tiểu luận về bất bình đẳng giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.84 KB, 12 trang )

Đang xem: Tiểu luận về bất bình đẳng giới

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÀI TIỂU LUẬN MÔN GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI
BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
MSV

: Phạm Thị Kim Ngọc
: Hoàng Thị Mỹ Phụng
: D14XH02
: 1427601010…

Trang 1

Bình Dương, ngày 06 tháng 12 năm 2015
Mục lục
A. Giới thiệu——————————————————————————–1
B. Nội dung———————————————————————————1
1. Thực trạng vấn đề——————————————————————1

1.1 Thực trạng bất bình đẳng giới trong tỷ số giới tính khi sinh————-1
1.2 Thực trạng bất bình đẳng giới trong chính trị——————————2
1.3 Thực trạng bất bình đẳng giới trong giáo dục——————————3
1.4 Thực trạng bất bình đẳng giới trong kinh tế, lao động, việc làm——–4
2. Nguyên nhân của sự bất bình đảng giới ở Việt Nam—————————5

3. Hậu quả của bất bình đẳng giới ở Việt Nam————————————8
4. Giải pháp khắc phục sự bất bình đảng giới ở VIệt Nam———————–8
C. Kết luận và kiến nghị——————————————————————–8
1. Kết luận——————————————————————————-8
2. Kiến nghị—————————————————————————–9
Tài liệu tham khảo—————————————————————————10

Trang 2

A. GIỚI THIỆU

Bước qua thập kỉ mới thì vấn đề bình đẳng ngày càng được nói đến nhiều
hơn và nâng cao hơn nhưng bên cạnh đó bất cập không phải là không có. Sự bất
bình đẳng như “bóng ma” làm tổn hại nặng nề không chỉ thể xác của con người
như hiện tượng phụ nữ bị đánh đập, bị lạm dụng… vẫn đang diễn ra khá phổ biến
mà nó còn ảnh hưởng đến tinh thần người phụ nữ như sợ sệt, lo âu, tâm lí không
muốn lập gia đình ở các chị em,… Đa số sự bất bình đẳng “hoành hành” chủ yếu ở
“tế bào của xã hội”, nên vô tình gia đình lại là nơi là cho tình trạng bất bình đẳng
giới tăng liên tục và không có hồi kết. Theo số liệu thống kê của Quỹ Dân số Liên
Hợp Quốc (UNFP), dân số thế giới đã lên đến 6,5 tỉ người (năm 2005). Mỗi ngày
có hơn 70.000 nữ thanh thiếu niên kết hôn và khoảng 40.000 phụ nữ sinh con. Ở
Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 2005, dân số đã lên tới hơn 82 triệu người,
tăng 1,43% so với năm trước đó. Trong đó phụ nữ chiếm 51,8% dân số và 52% lực
lượng lao động.
B. NỘI DUNG
1. Thực trạng vấn đề
1.1 Thực trạng bất bình đẳng giới trong tỷ số giới tính khi sinh

Quan điểm: “ Trọng nam khinh nữ” từ thời xưa đã ăn sâu vào tập quán,

thói quen, hành vi, nếp sống, nếp nghĩ của người Việt, hơn nữa trong thời đại
khoa học công nghệ phát triển việc xác định giới tính cho thai nhi trước khi sinh
cũng là việc không khó. Dẫn đến tình trạng chênh lệch giới tính khi sinh ngày
càng cao hơn. Tỷ số giới tính khi sinh, được tính bằng số trẻ em trai sinh ra trên
100 trẻ em gái đã tăng lên trong những năm qua, cho thấy một sự can thiệp cố ý
làm thay đổi tỷ lệ cân bằng tự nhiên giữa số lượng trẻ em trai và trẻ em gái sinh ra
trong xã hội. Để có được các số liệu tin cậy, phục vụ việc theo dõi và dự báo hiện
tượng này ở Việt Nam, Quỹ Dân số
Liên hợp quốc (UNFPA) đã hỗ trợ kỹ thuật cho Tổng cục Thống kê (TCTK) thu
thập và phân tích số liệu về tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) thông qua các cuộc
điều tra biến động dân số hàng năm, được tiến hành từ năm 2006, và qua cuộc
Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009. Kết quả phân tích số liệu Tổng điều tra
Trang 3

2009 đã chỉ ra rằng TSGTKS ở Việt Nam đã tăng tới mức 110,6 trẻ em trai trên
100 trẻ em gái vào năm 2009, cao hơn đáng kể so với chuẩn sinh học bình thường
dao động trong khoảng 104-106 trẻ em trai cho 100 trẻ em gái <1>.
Hiện nay, tỷ số giới tính khi sinh tiếp tục gia tăng mạnh mẽ với 114,3 trẻ
trai/100 trẻ gái. Con số này đã vượt cao hơn cả chỉ tiêu đặt ra vào năm 2015 <2>.
1.2 Thực trạng bất bình đẳng giới trong chính trị
Cuộc sống ngày càng được nâng cao và thay đổi với tốc độ chóng mặt đòi
hỏi cả hai vợ chồng phải cùng nhau ra ngoài xã hội làm việc thì mới đủ khả năng
chăm sóc gia đình con cái. Nên người phụ nữ trong xã hội trước kia chỉ quanh
quẩn nhà bếp thì cũng được tạo điều kiện ra làm việc ngoài xã hội như nam giới
nhưng ở nơi công sở phụ nữ lại đa phần không được giữ các chức vụ cao do rào
cản về bất bình đẳng giới, quan niệm cho rằng phụ nữ lãnh đạo thì hiệu quả sẽ
không cao bằng nam giới.
Bảng 1: Số lượng đảng viên mới và % nữ đảng viên mới trong Đảng Cộng
sản Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011 <4>, <5>.

2008

2009

2010

2011
(6 tháng đầu
năm)

Đảng viên 184,720
mới

197,028

186,165

88,029

% nữ đảng 37.04 %
viên mới

37.24%

37.85%

40.51%

Tổng
số 3,449,993

đảng viên

3,636,158

3,822,323

3,910,352

Trong Ban Bí thư, tỷ lệ đại diện nữ thấp. Trong Bộ Chính trị, một nữ
ủy viên được bổ nhiệm năm 2011, trong khi trong Ban Chấp hành Trung
ương, tỷ lệ nữ duy trì khoảng 8 đến 9% trong ba nhiệm kỳ vừa qua.

Trang 4

Bảng 2: Sự tham gia và đại diện của phụ nữ trong Đảng 2001-2005, 20062011, 2011-2016 <6>.
2001-2005

2006-2011

2011-2016

Số
nữ

Tổng
số

%
nữ

Số
nữ

Tổng
số

%
nữ

Số
nữ

Tổng
số

% nữ

Tổng Bí thư

0

1

0

0

1

0

0

1

0

Ban Bí Thư

1

9

11

2

10

20

2

10

20

Bộ Chính Trị

0

15

0

0

5

0

1

14

7

150

8.6

13

181

8.13 18

200

9

Ban
Hành
Ương

Chấp 15
Trung

1.3 Thực trạng bất bình đẳng giới trong giáo dục

Nếu như ở thời xưa người ta chỉ chú trọng việc giáo dục mở mang tri thức
cho nam giới còn phụ nữ thì chỉ cần học: “Công, dung, ngôn, hạnh”, “Tam tòng
tứ đức” thì trong thời đại hiện nay vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục càng
có ý nghĩa sâu sắc hơn . Bình đẳng giới trong giáo dục làm tăng chất lượng
nguồn nhân lực trung bình của xã hội. Nếu chúng ta giả định rằng, trẻ em trai và
gái có khả năng thiên bẩm như nhau và những đứa trẻ có khả năng hơn sẽ được
Trang 5

học tập và đào tạo nhiều hơn, thì việc thiên vị trẻ em nghĩa là những trẻ em trai
có tiềm năng thấp hơn trẻ em gái lại được học hành nhiều hơn, như thế, chất
lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế sẽ thấp hơn mức có thể đạt được và kìm
hãm tiềm năng tăng trưởng kinh tế. Bình đẳng giới trong giáo dục có ảnh hưởng
tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai. Việc thay đổi này đã
dần thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong tất cả các cấp bậc học Năm 2009, tỷ
lệ biết đọc biết viết của nam giới là 95,8% và của nữ là 91,4%. Số liệu cho thấy
vẫn có sự chênh lệch giữa nam và nữ về tỷ lệ biết đọc biết viết. Tuy nhiên, sự
chênh lệch này đã giảm đáng kể trong 20 năm qua. So với Tổng điều tra năm
1989, tỷ lệ biết đọc biết viết của nữ giới đã tăng lên 8,7 điểm phần trăm và tỷ lệ

này của nam giới chỉ tăng lên 3,1 điểm phần trăm. <3>
1.4 Thực trạng bất bình đẳng giới trong kinh tế, lao động, việc làm
Theo Điều tra lao động – việc làm ngày 18/2007 của Tổng cục thống kê,
tỷ lệ lao động nữ đã chiếm 46% trong số người làm công ăn lương từ các lĩnh
vực sản xuất – kinh doanh; số chủ cơ sở sản xuất – kinh doanh là nữ chiếm
41,12%; tỷ lệ lao động nữ làm kinh tế hộ gia đình chiếm 49,42%. Mặc dù các
số liệu thống kê cũng chỉ ra có một tỷ lệ lớn lao động nữ còn làm các công
việc giản đơn (53,64%), nhưng tỷ lệ phụ nữ đang tham gia vào các lĩnh vực
vốn được coi là “truyền thống” (công việc kỹ thuật, quản lý) của nam giới
cũng đang dần tăng lên. Tỷ lệ lao động nữ từ 15 tuổi trở lên làm công việc
khai khoáng chỉ chiếm 31,1%, trong khi đó nam giới chiếm 68,9%; tham gia
hoạt động khoa học và công nghệ thì nữ chiếm 34% và nam chiếm 66%;
quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng, bảo đảm xã hội thì nữ chiếm
24,7% và nam chiếm 75%. Tuy vậy, có một số công việc vốn được coi là
“truyền thống” của phụ nữ thì tỷ lệ nữ tham gia vẫn còn rất cao. Chẳng hạn,
tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng
chiếm 71,6%, trong khi nam giới chỉ chiếm 28,4%; giáo dục đào tạo, nữ
chiếm 69,2% và nam chiếm 30,8%; y tế và cứu trợ xã hội, nữ chiếm 59,6%,
nam chiếm 40,4% . Phân bố cơ cấu nam, nữ trong các ngành nghề cho thấy,
Trang 6

nam giới vẫn thường chiếm tỷ lệ cao hơn ở những nhóm việc như công nhân,
lãnh đạo, dịch vụ cá nhân, công việc chuyên môn kỹ thuật và lực lượng vũ
trang. Phụ nữ thường chiếm tỷ lệ cao ở một số nhóm nghề khác như nông
nghiệp, buôn bán nhỏ, nhân viên văn phòng. Mặc dù chưa có số liệu thống kê
chính thức, phụ nữ cũng tham gia rất nhiều vào lực lượng lao động trong khu
vực kinh tế phi chính thức, ước tính khoảng 70% đến 80%. Về chuyên môn
và kỹ năng, tỉ lệ phụ nữ được đào tạo ở tất cả các hình thức đều thấp hơn nam
giới, trong khi tỉ lệ phụ nữ tự học lại cao hơn hẳn nam giới. Về lương, ba

ngành nghề thủy sản, dệt may và da giày có lương gần thấp nhất lại là ba
nghề có số lao động nữ tập trung đông nhất. Tính trên bình diện chung, lương
phụ nữ chỉ bằng 85% lương nam giới, trong đó phụ nữ làm việc ở nhóm công
nghiệp có mức lương bằng 82% lương nam giới, dịch vụ bằng 75%, thương
mại bằng 80%.Về vị thế nghề nghiệp, phụ nữ được đề nghị tuyển dụng nhiều
ở nhóm việc nhân viên, còn nam giới được đề nghị vào vị trí lãnh đạo nhiều
hơn hẳn nữ giới.
Bên cạnh đó điều kiện lao động, thu nhập và an sinh xã hội (bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế) đối với lao động nữ làm việc trong khu vực này còn rất
nhiều hạn chế.
2. Nguyên nhân của sự bất bình đẳng giới ở Việt Nam
Nguyên nhân đầu tiên nên kể đến là quan niệm: “ Trọng nam khinh nữ” đã
có từ ngàn đời xưa của ông cha ta, quan điểm này đẵn sâu vào tiềm thức cách
sống cách nghĩ của người Việt. Hơn nữa nước ta theo thế hệ phụ hệ (con cái
mang họ cha là chủ yếu) nên việc sinh con trai để duy trì dòng họ và việc thờ
cúng ông bà tổ tiên thường là việc của người đàn ông còn con gái theo như xưa
thì: “Con gái lấy chồng như bát nước hất đi” người phụ nữ khi lấy chồng thì sẽ
theo phía chồng ít có dính dán đến cha mẹ đẻ và công việc thờ cúng ông bà tổ
tiên họ không có phần được đảm trách. Trong thời đại đang bùng nổ dân số thì
Nhà Nước đã đưa ra nhiều chính sách kế hoạch hóa gia đình trong đó đáng chú
ý là khẩu ngữ: “Dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt” đã làm cho vấn đề
muốn sinh con trai nối dõi tông đường tăng cao hơn nữa trong các gia đình
Trang 7

Việt. Một khía cạnh khác không thể bỏ qua ở các vùng ven biển Việt Nam đó là
việc những người ngư dân họ đều muốn sinh con trai càng nhiều càng có thêm
lực lượng lao động tham gia đi biển tăng thêm thu nhập thay vì con gái không
thể ra biển đánh bắt được nên làm cho việc sinh 3,4,… tăng nhanh .
Tỷ lệ sinh thứ 3 con theo nghề nghiệp

Số sinh
Nghề nghiệp

Tỷ lệ %
≥ 3 con

Cán bộ công chức
Buôn bán

1

2,7

50

23,1

121

29,1

13

43,3

8

16,0

27

26,0

4

14,8

224

25,5

Nông nghiệp
Ngư nghiệp
Công nhân, thủ công
Nội trợ
Khác

Tổng cộng

Nguồn: Dân số- Kế hoạch hóa gia đình
Nguyên nhân thứ hai nhận thức chưa được nâng cao của đa số người dân,
công tác tuyên truyền về vấn đề bình đẳng giới từ cán bộ đến người dân chưa
phù hợp, còn gặp nhiều bất cập. Trong Báo cáo về mất cân bằng giới tính khi
Trang 8

sinh ở Việt Nam qua các bằng chứng từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2009, trình độ học vấn của người mẹ quan hệ tương hỗ chặt chẽ với tỷ số giới
tính khi sinh – người phụ nữ càng có học thức cao thì càng có khả năng và điều
kiện lựa chọn sinh con trai. Cụ thể, nhóm các bà mẹ có trình độ tiểu học và

thấp hơn có tỉ lệ đẻ con trai là 107/100 (số nam/nữ), trong khi nhóm trung học
phổ thông và học nghề là 111 và con số này ở nhóm chị em có trình độ cao
đẳng trở lên là gần 114. Nhóm phụ nữ có học thức cao thường cũng là nhóm
giàu nhất, có mức sinh thấp, đồng thời cũng có nhiều điều kiện tiếp cận thông
tin, công nghệ để lựa chọn giới tính của con, nên có tỷ lệ đẻ con trai cao hơn
trong khi nhóm dân số nghèo nhất thường có tỷ số giới tính nam – nữ gần với
mức bình thường nhất là 105, trong khi với nhóm dân số giàu thì con số này
lên đến 112.
Nguyên nhân thứ ba đáng chú ý là những người phụ nữ họ lại chưa nhận
thức được những quyền lợi mà bản thân họ đáng nhận được, chính họ lại vô
tình đẩy họ vào những tệ nạn của xã hội mà bản thân chỉ biết câm nín chịu
đựng: “Công việc nội trợ là thiên chức của Phụ nữ’. Không những thế, xã hội
còn đánh giá thấp ý nghĩa của các công việc gia đình làm cho nam giới thiếu
động lực trong việc chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ. Vấn đề giải phóng
phụ nữ trong gia đình chưa được đặt một cách tương xứng với yêu cầu đổi mới
kinh tế, xã hội, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phụ nữ phải phụ thuộc,
nam giới là độc lập, mạnh mẽ có năng lực và là người ra quyết định.Chồng có
quyền dạy vợ, vợ phải nghe theo chồng. Nam là trụ cột trong gia đình, có
quyền quyết định những việc lớn quan trọng trong gia đình, nữ có trách nhiệm
nuôi dạy con cái, nội trợ trong nhà.

3. Hậu quả của bất bình đẳng giới ở Việt Nam

Trang 9

Hậu quả đầu tiên phải kể đến là tình trạng cản trở sự tiếp cận nên tri thức tiên
tiến của phụ nữ. Không được tiếp cận tri thức cao như nam giới phụ nữ chỉ biết
cam chịu điều đó thể hiện rõ ở nạn bạo lực gia đình và nạn nhân đa phần là phụ
nữ. Cho dù được có học vị như thạc sĩ, tiến sĩ,.. thì vấn đề bất bình đẳng vẫn như

Xem thêm: Từ Điển Phương Trình Hóa Học Lớp 11 Học Kì 1 1 Chương Nitơ, Các Phương Trình Hóa Học Lớp 11 Học Kì 1

“bóng ma” đeo đuổi phụ nữ ở công sở, không được coi trọng, ít được sự tín nhiệm
của đồng nghiệp chung cơ quan và khó được giữ các chức vụ cao như nam giới.
4. Giải pháp khắc phục sự bất bình đẳng giới ở Việt Nam

Muốn khắc phục tình trạng trạng trên thì phải thay đổi lối suy nghĩ đã ăn
sâu trong mỗi con người Việt Nam, công việc nhà không phải chỉ của riêng
người phụ nữ mà người đàn ông cũng có thể chia sẻ, bởi gia đình là tế bào cuả
xã hội nên điều tiên quyết để giải quyết là nằm ở gia đình.
Nhà nước nên tạo điều kiện, môi trường công bằng hơn cho phụ nữ ở nơi công
sở nếu như đóng góp của người phụ nữ ngang với nam giới thì nên hưởng
quyền lợi ngang nhau và có vị trí lãnh đạo ngang nhau. Tạo ra nhiều công việc
tăng thu nhập cho phụ nữ thay vì chỉ ở nhà làm việc nhà và lệ thuộc vào người
đàn ông, nâng cao vấn đề y tế, giáo dục cho phụ nữ.
Các cấp chính quyền địa phương cần tạo sự gần gũi với người dân để việc
tuyên truyền vấn đề bình đẳng giới đạt được hiệu quả cao.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

Vấn đề bất bình đẳng giới là vấn đề không chỉ của riêng một bộ phận, hay
một thế hệ nào mà nó đang là vấn đề của toàn xã hôi của Việt Nam cho nên
giải quyết vấn đề bất bình đẳng là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà Nước ta
được thể hiện qua các văn kiện, nghị quyết. Giaỉ quyết được vấn đề bất bình
đẳng cũng đồng nghĩa với việc có thể làm cho đất nước phát triển hơn. Qua bài
tiểu luận tôi muốn đem đến cho người đọc cách nhìn nhận rõ hơn về sự bất
bình đẳng giới ở nước ta, hy vọng rằng vấn đề này sẽ ngày càng được khắc
phục hơn nữa.
2. Kiến nghị
Trang 10

Đứng ở vai trò là một người NVXH để đưa ra kiến nghị thì theo bản thân
tôi nên giáo dục giới tính cho trẻ ngay từ nhỏ không chỉ ở nhà trường mà còn ở
gia đình mình vì để hình thành nhân cách nhận thức của thế hệ sau môi trường
ảnh hưởng mạnh nhất là gia đình. Cha mẹ luôn là tấm gương cho con cái noi
theo nên nếu đưa con trai thấy được tình cảnh cha đánh mẹ thì rất có thể sau
này khi lớn lên đứa bé đó cũng bắt chước ý như ba nó và như thế chỉcó thể dẫn
đến vòng luẩn quẩn của bạo lực hay một bé gái nhìn thấy được sự chịu đựng
không chống cự khi bị ba đánh thì sau này bản thân của bé đó cũng rất có thể
chỉ là sự âm thầm chịu đựng và trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình nên
hãy tạo ra sự công bằng bình đẳng giúp đỡ nhau trong mái ấm cảu chúng ta.
Thay vì chỉ tuyên truyền lí thuyết một cách máy móc bắt người dân phải làm
như thế này như thế đó thì NVXH có thể tạo các sân chơi bổ ích như: đóng
kịch, đặt ra các câu hỏi vấn đề mở ,… để tạo sự tương tác và hiểu rõ suy nghĩ
của từng người để có cách tiếp cận hợp lí hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

Tài liệu tham khảo
<1> Tỉ số giới tính khi sinh ở Việt Nam: Các bằng chứng mới về thực trạng, xu
hướng và khác biệt của Tổng cục điều tra dân số và nhà ở của Việt Nam 2009.
Trang 11

<2> http://dantri.com.vn/suc-khoe/ty-so-chenh-lech-gioi-tinh-khi-sinh-tang-len114-tre-trai100-tre-gai-1408608660.htm
<3> http://www.vjol.info/index.php/sphcm/article/viewFile/11219/10192
<4>

http://www.xaydungdang.org.vn/Home/Dangvien/2011/3719/Cong-tac-

phat-trien-dang-vien-nam-2010.aspx
<5> http://www.xaydungdang.org.vn/Home/Dangvien/2011/4134/6-thang-daunam-2011-toan-Dang-ket-nap-hon-88-nghin.aspx
<6> Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 2007, Vụ Tổ chức, Hội Liên hiệp Phụ nữ

Việt Nam

Trang 12

Tài liệu liên quan

*

Bất bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.DOC 9 38 886

*

Quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở Việt Nam. Một số kinh nghiệm nước ngoài 16 1 9

*

THỰC TRẠNG THI HÀNH LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 80 4 28

*

bất bình đẳng giới ở việt Nam hiện nay 9 7 119

*

các chiến lược ưu tiên nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt nam 47 956 0

*

đánh giá thực trạng bất bình đẳng giới ở việt nam trong những năm gần đây (2009-2011). định hướng và giải pháp 56 7 55

*

thực trạng bất bình đẳng giới ở việt nam trong những năm gần đây. một số định hướng và giải pháp 60 10 42

*

Báo cáo khoa học “””” Chuẩn bị cho tương lai: Các chiến lược ưu tiên nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam” pot 47 764 0

*

bài tiểu luận “thực trạng bất bình đẳng giới ở việt nam” 25 8 19

Xem thêm: Cách Chỉnh Sửa Ảnh Đẹp Trên Máy Tính, Điện Thoại Đẹp Dễ Thực Hiện

*

Hướng tới bình đẳng giới ở Việt Nam thông qua chu trình chính sách quốc gia có trách nhiệm giới docx 166 577 1

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận