Nhận Thức Của Đảng Về Cnh Và Thực Trạng Cnh

Việc đặt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước là tiêu chí hàng đầu thì một vấn đề không kém phần quan trọng và cần thiết là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa. Xuất phát từ thực tế đó mà đề tài “Tiểu luận: Đường lối công nghiệp hóa của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới” đã được nghiên cứu.

Đang xem: Tiểu luận về quan điểm của đảng cộng sản việt nam về công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ đổi mới

*

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM KHOA: LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬNBỘ MÔN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ TÀI: Tìm hiểu đường lối công nghiệp hóa của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới GVHD : Nguyễn Hoàng Minh SVTH : Nguyễn Chí Trọng MSSV: 13145292 Lớp: 131452B TP.HCM, Ngày 12 tháng 05 năm 2015 1 Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU 2NỘI DUNG 4I.CÔNG NGHIỆP HOÁ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI 4 1. Chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa: 4 a. Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa 4 b. Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới 7 2. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân 7 a. Kết quả thực hiện chủ trương và ý nghĩa 7 b. Hạn chế và nguyên nhân 8II. CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ THỜI KỲ ĐỔI MỚI 9 1. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa. 9 a. Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1986: 9 b. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa từ Đại hội VI đến Đại hội X 9 2. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 13 a. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa: 13 b. Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: 13 3. Nội dung và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 15 a. Nội dung: 15 b. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức: 16 4. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân: 21 a. Kết quả thực hiện đường lối và ý nghĩa: 21 b. Hạn chế và nguyên nhân: 22KẾT LUẬN 26TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 1 Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt NamPHẦN MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ta đang trên đường phát triểncông nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH–HĐH) đất nước. Việc đặt nhiệm vụ bảo vệchủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước là tiêu chí hàng đầu thì một vấn đề khôngkém phần quan trọng và cần thiết là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa. Bởi vì khi một đất nước nghèo nàn, lạc hậu thì cũng đồng nghĩa vớiđất nước đó sẽ là con nợ, sẽ lệ thuộc, và thậm chí có thể trở thành thuộc địa củanhững nước khác. Vì thế, để phát triển kinh tế thì chúng ta cần phát huy và tận dụngrất nhiều nguồn lực như: nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân lực, vốn đầu tư, khoa họckỹ thuật – công nghệ tiên tiến hiện đại… Sau khi được tìm hiểu môn học đường lối cách mạng của Đảng cộng sản ViệtNam, dưới sự chỉ dạy tận tình của Thầy giáo bộ môn chúng tôi đã phần nào hiểu rõhơn về tầm quan trọng của những chính sách, đường lối đúng đắn của Đảng tatrong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt tâm đắc là những đường lốivề công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con đường giúp chúng ta thoát khỏi tình trạngnghèo nàn lạc hậu, đưa nước ta trở thành một nước có nền kinh tế vững mạnh, cóthể sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Với mong muốn học hỏi và chia sẻ những hiểu biết nhỏ bé của mình vềnhững đường lối chính sách của Đảng vế công nghiệp hóa hiện đại hóa mà chúngtôi quyết định chọn đề tài “Đường lối công nghiệp hóa của Đảng ta trong thời kỳđổi mới” Bằng những phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp từ những tàiliệu quý báu mà chúng tôi đã tìm được kết hợp với phương pháp biện chứng duyvật…đã giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về môn học này, đặc biệt là đường lối côngnghiệp hóa thời kỳ đổi mới cũng như tấm quan trọng của nó. Để hiểu sâu sắc vấn đềnày chúng ta cùng tìm hiểu ở phần nội dung. Lịch sử công nghiệp hóa thế giới cho đến nay đã trải qua hơn 200 năm, kể từcuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ thứ XVIII ở nước Anh. Cuộc cách mạngcông nghiệp này sau đó nhanh chóng lan rộng sang các nước Tây Âu và các nướckhác như một trào lưu phát triển mới của thế giới. Khi đó, theo cách hiểu đơn giản,công nghiệp hóa đơn thuần chỉ là quá trình thay thế lao động thủ công bằng laođộng sử dụng máy móc, nhằm biến một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nướccông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị , xã hội 2 Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nammà quá trình phát triển công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia có những sự khác biệt. ỞViệt Nam, đường lối công nghiệp hóa có thể chia ra làm 2 thời kỳ chính, trước và saukhi đổi mới ( Đại hội Đảng VI -1986). 3 Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt NamNỘI DUNGI.CÔNG NGHIỆP HOÁ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI1. Chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa: a. Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa Đường lối công nghiệp hóa đất nước đã được hình thành từ Đại hội III (tháng9-1960) của Đảng. Quá trình công nghiệp hóa của nước ta diễn ra trong bối cảnhtình hình trong nước và quốc tế luôn diễn biến phức tạp và không thuận chiều. Thựchiện công nghiệp hóa được 4 năm (1960 – 1964) thì đế quốc Mỹ mở rộng chiếntranh phá hoại ra miền Bắc. Đất nước phải trực tiếp thực hiện đồng thời hai nhiệm vụchiến lược: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa xây dựng kinhtế, miền Nam thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc. Khi đất nước vừa thống nhất(1975), cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội được vài năm thì lại xảy ra chiến tranh biêngiới phía bắc, rồi kết thúc cuộc chiến này lại kéo theo sự cấm vận của Mỹ. Như vậy,trước thời kỳ đổi mới, nước ta có khoảng 25 năm tiến hành công nghiệp hóa theo 2giai đoạn: từ 1960 đến 1975 công nghiệp hóa ở miền Bắc và từ 1975 – 1985 côngnghiệp hóa trên phạm vi cả nước, hai giai đoạn này có mục tiêu, phương hướng rõrệt. Ở miền Bắc, đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiếnthẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua phát triển chủ nghĩa tư bản, mặt khác, vừaphải xây dựng CNXH vừa phải chiến đấu chống Mỹ. Điểm xuất phát của Việt Namkhi bước vào thực hiện CNH rất thấp. Năm 1960, công nghiệp chiếm tỷ trọng18,2%và 7% lao động xã hội; tương ứng nông nghiệp chiếm tỷ trọng 42,3% và 83%. Sảnlượng lương thực/người dưới 300 kg; GDP/người dưới 100 USD. Trong khi phâncông lao động chưa phát triển và LLSX còn ở trình độ thấp thì QHSX đã được đẩylên trình độ tập thể hóa và quốc doanh hóa là chủ yếu ( đến năm 1960: 85,8% nôngdân vào HTX; 100% hộ tư sản được cải tạo, gần 80% thợ thủ công cá thể vào HTXtiểu thủ công nghiệp). Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng III xác định rõ mục tiêu cơbản của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là xây dựng một nền kinh tế xã hội chủnghĩa cân đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủnghĩa xã hội. Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn. 4 Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam + Về cơ cấu kinh tế, Đảng xác định: kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng. (Tỷ trọng giá trị công nghiệp tăng từ 18,2% /1960 lên 22,2%/1965; 26,6%/1971; 28,7%/1975) + Về chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa, Hội nghị TW lần thứ 7 (khóa III) nêu phương hướng chỉ đạo xây dựng và phát triển công nghiệp là: •Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý. •Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp. •Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. (Vốn đầu tư cho công nghiệp nặng trong thời kỳ 1960 – 1975 tăng 11,2 lần, cho công nghiệp nhẹ tăng 6,9 lần, nông nghiệp tăng 6 lần) •Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương. (Hình thành các trung tâm công nghiệp như Hải Phòng, Quảng Ninh, Việt Trì, Thái Nguyên, Nam Định…) => Về thực chất, đây là sự lựa chọn mô hình chiến lược CNH thay thế nhậpkhẩu mà nhiều nước, cả nước XHCN và nước TBCN đã và đang thực hiện lúc đó.Chiến lược này được duy trì trong suốt 15 năm ở miền Bắc (1960 – 1975) và 10 nămtiếp theo trên phạm vi cả nước ( 1976 – 1986). Trên phạm vi cả nước, sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước độc lậpthống nhất và quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chiến lược “Ưu tiên phát triển côngnghiệp nặng…” tiếp tục được khẳng định lại sau 16 năm tại Đại hội IV của Đảng(1976) nhưng chính sách thì đã có thay đổi chút ít “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xãhội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinhtế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển côngnghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ,kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tếcông – nông nghiệp vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa 5 Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Namphương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tếquốc dân thống nhất”. Những thay đổi trong chính sách CNH dù còn chưa thật rõ nét song cũng đãtạo một sự thay đổi nhất định trong phát triển: + Số xí nghiệp công nghiệp quốc doanh tăng từ 1913 cơ sở năm 1976 lên 2627 cơ sở năm 1980 và 3220 cơ sở năm 1985. + 1976 – 1978 công nghiệp phát triển khá. Năm 1978 tăng 118,2% so với năm 1976. Tuy nhiên, do trên thực tế chúng ta chưa có đủ điều kiện để thực hiện (nguồnviện trợ từ nước ngoài đột ngột giảm, cách thức quản lý nền kinh tế nặng tính quanliêu, bao cấp, nhiều công trình nhà nước xây dựng dở dang vì thiếu vốn, côngnghiệp trung ương giảm, nhiều mục tiêu không đạt được…) nên đây vẫn là sự biểuhiện của tư tưởng nóng vội trong việc xác định bước đi, và sai lầm trong việc lựachọn ưu tiên giữa công nghiệp và nông nghiệp. Kết quả là thời kỳ 1976 – 1980 nềnkinh tế lâm vào khủng hoảng, suy thoái, cơ cấu kinh tế mất cân đối nghiêm trọng. Đại hội lần thứ V của Đảng (3-1982) đã xác định trong chặng đường đầu tiêncủa thời kỳ quá độ ở nước ta phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sứcphát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; việc xây dựng và phát triển côngnghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiếtthực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đại hội V coi đó là nội dungchính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt. Đây là bước điều chỉnh rấtđúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhờ vậy, nền kinh tế quốc dân trong thờikỳ này đã có sự tăng trưởng khá hơn so với thời kỳ 5 năm trước đó. Cụ thể là: + Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1981: 2,3% 1985: 5,7% + Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 1981: 9,5% + Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 1981: 5,3% 1985: 3% + Năm 1985, công nghiệp nhóm A chiếm 32,7%, công nghiệp nhẹ 67,3%, tiểu thủ công nghiệp 43,5%, công nghiệp địa phương 66%, công nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh 56,5%. 6 Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam + Tỷ trọng công nghiệp tăng từ 20,2%/1980 lên 30%/1985. + Nhập khẩu lương thực giảm hẳn so với 5 năm trước (từ 5,6 triệu tấn thời kỳ 1976-1980 xuống 1 triệu tấn thời kỳ 1981-1985). Tuy nhiên, trên thực tế chính sách này vẫn không có mấy thay đổi so vớitrước. Mặc dù nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu nhưng Đại hội vẫnxác định “Xây dựng cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp hiện đại, lấy hệ thống côngnghiệp nặng tương đối phát triển làm nòng cốt”. Sự điều chỉnh không dứt khoát đóđã khiến cho nền kinh tế Việt Nam không tiến xa được bao nhiêu, trái lại còn gặpnhiều khó khăn và khuyết điểm mới, tình hình kinh tế – xã hội và đời sống nhân dânsau 5 năm không những không ổn định được mà còn lâm vào khủng hoảng trầmtrọng. b. Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới: Nhìnchung trong thời kỳ 1960-1985 chúng ta đã nhận thức và tiến hành công nghiệp hóatheo kiểu cũ với các đặc trưng cơ bản sau đây: Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên vềphát triển công nghiệp nặng. Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ củacác nước xã hội chủ nghĩa, chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước vàdoanh nghiệp nhà nước; việc phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa chủ yếu bằngcơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu trong nền kinh tế thị trường. Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quantâm đến hiệu quả kinh tế xã hội.2. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân a. Kết quả thực hiện chủ trương và ý nghĩa Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới diễn ra trong cơ chế kế hoạch hóa tậptrung, những tiền đề vật chất cần thiết cho công nghiệp hóa còn hết sức hạn chế vàtrong điều kiện có chiến tranh phá hoại. Mặc dù vậy, quá trình công nghiệp hóa vẫnđạt được những kết quả quan trọng. 7 Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam So với năm 1955, số xí nghiệp tăng lên 16,5 lần. Nhiều khu công nghiệp lớnđã hình thành, đã có nhiều cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quantrọng như điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chất được xây dựng. Đã có hàng chục trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạynghề đã đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật xấp xỉ 43 vạn người, tăng19 lần so với 1960 là thời điểm bắt đầu công nghiệp hóa. Trong điều kiện đi lên từ điểm xuất phát thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặngnề, thì những kết quả đạt được trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng – tạo cơ sởban đầu để nước ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo. b. Hạn chế và nguyên nhân •Hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được, công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới cònnhiều hạn chế. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hết sức lạc hậu. Những ngành côngnghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nềntảng vững chắc cho nên kinh tế quốc dân. Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển, nôngnghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội. Đất nướcvẫn trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế -xã hội. •Những hạn chế trên xuất phát từ nguyên nhân: Về khách quan, chúng ta tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kinh tế lạchậu, nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừakhông thể tập trung sức người sức của cho công nghiệp hóa. Về chủ quan, chúng ta mắc những sai lầm nghiêm trọng trong việc xác địnhmục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất kỹ thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư…Đó là những sai lầm xuất phát từ chủ quan duy ý trí trong nhận thức và chủ trươngcông nghiệp hóa. 8 Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt NamII. CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ THỜI KỲ ĐỔI MỚI1. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa. a. Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trươngcông nghiệp hóa thời kỳ 1960-1986: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) với tinh thần “nhìnthẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ranhững sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1985,mà trực tiếp là mười năm từ 1975 đến 1985: Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xâydựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế…Do tưtưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúngta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cầnthiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, thường chỉxuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu côngnghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, thiên về xây dựng công nghiệpnặng và những công trình quy mô lớn , không tập trung sức giải quyết về căn bảnvấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tưnhiều nhưng hiệu quả thấp. Không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của Đại hội lần thứ V như: Nôngnghiệp vẫn chưa thật sự coi là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụkịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. b. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa từ ĐH VI đến ĐH X: Từ việc chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, Đại hội VI đã cụ thể hóa nội dungchính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên là thựchiện cho bằng được 3 chương trình lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàngxuất khẩu trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Bachương trình này liên quan chặt chẽ với nhau. Phát triển lương thực thực phẩm vàhàng tiêu dung là nhằm bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho đời sống nhân dân sau mấy 9 Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Namchục năm chiến tranh ác liệt và trong bối cảnh của nền kinh tế còn đang trong tìnhtrạng thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọng, góp phần ổn định kinh tế – xã hội; phát triểnhàng xuất khẩu là yếu tố quyết định để khuyến khích sản xuất và đầu tư trong nước,tạo nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Xác địnhthứ tự ưu tiên đó đã cho phép phát huy sức mạnh nội lực và tranh thủ sức mạnh từbên ngoài để phát triển kinh tế xã hội. => Thực chất, đây là sự thay đổi trong lựa chọn mô hình chiến lược CNH,chuyển từ mô hình hướng nội (thay thế nhập khẩu) trước đây bằng mô hình hỗn hợp(hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu) đang được áp dụng phổ biến vàkhá thành công tại các nước Châu Á lúc bấy giờ. •Như vậy, chính sách CNH của Đại hội VI đã: Đưa ra một thứ tự ưu tiên mới: nông nghiệp – công nghiệp hàng tiêu dùng,hàng xuất khẩu – công nghiệp nặng.

Xem thêm: Giải Và Biện Luận Hệ Phương Trình Bậc Nhất Hai Ẩn Chứa Tham Số Toán 9

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách hướng dẫn Like Zalo Trên Máy Tính, Làm Thế Nào Để hướng dẫn Like Zalo Để Bán Hàng

Tạo một sự chuyển biến quan trọng cả về quan điểm nhận thức cũng như tổchức chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa đất nước. Đó là sự chuyển biến hướngchiến lược CNH từ: + Cơ chế KHHTT sang cơ chế TT có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. + Cơ chế khép kín sang cơ chế mở cửa kinh tế. + Từ xây dựng ngay từ đầu một cơ cấu kinh tế đầy đủ, tự cấp tự túc sang cơ cấu bổ sung kinh tế và hội nhập. + Mục tiêu “ ưu tiên phát triển công nghiêp nặng” đã chuyển sang “ lấy nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng tâm”. Từ đó dẫn đến sự đổi mới trong cơ cấu đầu tư: “Đầu tư có trọng điểm và tập trung vào những mục tiêu và các ngành quan trọng, trước hết đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, cho chế biến nông sản và một số ngành công nghiệp nặng trực tiếp phục vụ 3 chương trình kinh tế lớn” + Phát huy nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế. 10 Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Tiếp theo, Đại hội VII (năm 1991) Đảng ta tiếp tục có những nhận thức mới,ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. Đạihội đã xác định rõ vai trò “mặt trận hàng đầu” của nông nghiệp, và trên thực tế đầutư cho nông nghiệp từ ngân sách đã tăng lên. Đại hội đề cập đến lĩnh vực Dịch vụkinh tế – kỹ thuật trong việc đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống và hợp tác quốc tế;đưa ra chiến lược phát triển kinh tế vùng phù hợp với chiến lược chung cả nước.Thực hiện đường lối công nghiệp hóa của Đại hội VII, nền kinh tế đã có những bướcphát triển cao hơn, có chất lượng hơn, đi vào thực chất hơn so với nhiều năm trước: + Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1991: 5,8% 1995: 9,5% + Tương ứng công nghiệp tăng: 1991: 5,3 % 1995: 15,5% + Nông nghiệp tăng 1991: 2,2% 1995: 4,8% + Xuất khẩu tăng 1991: -13,2% 1995: 34,4% + Lạm phát được kiềm chế ở mức thấp 1991: 67% 1995: 12,7% +CC kinh tế: 1991: 40,5 – 23,8 – 35,7(%)1995: 27,2 – 28,8 – 44(%) + Vốn đầu tư cho công nghiệp giai đoạn 1991 – 1995 chiếm 38,4% tổng đầu tư xã hội (20,8 tỷ USD) Đại hội Đảng VIII (năm 1996) nhìn lại đất nước sau 10 năm đổi mới đã nhậnđịnh: nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặngđường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bảnhoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được quan niệm như sau: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện cáchoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng sức laođộng thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với côngnghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển côngnghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. 11 Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Đại hội VIII đã điều chỉnh chính sách CNH theo hướng lấy nông nghiệp làmkhâu đột phá, coi nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến là mặt trận hàngđầu. Tiếp tục thực hiện rộng rãi hơn chính sách mở cửa, phát triển kinh tế nhiềuthành phần, nâng cao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Gắncông nghiệp hóa với hiện đại hóa, lấy khoa học – công nghệ làm động lực, lấy nguồnlực con người làm yếu tố trung tâm của CNH, HDH. Đặt ra nội dung cụ thể của côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm trước mắt (1996-2000) là “đặc biệt coitrọng CNH, HDH nông nghiệp nông thôn…”. Kết quả là: + Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1996: 9,3%; 2000: 6,75% + Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 1996: 14,5% ;2000: 10,1 % + Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 1996: 4,4%; 2000: 4% + Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 1996: 33,2%; 2000: 24% + Cơ cấu kinh tế 1996: 27,8 – 29,7 – 42,5 (%); 2000: 24,3 – 36,6 – 39,1 (%) Đại hội IX (năm 2001) và Đại hội X (năm 2006) Đảng ta tiếp tục bổ sung vànhấn mạnh một số điểm mới trong tư duy về công nghiệp hóa: Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so vớicác nước đi trước. Đây là yêu cầu cấp thiết của nước ta nhằm sớm thu hẹp khoảngcách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Mộtnước đi sau có điều kiện tận dụng những kinh nghiệm kỹ thuật, công nghệ và thànhquả của các nước đi trước, tận dụng xu thế của thời đại qua hội nhập quốc tế để rútngăn thời gian. Tuy nhiên, tiến hành công nghiệp hóa theo lối rút ngắn so với các nước đitrước, chúng ta cần thực hiện các yêu cầu như: Phát triển kinh tế và công nghệ phảivừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt; phát huy những lợi thế của đấtnước, gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức;phát huy nguồn lực trí tuệ và tinh thần của con người Việt Nam, đặc biệt coi trọngphát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xem đây là nền tảng và độnglực cho CNH, HDH. 12 Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là phải phát triển nhanh vàcó hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầutrong nước và xuất khẩu. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tức là phải tiến hành công nghiệphóa trong một nền kinh tế mở, hướng ngoại. Đẩy nhanh CNH, HDH nông nghiệp nông thôn với việc nâng cao năng suất,chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Đẩy mạnh CNH, HDH phải tính toán đến yêu cầu phát triển bền vững trongtương lai.2. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. a. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thànhmột nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý,quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng – an ninh vững chắc, dân giàu nướcmạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để thực hiện mục tiêu trên, ở mỗi thời kỳ phải đạt được những mục tiêu cụthể. Đại hội X xác định mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước tara khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bảntrở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. b. Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa:  Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức: Từ thế kỷ XVII, XVIII, các nước Tây Âu đã tiến hành công nghiệp hoá. Khi đócông nghiệp hoá được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sửdụng máy móc. Nhưng trong thời đại ngày nay, Đại hội X của Đảng nhận định: 13 Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam“Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những bước đột phá lớn”. Kinhtế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất.Vì vậy Đại hội X của Đảng chỉ rõ: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn vớiphát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế vàcủa công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kinh tế tri thức là gì? TheoGiáo sư, Viện sĩ Đặng Hữu – Trưởng ban Côngnghệ thông tin thì “Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập vàsử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải,nâng cao chất lượng cuộc sống”. Theo định nghĩa của WBI – là “nền kinh tế dựa vàotri thức như động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Đó là nền kinh tế trong đó kiếnthức được lĩnh hội, sáng tạo, phổ biến và vận dụng để thúc đẩy phát triển”. Tại hộithảo, Jean-Eric Aubert, chuyên gia hàng đầu của WBI, nói cụ thể hơn: “Phải phânbiệt đó không phải là nền kinh tế dựa vào công nghệ và viễn thông! Kinh tế tri thức làđặt tri thức, sáng tạo và các chính sách liên quan đến chúng vào trọng tâm củachiến lược phát triển cho tất cả các nước ở nhiều mức độ phát triển khác nhau”. Nhưvậy, kinh tế tri thức là lực lượng sản xuất của thế kỷ 21. Đặc trưng của nền kinh tế trithức l”Là nền kinh tế sử dụng một cách hiệu quả tri thức cho sự phát triển KT-XH.Điều này bao gồm việc chuyển giao, cải tiến công nghệ nước ngoài cũng như sựthích hợp hoá và sáng tạo hoá các tri thức cho những nhu cầu riêng biệt”. Theo à thịtrường chất xám. Trong đó, con người là vốn quý nhất. Tri thức là yếu tố quyết địnhcủa sản xuất, sáng tạo đổi mới là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Công nghệmới trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao năng suất, chấtlượng, công nghệ thông tin được ứng dụng một cách rộng rãi. Muốn nâng cao năngsuất lao động xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm phải có tri thức, phải làm chủđược tri thức, phải biết vận dụng, quản lý tri thức mới có thể cạnh tranh và đồng thờiđảm bảo phát triển bền vững. Có người còn cho rằng: Kinh tế tri thức là hình thái phát triển cao nhất hiệnnay của nền kinh tế hàng hóa, trong đó công thức hoạt động cơ bản Tiền-Hàng-Tiềnđược thay thế bằng Tiền- Tri Thức- Tiền và vai trò quyết định của tri thức. Vậy kinh tế tri thức là gì? Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinhra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh 14 Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Namtế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống, khoa học – kỹ thuật; mở rộng vànâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.  Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.  Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.  Bốn là, coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa.  Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học3. Nội dung và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triểnkinh tế tri thức a. Nội dung: Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Chúng ta cần tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bốicảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với pháttriển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế vàcông nghiệp hóa, hiện đại hóa”.  Nội dung cơ bản của quá trình này là: Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựanhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với trithức mới nhất của nhân loại. Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bướcpháttriển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế xã hội. Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ. Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngànhlĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao. 15 Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam b. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trìnhđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức:  Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân. + Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là một vấn đề lớn của quá trìnhcông nghiệp hóa đối với tất cả các nước tiến hành công nghiệp hóa trên thế giới, bởivì công nghiệp hóa là quá trình thu hẹp khu vực nông nghiệp, nông thôn và gia tăngkhu vực công nghiệp, xây dựng dịch vụ và đô thị. Nông nghiệp là nơi cung cấp lươngthực, nguyên liệu và lao động cho công nghiệp và thành thị, là thị trường rộng lớncủa công nghiệp và dịch vụ. Nông thôn chiếm đa số dân cư ở thời điểm khi bắt đầucông nghiệp hóa. Vì vậy, quan tâm đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn là mộtvấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa. Ở nước ta, trongnhững năm qua, vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thônđược đặt ở vị trí quan trọng. Trong những năm tới, định hướng phát triển cho quátrình này là: Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạora giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đẩynhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năngsuất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phù hợp đặc điểm từngvùng, từng địa phương. Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp vàdịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp. + Về quy hoạch phát triển nông thôn: Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chươngtrình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ,văn minh, môi trường lành mạnh. 16 Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộnhư thủy lợi, giao thông, điện nước, cụm công nghiệp, trường học, trạm y tế, bưuđiện, chợ… Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nângcao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan, bảo đảm anninh, trật tự an toàn xã hội. + Về giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn: Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở các vùngsử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông,các khu đô thị mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảmnhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp vàdịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vựcnông thôn, kể cả lao động nước ngoài. Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là ở cácvùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số Mục tiêu đề ra là phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ lao động nông, lâm, ngưnghiệp xuống dưới 50% tổng số lao động xã hội và nâng cao tỷ lệ t hời gian sử dụnglao động ở nông thôn lên khoảng 85%.  Hai là, phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tính quy luật của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tỷ trọng của nông nghiệpgiảm còn công nghiệp, dịch vụ thì tăng lên. Vì vậy, nước ta chủ trương phát triểnnhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.+ Đối với công nghiệp và xây dựng: Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác,công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sảnphẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặckhu kinh tế, nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất. Khuyếnkhích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển các ngành côngnghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; sản xuất tư liệu sản xuất quan 17 Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Namtrọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn nướcngoài và các công ty lớn xuyên quốc gia. Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án quantrọng để khai thác dầu khí, lọc dầu và hóa dầu luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chấtcơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng. Có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyênthô. Thu hút chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng người Việtđịnh cư ở nước ngoài. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế – xã hội nhất là các sânbay quốc tế, cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, đường đông tây, mạng lướicung cấp điện, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn, hệ thống thủy lợi,cấp thoát nước. Phát triển công nghiệp năng lượng gắn với công nghệ tiết kiệm nănglượng. Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính viễn thông. + Đối với dịch vụ: Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành cóchất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ phát triển của ngànhdịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP. Tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc để tạobước phát triển ngành “công nghiệp không khói” này. Tiếp tục mở rộng và nâng caochất lượng các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại, ngân hàng, bưuchính viễn thông, du lịch. Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm,ngư nghiệp, phục vụ đời sống ở khu vực nông thôn. Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ côngcộng. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo hành làng pháp lý, môi trườngthuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranhbình đẳng trên thị trường dịch vụ.  Ba là, phát triển kinh tế vùng. Cơ cấu kinh tế vùng là một trong những cơ cấu cơ bản của nền kinh tế quốcdân. Xác định đúng đắn cơ cấu vùng có ý nghĩa quan trọng, nó cho phép khai tháccó hiệu quả các lợi thế so sánh của từng vùng, tạo ra sự phát triển đồng đều giữacác vùng trong cả nước. Để phát triển mạnh mẽ kinh tế vùng trong những năm tớicần phải: 18 Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triểnnhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý củamỗi vùng và liên vùng, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng nhằm đem lại hiệuquả cao, khắc phục tình trạng chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính. Xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung, miền Namthành những trung tâm công nghiệp lớn có công nghệ cao để các vùng này đónggóp ngày càng lớn cho sự phát triển chung của cả nước. Trên cơ sở phát triển cácvùng kinh tế trọng điểm, tạo ra động lực và sự lan tỏa đến các vùng khác và trợ giúpcác vùng khó khăn, đặc biệt các vùng biên giới, hải đảo, Tây Nguyên, Tây Nam, TâyBắc. Có chính sách trợ giúp nhiều hơn về nguồn lực để phát triển các vùng khókhăn. Bổ sung chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế và doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh tại các vùng khó khăn.  Bốn là, phát triển kinh tế biển. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọngtâm, trọng điểm. Sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khuvực, gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh và hợp tác quốc tế. Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận tảibiển, khai thác, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến hải sản, pháttriển du lịch biển, đảo. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển, đồngthời hình thành một số hành lang kinh tế ven biển.  Năm là, dịch chuyển cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ. Để chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu công nghệ trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức cần phải: Phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo đến năm 2010 có nguồn nhân lực với cơcấu đồng bộ và chất lượng cao, tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp còn dưới50% lực lượng lao động xã hội. Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt củacách mạng khoa học và công nghệ. Lựa chọn và đi ngay vào công nghệ hiện đại ởmột số ngành, lĩnh vực then chốt. Chú trọng phát triển công nghệ cao để tạo đột phá 19

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận