trọng đối với bạn lúc này. Kiên nhẫn tìm câu trả lời nhiều
khi lại mở ra cho bạn những cơ hội tuyệt vời.
8

6. Kết luận
Khi một người bị stress lâu ngày không giải toả được, thể chất cũng như
tinh thần sẽ chịu rất nhiều tác động xấu. có nguy cơ ảnh hưởng tới não, tim,
phổi, mắt, da, dạ dày, đầu…không chỉ với nhân viên công tác xã hội mà tất cả
mọi người cần điều chỉnh lối sống, công việc cho phù hợp hạn chế tình trạng
stress với bản thân giúp cho công việc, các mối quan hệ, gia đình luôn có trạng
thái tốt nhất và năng suất lao động cao, đời sống ngày được nâng cao.
Nền kinh tế Việt Nam đang trên quá trình phát triển và hội nhập, những
yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp ngày càng nhiều và khắt khe hơn. Đặc
biệt là vấn đề về nguồn nhân lực. Nước ta có lợi thế về nguồn nhân lực trẻ
nhưng trình độ và khả năng làm việc chưa cao, sức chịu đựng khó khăn còn
thấp và còn thiếu rất nhiều những kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng “mềm” thời
hiện đại. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của một nhà lãnh đạo trong thời
kỳ kinh tế thị trường là phải tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhân viên mình có
cơ hội rèn luyện và phát huy hết những khả năng của mình, trong đó quan trọng
hơn hết là khả năng sáng tạo và khả năng làm việc nhóm.
Ngoài việc rèn luyện những kỹ năng làm việc theo những tiêu chuẩn của
một nhân viên thời hiện đại, vấn đề giải quyết tốt những xung đột, căng thẳng
trong công việc cũng rất cần thiết, đặc biệt đối với các nhà lãnh đạo, những
người phải chịu rất nhiều những áp lực trong công việc. Nền kinh tế ngày càng
hiện đại thì cuộc sống con người ngày càng căng thẳng hơn, khả năng bị stress
vì thế cũng cao hơn rất nhiều. Quản lý hài hòa thời gian và công việc của mình

để tránh khỏi những căng thẳng trong cuộc sống là một vấn đề mà nhiều người
đang quan tâm.
Một thành công là một người trước hết biết cách cân bằng cuộc
sống của mình và sau đó là biết phát huy hết những tiềm năng tiềm ẩn của bản
thân cũng như gia đình có cuộc sống ấm lo hạnh phúc. Quản lý stress,
giúp cho công việc hiệu quả và kích thích sáng tạo mang lại hiệu quả cao hơn.
7. Tài liệu tham khảo
– Giáo trình quản lý stress đối với nhân viên xã hội của Th.s Vũ Thị Lụa
– http://www.tuvankhoe.com/suc-khoe/stress-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-chuabenh-stress.html
– http://suckhoe.24h.com.vn/
9

– http://ngoisao.net/tin-tuc/phong-cach/choi-blog/15-tuyet-chieu-giam-stresstrong-cuoc-song-3005779.html.
– http://khoahoc.tv/
– Báo tuổi trẻ
– Báo vnexpress

10

Xem thêm: Cách Tính Diện Tích Tam Giác Chuẩn 2021, Tính Diện Tích Hình Tam Giác

Tài liệu liên quan

*

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại văn phòng hỗ trợ nạn nhân – trung tâm CSAGA 102 679 4

*

Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Việc Hỗ Trợ Tinh Nhần Cho Bệnh Nhi Và Người Nhà Bệnh Nhi 89 750 2

*

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc triển khai mô hình “cùng phụ nữ thoát nghèo” qua nghiên cứu tại địa bàn khu 8 và khu 9 xã hoàng xá – huyện thanh thủy – tỉnh phú thọ 40 658 0

*

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tạo dựng việc làm cho người khuyết tật trong độ tuổi lao động (nghiên cứu trường hợp tại thị trấn kim bài, thanh oai, hà nội) (Tóm tắt, trích đoạn) 53 460 0

*

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình methadone (nghiên cứu tại cơ sở điều trị methadone quận nam từ liêm) 106 565 5

*

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho người khuyết tật (nghiên cứu trường hợp thị trấn vôi, huyện lạng giang, bắc giang) 118 392 14

*

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI CỘNG ĐỒNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI THỊ TRẤN NEO, HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG) 175 480 1

*

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập tại trung tâm hỗ trợ sống độc lập của người khuyết tật hà nội 141 432 2

*

Vai trò kết nối của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại phường hà cầu, quận hà đông, thành phố hà nội 163 286 1

Xem thêm: khóa học chứng khoán lê thẩm dương

*

Kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội tt 27 169 0

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận