Tiểu Luận Về Quan Hệ Pháp Luật Là Gì ? Đặc Điểm, Phân Loại Quan Hệ Pháp Luật

Các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính có thể là cơ quan nhà nước, tổ chức hay cá nhân nhân danh nhà nước, vì lợi ich nhà nước hoặc nhân danh chính mình nhưng họ đều thực hiện các quyền và nghĩa vụ do quy phạm pháp luật hành chính quy định. Việc quy định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ này là cần thiết đối với việc xác lập và duy trì trật tự quản lí hành chính nhà nước.

Đang xem: Tiểu luận về quan hệ pháp luật

*
*

Xem thêm: Chia Sẽ Các Khóa Học Edumall Fshare, hướng dẫn Khóa Học Free

Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Xem thêm: Tiểu Luận Chủ Thể Của Luật Quốc Tế Chọn Lọc, Tiểu Luận Luật Quốc Tế

NỘI DUNGI/ Khái niệm quan hệ pháp luật hành chínhTrong khoa học pháp lí, quan hệ pháp luật hành chính được xác định là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương tới các quan hệ quản lí hành chính nhà nước.II/ Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chínhTrước tiên, là một dạng của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật hành chính cũng mang những đặc điểm chung của quan hệ pháp luật là: tính ý chí, một loại quan hệ tư tưởng thuộc thượng tầng kiến trúc pháp lý, một loại quan hệ xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật, các bên tham gia quan hệ có những quyền và nghĩa vụ nhất định tương ứng với các quyền đó, là loại quan hệ xã hội được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng hàng loạt các biện pháp khác nhau, kể cả biện pháp cưỡng chế.Quan hệ pháp luật hành chính có những đặc điểm riêng sau đây:1/ Một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải được sử dụng quyền lực nhà nước. Đây là đặc điểm cơ bản của quan hệ pháp luật hành chính.Quan hệ pháp luật hành chính xuất hiện trong những lĩnh vực hoạt động chấp hành và điều hành. Đây là hoạt động mang tính chất tổ chức – quyền lực, là loại hoạt động mà trên cơ sở của nó quan hệ pháp luật hành chính phát sinh, thay đổi, chấm dứt. Để quan hệ pháp luật hành chính xuất hiện, phải có sự tham gia của bên bắt buộc là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mà trong đó chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân ấy được coi là chủ thể đặc biệt , được giao những quyền hạn mang tính pháp lý, nhân danh nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước , vì lợi ích của nhà nước tham gia quan hệ. Như vậy, các chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính được phân chia thành chủ thể đặc biệt và chủ thể thường. Trong đó, chủ thể đặc biệt là các cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước trong quan hệ ấy.Có thể khẳng định rằng không có quan hệ pháp luật hành chính giữa các công dân, giữa các cơ quan của tổ chức xã hội, trừ trường hợp một trong các chủ thể đó được giao thực hiện quyền hạn nhà nước. Hay nói cách khác, quan hệ pháp luật hành chính không thể phát sinh và tồn tại nếu thiếu chủ thể đặc biệt.2/ Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của bất kì bên nào, chủ thể quản lí hay đối tượng quản lí hành chính nhà nước. Khác với quan hệ pháp luật dân sự mang tính chất hợp đồng giữa hai bên, quan hệ pháp luật hành chính xuất hiện mà sự đồng ý của bên thứ hai không phải là điều kiện bắt buộc. Tức là nó có thể xuất hiện ngược với ý chí của bên kia trong quan hệ.Điều quan trọng là bắt buộc phải có chủ thể đặc biệt tham gia vào quan hệ với tư cách đại diện quyền lực của nhà nước, để thực hiện những quyền hạn được quy phạm pháp luật hành chính quy định. Ví dụ: Quyết định của Bộ trưởng thực hiện các quy phạm luật hành chính có ý nghĩa pháp lý trực tiếp làm phát sinh các quan hệ pháp luật hành chính với các chủ thể khác thuộc quan hệ quản lý của Bộ theo địa chỉ của quyết định mà không cần có sự đồng ý của các chủ thể đó. Đồng thời, sự tham gia của các cơ quan nhà nước, Bộ trưởng vào các quan hệ đó, thông thường không chỉ là quyền, mà còn là nghĩa vụ trực tiếp được ghi trong quy phạm luật hành chính.Mặt khác, quan hệ pháp luật hành chính phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân thì cũng không đòi hỏi phải có sự đồng ý của bên kia, tức là của cơ quan nhà nước. Ví dụ: Khi công dân gửi đơn khiếu nại tới cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đó có nghĩa vụ phải xem xét và trả lời theo hạn do luật định đối với từng loại khiếu nại, không phụ thuộc vào ý muốn của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đó. Quan hệ pháp luật đã xuất hiện căn cứ vào sự kiện đưa đơn khiếu nại của công dân. Trong những trường hợp này, không chỉ cơ quan nhà nước mà ngay cả công dân cũng đã hành động trên cơ sở yêu cầu của pháp luật và cơ quan nhà nước có nghĩa vụ phải thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật đề ra đối với trường hợp công dân gửi đơn khiếu nại.3/ Quan hệ pháp luật hành chính có nội dung là các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính của các bên tham gia quan hệ đó.Các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính có thể là cơ quan nhà nước, tổ chức hay cá nhân nhân danh nhà nước, vì lợi ich nhà nước hoặc nhân danh chính mình nhưng họ đều thực hiện các quyền và nghĩa vụ do quy phạm pháp luật hành chính quy định. Việc quy định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ này là cần thiết đối với việc xác lập và duy trì trật tự quản lí hành chính nhà nước.4/ Trong quan hệ pháp luật hành chính : quyền của một bên là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ “quyền lực – phục tùng” , bất bình đẳng về ý chí giữa các bên tham gia Chủ thể đặc biệt tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính trên cơ sở quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước và các chủ thể thường có nghĩa vụ chấp hành. Song, không phải chủ thể đặc biệt chỉ có quyền và chủ thể thường chỉ có nghĩa vụ.Chủ thể thường ngoài việc chấp hành các mệnh lệnh của chủ thể đặc biệt còn có các quyền khác xuất phát từ yêu cầu đảm bảo tính khách quan, hợp pháp của các hành vi quản lí hành chính, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ như: quyền yêu cầu, khiếu nại, tố cáo…Việc thực hiện quyền lực của chủ thể đặc biệt chỉ có hiệu lực khi nó làm phát sinh nghĩa vụ chấp hành của chủ thể thường cũng như thẩm quyền quản lí hành chính nhà nước chỉ có thể thực hiện nếu có sự tham gia tích cực từ phía các đối tượng quản lí. Và ngược lại, quyền lợi của đối tượng quản lí hành chính nhà nước chỉ có thể được bảo đảm nếu có sự hỗ trợ tích cực lí bằng những hành vi pháp lí cụ thể của chủ thể đặc biệt như tiếp nhận, xem xét, giải quyết…5/ Các tranh chấp trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính. Theo pháp luật nước ta, tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính, được giải quyết chủ yếu theo trình tự hành chính. Tuy nhiên, do tính chất và yêu cầu giải quyết một số tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính mà việc giải quyết chúng có thể được thực hiện bằng cách kết hợp thủ tục hàn chính với thủ tục tố tụng.Ví dụ: Khi cá nhân hay tổ chức không đồng ý với một quyết định hành chính hay vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức của cơ quan đó thì cá nhân, tổ chức đó có thể khiếu nại tới cơ quan đã ra quyết định hành chính hoặc với cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính. Nếu không thoả mãn với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có thể khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết khiếu nại lần đầu. Trong một số trường hợp có thể khiếu nại tới Toà án về những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính, trong một số lĩnh vực nhất định, nếu họ không đồng ý với kết quả giải quyết lần đầu của cơ quan hành chính nhà nước.6/ Nếu bất kỳ bên nào vi phạm yêu cầu của quy phạm luật hành chính thì người đó phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước cơ quan hoặc người có thẩm quyền đại diện cho nhà nước.Nếu bất kỳ bên nào vi phạm yêu cầu của quy phạm luật hành chính thì người đó phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước cơ quan hoặc người có thẩm quyền đại diện cho nhà nước, chứ không phải chịu trách nhiệm trước bên kia như trong quan hệ pháp luật dân sự bởi những lí do sau:+ Chủ thể đặc biệt tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính trên cơ sở quyền lực nhà nước nên phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước khi sử dụng quyền lực ấy.+ Chủ thể thường thực hiện các quyền và nghĩa vụ trước đại diện của Nhà nước, nên phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tính hợp pháp của hành vi do mình thực hiện.+ Những hành vi trên đều xâm hại đến trật tự quản lí hành chính nhà nước nên đương nhiên bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hành vi của mình.Tùy thuộc vào hành vi trái pháp luật hành chính mà Nhà nước sẽ truy cứu trách nhiệm đối với bên vi phạm, dù đó là chủ thể đặc biệt hay chủ thể thường.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận