Tiểu Luận Về Đất Phù Sa Cổ Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đồng Bằng Sông Cửu Long

GS.TS Ngô Ngọc Hưng – Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Cần Thơ kiến giải thực trạng đất ở một số vùng hiện nay.

Cải tạo đất phèn ở vùng đất trũng trồng khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long. Ảnh:Hữu Đức.

Đang xem: Tiểu luận về đất phù sa

Quá trình chuyển đổi SX có nông dân một số địa phương lập vườn cây ăn quả trên đất phèn nặng, đất thấp ở vùng trũng nên hiệu quả thấp. Nếu phân vùng cây trồng thích nghi trong điều kiện mới cần kiểm soát và điều chỉnh như thế nào?

Việc lập vườn cây ăn quả trên đất phèn nặng hoặc trên đất thấp ở vùng trũng được xem là không bền vững vì các lý do sau: Đối với đất phèn nặng ở ĐBSCL là đất có tầng phèn xuất hiện gần tầng đất mặt (0,3m), độ dày tầng phèn có thể đạt 1,5m đến 4,0m tùy vùng.

Do tầng phèn xuất hiện gần tầng canh tác và với độ dày, việc lên liếp trên đất phèn nặng khó tránh khỏi sự xáo trộn, điều này sẽ tạo ra nhiều độc chất trong tầng canh tác. Đối với đất phèn nặng sau khi lên liếp, cần thời gian đủ lâu thì mới giảm được tác hại của độc chất đến cây trồng.

Đối với đất thấp ở vùng trũng, nếu đất nằm trong vùng đê bao, vẫn cần nâng cao mặt liếp để tránh sự ngập nước gây hại đến tầng rễ. Tuy nhiên, việc lập liếp với đất có hàm lượng sét cao (trên 55%) thì đất liếp thường sẽ bị nén dẽ, kém thoát nước, điều này không thuận lợi đối với sinh trưởng của cây trồng.

Xem thêm: Khóa Học C# Net – Khóa Học Lập Trình C Căn Bản

Xin cảm ơn ông!

Làm thế nào sử dụng hợp lý, gia tăng hiệu quả sản xuất trên vùng đất phù sa ngọt, đất phèn, đất nhiễm mặn có diện tích khá lớn trong vùng để thích ứng với BĐKH?

Đối với đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha (30% diện tích vùng), phân bố ở vùng ven sông Tiền, sông Hậu và vùng trũng xa sông lớn. Theo nhận định từ xưa của các nhà khoa học, đất phù sa ven sông là nơi trồng cây ăn trái phù hợp nhất vì đất có hàm lượng sét 35-45%, tỷ lệ này là yếu tố quan trọng làm nên tính phù hợp cho nhiều loại cây trồng cạn.

Đối với đất phèn có diện tích lớn hơn 1,6 triệu ha (41% diện tích vùng), phân bố ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, vùng trũng sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Ngoại trừ đất phèn nặng, việc trồng lúa nước trên đất phèn nhẹ và trung bình sẽ ít bị ảnh hưởng của phèn vì tiến trình khử trong đất ngập nước sẽ hóa giải độ chua và độc chất trong đất.

Xem thêm: đồ án chi tiết máy bộ truyền đai

Với đất nhiễm mặn 750.000ha (19% diện tích vùng), phân bố dọc theo ven biển Đông và vịnh Thái Lan. Vùng đất mặn ven biển có điều kiện khí hậu với 2 mùa mưa nắng rõ rệt, mùa nắng nông dân nuôi tôm, mùa mưa trồng lúa nên đã hình thành hệ thống canh tác lúa – tôm.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận